BỘ
NỘI VỤ-TỔNG CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
967-TTLB/NV/TCHQ
|
Hà
Nội , ngày 08 tháng 7 năm 1988
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ NỘI VỤ - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 967-TTLB/NV/TCHQ NGÀY
8-7-1988 QUY ĐỊNH VIỆC XỬ LÝ ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY NHẬP KHẨU KHÔNG QUA THỦ TỤC HẢI
QUAN
Những năm gần đây, ở nhiều địa
phương trong nước xuất hiện nhiều loại xe gắn máy tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa nhập khẩu không qua thủ tục hải quan, không đăng ký với các cơ quan Công
an, vẫn tự do lưu hành trên đường, gây ra nhiều khó khăn, trở ngại cho ngành
Công an trong việc bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và giữ gìn an ninh chung.
Nguồn gốc những loại xe gắn máy
đó là:
1. Nhân dân cư
trú trong khu vực biên giới hai nước Việt Nam - Lào; Việt Nam - Cămpuchia, nhất
là các tỉnh biên giới phía Tây Nam mua bán trực tiếp với nhau.
2. Cán bộ, bộ đội,
công nhân, học sinh Việt Nam công tác, chiến đấu, lao động, học tập ở nước
ngoài mua mang về hoặc gửi về nước cho gia đình, chưa hoàn thành thủ tục hải
quan, mới được Hải quan cửa khẩu cho tạm mang về bảo quản.
3. Cán bộ, bộ đội,
học sinh của Lào và Campuchia sang Việt Nam công tác, học tập mang theo xe rồi
bán lại cho người Việt Nam.
4. Các cơ quan
quân đội mua xe dưới hình thức thanh lý bán cho cán bộ, chiến sĩ sử dụng.
5. Các tổ chức
xuất nhập khẩu địa phương từ cấp huyện trở lên, các cơ quan, các ngành tự mua,
tự trao đổi hàng hoá lấy xe gắn máy không xin phép Bộ Kinh tế đối ngoại.
Những xe gắn máy nằm trong các
trường hợp trên nhập vào nước ta hầu hết không làm thủ tục hải quan hoặc chưa
hoàn thành thủ tục hải quan, chưa được cơ quan Công an cấp đăng ký sử dụng, những
người có xe vẫn sử dụng làm phương tiện giao thông hoạt động trên đường hoặc
trao đổi buôn bán.
Để thực hiện nghiêm chỉnh Nghị
quyết số 68-HĐBT ngày 25-4-1984 của Hội đồng Bộ trưởng và chỉ thị số 327-CT
ngày 3-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh
chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và chủ trương không
khuyến khích nhập xe gắn máy theo Chỉ thị số 202-HĐBT ngày 10-7-1985 của Hội đồng
Bộ trưởng.
Bộ Nội vụ và Tổng cục Hải quan
thống nhất quy định cách xử lý đối với những xe gắn máy nhập khẩu không qua thủ
tục hải quan hoặc chưa hoàn thành thủ tục hải quan như sau:
I-
ĐỐI VỚI XE GẮN MÁY NHẬP TỪ LÀO, CAMPUCHIA VỀ NƯỚC
1. Cán bộ, công nhân, học sinh và
công an nhân dân công tác, học tập, lao động tại Lào, Cămpuchia, nhập xe gắn
máy thì được tính tiêu chuẩn theo chỉ thị số 202-HĐBT ngày 10-7-1985 của Hội đồng
Bộ trưởng và phải làm thủ tục hải quan khi được cơ quan Hải quan cấp giấy chứng
nhận hoàn thành thủ tục hải quan kèm theo tờ khai hàng hoá phi mậu dịch nhập khẩu
(mẫu HQ7) thì được cơ quan Công an giải quyết đăng ký sử dụng.
2. Cán bộ quân đội, công nhân
viên quốc phòng, công tác, chiến đấu trên đất Bạn, nhập xe gắn máy thì được
tính theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên Bộ Quốc phòng - Tổng cục hải
quan số 1835-TTLB/QP/HQ ngày 19-12-1987 và phải làm đầy đủ thủ tục hải quan.
Khi được cơ quan hải quan cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan, kèm
theo tờ khai hàng hoá phi mậu dịch nhập khẩu thì được cơ quan Công an cấp đăng
ký để sử dụng.
3. Nghiêm cấm cán bộ, nhân dân
cư trú trong khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia mang hàng
hoá, tiền tệ, vàng bạc sang nước Bạn để trao đổi, buôn bán và nhập khẩu xe gắn
máy theo quy định tại Nghị định số 68-HĐBT ngày 25-4-1984 của Hội đồng Bộ trưởng
và Chỉ thị số 327-CT ngày 3-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
4. Những trường hợp đã nhập xe gắn
máy trước khi có Thông tư này chưa làm thủ tục hải quan thì xử lý như sau:
a) Đối với những xe gắn máy nhập
trước khi có Chỉ thị số 327-CT ngày 3-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Công an các địa phương đã lập danh sách theo điện số 381-ĐM ngày 18-12-1987 của
Bộ Nội vụ, nếu có giấy tờ đầy đủ như hoá đơn mua hàng, giấy bán xe có xác nhận
của chính quyền địa phương hay cơ quan phía Bạn, vì lý do gì đó không qua thủ tục
hải quan thì chủ xe phải có đơn gửi Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu nơi chủ
xe cư trú - cơ quan Hải quan sẽ thu thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch và lệ
phí hải quan; cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan để cơ quan Công
an cấp đăng ký sử dụng.
Ở những địa phương không có cơ
quan hải quan thì gửi đến Hải quan tỉnh, đặc khu gần nhất để giải quyết.
b) Đối với những xe gắn máy nhập
sau khi có Chỉ thị số 327-CT ngày 3-12-1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và
những xe gắn máy không có trong danh sách thống kê của Công an các địa phương đều
chuyển cho Hải quan xử lý theo điều 5, Nghị định số 46-HĐBT ngày 10-5-1983 của
Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu
cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
Ở những địa phương không có tổ
chức hải quan thì chuyển cho Sở Tài chính xử lý theo đúng điều 5 Nghị định số
46-HĐBT ngày 10-5-1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
c) Đối với xe gắn máy các cơ
quan và tư nhân mua của thương nghiệp quốc doanh có nguồn gốc do các tổ chức xuất
nhập khẩu từ cấp huyện trở lên, phải có hoá đơn hợp lệ kèm theo giấy chứng nhận
hoàn thành thủ tục hải quan do các cơ quan thương nghiệp giao thì cơ quan Công
an giải quyết đăng ký sử dụng.
Nếu xe gắn máy không có hoá đơn
hoặc hoá đơn giấy tờ không hợp lệ, thì coi như xe nhập trái phép và xử lý như
điểm 4, tiết b, phần I của Thông tư này.
II-
ĐỐI VỚI CÁC XE GẮN MÁY KHAI BÁO ĐÃ MẤT GIẤY TỜ VÀ XIN XÁC NHẬN THÌ GIẢI QUYẾT
NHƯ SAU:
1. Nếu là xe nhập
khẩu thì phải làm đơn nói rõ nhập tại cửa khẩu nào? Vào thời gian nào?
Đơn nói trên gửi đến cơ quan hải
quan nơi có cửa khẩu đã nhập xe. Hải quan nơi đó có trách nhiệm truy cứu, xem
xét và xác nhận nếu đúng là xe đã thực nhập tại địa phương mình, để công an tiến
hành cho đăng ký sử dụng.
Nếu là xe đã hoàn thành thủ tục
hải quan và đã đăng ký sử dụng thì việc xác nhận do Công an chịu trách nhiệm.
III. Những trường hợp
nhập xe gắn máy không có giấy tờ (kể cả xe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa) hoặc không rõ nguồn gốc thì coi là nhập khẩu trái phép và bị xử lý như
điểm 4, tiết b, phần I của Thông tư này.
IV. Đối với xe gắn
máy do cán bộ, công nhân, học sinh công tác dài hạn ở nước ngoài chưa về nước uỷ
nhiệm cho người khác nhận hộ:
1. Những người hiện nay đang sử
dụng xe gắn máy nhận hộ cho người thân đang ở nước ngoài mới được Hải quan cửa
khẩu cho tạm nhập bảo quản, chưa hoàn thành thủ tục hải quan thì phải thực hiện
đúng Thông báo của Tổng cục Hải quan số 1933-TCHQ/GQ ngày 12-12-1986 về thủ tục
hải quan đối với xe gắn máy của công dân Việt Nam công tác, học tập, lao động ở
nước ngoài mang về hoặc gửi về nước. Cụ thể là:
a) Về người gửi:
Phải có đơn gửi cho Hải quan tỉnh,
thành phố, đặc khu nơi hàng đến, ghi rõ họ tên, số hộ chiếu, thời gian ở nước
ngoài, địa chỉ và công việc đang làm ở nước ngoài, phải cam đoan chiếc xe máy
này được dùng làm quà biếu, nằm trong định mức và thời hạn mà bản thân được hưởng.
Đơn phải được Sứ quan Việt Nam
hoặc cơ quan quản lý học sinh, lao động của ta ở nước ngoài xác nhận đầy đủ (nếu
công tác, học tập, lao động ở những nơi không tiện lấy dấu xác nhận của những
cơ quan này thì xin xác nhận của người đại diện của đơn vị, người phục trách trực
tiếp).
b) Người nhận hộ:
Phải mang theo giấy chứng minh
nhân dân, sổ hộ khẩu. Nếu không có giấy chứng minh nhân dân thì phải có đơn gửi
cho hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu nơi hàng đến, ghi rõ họ tên, địa chỉ, mối
quan hệ với người gửi hàng (nếu ở nông thôn thì đơn phải có xác nhận của Uỷ ban
Nhân dân xã. Nếu ở thành phố thị xã thì mang theo hộ khẩu, không phải lấy xác
nhận của chính quyền sở tại vào đơn).
Cơ quan hải quan sẽ cấp giấy chứng
nhận hoàn thành thủ tục hải quan để cơ quan Công an cấp đăng ký sử dụng.
2. Xe gắn máy mới được hải quan
cửa khẩu cho tạm nhập bảo quản chưa hoàn thành thủ tục hải quan, chưa đăng ký với
cơ quan Công an mà tự do lưu hành thì cơ quan Công an thu giữ xe để xử lý theo
luật lệ hiện hành.
3. Để chấm dứt tình trạng cho nhận
xe gắn máy về bảo quản, đối với xe gắn máy là quà biếu, tặng cho người thân còn
trong tiêu chuẩn định lượng mà không đầy đủ thủ tục để người được biếu, tặng được
đăng ký sử dụng, thì từ nay không dùng hình thức cho nhận về bảo quản nữa, mà Hải
quan cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan cho người chủ gửi xe gắn
máy để được Công an cho đăng ký sử dụng.
Nếu xe gắn máy đó vượt định lượng
thì yêu cầu bán cho mậu dịch quốc doanh như đã quy định trong Chỉ thị số
202-HĐBT ngày 10-7-1985 của Hội đồng Bộ trưởng.
Lâm
Văn Độ
(Đã
ký)
|
Phạm
Tâm Long
(Đã
ký)
|