BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
20-TC/GTBĐ
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1986
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 20-TC/GTBĐ NGÀY 20-8-1986
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP ĐỐI VỚI
TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
Thi hành Quyết định số 76-HĐBT
ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định tạm thời quyền tự chủ tài chính
của các đơn vị kinh tế cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 11-TC/CNA
ngày 22-7-1986 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 11-TC/CNA) hướng
dẫn chế độ phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ xí nghiệp trong công nghiệp quốc
doanh;
Để thống nhất thi hành chế độ
phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ xí nghiệp trong ngành hàng không dân dụng,
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
I- NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Theo quy định tại
điểm 2, mục I, Thông tư số 11-TC/CNA thì lợi nhuận sản xuất chính và lợi nhuận
sản xuất phụ của Tổng cục hàng không dân dụng phải được kế hoạch hoá trong một
kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính thống nhất:
1. Lợi nhuận sản xuất chính của
Tổng cục Hàng không dân dụng là lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh
sau:
a) Kinh doanh vận tải đường
không:
- Kinh doanh vận tải hành khách,
hàng hoá, bưu kiện trong và ngoài nước;
- Hoạt động bay chuyên cơ phục vụ
việc đi lại của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước;
- Hoạt động bay chuyên nghiệp phục
vụ các ngành kinh tế quốc dân như bay phục vụ thăm dò và khai thác dầu khí, bay
thám bão, chụp ảnh địa chất, đo đạc bản đồ, phục vụ nông nghiệp, v.v...
b) Các hoạt động dịch vụ và
thương nghiệp:
- Dịch vụ phục vụ máy bay quốc tế
đến Việt Nam bao gồm: Tổng đại lý bán vé, chỉ huy hạ cất cánh, phục vụ kỹ thuật
thương mại, chia thương quyền vận tải hành khách, hàng hoá;
- Dịch vụ chỉ huy máy bay quốc tế
bay qua bầu trời Việt Nam (theo công văn 986-V7 ngày 4-3-1985 của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng thì doanh thu dịch vụ này Tổng cục được để lại 50% để bù đắp chi
phí, nộp Nhà nước 50%);
- Các dịch vụ mặt đất bao gồm:
giao hàng lưu kho (do máy bay của hàng không Việt nam và hàng không quốc tế vận
chuyển), vận chuyển ô tô, sửa chữa máy bay cho hàng không quốc tế, lệ phí ra
vào sân bay, phạt huỷ vé, thuê khách sạn, máy điện thoại, điện báo;
- Hoạt động thương nghiệp, cung ứng,
chế biến:
Cung ứng nhiên liệu cho máy bay
quốc tế.
Làm suất ăn trên máy bay phục vụ
quốc tế.
Bán hàng bách hoá, mỹ nghệ, hàng
ăn uống.
Các hoạt động thương nghiệp và dịch
vụ khác.
2. Lợi nhuận sản xuất phụ của Tổng
cục Hàng không dân dụng là lợi nhuận của hoạt động tận dụng phế liệu, phế phẩm
của các xưởng sửa chữa máy bay để sản xuất một số mặt hàng tiêu dùng.
II- PHÂN PHỐI
LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP QUỸ XÍ NGHIỆP
1. Kế hoạch hoá
phân phối lợi nhuận:
Việc kế hoạch hoá phân phối lợi
nhuận đối với Tổng cục hàng không dân dụng theo những tỷ lệ quy định tại điểm
1, mục II Thông tư 11-TC/CNA. Để phù hợp với yêu cầu và đặc điểm sản xuất của
ngành hàng không dân dụng, toàn bộ phần lợi nhuận để lại Tổng cục theo kế hoạch
được phân phối cho 3 quỹ theo tỷ lệ quy định sau:
- Cho quỹ khuyến khích phát triển
sản xuất 40%:
- Số còn lại trích vào 2 quỹ
khen thưởng và phúc lợi, trong đó khoảng 2/3 cho quỹ khen thưởng và khoảng 1/3
cho quỹ phúc lợi. Mức trích cụ thể do Tổng cục trưởng Tổng cục hàng không dân dụng
quyết định sau khi có ý kiến tham gia của công đoàn Tổng cục.
2. Thực hiện phân phối lợi nhuận:
Việc phân phối lợi nhuận đối với
Tổng cục hàng không dân dụng được thực hiện theo quy định tại điểm 2, mục II
Thông tư 11-TC/CNA. Riêng đối với phần lợi nhuận thực hiện vượt kế hoạch của
kinh doanh sản xuất chính được phân phối như sau:
- Đối với kinh doanh vận tải đường
không (phần a, điểm 1, mục I) lợi nhuận vượt kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước
20% để lại Tổng cục 80%.
- Đối với các hoạt động dịch vụ,
thương nghiệp (phần b, điểm 1, mục I) lợi nhuận vượt kế hoạch nộp ngân sách Nhà
nước 40%, để lại Tổng cục 60%.
Căn cứ quy định này, Tổng cục
Hàng không dân dụng Việt Nam hướng dẫn các đơn vị cơ sở hạch toán rõ ràng,
chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của từng loại hoạt động sản xuất vận tải,
dịch vụ và thương nghiệp. Trường hợp Tổng cục chưa hạch toán được kết quả sản
xuất kinh doanh của từng hoạt động trên thì phần lợi nhuận vượt kế hoạch của sản
xuất chính được phân phối theo tỷ lệ chung là nộp ngân sách Nhà nước 40% để lại
Tổng cục 60%.
Ba chỉ tiêu pháp lệnh chủ yếu để
đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch và làm căn cứ để phạt trừ vào 3 quỹ đối với
Tổng cục Hàng không dân dụng là:
- Khối lượng vận chuyển và luân
chuyển hành khách, hàng hoá quy đổi (hành khách và hành khách kilô mét);
- Các loại sản phẩm vận tải, dịch
vụ hàng không theo quy định của Nhà nước trong chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh trên
nguyên tắc không lấy sản phẩm vượt kế hoạch bù cho sản phẩm hụt kế hoạch;
- Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi
nhuận và các khoản nộp khác).
Phương pháp đánh giá mức độ hoàn
thành kế hoạch chỉ tiêu "các khoản nộp Ngân sách" theo hướng dẫn cụ
thể trong Thông tư 11-TC/CNA. Các khoản phạt trừ nói trên vào 3 quỹ của Tổng cục
phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
3. Tổng cục Hàng không dân dụng
Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế toàn ngành nên
không thực hiện việc trích từ các quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, quỹ
phúc lợi và quỹ khen thưởng của Tổng cục để lập các quỹ nghiên cứu khoa học kỹ
thuật tập trung, quỹ dự trữ tài chính và quỹ Bộ trưởng.
4. Không hạn chế mức tối đa quỹ
khen thưởng và quỹ phúc lợi, nhưng khi tổng số trích vào 2 quỹ đó vượt quá 50%
quỹ lương cơ bản thực hiện (quỹ lương cơ bản thực hiện là quỹ lương chỉ bao gồm
quỹ lương cấp bậc và chức vụ, không tính các khoản phụ cấp kèm theo) cả năm thì
số trích vượt từ trên mức 50% quỹ lương cơ bản trở đi được phân phối như hướng
dẫn tại điểm 5, mục II Thông tư 11-TC/CNA.
III- ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Thông tư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1986 và được áp dụng cho việc phân phối lợi
nhuận cả năm 1986. Những quy định khác về phân phối lợi nhuận và trích lập quỹ
xí nghiệp không nêu trong Thông tư này thì áp dụng như quy định trong Thông tư
số 11-TC/CNA ngày 22-7-1986 của Bộ Tài chính.