Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 311/QD-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Khoan
Ngày ban hành: 20/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 311/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 311/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TIẾP TỤC TỔ CHỨC THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC, TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010

1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát:

Xếp sắp, mở rộng thị trường trong nước gắn với thị trường ngoài nước, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, nhất là nông sản, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu; phát huy vai trò tích cực của các mô hình thương mại tiên tiến, các loại hình thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn và thuận lợi, góp phần thực hiện lộ trình hội nhập khu vực và thế giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể:

a. Duy trì nhịp độ tăng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ 11 - 14%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005 và 14 - 15%/năm trong thời kỳ 2006 - 2010; phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tăng trên 3 lần về số tuyệt đối so với hiện nay của mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ bình quân đầu người hàng năm ở khu vực nông thôn, tạo ra nhiều hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

b. Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 5%/năm, từng bước hạn chế mức độ gia tăng tỷ giá cánh kéo giữa hàng công nghiệp và dịch vụ với hàng nông sản.

c. Hình thành đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách phát triển thị trường và môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh; mở rộng mạng lưới kinh doanh của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế, trong đó thực hiện vai trò nòng cốt và dẫn dắt thị trường của thương mại nhà nước thông qua hai tiêu thức cơ bản là: thị phần bán buôn và tỷ trọng xuất, nhập khẩu đối với những mặt hàng trọng yếu; đổi mới tổ chức và hoạt động của thương mại tập thể, khuyến khích phát triển và hướng dẫn quản lý tốt thương mại tư nhân; hình thành và phát triển kênh lưu thông theo hướng gắn lưu thông với sản xuất, hàng hoá đến với người tiêu dùng với chi phí thấp nhất; ngày càng có nhiều thương nhân đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

d. Củng cố, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ thương mại theo hướng: tổ chức, khai thác có hiệu quả các mạng lưới chợ; đẩy mạnh và phát triển các chợ đầu mối, chợ chuyên, sàn giao dịch hàng hoá, kho dự trữ bảo quản hàng hoá nông sản để các cơ sở này trở thành nơi giao dịch, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp vật tư, hàng hoá cho nhu cầu sản xuất và đời sống đáng tin cậy nhất; phát truển các siêu thị, trung tâm thương mại, các hình thức tổ chức thương mại điện tử, trước hết là ở thành phố, thị xã và các vùng kinh tế tập trung; xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thông tin thị trường và xúc tiến thương mại trong nước.

đ. Tăng cường kỷ cương, trật tự thị trường; ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

e. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và đồng bộ hoá hệ thống pháp luật và chính sách phát triển thương mại; đổi mới tổ chức bộ máy, cán bộ, phương thức, công cụ và cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nói chung, về thị trường trong nước nói riêng.

Phấn đấu xây dựng nền thương mại và thị trường ngày càng phát triển theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh, hiện đại và bền vững; chuẩn bị tốt nhất các điều kiện kinh tế - xã hội của thị trường trong nước đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế.

II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC ĐẾN NĂM 2010

1. Hình thành và phát triển các kênh lưu thông hàng hoá ổn định để hàng hoá đến tiêu dùng nhanh nhất, với chi phí thấp nhất.

Đối với việc lưu thông hàng nông sản, bảo đảm tiêu thụ hầu hết sản phẩm được sản xuất ở nông thôn thông qua các hợp đồng giữa người sản xuất với doanh nghiệp, người sản xuất với hợp tác xã hoặc hợp tác xã với doanh nghiệp. Đối với việc lưu thông vật tư, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn, ngoài việc thực hiện theo các hợp đồng tiêu thụ, trao đổi nói trên, khuyến khích và tạo điều kiện để hình thành mạng lưới các doanh nghiệp, các hợp tác xã và đại lý.

Phấn đấu đến năm 2010, về cơ bản việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức mua bán theo hợp đồng; đổi mới tổ chức và hoạt động của hợp tác xã và mạng lưới đại lý mua bán, phát triển hệ thống các loại hình và cấp độ chợ để hình thành các kênh lưu thông hàng hoá hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, nông thôn với thành thị, thị trường trong nước với thị trường ngoài nước.

2. Hình thành và phát triển các mô hình thương mại phù hợp với đặc điểm, điều kiện, nhu cầu về khả năng của từng cấp độ thị trường.

a. Mô hình thương mại của thị trường cả nước: kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với việc hình thành và phát triển các tập đoàn, tổng công ty, hãng, công ty "mẹ" hoạt động đa ngành nghề hoặc chuyên doanh theo mặt hàng, nhóm hàng trong lĩnh vực thương mại (cả lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu) với hệ thống mạng lưới phân phối - tiêu thụ rộng khắp cả nước; gắn sản xuất với chế biến, dự trữ với lưu thông hàng hoá.

b. Bên cạnh việc hình thành mô hình nêu ở tiết a:

- Tại thị trường đô thị: chú trọng phát triển siêu thị gắn với trung tâm thương mại, với sàn giao dịch hàng hoá, với chợ tập trung đầu mối và với các hình thức tổ chức thương mại điện tử quy mô vừa.

- Tại thị trường nông thôn: điều quan trọng là hình thành được mạng lưới tiêu thụ, chủ yếu là các cửa hàng, điểm mua bán để tạo hoạt động liên thông thương mại theo địa bàn, khu vực và cả nước.

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã theo hướng chuyển sang hình thức hợp tác xã cổ phần để tập hợp được lực lượng thương mại tư nhân (cá nhân và hộ kinh doanh), các hợp tác xã dịch vụ nông thôn trở thành mạng lưới vệ tinh làm đại lý mua bán cho doanh nghiệp (tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư, hàng công nghiệp tiêu dùng).

III. GIẢI PHÁP TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2010 TRƯỚC HẾT LÀ THỜI KỲ 2003 - 2005

1. Thực hiện các biện pháp cụ thể cả về xây dựng định chế lẫn biện pháp kinh tế phù hợp với từng khu vực, địa bàn và đặc điểm tiêu dùng của nhân dân địa phương để tăng cường khả năng và vai trò cung ứng, tiêu thụ (bảo đảm) vật tư, hàng hoá của các chợ, các trung tâm mua bán hàng hoá ở thị trấn, thị tứ, cụm xã, các cửa hàng, các điểm mua bán các đại lý mua bán hàng theo hướng gắn sản xuất với tiêu dùng; thực hiện một cách thuận tiện, nhanh, có hiệu quả nhất việc tiêu thụ hàng hoá của nông dân, cung cấp vật tư, hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân, trước hết là người dân sống ở nông thôn, điều tiết hoạt động của mạng lưới tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư, hàng hoá cho tiêu dùng ở nông thôn, tạo thế chủ động và bình ổn thị trường

2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã thương mại - dịch vụ theo hướng: hợp tác xã mua bán ở nông thôn tổ chức theo hình thức hợp tác xã cổ phần để thực hiện dịch vụ hai đầu cho kinh tế hộ thông qua phương thức đại lý mua bán và hợp đồng hai chiều giữa một bên là nông dân (hoặc đại diện của họ là các nhóm hộ) với một bên là doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới cơ chế góp vốn, cơ chế quản lý, cơ chế sử dụng lao động và cơ chế phân phối của hợp tác xã cho phù hợp với cơ chế thị trường.

Thực hiện các chính sách thích hợp để khuyến khích thương mại tư nhân (cá nhân và hộ kinh doanh) cùng các hợp tác xã trở thành mạng lưới đại lý tiêu thụ chủ yếu và đối tác cơ bản ký kết, thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư và hàng hoá tiêu dùng cho nông dân.

3. Tiếp tục phát triển phương thức đại lý để chúng thực sự trở thành cánh tay nối dài của doanh nghiệp trong việc mua nông sản và bán vật tư, hàng tiêu dùng cho nông dân. Hình thành mạng lưới đại lý của các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu lưu thông hàng hoá phù hợp với đặc điểm và điều kiện của địa phương. Lực lượng chủ yếu của mạng lưới đại lý là các hợp tác xã, cá nhân, hộ kinh doanh, những người buôn chuyến, thương lái, chủ vựa, đầu nậu tham gia vào việc đảm nhận mua bán ủy thác cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện Quy chế đại lý mua bán, làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng đại lý theo quy định của pháp luật. Thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng, hoa hồng, bảo hiểm... và hỗ trợ kỹ thuật đối với cả hai bên giao và nhận đại lý.

4. Gắn kết việc tiêu thụ nông sản với cung ứng vật tư hàng tiêu dùng thông qua ký kết và thực hiện các hợp đồng. Hợp đồng tiêu thụ, cung ứng vật tư, hàng hoá phải thực sự trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân, gắn kết chặt chẽ và ổn định giữa sản xuất với lưu thông.

Trước hết, phải căn cứ quy hoạch phát triển sản xuất ở các địa phương, các vùng, nhất là các vùng sản xuất, chế biến nông sản tập trung phục vụ xuất khẩu, cùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (lúa, mía, rau xanh, trái cây, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, ngô, lạc, bông, chè, gia súc, gia cầm và nguyên liệu giấy, nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ) để thúc đẩy việc ký kết hợp đồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá. Một mặt, phải áp dụng và thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư (đất đai, giống, phân bón, thức ăn, thiết bị kỹ thuật, công nghệ, kết cấu hạ tầng, đào tạo và tập huấn chuyên môn,..) cho các vùng tập trung chuyên canh; mặt khác, phải áp dụng một cách linh hoạt, hợp lý các quy định về: thưởng theo kết quả thực hiện hợp đồng; tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản của Chính phủ; hộ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tiếp cận thị trường, cung cấp trước vốn, giống, phân bón, thức ăn, thuốc bệnh, kỹ thuật và công nghệ trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ nông dân thực hiện hợp đồng, bảo đảm hài hoà lợi ích cho các bên khi thực hiện hợp đồng, bảo đảm khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ký kết và thực hiện đúng hợp đồng

Tập trung chỉ đạo để việc ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng với nông dân được tiến hành một cách phổ biến và trở thành cơ sở tin cậy nhất cho cả hai bên: doanh nghiệp và các hộ nông dân, các hộ kinh tế trang trại (hoặc đại diện của họ là các nhóm hộ) hoặc thông qua các tổ, đội sản xuất, các nông trường, các hợp tác xã hoặc các thương nhân trung gian như người buôn chuyến, thương lái, đầu nậu, chủ vựa,...

Hợp đồng tiêu thụ, cung cấp vật tư, hàng hoá phải được xây dựng và hoàn thiện cả về nội dung pháp lý và nội dung kinh tế để doanh nghiệp sử dụng làm căn cứ đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, nông dân lấy đó làm cơ sở để góp vốn, mua cổ phần, liên doanh đầu tư cùng doanh nghiệp hoặc trở thành vệ tinh của doanh nghiệp, từ đó tạo căn cứ cho việc xây dựng và phát triển các tổ hợp nông - công - thương theo chế độ sở hữu hỗn hợp, thực hiện sự liên kết giữa nhà nông với nhà chế biến công nghiệp và nhà buôn, nhất thể hoá sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và lưu thông hàng hoá trên thị trường nông thôn.

Doanh nghiệp nhà nước phải đóng vai trò nòng cốt qua việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước, bảo đảm lợi ích cho nông dân; đồng thời, tăng cường gỉáo dục, giác ngộ ý thức trách nhiệm pháp luật của nông dân trong việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng.

5. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, chủ yếu là mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ. Thực hiện ngay việc quy hoạch, phát triển mạng lưới các loại hình và cấp độ chợ của từng địa phương và của cả nước từ nay đến năm 2010 theo đúng Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ với các hình thức như: Nhà nước đầu tư xây dựng chợ, các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện việc quản lý và khai thác chợ thông qua đấu thầu; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật hoặc Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư, các doanh nghiệp, cá thân và hộ kinh doanh cùng tham gia đầu tư xây dựng chợ. Để khai thác có hiệu quả chợ, việc xây dựng chúng cần được lồng ghép với các dự án và chương hình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn.

Trong giai đoạn đầu, cần tập trung phát triển hai loại hình chợ sau:

- Chợ xã, chợ cụm xã, liên xã và chợ thị tứ, thị trấn đóng vai trò nơi khởi đầu mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, kích thích kinh tế hàng hoá phát triển, phục vụ sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn trong phạm vi xã, huyện.

- Chợ tập trung đầu mối đóng vai trò nơi kết thúc mua buôn nông sản, khởi đầu bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá của cả một vùng, một khu vực bao gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh lân cận (kể cả các chợ cửa khẩu là nơi tập trung đầu mối hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới).

Đồng thời, phải xây dựng từng bước và phát triển các điểm thông tin thị trường, các kho bảo quản hàng hoá và các hình thức tổ chức thương mại điện tử, phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá ở nông thôn, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển các trung tâm thương mại nông thôn mà nòng cốt là chợ tập trung đầu mối, kho bảo quản hàng hoá và điểm thông tin thị trường.

6. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ Bộ Thương mại đến các Sở Thương mại và các doanh nghiệp. Nghiên cứu để thành lập các điểm thông tin thị trường ở các vùng chuyên canh nông sản, ở thị trường nông thôn theo khu vực (ngay bên cạnh các chợ tập trung đầu mối) với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp những thông tin cụ thể, thiết thực và cơ bản về tình hình thị trường trong và ngoài vùng, khu vực. Phối hợp hoạt động của các điểm thông tin thị trường này với hoạt động của các tổ chức khuyến nông, các câu lạc bộ, các hội, hiệp hội và doanh nghiệp để tác động tới định hướng đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo nhu cầu thị trường, bảo đảm cho nông sản làm ra có sức cạnh tranh tốt (mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá thành thấp).

7. Đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động của hiệp hội các nhà sản xuất, chế biến và lưu thông nông sản để cùng nhau nắm bắt nhu cầu của thị trường, bảo vệ lợi ích cho hội viên, bảo hiểm rủi ro và hài hoà lợi ích giữa người sản xuất và kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệp hội phải thực sự trở thành tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp và nông dân nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh, chất lượng, uy tín của hàng hoá; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới.

8. Tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hàng hoá, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy 1ưu thông hàng hoá và thị trường nông thôn phát triển. Kết hợp giữa hướng dẫn giáo dục tiêu dùng và kích thích gia tăng nhu cầu với chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

9. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thương mại. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại các cấp, nhất là ở địa phương. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực các loại cán bộ đi đôi với đổi mới công tác tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán bộ các cấp.

Định hướng hoạt động của các Sở Thương mại tập trung vào công tác quy hoạch phát triển thương mại, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển lưu thông hàng hoá và mở rộng thị trường, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại. Từng bước tăng cường các công cụ, phương tiện và điều kiện vật chất cần thiết làm cơ sở kinh tế để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển lưu thông hàng hoá và thị trường trong nước, nhất là trên địa bàn nông thôn thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại từ Trung ương đến địa phương.

Tăng cường cả về lượng và chất của công tác quản lý thị trường, tập trung vào lĩnh vực đấu tranh chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sinh thái, đặc biệt là trên thị trường nông thôn. Kết hợp giữa hướng dẫn, tổ chức thực hiện với kiểm tra hoạt động của thương nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về thương mại. Củng cố rrật tự thị trường đi đôi với nâng cao văn minh thương mại ở nông thôn.

Điều 2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cụ thể hoá Đề án này thành các chương trình, dự án với các mục tiêu, giải pháp và bước đi phù hợp với tình hình, đặc điểm thực tế của thị trường để tổ chức triển khai thực hiện, nhằm tạo ra sự chuyển biến rõ rệt trong lưu thông hàng hoá và thị trường trong nước.

Bộ Thương mại quy định cụ thể thời gian, nội dung báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Đề án đối với các cơ quan liên quan; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giải pháp để thực hiện Đề án đạt hiệu quả cao.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Vũ Khoan

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 311/QD-TTg

Hanoi, March 20, 2003

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON CONTINUING TO ORGANIZE DOMESTIC MARKETS AND CONCENTRATING ON THE DEVELOPMENT OF RURAL TRADE TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Trade,

DECIDES:

Article 1.- To approve the scheme on continuing to organize domestic markets and concentrating on the development of rural trade till 2010, with the following main contents:

I. Objectives and tasks of developing domestic markets till 2010

1. Overall objectives and tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Specific objectives and tasks:

a) To maintain the annual growth rate of total goods and service retails at 11-14% in the 2001-2005 period and 14-15% in the 2005-2010 period; to strive to increase by over three fold in absolute figure the current average annual per-capita goods and service retails in rural areas by 2010 and turn out many goods of high competitiveness on domestic and overseas markets.

b) The consumption price index to increase by around 5%/year, to step by step check the growth rate of proportion of industrial products and services to farm produce.

c) To formulate a synchronous system of market development mechanisms and policies and create favorable legal environment to encourage organizations and individuals to take part in business activities; to expand the business network of traders of all economic sectors with traders of the State sector playing the key role and piloting market through two basic norms: wholesale market share and import/export ratio of key goods items; to renovate the organization and operation of traders of collective sector, encourage the development and guide the management of traders of private sector; to formulate and develop circulation channels along the direction of linking circulation with production, so as to bring goods to consumers with lowest costs; and to have many traders having high competitiveness on the domestic and overseas markets.

d) To consolidate and develop the system of infrastructure and technical-material foundations in service of trade along the direction of organizing and exploiting marketplace systems in an effective manner; to boost the development pivotal marketplaces, specialized marketplaces, goods-transaction floors and farm produce-reserve and -preservation warehouses for these establishments to become most reliable places for goods transaction and consumption, and supply of materials and goods for production and daily-life demands; to develop department stores, trade centers and various organizational forms of e-commerce, primarily in cities, towns and concentrated economic zones; to build and raise operation quality of the system of market information and trade promotion in the country.

e) To enhance market order and disciplines; to prevent smuggling, trade frauds, as well as production of and trading in fake goods and poor-quality goods; to protect the legitimate interests of producers, enterprises and consumers.

f) To continue amending, supplementing, perfecting and synchronizing the system of legislation and policies on trade development; to renovate the organizational apparatus, personnel, modes, facilities and operational mechanisms of the system of State management over trade in general and domestic markets in particular.

To strive to continuously develop trade and markets along the direction of equality, democracy, modernity and sustainability; to prepare best socio-economic conditions for the domestic markets to meet the requirements of the process of integration into regional and international markets.

II. Orientations for reorganization of domestic markets till 2010

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the circulation of farm produce, to ensure that almost all products turned out in rural areas are consumed through contracts between producers and enterprises, producers and cooperatives, or cooperatives and enterprises. For the circulation of supplies and goods in service of production and daily-life demands in rural areas, apart from complying with the above-mentioned consumption and exchange contracts, to encourage and create favorable conditions for the setting up of a network of enterprises, cooperatives and agents.

To strive for the target that by 2010, the sale, purchase and consumption of commodity products are basically effected by mode of contractual sale/purchase; to renovate the organization and operation of cooperatives and networks of sale/purchase agents, to develop the system of marketplaces of assorted forms and grades so as to formulate rational goods-circulation channels linking agriculture with industry, rural areas with urban centers, and domestic markets with overseas markets.

2. To formulate and develop trade models suitable to characteristics, conditions, and demands regarding the capacity of each market grade.

a) The trade model of national market: To combine the operation of small- and medium-sized enterprises with the formulation and development of conglomerates, corporations, firms and "parent" companies, engaged in various business lines or specialized in certain goods items or group of goods items in the trade field (both domestic circulation and import/export) with a system of distribution-consumption network throughout the country; and to link production with processing, goods reserve with circulation.

b) Beside the formulation of the model specified in Item a:

- In urban markets: To pay attention to the development of department stores in association with trade centers, goods-transaction floors, pivotal marketplaces and organizational forms of e-commerce of medium size.

- In rural markets: It is important to form a consumption network consisting mainly of shops, and sale/purchase spots so as to create smooth trade activities in localities, regions and the whole country.

To continue renewing the organization and operation of cooperatives along the direction of transforming them into joint-stock cooperatives so as to rally private traders (business individuals and households), and making rural service cooperatives enterprises’ satellite networks acting as sale/purchase agents (consuming farm produce and supplying materials as well as consumer industrial articles).

III. Solutions to concentrating on development of rural trade till 2010, first of all in the 2003-2005 period

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To renew the organization and operation of service-trade cooperatives along the direction of organizing sale-purchase cooperatives in rural areas in the form of joint-stock cooperatives in order to provide two-way services to economic households by mode of sale/purchase agency and two-way contracts with one party being peasants (or their representatives being groups of households) and the other party being enterprises; and at the same time to renew the capital contribution mechanism, management mechanism, labor employment mechanism and distribution mechanism of cooperatives to suit the market mechanism.

To apply appropriate policies in order to encourage traders of private sector (business individuals and households), together with cooperatives, to become networks of major consumption agents and key partners of enterprises in signing and performing contracts on consumption of farm produce and supply of materials and consumer goods for peasants.

3. To continue developing the mode of agency so that agents actually become extended arms of enterprises in purchasing farm produce from, and selling materials and consumer goods to, peasants. To formulate enterprises’ agent networks on the basis of goods-circulation demands, suitable to local characteristics and conditions. The main force of the agent networks are cooperatives, individuals and business households, people engaged in shipment trading and contractors undertaking entrusted sale and purchase for enterprises.

To improve the Regulation on sale and purchase agency which shall serve as basis for the signing and performance of agency contracts according to law provisions. To implement the policies on credit, commission and insurance… support as well as technical support for both parties to agency contracts.

4. To associate the consumption of farm produce with the supply of materials and consumer goods through the signing and performance of contracts. The contracts on consumption of farm produce and supply of materials and goods must actually become the bridge between enterprises and peasants, closely and stably linking production with circulation.

First of all, it is necessary to base on the planning on development of production in localities and regions, especially regions specialized in production and processing of farm produce for export, regions producing raw materials for processing industries (paddy, sugarcanes, vegetables, fruits, coffee, pepper, cashew nut, maize, peanut, cotton, tea, cattle and poultry, paper raw materials and raw materials for production of handicraft and fine art articles) to boost the signing of contracts on consumption of farm produce and supply of materials and goods. On the one hand, it is necessary to apply and implement investment support policies (land, seeds, fertilizers, feeds, technical equipment, technologies, infrastructure, professional training and fostering,…) for specialized cultivation regions; on the other hand, to flexibly and rationally apply the regulations on rewards according to the results of contract performance; on participation in the performance of Government’s contracts on farm produce export; on support for trade promotion, information provision, market approach, advance of capital, fertilizers, feeds and drugs, cultivation and husbandry techniques and technologies in order to support peasants in contract performance and harmonize the interests of involved parties in the performance of contracts and encourage enterprises and peasants to sign and strictly comply with contracts.

To concentrate directions so that the signing and performance of contracts on consumption of farm produce and supply of agricultural materials and consumer industrial articles with peasants are popular and become the most reliable basis for both parties: enterprises and peasant households or farm economic households (or their representatives being household groups) or via production groups or teams, agricultural farms, cooperatives or intermediate traders such as people engaged in shipment trading, contractors, …

The contracts on consumption of farm produce and supply of materials and goods must be formulated and perfected in term of both the legal contents and the economic contents so that they shall serve as grounds for enterprises to make investments in agricultural production and as basis for peasants to contribute capital, buy equities and join in ventures with enterprises or to become enterprises’ satellites, thereby creating foundations for the building and development of agricultural-industrial-commercial groups according to mixed-ownership regime, promoting the alliance between farmers and industrial processors as well as traders and unifying agricultural production with industrial production and goods circulation on rural market.

State enterprises must play key role through the realization of the State’s mechanisms and policies, ensuring peasants’ interests; at the same time enhance the education and in the awareness of peasants’ legal liability in the performance of their contractual obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



At the initial stage, investment should be concentrated on the following two forms of marketplaces:

- Marketplaces of communes and commune clusters as well as marketplaces of towns and townships where the wholesale purchase of farm produce starts and the wholesale of materials and consumer goods ends, contributing to expanding exchange relations, stimulating the development of commodity economy and serving production and daily-life activities of rural residents in the communes and districts.

- Pivotal marketplaces where the wholesale purchase of farm produce ends and the wholesale of supplies and consumer goods starts, contributing to the development of goods production and circulation in a region, an area encompassing many rural nearby districts and provinces (including border-gate marketplaces where goods are rallied for export and/or import via border).

At the same time, to step by step formulate and develop market information spots, goods-preservation warehouses and various organizational forms of e-commerce in service of the demands for goods production and circulation in rural areas, creating basis for the formulation and development of rural trade centers with pivotal marketplaces, goods-preservation warehouses and market information spots being the core.

6. To organize the system of market information from the Ministry of Trade to the provincial/municipal Trade Services and enterprises. To study in order to establish market information spots in specialized farming regions and rural markets on a regional basis (next to pivotal marketplaces), which have the main tasks of providing specific, practical and basic information on the situations of markets inside and outside the regions. To coordinate the operation of those market information spots with the operation of agricultural promotion organizations, clubs, societies, associations and enterprises so as to exert impacts on investment orientations and economic restructuring according to market demands and ensure farm produce’s competitiveness (fine designs, high quality and low prices).

7. To renew the organization and operation of the association of farm produce producers, processors and circulators in order to jointly grasp market demands, protect members’ interests, make insurance for risks and harmonize the interests of producers and traders on domestic and international markets. The association must become organization which support enterprises and peasants to raise their production and business capability as well as the quality and prestige of their goods; build up and protect trademarks of Vietnamese enterprises and goods on domestic and world markets.

8. To enhance the organization of exhibitions and trade fairs in order to propagate and introduce goods, connect contacts between customers and business partners and boost goods circulation and rural market development. To guide and educate in consumption while stimulating demand growth as well as caring and protecting consumers’ interests.

9. To raise the efficacy and effectiveness of the State management over trade. To continue perfecting the functions, tasks, powers and responsibilities of agencies performing the State management over trade at all levels, especially in localities. To boost the training and fostering in order to raise qualifications and capabilities of officials of different kinds in parallel with renewing the recruitment, employment and management of official of various levels.

The orientations for operation of provincial/municipal Trade Services should focus on the work of trade development planning, and organization of the realization of policies on goods circulation development and market expansion, market information provision and trade promotion. To step by step strengthen instruments, facilities and necessary material conditions which serve as an economic basis for the implementation of programs and projects on development of goods circulation and domestic markets, especially in rural areas, falling under the functions, tasks, powers and responsibilities of the system of State management over trade from central to local levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, branches and localities in concretizing the scheme into programs and projects with objectives, solutions and steps suitable to the practical situation and characteristics in the market so as to organize the implementation thereof, with a view to creating a breakthrough in goods circulation and domestic markets.

The Ministry of Trade shall specify the time and contents of reports on evaluation of implementation results of the scheme for the concerned agencies; synthesize, report and propose solutions to the Prime Minister for the implementation of the scheme with high efficiency.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Khoan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 311/QD-TTg of March 20, 2003, approving the scheme on continuing to organize domestic markets and concentrating on the development of rural trade till 2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.025

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.82.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!