Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 173/2004/NĐ-CP thủ tục, cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự

Số hiệu: 173/2004/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 173/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 173/2004/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC, CƯỠNG CHẾ VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. "Người được thi hành án" là cá nhân, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

2. "Người phải thi hành án" là cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

3. "Người có quyền, nghĩa vụ liên quan" là cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

4. "Người đại diện" trong thi hành án dân sự là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án.

5. "Thời hiệu yêu cầu thi hành án" là thời hạn mà người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án; nếu hết thời hạn đó, thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 3. Chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án

1. Trong trường hợp tổ chức được thi hành án hoặc phải thi hành án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, cổ phần hoá thì việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án hoặc tiếp tục nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu thi hành án hoặc tiếp tục nghĩa vụ thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đối với trường hợp chia, tách thì cơ quan ra quyết định chia tách phải xác định rõ cá nhân, tổ chức được quyền tiếp tục yêu cầu thi hành án hoặc tiếp tục nghĩa vụ thi hành án theo quyết định chia, tách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu quyết định chia, tách không quy định nghĩa vụ của các tổ chức mới thì sau khi chia, tách các tổ chức mới có trách nhiệm liên đới thực hiện nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị chia tách;

c) Đối với trường hợp giải thể thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể phải thông báo cho cơ quan thi hành án biết trước khi ra quyết định. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể trong việc xử lý tài sản của tổ chức bị giải thể để thi hành án. Trường hợp quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức bị giải thể được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu thi hành án hoặc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án.

Cơ quan thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền hoặc Toà án xem xét lại quyết định giải thể theo quy định của pháp luật.

Nếu tổ chức bị giải thể không còn tài sản do thực hiện quyết định giải thể trái pháp luật thì cơ quan ra quyết định giải thể trái pháp luật phải chịu trách nhiệm thi hành thay nghĩa vụ của tổ chức bị giải thể tương ứng với phần tài sản đó;

d) Trường hợp tổ chức phải thi hành án tiến hành cổ phần hoá thì trước đó phải thực hiện nghĩa vụ thi hành án của mình. Nếu quyền, nghĩa vụ thi hành án của tổ chức đó được chuyển giao cho tổ chức khác thì tổ chức mới tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu thi hành án hoặc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thi hành án;

đ) Trường hợp tổ chức phải thi hành án phá sản thì quyền và nghĩa vụ thi hành án được thực hiện theo quyết định tuyên bố phá sản.

2. Trường hợp người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân chết thì quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Nếu người được thi hành án, người phải thi hành án chết mà quyền, nghĩa vụ thi hành án không được chuyển giao cho người khác thì cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

3. Trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu thi hành hoặc phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và Nghị định này.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra các quyết định thi hành án đối với cá nhân, tổ chức mới tương ứng với quyền, nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao; đồng thời ra quyết định thu hồi các quyết định thi hành án trước đây.

Đối với các quyết định, thông báo khác về thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan thi hành án giữ nguyên, thu hồi hoặc ra các quyết định, thông báo khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Hỗ trợ tài chính để thi hành án

1. Ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đối với tổ chức phải thi hành án hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp khi việc thi hành án làm cho tổ chức phải thi hành án bị ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao, ngừng hoạt động, giải thể hoặc ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng.

2. Ngân sách trung ương hỗ trợ cho các tổ chức phải thi hành án là các đơn vị dự toán của ngân sách trung ương; ngân sách địa phương hỗ trợ cho các tổ chức phải thi hành án là đơn vị dự toán của ngân sách địa phương.

3. Tổ chức phải thi hành án nói tại khoản 1 Điều này phải thực hiện các biện pháp tài chính cần thiết để thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau khi áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn không có khả năng thi hành án thì tổ chức đó phải có văn bản đề nghị cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét việc hỗ trợ tài chính để thi hành án.

Thẩm quyền quyết định mức hỗ trợ, thủ tục hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Tổ chức phải thi hành án được ngân sách nhà nước hỗ trợ tài chính để thi hành án có trách nhiệm thu hồi, nộp ngân sách nhà nước số tiền, tài sản của người đã gây ra thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về việc hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để thi hành án.

Điều 5. Thoả thuận về thi hành án

1. Các đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án nhưng việc thoả thuận không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác.

2. Trường hợp vụ việc đang do cơ quan thi hành án tổ chức thi hành, Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ nội dung thoả thuận. Nếu các đương sự không tự nguyện thi hành theo đúng nội dung thoả thuận thì cơ quan thi hành án căn cứ nội dung bản án, quyết định để tổ chức thi hành.

Trường hợp các đương sự thoả thuận về việc không yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định thì cơ quan thi hành án lập biên bản về nội dung thoả thuận và ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với phần thoả thuận không yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Nếu việc thoả thuận nói trên thực hiện sau khi tài sản đã được bán hoặc giao cho người khác nhận để thi hành án theo đúng quy định của pháp luật thì phải được sự nhất trí của người mua hoặc người nhận tài sản đó để thi hành án theo quy định tại Điều 44 và Điều 48 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

Điều 6. Đơn yêu cầu thi hành án

1. Yêu cầu thi hành án, việc đề nghị tự nguyện thi hành án (gọi chung là đơn yêu cầu thi hành án) phải được thể hiện bằng văn bản; nếu đơn yêu cầu không dùng tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đơn yêu cầu thi hành án gồm những nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan; ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu thi hành án;

b) Nội dung yêu cầu thi hành án; các nội dung không yêu cầu thi hành án. Nội dung yêu cầu phải phù hợp với nội dung bản án, quyết định được thi hành;

c) Số bản án, quyết định; ngày, tháng, năm ra bản án, quyết định; Toà án ra bản án, quyết định, Tổ chức Trọng tài ra quyết định; tình hình tài sản, thu nhập, nơi cư trú của người phải thi hành án và các thông tin cần thiết khác (nếu có).

3. Nếu người được thi hành án, người phải thi hành án trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói tại cơ quan thi hành án thì cơ quan thi hành án phải lập biên bản ghi rõ các nội dung trên, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu và chữ ký của cán bộ lập biên bản. Biên bản thay cho đơn yêu cầu thi hành án.

4. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án phải có bản án, quyết định và các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Điều 7. Thời hiệu yêu cầu thi hành án

1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 25 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay thì thời hiệu vẫn được tính từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Thời hiệu yêu cầu thi hành án chỉ áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu.

Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án của đương sự được tính từ ngày ghi ở dấu bưu điện (nếu đơn được gửi qua đường bưu điện), ngày đương sự nộp tại cơ quan thi hành án (nếu đương sự trực tiếp nộp tại cơ quan thi hành án) hoặc ngày đương sự trực tiếp trình bày yêu cầu thi hành án bằng lời nói tại cơ quan thi hành án.

2. Những trường hợp sau đây được coi là sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan nên không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn:

a) Người được thi hành án, người phải thi hành án không nhận được bản án, quyết định mà không phải do lỗi của họ;

b) Người được thi hành án, người phải thi hành án do yêu cầu công tác, chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn hay do trở ngại khách quan khác mà không thể yêu cầu thi hành án đúng hạn;

c) Người được thi hành án, người phải thi hành án chết mà chưa xác định được người thừa kế; tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, cổ phần hoá mà chưa xác định được tổ chức, cá nhân mới có quyền yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật;

d) Do lỗi của cơ quan xét xử, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan khác dẫn đến việc người được thi hành án không thể yêu cầu đúng hạn.

Người được thi hành án phải làm đơn kèm theo các tài liệu chứng minh lý do không yêu cầu thi hành án đúng hạn đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét khôi phục thời hiệu thi hành án. Đơn đề nghị khôi phục thời hiệu phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên (đối với trường hợp ốm đau) hoặc cơ quan có thẩm quyền khác về việc vắng mặt không yêu cầu thi hành án đúng hạn.

Người phải thi hành án có quyền chứng minh thời hiệu yêu cầu thi hành án đã hết.

Điều 8. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành của người phải thi hành án. Chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thi hành án trong việc xác minh điều kiện thi hành án của đương sự.

Nếu người phải thi hành án không có tài sản để thi hành thì phải làm đơn trình bày, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức nơi công tác, nơi quản lý thu nhập về việc người đó không có tài sản để thi hành án. Người được thi hành án có quyền chứng minh việc người phải thi hành án có tài sản để thi hành án.

2. Người phải thi hành án được coi là chưa có điều kiện thi hành nghĩa vụ về tài sản trong những trường hợp sau đây:

a) Không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và gia đình; không có tài sản tại thời điểm xác minh hoặc tuy có tài sản nhưng tài sản có giá trị nhỏ, không đủ hoặc chỉ đủ để chi phí về thi hành án, tài sản mà theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc tài sản không bán được, tài sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án;

b) Người phải thi hành án bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra.

3. Người phải thi hành án được coi là chưa có điều kiện thi hành nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định họ phải tự mình thực hiện nếu đang ốm nặng hay vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện được nghĩa vụ đó.

Chương 2:

THỦ TỤC THI HÀNH ÁN

Điều 9. Nhận bản án, quyết định; nhận đơn yêu cầu thi hành án

1. Cơ quan thi hành án phải vào Sổ nhận bản án, quyết định ngay sau khi nhận được bản án, quyết định của Toà án. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ nội dung quyết định của bản án, quyết định; nội dung biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, biên bản thu giữ vật chứng (nếu có). Khi chuyển giao bản án, quyết định, Toà án đã ra bản án, quyết định đó có trách nhiệm chuyển giao vật chứng, tài sản tạm giữ (nếu có) cho cơ quan thi hành án.

2. Cơ quan thi hành án phải vào Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án và cấp cho đương sự Phiếu nhận đơn ngay sau khi nhận đơn yêu cầu thi hành án của đương sự. Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ nội dung yêu cầu thi hành án của đương sự.

3. Đối với trường hợp đơn yêu cầu thi hành án không đúng quy định tại Điều 6 của Nghị định này thì cơ quan thi hành án hướng dẫn người yêu cầu thi hành án làm đơn đúng quy định.

Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền ra quyết định thi hành án của mình thì cơ quan thi hành án hướng dẫn đương sự nộp đơn đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

Nếu có căn cứ xác định đơn yêu cầu thi hành án đã hết thời hiệu thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định không chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn.

Điều 10. Ra quyết định thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho các khoản thuộc diện chủ động thi hành trong một bản án, quyết định. Đối với các khoản trả lại tài sản, hoàn trả tiền tạm ứng án phí thì mỗi đương sự, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án cho mỗi đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp vụ việc phức tạp, một người phải thi hành án nhưng có nhiều người được thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể ra một quyết định thi hành án chung cho nhiều đơn yêu cầu thi hành án.

Đối với thi hành nghĩa vụ liên đới thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra một quyết định thi hành án chung cho những người có quyền, nghĩa vụ liên đới.

2. Sau khi ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải vào Sổ thụ lý thi hành án.

Việc thi hành án được tính từ ngày ra quyết định thi hành án.

3. Sổ nhận bản án, quyết định, Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án, Sổ thụ lý thi hành án và các sổ sách khác về thi hành án được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp quy định.

Điều 11. Nguyên tắc ủy thác thi hành án

1. Chỉ được ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có tài sản hoặc trụ sở.

2. Trường hợp có nhiều người phải thi hành án ở các địa phương khác nhau hoặc tài sản, thu nhập của họ ở những địa phương khác nhau thì được ủy thác từng phần cho cơ quan thi hành án ở các địa phương đó, trừ trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới.

3. Việc ủy thác thi hành án được thực hiện giữa các cơ quan thi hành án không phân biệt địa bàn hoạt động, cơ quan thi hành án dân sự hay cơ quan thi hành án trong quân đội.

4. Cơ quan thi hành án cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh của địa phương mình.

Điều 12. Thẩm quyền ra quyết định ủy thác thi hành án

1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh ủy thác thi hành án trong các trường hợp sau đây:

a) Uỷ thác cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi khác thi hành các vụ việc sau:

- Thi hành bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên;

- Thi hành bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

- Thi hành bản án, quyết định tuyên bố phá sản; quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam;

- Thi hành bản án, quyết định mà nhiều người phải thi hành án có trách nhiệm liên đới ở nhiều quận, huyện, thị xã, thành phố khác nhau trong tỉnh nơi ủy thác đến;

b) Uỷ thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành những vụ việc thuộc các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, nhưng thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án cấp quân khu;

c) Uỷ thác cho cơ quan thi hành án cấp huyện thi hành các vụ việc khác, trừ những trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện có thể ủy thác những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án cấp huyện nơi khác thi hành.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có thể ủy thác những vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp huyện thi hành.

Điều 13. Thủ tục ủy thác thi hành án

1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án phải xử lý xong các tài sản tạm giữ, vật chứng do Toà án chuyển giao, tài sản kê biên có liên quan trực tiếp đến phần ủy thác để thi hành án. Trong trường hợp việc xử lý các tài sản trên có khó khăn, kéo dài và xét thấy giá trị tài sản không đủ để thi hành án thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành mà không chờ xử lý xong các tài sản đó.

Trong trường hợp cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.

2. Quyết định ủy thác phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản cần tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.

Quyết định ủy thác phải kèm theo bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án có thể sao chụp bản án, quyết định thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án nơi nhận ủy thác.

Trong thời gian không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ủy thác, cơ quan thi hành án nhận ủy thác phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án ủy thác về việc nhận được ủy thác.

3. Cơ quan thi hành án nhận ủy thác, nếu xét thấy người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hay có trụ sở ở địa phương mình thì giải quyết như sau:

a) Trong trường hợp cơ quan thi hành án đã ủy thác chủ động ra quyết định thi hành thì cơ quan nhận ủy thác phải ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành;

b) Trong trường hợp cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án thì ra quyết định trả lại đơn yêu cầu và hướng dẫn đương sự gửi đơn yêu cầu (kèm theo quyết định trả đơn và tài liệu liên quan) đến cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành. Cơ quan thi hành án nơi có điều kiện thi hành án phải ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của đương sự.

4. Quyết định ủy thác phải được gửi cho Toà án đã chuyển giao bản án, quyết định, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện Kiểm sát nhân dân nơi nhận ủy thác, người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Điều 14. Hoãn thi hành án

1. Trong trường hợp chủ động thi hành án thì thời hạn hoãn thi hành án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự không quá chín mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn thi hành án; trường hợp người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù hoặc chưa xác định được địa chỉ của họ thì thời hạn hoãn có thể quá chín mươi ngày. Trong thời gian hoãn thi hành án, nếu phát hiện thấy người phải thi hành án có điều kiện thi hành án hoặc đã hết thời hạn hoãn thi hành án thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.

2. Trong trường hợp tài sản kê biên có tranh chấp đang được Toà án thụ lý, giải quyết, thời hạn hoãn thi hành án được tính từ ngày Toà án thụ lý vụ việc đến khi bản án, quyết định của Toà án về việc giải quyết tranh chấp đó có hiệu lực thi hành.

3. Trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án chỉ chấp nhận đề nghị hoãn thi hành án của người được thi hành án, nếu được sự đồng ý của người phải thi hành án.

Yêu cầu hoặc đồng ý hoãn thi hành án của đương sự phải được thể hiện bằng văn bản, ghi rõ nội dung yêu cầu và thời hạn hoãn thi hành án, có chữ ký của các đương sự.

Khi điều kiện hoãn thi hành án không còn, Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án.

4. Trong trường hợp hoãn thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì việc yêu cầu hoãn thi hành án phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án, ghi rõ thời hạn hoãn thi hành án. Văn bản yêu cầu hoãn thi hành án phải do người có thẩm quyền kháng nghị ký. Trong trường hợp đã có văn bản mà cần thông báo ngay bằng điện thoại, điện tín thì phải thông báo cho cơ quan thi hành án nơi tổ chức thi hành vụ việc đó biết số, ngày, tháng, năm của văn bản; nội dung của văn bản và người ký văn bản đó.

Khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án, trong thời hạn không quá một ngày làm việc cơ quan thi hành án phải ra quyết định hoãn thi hành án.

Trường hợp khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án, nhưng vụ việc đang được tổ chức cưỡng chế thi hành án nếu xét thấy việc dừng cưỡng chế thi hành án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự thì cơ quan thi hành án tiếp tục thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án, nhưng phải thông báo ngay cho người đã yêu cầu hoãn thi hành án và cơ quan thi hành án cấp trên biết. Nếu vụ việc đã được thi hành một phần hay thi hành xong thì trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đó, Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi tổ chức thi hành phải có văn bản thông báo cho người đã yêu cầu hoãn thi hành án biết.

Khi nhận được văn bản của người có thẩm quyền về việc không có cơ sở để xem xét kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, hoặc hết thời gian hoãn thi hành án mà bản án, quyết định không bị kháng nghị hay không bị tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người đã yêu cầu hoãn thi hành án biết.

Điều 15. Tạm đình chỉ thi hành án

1. Trong trường hợp tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thời hạn tạm đình chỉ thi hành án theo thời hạn giải quyết việc tuyên bố phá sản của Toà án.

Cơ quan thi hành án không ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án mà tiếp tục thực hiện các quyết định về thi hành án liên quan đến phần nghĩa vụ thi hành các khoản về cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 51 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Số tiền thi hành án thu được, sau khi chi trả các khoản trên, cơ quan thi hành án tiếp tục tạm giữ để chờ kết quả giải quyết của Toà án.

2. Trong trường hợp tạm đình chỉ thi hành án theo quyết định kháng nghị của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án ra thông báo về việc tạm đình chỉ.

Trong trường hợp cần thiết, việc yêu cầu tạm đình chỉ thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự có thể được thông báo bằng điện thoại, điện tín cho cơ quan thi hành án biết số, ngày, tháng, năm của văn bản; nội dung chủ yếu của văn bản kháng nghị và người ký kháng nghị. Cơ quan thi hành án phải dừng việc thi hành án khi nhận được thông báo và chậm nhất không quá một ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo phải ra thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án.

Thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án phải gửi cho các bên đương sự, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và người ra kháng nghị.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định tiếp tục thi hành án trong các trường hợp sau:

a) Có quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;

b) Toà án đình chỉ việc giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thi hành án;

c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị.

Điều 16. Đình chỉ thi hành án

1. Trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm sửa đổi hay hủy bỏ bản án, quyết định đang được thi hành để xét xử lại theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm thì cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với việc thi hành bản án, quyết định trước đây và ra quyết định thi hành án theo quyết định của bản án, quyết định đang có hiệu lực pháp luật.

Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn việc khôi phục quyền, nghĩa vụ của các bên trong trường hợp quyết định giám đốc thẩm sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án, quyết định đã được thi hành.

2. Việc từ bỏ quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án trong bản án, quyết định phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định của pháp luật. Cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với khoản mà người được thi hành án từ bỏ quyền, lợi ích của mình. Trong trường hợp này, người được thi hành án sau đó không còn quyền yêu cầu thi hành án trở lại.

Điều 17. Xử lý tài sản tịch thu

1. Đối với tài sản tịch thu là vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, trang bị, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, thì cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục giao cho cơ quan nhà nước quản lý loại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

2. Đối với tài sản tịch thu không phải là tài sản quy định tại khoản 1 của Điều này thì cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục giao cho cơ quan Tài chính xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Việc giao nhận tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này phải được lập biên bản, mô tả cụ thể, chi tiết tài sản và có chữ ký của các bên giao, nhận.

Điều 18. Miễn, giảm thi hành án đối với các khoản án phí, tiền phạt

1. Người phải thi hành án được coi là không có tài sản, thu nhập hoặc điều kiện khác để thi hành án khi có 1 trong các điều kiện quy định tại điểm a (trừ trường hợp người phải thi hành án có tài sản chung nhưng chưa được phân chia hoặc tài sản vì lý do khách quan nên không xử lý được để thi hành án) hoặc điểm b khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.

Người phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn nói tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được xác định theo quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Việc xét miễn thi hành án được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và khoản 1 Điều này có số tiền phải thi hành án còn lại từ hai mươi triệu đồng trở xuống;

b) Người bị kết án hình phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể chấp hành hình phạt tiền còn lại hoặc lập công lớn thì việc xét miễn thi hành án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Bộ luật Hình sự.

3. Việc xét giảm thi hành án được áp dụng khi người phải thi hành án có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và khoản 1 của Điều này trong những trường hợp sau đây:

a) Đối với số tiền phải thi hành án còn lại trên hai mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng thì được xét giảm thi hành án, nhưng mỗi lần giảm không quá 1/2 số tiền còn lại phải thi hành án;

b) Đối với số tiền phải thi hành án còn lại trên năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng thì được xét giảm thi hành án, nhưng mỗi lần giảm không quá 1/3 số tiền còn lại phải thi hành án;

c) Đối với số tiền còn lại phải thi hành trên một tỷ đồng thì được xét giảm thi hành án, nhưng mỗi lần giảm không quá 1/5 số tiền còn lại phải thi hành án.

4. Việc xem xét miễn, giảm thi hành án được tiến hành hàng quý trong năm, nhưng mỗi đối tượng thi hành án chỉ được xem xét miễn, giảm không quá một lần trong một năm.

5. Cơ quan thi hành án đang thụ lý thi hành vụ việc lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án, kể cả trường hợp vụ việc đã được chuyển giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã đôn đốc thi hành.

6. Quyết định xét miễn, giảm thi hành án sẽ bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, cất giấu tài sản để trốn tránh việc thi hành án dẫn đến việc xét miễn, giảm thi hành án không đúng thực tế.

Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục xét miễn, giảm thi hành án.

Chương 3:

CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

Điều 19. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã được quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

2. Chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

Không được tổ chức cưỡng chế trong khoảng thời gian quy định tại khoản 3 Điều 7 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự; mười lăm ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

3. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án.

4. Chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp.

Điều 20. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

1. Các khoản thu nhập hợp pháp khác của người phải thi hành án ngoài tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự là những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế; thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ được nhận từ một tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó.

Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người mà người đó có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng được căn cứ vào điều kiện cụ thể từng địa phương nơi họ sinh sống.

2. Việc thực hiện biện pháp cưỡng chế trừ vào thu nhập theo quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác để thi hành án.

Điều 21. Kê biên, giao tài sản

1. Trước khi ra quyết định kê biên tài sản, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án đối với người có quyền hay không hoặc tài sản do người phải thi hành án quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê mua tài chính hay không. Trong thời hạn năm ngày làm việc, các cơ quan nói trên phải trả lời bằng văn bản cho Chấp hành viên về những nội dung yêu cầu đó.

2. Khi kê biên tài sản, Chấp hành viên phải tạm tính trị giá các tài sản định kê biên để kê biên tương ứng với nghĩa vụ thi hành án và thanh toán các chi phí thi hành án. Chấp hành viên căn cứ vào giá thị trường, đồng thời có thể tham khảo ý kiến của cơ quan chức năng và của các bên đương sự để tạm tính giá trị tài sản kê biên.

3. Trong trường hợp kê biên tài sản là nhà ở hoặc đồ vật đang bị khoá hay đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản đó mở khoá, mở gói; nếu người phải thi hành án, người quản lý, sử dụng tài sản không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên lập biên bản (có ít nhất hai người làm chứng và sự tham gia của đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp) mở khoá hay mở gói để kiểm tra, liệt kê cụ thể các tài sản và kê biên theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đang chấp hành hình phạt tù thì Chấp hành viên thực hiện việc thông báo các quyết định, giấy báo về thi hành án cho những người đó thông qua giám thị trại giam. Người đang bị giam giữ có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ về thi hành án của mình theo quy định của pháp luật.

4. Khi phát hiện người thứ ba đang giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên yêu cầu người đang giữ tài sản chuyển cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Trường hợp người thứ ba không tự nguyện thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế kê biên tài sản đó để thi hành án.

Nếu phát hiện người thứ ba đang nợ tiền của người phải thi hành án mà khoản nợ đó đã được xác định bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, thì Chấp hành viên yêu cầu người đó chuyển số tiền cho cơ quan thi hành án để thi hành án. Nếu người thứ ba đang nợ tiền của người phải thi hành án nói trên không thực hiện thì Chấp hành viên có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết để thu hồi khoản tiền đó để thi hành án.

Khi kê biên tài sản, nếu có các tranh chấp mà việc tranh chấp đó đương sự chưa khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết thì Chấp hành viên hướng dẫn cho các bên liên quan khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi của mình. Hết thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được hướng dẫn mà các bên không khởi kiện thì Chấp hành viên tiếp tục xử lý tài sản đó để thi hành án (trừ trường hợp có trở ngại khách quan quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này mà các bên không khởi kiện đúng hạn).

5. Đối với trường hợp tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì khi ra quyết định kê biên tài sản, Chấp hành viên phải thông báo ngay cho các cơ quan sau đây biết việc kê biên tài sản:

a) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

b) Cục Hàng không Việt Nam, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu bay;

c) Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên khu vực, trong trường hợp tài sản kê biên là tàu biển;

d) Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

đ) Cơ quan đăng ký thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp, trong trường hợp tài sản kê biên không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c của khoản này, trừ trường hợp tài sản kê biên là tài sản có giá trị nhỏ hoặc tài sản kê biên đã được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hay được bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án.

e) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.

6. Kể từ thời điểm nhận được thông báo về việc kê biên tài sản, cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không thực hiện việc đăng ký chuyển dịch tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Việc thông báo về quyết định kê biên tài sản có giá trị đối với bên thứ ba, kể từ ngày thông báo đó được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.

Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày giải toả kê biên tài sản hay hoàn tất việc bán hoặc giao tài sản kê biên để thi hành án, cơ quan thi hành án phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại khoản 5 của Điều này biết.

7. Việc cưỡng chế giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong trường hợp chia tài sản chung.

Điều 22. Tài sản không được kê biên

1. Trường hợp người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan thi hành án không kê biên các tài sản sau để thi hành án:

a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới; số thuốc men cần dùng cho nhu cầu phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;

b) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình như cày, bừa, cuốc, xẻng, xe đạp thồ, xích lô và các công cụ có giá trị không lớn.

Các công cụ lao động có giá trị như xe máy, ô tô, tàu thuyền, máy cày, máy xay xát và các công cụ có giá trị khác thì Chấp hành viên vẫn kê biên, phát mại để thi hành án và trích lại một khoản tiền để người phải thi hành án có thể thay thế bằng một công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn;

c) Số quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình theo mức tối thiểu ở từng địa phương như nồi, xoong, bát đĩa, giường, tủ, bàn ghế và các vật dụng thông thường khác có giá trị không lớn. Những đồ dùng sinh hoạt hay tư trang như ti vi, tủ lạnh, máy điều hoà, máy giặt, máy vi tính, nhẫn vàng, giường, tủ và những đồ dùng có giá trị, thì cơ quan thi hành án vẫn kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương.

2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ (gọi chung là tổ chức kinh tế) thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan thi hành án không được kê biên các tài sản sau để thi hành án:

a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động;

b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của doanh nghiệp;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;

d) Cơ sở hạ tầng quan trọng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng;

đ) Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hoá chất độc hại nguy hiểm hoặc tài sản không được phép lưu hành;

e) Số nguyên - vật liệu bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín;

g) Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không kê biên các tài sản do ngân sách nhà nước trực tiếp cấp mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thi hành án theo quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự và Điều 4 của Nghị định này.

Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì cơ quan thi hành án kê biên các tài sản có nguồn gốc từ nguồn thu đó để thi hành án, trừ các tài sản sau đây:

a) Thuốc men chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức;

b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông kinh doanh của cơ quan, tổ chức;

c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động; phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường;

d) Trụ sở làm việc.

Điều 23. Định giá tài sản

1. Sau khi kê biên, nếu các đương sự thoả thuận được giá tài sản đã kê biên thì Chấp hành viên lập biên bản ghi rõ thoả thuận đó, có chữ ký của các đương sự.

Thời hạn để cho các bên đương sự thoả thuận về giá không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản. Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng thì khi kê biên, các bên đương sự phải thoả thuận ngay về giá.

2. Chấp hành viên lập Hội đồng định giá với thành phần quy định tại khoản 2 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự do Chấp hành viên làm Chủ tịch để định giá tài sản đã kê biên khi các đương sự không thoả thuận được về giá hoặc việc định giá tài sản cần thiết phải có sự tham gia của cán bộ chuyên môn. Trong trường hợp cần thiết, Chấp hành viên có quyền thuê hoặc trưng cầu giám định về giá trị của tài sản. Khi có yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan chuyên môn có trách nhiệm cử người có chuyên môn tham gia việc định giá.

Đại diện cơ quan chuyên môn trong Hội đồng định giá là người có chuyên môn, kỹ thuật thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý về mặt chuyên môn - nghiệp vụ đối với tài sản định giá. Nếu tài sản định giá là nhà ở thì phải có đại diện của cơ quan quản lý nhà đất và cơ quan quản lý xây dựng tham gia Hội đồng định giá.

Hội đồng định giá tài sản căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm định giá và ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức giám định tài sản để xác định giá tài sản. Hội đồng định giá quyết định về giá của tài sản theo đa số; trong trường hợp các bên có ý kiến ngang nhau về giá tài sản thì bên nào có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là căn cứ xác định giá khởi điểm để bán tài sản. Các thành viên Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình, kiến nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét lại việc định giá.

Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng, nếu khi kê biên các bên không thoả thuận được về giá tài sản thì Chấp hành viên tổ chức định giá ngay để bán.

3. Việc giải quyết khiếu nại về định giá tài sản được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về giải quyết khiếu nại về thi hành án.

Điều 24. Định giá lại tài sản

Việc định giá lại tài sản theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được thực hiện như sau:

1. Việc định giá tài sản bị coi là vi phạm thủ tục nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hội đồng định giá không đúng thành phần theo quy định;

b) Các đương sự không được thông báo hợp lệ để tham gia vào việc định giá tài sản;

c) Áp dụng không đúng các quy định về giá tài sản trong trường hợp tài sản do nhà nước thống nhất quản lý về giá;

d) Có sai sót nghiêm trọng trong việc phân loại, xác định phần trăm giá trị của tài sản;

đ) Các trường hợp khác do pháp luật quy định.

2. Tài sản kê biên được xem là có biến động lớn về giá trong các trường hợp sau đây:

a) Giá tài sản biến động từ 20% trở lên đối với tài sản có giá trị dưới một trăm triệu đồng;

b) Giá tài sản biến động từ 10% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng;

c) Giá tài sản biến động từ 5% trở lên đối với tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên.

3. Các đương sự có quyền đề nghị cơ quan thi hành án xem xét lại giá khi có biến động về giá trước khi có thông báo công khai đối với tài sản được bán đấu giá. Cơ quan thi hành án căn cứ vào giá thị trường, giá do cơ quan quản lý giá cung cấp để xác định có biến động về giá hay không và quyết định việc tổ chức định giá lại.

Điều 25. Bảo quản tài sản thi hành án

1. Cơ quan thi hành án thực hiện việc bảo quản tài sản để thi hành án theo bản án, quyết định. Trong trường hợp bản án, quyết định không xác định người có trách nhiệm bảo quản tài sản thì việc bảo quản tài sản được thực hiện như sau:

a) Tài sản kê biên được giao cho người phải thi hành án, chủ sở hữu hoặc thân thích của người đó bảo quản;

b) Nếu tài sản không phải đang do người phải thi hành án, chủ sở hữu bảo quản thì tài sản kê biên được giao cho người đang sử dụng, quản lý tài sản bảo quản;

c) Nếu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý tài sản, người thân thích của người phải thi hành án không nhận bảo quản hoặc xét thấy có dấu hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản, cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể tài sản kê biên được giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện bảo quản hay bảo quản tại kho của cơ quan thi hành án.

2. Tài sản chưa xử lý là vàng bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ được bảo quản theo quy định sau đây:

a) Trường hợp tài sản thuộc diện tịch thu sung công mà chưa xử lý thì Chấp hành viên phải gửi các tài sản này tại kho bạc nhà nước cùng cấp theo quy định chung;

b) Trường hợp tài sản bị kê biên để bảo đảm thi hành các nghĩa vụ về tài sản thì Chấp hành viên phải làm thủ tục gửi các tài sản này vào ngân hàng.

Điều 26. Bán tài sản kê biên

1. Đối với loại tài sản kê biên quy định tại khoản 1 Điều 47 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày định giá, cơ quan thi hành án phải làm thủ tục ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá để bán tài sản.

Trong trường hợp ở địa phương chưa thành lập tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc đối với những nơi xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án xem xét, quyết định việc cơ quan thi hành án tổ chức bán đấu giá tài sản để thi hành án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thủ tục bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

2. Đối với tài sản có giá trị từ năm trăm ngàn đồng trở xuống hoặc tài sản mau hỏng theo quy định tại khoản 2 Điều 47 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự thì Chấp hành viên tổ chức bán, có sự chứng kiến của người làm chứng mà không cần thông qua thủ tục bán đấu giá.

Đối với tài sản tươi sống, mau hỏng, nếu không có ai trả giá cao hơn thì Chấp hành viên bán tài sản theo giá đã định hay giá do các bên đương sự thoả thuận. Nếu tài sản đó không bán được, để tránh hư hỏng, Chấp hành viên có thể bán với giá thấp hơn giá do đương sự thoả thuận hay giá đã định. Trong trường hợp vẫn không bán được thì Chấp hành viên trả lại tài sản đó cho người phải thi hành án. Nếu người phải thi hành án không nhận lại tài sản mà tài sản bị hư hỏng, không còn giá trị thì Chấp hành viên tổ chức tiêu hủy theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

3. Những người sau đây không được tham gia mua tài sản bán để thi hành án:

a) Người đã trực tiếp xét xử vụ án có tài sản được đưa ra bán đấu giá, thành viên Hội đồng định giá, Chấp hành viên, công chức trực tiếp thi hành vụ việc, Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi thi hành vụ việc và cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó;

b) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bán đấu giá tài sản do tổ chức bán đấu giá tài sản bán được thực hiện theo quy định của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về bán tài sản do cơ quan thi hành án tổ chức bán thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án.

Điều 27. Thứ tự thanh toán tiền thi hành án

1. Việc thanh toán tiền thi hành án theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Số tiền thi hành án thu được theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì được thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế thi hành án đó. Nếu có nhiều người được thi hành án thì thứ tự ưu tiên thanh toán cho những người được thi hành án được thực hiện theo thứ tự thanh toán quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự. Nếu trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì số tiền thi hành án đã thu được thanh toán cho những người này theo tỷ lệ số tiền họ được thi hành án;

b) Số tiền còn lại (nếu có) sẽ được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán, theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự.

2. Trường hợp trong một bản án mà có nhiều người được thi hành án, nhưng chỉ một số người làm đơn yêu cầu thi hành án mà tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành nghĩa vụ tài sản theo bản án thì khi xử lý số tiền bán tài sản thu được, cơ quan thi hành án tạm thời trích ra và gửi vào ngân hàng một số tiền tương ứng với tỷ lệ mà những người chưa làm đơn yêu cầu thi hành án sẽ được nhận. Cơ quan thi hành án thông báo và ấn định thời hạn không quá một tháng cho những người được thi hành án khác về quyền làm đơn yêu cầu thi hành án. Hết thời hạn thông báo mà cơ quan thi hành án không nhận được các đơn yêu cầu thi hành án mới thì số tiền tạm gửi tại ngân hàng còn lại sẽ được thanh toán tiếp cho những người đã có đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này.

3. Số tiền thu được từ việc bán tài sản đã được Toà án tuyên kê biên bảo đảm thi hành cho một nghĩa vụ cụ thể, được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ đó.

Điều 28. Chi phí cưỡng chế thi hành án

1. Người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, bao gồm:

a) Chi phí cho việc kê biên tài sản: tiền bồi dưỡng cho Hội đồng cưỡng chế; chi phí bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ (nếu có); chi phí xây ngăn, trừ trường hợp bản án, quyết định xác định rõ người được thi hành án phải chịu một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn;

b) Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 của Điều này; chi phí bán đấu giá tài sản: tiền bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng định giá, chi phí tổ chức định giá lại tài sản (nếu người phải thi hành án đề nghị định giá lại); tiền thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá (nếu có); phí bán đấu giá theo quy định (trong trường hợp Chấp hành viên ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài sản bán tài sản);

c) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản;

d) Chi phí thông báo về cưỡng chế.

Mức bồi dưỡng đối với người trực tiếp tham gia cưỡng chế được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Các khoản chi phí khác phải căn cứ theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên. Các khoản chi phí cưỡng chế phải được thông báo cho đương sự biết.

Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản đã bị kê biên hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.

2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, bao gồm:

a) Chi phí định giá lại tài sản (nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 5 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự );

b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn.

3. Ngân sách nhà nước chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp định giá lại tài sản theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 43 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự; trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 5 của Điều này và các chi phí cần thiết khác (nếu có).

Người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, quyết định việc cho miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án sai quy định dẫn đến việc ngân sách nhà nước phải chịu chi phí cưỡng chế có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước.

4. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án phê duyệt kế hoạch cưỡng chế gồm các nội dung: thời gian, lực lượng tham gia, phương án tiến hành cưỡng chế; dự trù mức chi phí cưỡng chế. Trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế. Khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.

Dự trù về mức chi phí cưỡng chế được thông báo cho đương sự trước khi tiến hành cưỡng chế.

5. Trường hợp đương sự thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 30 của Nghị định này thì có thể làm đơn (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan nơi làm việc), đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi thi hành án xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.

Chương 4:

PHÍ THI HÀNH ÁN

Điều 29. Đối tượng chịu phí; cơ quan thu phí thi hành án; mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án

1. Người được thi hành án theo quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Thi hành án dân sự phải nộp phí thi hành án đối với khoản thi hành án có giá ngạch tính trên giá trị tài sản hoặc số tiền mà người đó thực nhận, trừ trường hợp thi hành các khoản sau đây:

a) Tiền cấp dưỡng;

b) Tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm;

c) Tiền lương, tiền công lao động;

d) Tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan thi hành án nơi tổ chức thi hành vụ việc thu phí thi hành án.

3. Mức phí, việc thu, nộp, quản lý, sử dụng và miễn, giảm phí thi hành án do Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể.

Điều 30. Miễn, giảm phí thi hành án

1. Trong các trường hợp sau đây, người được thi hành án có thể được xét miễn, giảm phí thi hành án:

a) Có khó khăn về kinh tế;

b) Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng;

c) Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài.

2. Để được xét miễn, giảm phí thi hành án, đương sự phải làm đơn đề nghị có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi đang làm việc.

Đơn đề nghị xét miễn, giảm phí thi hành án được nộp cho cơ quan thi hành án nơi thu phí thi hành án. Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi nhận đơn đề nghị xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí thi hành án.

Điều 31. Khiếu nại về phí thi hành án

Mọi khiếu nại liên quan đến việc thu phí thi hành án được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự về giải quyết khiếu nại thi hành án.

Chương 5:

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 32. Hành vi và mức phạt vi phạm hành chính

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:

a) Cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án;

b) Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:

a) Cố tình không thực hiện quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay;

b) Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định của Toà án;

c) Có điều kiện thi hành án nhưng trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án;

d) Phân tán hoặc làm hư hại tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;

đ) Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chống đối, cản trở hay xúi giục người khác chống đối, cản trở; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi hành công vụ trong khi tiến hành việc thi hành án; gây rối trật tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm khác gây trở ngại cho hoạt động thi hành án mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm

1. Chấp hành viên đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này.

Điều 34. Thủ tục xử phạt vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và trình tự, thủ tục xử phạt cụ thể thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các văn bản pháp luật liên quan.

2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử phạt vi phạm hành chính về thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 69/CP ngày 18 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ về quy định thủ tục thi hành án dân sự.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 173/2004/ND-CP

Hanoi, September 30, 2004

 

DECREE

PRESCRIBING THE PROCEDURES FOR, COERCION OF, AND SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN, THE EXECUTION OF CIVIL JUDGMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the January 14, 2004 Ordinance on Execution of Civil Judgments;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Justice Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Interpretation of terms

1. "Judgment creditors" mean individuals or organizations enjoying the rights and interests stated in the judgments or decisions executed under the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

2. "Judgment debtors" mean individuals or organizations that must perform the obligations stated in the judgments or decisions executed under the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

3. "Persons with related rights and obligations" mean individuals or organizations with the rights and obligations related to the judgment execution under the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

4. "Representatives" in the execution of civil judgments mean representatives at law or authorized representatives, who exercise the rights and perform the obligations of judgment creditors, judgment debtors or persons with rights and obligations related to the judgment execution.

5. "Statute of limitations for requesting judgment execution" means the time limit during which judgment creditors and judgment debtors are entitled to request judgment-executing bodies to organize judgment execution; past this time limit, they shall lose their requesting right, unless otherwise provided for by law.

Article 3.- Transfer of judgment execution rights and obligations

1. Where judgment creditors or debtors are organizations which are consolidated, merged, divided, separated, go bankrupt, or are equitized, the exercise of the right to request judgment execution or the continued performance of the judgment-executing obligations shall be effected on the following principle:

a/ For the case of consolidation or merger, the new organizations shall continue to exercise the right to request judgment execution or continue to perform the judgment-executing obligations, unless otherwise provided for by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the division or separation decisions do not define the obligations of the new organizations, after such division or separation, the new organizations shall have to bear joint responsibility for performing the judgment-executing obligations of the divided or separated organizations;

c/ For the case of dissolution, the agencies competent to issue dissolution decisions must inform the judgment-executing bodies of their decisions before issuing them. The judgment-executing bodies shall have to coordinate with the agencies competent to issue dissolution decisions in handling the dissolved organizations' assets for judgment execution. Where the dissolved organizations' judgment execution rights or obligations are transferred to other organizations, the latter shall continue to exercise the right to request judgment execution or continue to perform the judgment-executing obligations.

Judgment-executing bodies, judgment creditors, persons with related rights and obligations may request competent bodies or courts to reconsider dissolution decisions according to law provisions.

If the dissolved organizations have no assets left after executing illegal dissolution decisions, the agencies which have issued such illegal dissolution decisions shall have to perform for the dissolved organizations the obligation corresponding to such assets;

d/ Where judgment debtors are organizations which are equitized, before being equitized, they must fulfill their judgment-executing obligations. If the judgment execution rights and/or obligations of such organizations are transferred to other organizations, the latter shall continue to exercise the right to request judgment execution or continue to perform the judgment-executing obligations;

e/ Where the judgment debtors are organizations which go bankrupt, the judgment execution rights and obligations shall comply with the bankruptcy declaration decisions.

2. Where judgment creditors and debtors are deceased individuals, their judgment execution rights and obligations shall be transferred to other persons according to law provisions on inheritance.

If judgment creditors and debtors are deceased but their judgment execution rights and obligations are not transferred to other persons, judgment-executing bodies shall issue judgment execution stoppage decisions according to the provisions of Clause 1, Clause 2, Article 28 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

3. In the cases prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the organizations or individuals that are transferred the judgment execution rights or obligations may file written judgment execution requests or must continue to perform the judgment-executing obligations under the provisions of the Ordinance on Execution of Civil Judgments and this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Regarding other judgment execution decisions and notices, judgment-executing bodies shall, on a case-by-case basis, keep unchanged, revoke or issue other appropriate decisions and/or notices according to law provisions.

Article 4.- Financial supports for judgment execution

1. The State budget shall provide supports for judgment debtors that are organizations operating totally with funds allocated from the State budget only when the judgment execution greatly affects such organizations in the performance of their assigned tasks, causes them to stop their operation or dissolve, or affects security, defense or public order.

2. The central budget shall provide supports for judgment debtors that are units funded by the central budget; local budgets shall provide supports for judgment debtors that are units funded by local budgets.

3. Judgment debtors being organizations stated in Clause 1 of this Article must take necessary financial measures to execute judgments according to law provisions. If they are still unable to execute judgments after having taken necessary financial measures, such organizations must request in writing their immediate superior managing agencies to consider financial supports for judgment execution.

The competence to decide on support levels, procedures for providing financial supports from the State budget for judgment execution shall comply with the provisions of the State Budget Law and its guiding documents.

4. Judgment debtors being organizations that receive financial supports from the State budget for judgment execution shall have to recover and remit into the State budget money amounts and property which the damage inflictors must compensate according to law provisions.

The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Justice Ministry in, promulgating regulations on financial supports from the State budget for judgment execution.

Article 5.- Agreement on judgment execution

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Where the cases are executed by judgment-executing bodies, executors shall make written records clearly stating the agreement contents. If the involved parties fail to voluntarily execute the agreement contents, the judgment-executing bodies shall organize the execution according to the contents of the judgments or decisions.

Where the involved parties reach an agreement not to request the judgment-executing body to execute part or whole of a judgment or decision, the judgment-executing body shall make a written record on the agreed content and issue a decision to stop the judgment execution with regard to the part not requested for judgment execution according to the provisions of Clause 3, Article 28 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments. If such agreement is reached after the property in question is sold or transferred to another person for judgment execution in strict accordance with law provisions, the consent of the purchaser or transferee of such asset must be obtained if the judgment is to be enforced under the provisions of Article 44 and Article 48 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

Article 6.- Written judgment execution requests

1. Requests for judgment execution and proposition for voluntary judgment execution (called collectively judgment execution request) must be expressed in writing; if such written requests are made in languages other than Vietnamese, there must be Vietnamese translations notarized by competent authorities.

2. A written judgment execution request shall contain the following principal contents:

a/ The full names and addresses of the judgment creditor(s), judgment debtor(s) and person(s) with related rights and interests; date of making of the written judgment execution request;

b/ Contents requested for judgment execution; contents not requested for judgment execution. The requested contents must be compatible with the judgment or decision to be executed;

c/ The serial number of the judgment or decision; date of its issuance; the judgment- or decision-issuing court; the decision-issuing arbitration body; the property and income situation and residential place of the judgment debtor(s) and other necessary information (if any).

3. If the judgment creditors or judgment debtors personally express their judgment execution requests at the judgment-executing bodies, the judgment-executing bodies must make records clearly stating the above-said contents, which are signed or fingerprinted by the requesters and signed by the record-making officials. Such records shall substitute the written judgment execution requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Statute of limitations for requesting judgment execution

1. The statute of limitations for requesting judgment execution prescribed in Clause 1, Article 25 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall start from the date the judgments or decisions take legal effect. Where a decision or judgment has not yet taken legal effect but is promptly executed, the statute of limitations shall still start from the date the decision or judgment takes legal effect.

The statute of limitations for requesting judgment execution shall apply only to the cases where judgment execution is enforced at written requests.

The date of sending of written judgment execution requests by the involved parties shall be the date of the postmark (if requests are sent by post), the date the involved parties submit their requests at the judgment-executing bodies (if the involved parties personally submit their requests at the judgment-executing bodies) or the date the involved parties personally orally express their judgment execution requests at the judgment-executing bodies.

2. The following cases shall be considered force majeure events or objective obstacles which make it impossible to file judgment execution requests in due course:

a/ Judgment creditors, judgment debtors receive no judgments or decisions and this is not due to their fault;

b/ Judgment creditors, judgment debtors cannot request judgment execution in due course because of work requirements, medical treatment, natural calamities, fires or other objective obstacles;

c/ Judgment creditors, judgment debtors are deceased but their heirs have not been identified yet; organizations are consolidated, merged, divided, separated, dissolved or equitized but new organizations or individuals entitled to request judgment execution have not been identified yet;

d/ It is due to the fault of the adjudicating bodies, judgment-executing bodies or other bodies that the judgment creditors cannot file their requests in due course.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Judgment debtors shall have the right to prove that the statute of limitations for judgment execution request has expired.

Article 8.- Verification of judgment execution conditions

1. Judgment-executing bodies shall be responsible for verifying the execution conditions of judgment debtors. Local administrations, ownership and use right registration agencies, security transaction registration agencies and concerned organizations and individuals must create conditions and supply necessary information according to law provisions for judgment-executing bodies to verify the involved parties' judgment execution conditions.

If judgment debtors have no property for execution, they must make written reports thereon, with certification by the commune-level People's Committees of the places where they reside or by the organizations where they work or their incomes are managed that they have no property for judgment execution. Judgment creditors shall have the right to prove that judgment debtors have property for judgment execution.

2. Judgment debtors shall be considered having no conditions yet for performing their property obligations in the following cases:

a/ They have no incomes or low incomes which only meet their and their families' minimum subsistence; have no property at the time of verification or have property of nominal value, which is insufficient or only sufficient for covering judgment execution expenses, have property which, as prescribed by law, must not be handled for judgment execution or unsalable property, common property which is not yet divided, or, for other objective reasons, cannot be handled for judgment execution;

b/ They meet with prolonged special economic difficulties caused by natural calamities, fires, accidents or ailments.

3. Judgment debtors shall be considered having no conditions yet for performing the obligations which, under judgments or decisions, they have to perform on their own if they are being seriously ill or if they cannot perform such obligations for other objective reasons.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Receipt of judgments, decisions; receipt of written judgment execution requests

1. Judgment-executing bodies must make entries in the judgment and decision receipt books immediately after receiving court judgments or decisions. Judgment and decision receipt books must be clearly recorded with the contents of judgments or decisions; contents of the property distraint or custody records and exhibit seizure records (if any). When transferring their judgments or decisions to judgment-executing bodies, courts shall also have to hand over exhibits and property kept in custody (if any) to judgment-executing bodies.

2. Judgment-executing bodies must make entries in judgment execution request receipt books and issue to the requesters request-receipt cards immediately after receiving the involved parties' judgment execution requests. Judgment execution request receipt books must be clearly recorded with the contents of judgment execution requests.

3. Where judgment execution requests are not properly made as prescribed in Article 6 of this Decree, judgment-executing bodies shall guide judgment execution requesters to make written requests as prescribed.

Where the cases do not fall under their judgment execution decision-issuing jurisdiction, judgment-executing bodies shall guide the requesters to come to competent judgment-executing bodies according to the provisions of Article 21 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

Where there are grounds for determining that written judgment execution requests are made after the expiry of the statute of limitations, the heads of judgment-executing bodies shall issue decisions to reject such requests.

Article 10.- Issuance of judgment execution decisions

1. The heads of judgment-executing bodies shall issue a common judgment execution decision for all provisions subject to active execution in a judgment or decision. For provisions on return of property or refund of legal fee advances, the heads of judgment-executing bodies shall issue a judgment execution decision for each involved party.

The heads of judgment-executing bodies shall issue a judgment execution decision for each written judgment execution request. For complicated cases where there is one judgment debtor but there are many judgment creditors, the heads of judgment-executing bodies may issue a common judgment execution decision for many written judgment execution requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. After issuing judgment execution decisions, the judgment-executing bodies must make entries in the judgment execution enforcement books.

Judgment execution shall start from the date of issuance of judgment execution decisions.

3. Judgment and decision receipt books, judgment execution request receipt books, judgment execution enforcement books and other books related to judgment execution shall be made according to forms set by the Justice Ministry.

Article 11.- Judgment execution entrustment principles

1. Judgment execution shall only be entrusted to judgment-executing bodies of the localities where judgment debtors reside, work, have property or head offices.

2. Where there are many judgment debtors who reside in different localities or their properties are located and incomes are generated in different localities, different judgment execution components shall be entrusted to judgment-executing bodies in such localities, except for the performance of joint obligations.

3. The judgment execution entrustment is effected among judgment-executing bodies, regardless of their operation localities and of whether they are civil or military judgment-executing bodies.

4. District-level judgment-executing bodies must not entrust judgment execution to provincial-level judgment-executing bodies in the same localities.

Article 12.- Competence to issue judgment execution entrustment decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To entrust provincial-level judgment-executing bodies of other localities to execute the following cases:

- To execute judgments or decisions regarding the reinstatement of laborers or the payment of damages by judgment debtors that are State agencies of provincial or higher level;

- To execute judgments or decisions involving foreign elements or related to intellectual property rights;

- To execute judgments or decisions on bankruptcy declaration; decisions of Vietnam Trade Arbitration;

- To execute judgments or decisions under which many judgment debtors with joint responsibilities live in different urban districts, rural districts, towns and/or provincial cities in the provinces where judgment execution is entrusted to.

b/ To entrust military zone-level judgment-executing bodies to execute cases prescribed at Point a, Clause 1 of this Article but falling under the executing jurisdiction of military zone-level judgment-executing bodies;

c/ To entrust district-level judgment-executing bodies to execute other cases, except for the cases prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article.

2. The heads of district-level judgment-executing bodies may entrust the execution of cases falling under their executing jurisdiction to provincial-level judgment-executing bodies, military zone-level judgment-executing bodies or district-level judgment-executing bodies of other localities.

3. The heads of military zone-level judgment-executing bodies may entrust the execution of cases falling under the executing jurisdiction to other military zone-level judgment-executing bodies, provincial-level judgment-executing bodies or district-level judgment-executing bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Before entrustment, judgment-executing bodies must complete the handling of properties kept in custody, exhibits transferred from courts, distrained properties directly related to the entrusted work for judgment execution. Where the handling of these properties may be difficult, prolonged or they deem that the property value is insufficient for judgment execution, they may entrust judgment-executing bodies of the places where there are sufficient conditions for execution before the handling of such properties completes.

Where judgment-executing bodies have issued judgment execution decisions but later deem that entrustment is necessary, they must issue decisions to revoke part or whole of judgment execution decisions and entrust the execution to the places where conditions for execution are available.

2. Entrustment decisions must clearly state the entrusted work, provisions which have been completely executed, provisions which need to be further executed and information necessary for the performance of the entrustment.

Entrustment decisions must be enclosed with judgments, decisions, copies of property distraint or custody records. Where they must entrust execution to many places, judgment-executing bodies may make duplicates of judgments or decisions, affix their stamps thereon and send them to the entrusted judgment-executing bodies.

Within three working days as from the date of receiving the entrustment, the entrusted judgment-executing bodies must notify in writing the entrusting judgment-executing bodies thereof.

3. When deeming that judgment debtors have no property, residence or do not work or have no head-offices in their localities, the entrusted judgment-executing bodies shall handle such cases as follows:

a/ If the entrusting judgment-executing bodies issue execution decisions on their own initiatives, the entrusted bodies must further entrust the execution to judgment-executing bodies of the places where conditions for execution are available;

b/ If judgment-executing bodies issue judgment execution decisions at the written requests of judgment creditors, the entrusted judgment-executing bodies shall issue decisions to return the written requests to the involved parties and guide them to send their written requests (together with the written request return decisions and relevant documents) to the judgment-executing bodies of the places where conditions for execution are available. The judgment-executing bodies of the places where conditions for execution are available must issue judgment execution decisions according to the involved parties' written requests.

4. Entrustment decisions must be sent to the courts which have transferred judgments or decisions and the people's procuracies of the same level, the people's procuracies of the places where entrustment is accepted, judgment creditors, judgment debtors and persons with related rights and obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case of active judgment execution, the time limit for judgment execution postponement prescribed at Point c, Clause 1, Article 26 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall be no more than ninety days, counting from the date of issuance of judgment execution postponement decisions; where judgment debtors are serving imprisonment sentences or their whereabouts are not identified yet, the postponement time limit may exceed ninety days. Judgment-executing bodies must issue decisions to continue judgment execution if they detect that judgment debtors have conditions for judgment execution during the judgment execution postponement period or at the expiry of the judgment execution postponement period.

2. Where distrained properties involve disputes which are being settled by courts, the judgment execution postponement time limit shall start from the date the courts receive the cases to the time the court judgments or decisions on the settlement of such disputes take effect.

3. In case of judgment execution at judgment debtors' written requests, judgment-executing bodies shall accept the judgment execution postponement proposals of judgment creditors only when they obtain the judgment debtors' consent.

The involved parties' requests for, or consent on, judgment execution postponement must be expressed in writing, clearly indicating the requested contents and judgment execution postponement periods and containing the involved parties' signatures.

When the judgment execution postponement conditions no longer exist, the heads of judgment-executing bodies shall issue decisions to proceed with judgment execution.

4. In case of judgment execution postponement prescribed in Clause 2, Article 26 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, the judgment execution postponement request must be notified in writing to judgment-executing bodies, clearly stating the judgment execution postponement time limits. Written judgment execution postponement requests must be signed by persons competent to lodge protests. Where written requests are available but they must be promptly notified by telephone or telegraph, the serial numbers and dates of the written requests, their contents and signees must be notified to the judgment-executing bodies that execute such cases.

Upon receiving judgment execution postponement requests, within one working day, judgment-executing bodies must issue judgment execution postponement decisions.

Where they receive judgment execution postponement requests while the coercive judgment execution is taking place, if deeming that the stoppage of the coercive judgment execution will seriously affect the interests of the State, legitimate rights and interests of the involved parties, the judgment-executing bodies shall continue taking the coercive judgment execution measures but must immediately notify such to the judgment execution postponement requesters and their superior judgment-executing bodies. If the cases have been executed in part or completely, within three working days as from the date of receiving such written requests, the heads of the judgment-executing bodies that have organized the execution must notify in writing the judgment execution postponement requesters thereof.

Upon receiving competent persons' documents stating that there are no grounds for consideration of protests against judgments or decisions according to cassation or reopening procedures or if past the judgment execution postponement time limit, judgments or decisions are not protested against or judgment execution is not suspended under the provisions of Article 27 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, the heads of judgment-executing bodies shall issue decisions to proceed with judgment execution and notify in writing the judgment execution postponement requesters thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case of judgment execution suspension prescribed in Clause 1, Article 27 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, the heads of judgment-executing bodies must issue judgment execution suspension decisions when receiving the courts' notices on the opening of procedures for settling bankruptcy declaration claims. The time limit for judgment execution suspension shall be the time limit for the courts' settlement of bankruptcy declaration claims.

Judgment-executing bodies shall not issue judgment execution suspension decisions but continue executing judgment execution decisions related to the obligation to provide alimonies, pay salaries, wages, severance allowances, job-loss allowances, social insurance premiums; pecuniary compensations for life loss or health damage prescribed at Points a, b and c, Clause 1, Article 51 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments. The money sums collected from judgment execution, after being used to pay the above-said amounts, shall be further kept by judgment-executing bodies pending the availability of the courts' settlement results.

2. In case of judgment execution suspension according to protest decisions issued by competent persons prescribed in Clause 2, Article 27 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, judgment-executing bodies shall issue notices on the suspension.

In case of necessity, the request for judgment execution suspension prescribed in Clause 2, Article 27 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments may be notified by telephone or telegraph to judgment-executing bodies regarding the serial numbers and dates of the written protests, their major contents and signees. Judgment-executing bodies must suspend the judgment execution upon receiving the notices and within one working day after receiving such notices must issue notices on judgment execution suspension.

Notices on judgment execution suspension must be sent to the involved parties, the people's procuracies of the same level and protestors.

3. The heads of judgment-executing bodies shall issue decisions to continue judgment execution in the following cases:

a/ There are competent persons' decisions to withdraw the protests;

b/ The courts cease the settlement of bankruptcy claims of enterprises or cooperatives being judgment debtors;

c/ The courts' cassation or reopening decisions to uphold the protested judgments or decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Where cassation decisions amend or cancel the judgments or decisions which are being executed, for re-trial according to first-instance or appellate procedures, the judgment-executing bodies shall issue decisions to cease the execution of the previous judgments or decisions and issue decisions to execute the judgments or decisions which are currently legally valid.

The Justice Ministry shall coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in guiding the restoration of the rights and obligations of the parties in cases where cassation decisions amend or cancel the already executed decisions or judgments.

2. The disclamation of legitimate rights and interests of judgment creditors in judgments or decisions must be expressed in writing according to law provisions. Judgment-executing bodies shall issue decisions to cease judgment execution with regard to amounts over which judgment creditors disclaim their rights and interests. In this case, judgment creditors shall afterwards have no right to request the resumption of judgment execution.

Article 17.- Handling of confiscated properties

1. For confiscated properties being weapons, explosives, radioactive substances, military technical equipment and means or objects belonging to historical or cultural relics, judgment-executing bodies shall take initiative in issuing judgment execution decisions under the provisions of Article 22 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments. Within 15 days after issuing judgment execution decisions, judgment-executing bodies must carry out procedures to deliver such properties to State bodies for management according to law provisions.

2. For confiscated properties other than those prescribed in Clause 1 of this Article, judgment-executing bodies shall take initiative in issuing judgment execution decisions under the provisions of Article 22 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments. Within 15 days after issuing judgment execution decisions, judgment-executing bodies must carry out procedures to deliver such properties to finance agencies for management according to law provisions.

3. The delivery and receipt of properties prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article must be reflected in written records, describing in detail the properties and signed by the deliverers and recipients.

Article 18.- Judgment execution exemption and reduction for legal fees and fines

1. Judgment debtors shall be considered having no property, income or other conditions for judgment execution when they meet one of the conditions prescribed at Point a (excluding the cases where judgment debtors have common properties which have not yet been divided or properties which cannot be handled for objective reasons for judgment execution) or Point b, Clause 2, Article 8 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The following cases shall be considered for judgment execution exemption:

a/ Judgment debtors meet all conditions prescribed in Clause 1, Article 32 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments and Clause 1 of this Article and have to pay the remaining judgment execution sum of VND twenty million or less;

b/ For persons sentenced to pecuniary penalties, who had actively served part of their penalties but then fell into such prolonged special economic plights caused by natural calamities, fires, accidents or ailments that they are unable to pay the remaining pecuniary penalties or recorded great exploits, the judgment execution exemption shall comply with the provisions of Clause 2, Article 58 of the Penal Code.

3. Judgment execution reduction shall be considered when judgment debtors meet all conditions prescribed in Clause 1, Article 32 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments and Clause 1 of this Article in the following cases:

a/ If the remaining judgment execution sum is between over VND twenty million and VND five hundred million, judgment execution reduction shall be considered but each reduction shall not exceed half of the remaining judgment execution sum;

b/ If the remaining judgment execution sum is between over VND five hundred million and VND one billion, judgment execution reduction shall be considered but each reduction shall not exceed one third of the remaining judgment execution sum;

c/ If the remaining judgment execution sum is over VND one billion, judgment execution reduction shall be considered but each reduction shall not exceed one fifth of the remaining judgment execution sum.

4. Judgment execution exemption and reduction shall be considered once every quarter in a year but each judgment debtor shall be considered for exemption or reduction only once a year.

5. Judgment-executing bodies that are processing the cases shall compile dossiers for consideration of judgment execution exemption or reduction, including also the cases already transferred to commune-level People's Committees for execution supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Justice Ministry shall coordinate with the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Public Security Ministry and the Finance Ministry in guiding judgment execution exemption and reduction procedures.

Chapter III

COERCIVE MEASURES

Article 19.- Principles for application of coercive judgment execution measures

1. Executors may only apply coercive measures prescribed in Article 37 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

2. Coercive judgment execution measures shall be applied only after the expiry of the time limit for voluntary judgment execution, except for the cases where coercive measures need to be immediately applied as prescribed in Clause 2, Article 7 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

Coercive execution shall not be allowed during the time prescribed in Clause 3, Article 7 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments; fifteen days before and after the Lunar New Year Day; and traditional days for policy beneficiaries who are judgment debtors, and other cases prescribed by the Justice Minister.

3. The applied coercive measures must correspond to the obligations of judgment debtors.

4. Executors shall base themselves on the contents of judgments or decisions; nature and extent of judgment execution obligations; conditions of judgment debtors; the involved parties' proposals as well as the practical situation of localities to apply appropriate coercive judgment execution measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Judgment debtors' other lawful incomes other than salaries, retirement allowances or working capacity-loss allowances prescribed in Clause 1, Article 40 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, are incomes of employees or workers in economic organizations; incomes of cooperative members; bonuses and other lawful incomes which they receive from organizations or individuals that are managing such incomes.

The minimum subsistence levels for judgment debtors and persons whom judgment debtors are obliged to provide alimonies for or to nurture shall be determined on the basis of the practical conditions of each locality where they live.

2. The coercive measure to subtract incomes prescribed in Article 40 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall be also applied to the case where judgment debtors have no other property for judgment execution.

Article 21.- Distraint, hand-over of properties

1. Before issuing property distraint decisions, executors shall request the property ownership and use right registration agencies to supply information on the judgment debtors' property ownership and use rights; request the security transaction registration agencies to supply information on whether or not the to be-distrained properties are being used as security for the performance of the judgment debtors' obligations or whether or not the properties the judgment debtors are managing or using are financial hire-purchase properties. Within five working days, the above-said agencies must reply in writing to executors regarding these requests.

2. When distraining properties, executors must provisionally calculate the values of to be-distrained properties for distraint corresponding to judgment execution obligations and pay judgment execution expenses. For the provisional calculation of the values of distrained properties, executors shall base themselves on market prices and may, at the same time, consult functional agencies and the involved parties.

3. In case of distraining locked dwelling houses or packed things, executors shall request judgment debtors or persons who are using or managing such properties to unlock or unpack them; if judgment debtors or persons who are using or managing the properties refuse to abide by or are deliberately absent, executors shall make records (with at least two witnesses and with the participation of representatives of commune-level People's Committees and people's procuracies of the same level) on unlocking or unpacking such properties for examination, specifically enumerating all properties, then distrain them according to law provisions.

Where judgment debtors, judgment creditors or persons with related rights and obligations are serving imprisonment sentences, executors shall notify them of judgment execution decisions and notices through prison superintendents. The imprisoned persons may authorize other persons to exercise their rights or perform their obligations related to judgment execution according to law provisions.

4. When detecting that third persons are keeping judgment debtors' properties, executors shall request such persons to hand such properties to judgment-executing bodies for judgment execution. If third persons fail to voluntarily abide by judgment-executing bodies' requests, executors shall issue decisions to coercively distrain such properties for judgment execution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When distraining properties over which there are disputes which have not yet been brought by the involved parties to court for settlement, executors shall guide the involved parties to initiate lawsuits to protect their interests. Past ninety days, counting from the date they are guided, if the involved parties fail to initiate lawsuits, executors shall continue handling such properties for judgment execution (except for the cases the involved parties cannot initiate lawsuits within the prescribed time limit due to objective obstacles prescribed in Article 2, Article 7 of this Decree).

5. Where distrained properties are subject to ownership or use right registration or security transaction registration, when issuing decisions to distrain such properties, executors must immediately notify the property distraint to the following agencies:

a/ Land use right registration offices, agencies with competence to register assets attached to land, for the case of distraint of land use right, assets attached to land;

b/ Vietnam Aviation Administration, for the case of distraint of aircraft;

c/ Regional sea-going ship and crew registration agencies, for the case of distraint of sea-going ships;

d/ The Road Traffic Police Department; Road Traffic Police Sections, for the case of distraint of road motorized traffic means;

e/ Registration agencies under the National Security Transaction Department of the Justice Ministry, for the case of distraint of properties other than those prescribed at Points a, b and c of this Clause, except for distrained properties which are of small value or have been assigned to individuals or organizations that have conditions for preservation or are preserved in judgment-executing bodies' storehouses.

f/ Other agencies with competence to register ownership and use rights according to law provisions.

6. As from the time of receiving notices on distraint of properties, property ownership and use right registration agencies shall not register the transfer of such properties, unless otherwise prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within three working days as from the date of release of distrained properties or completion of the sale or hand-over of distrained properties for judgment execution, judgment-executing bodies must notify such to the property ownership and use right registration agencies or security transaction registration agencies prescribed in Clause 5 of this Article.

7. The coercive hand-over of houses or transfer of land use rights prescribed in Article 54 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall also apply to the case of division of common properties.

Article 22.- Properties not to be distrained

1. Where judgment debtors are individuals, judgment-executing bodies shall not distrain the following properties for judgment execution:

a/ Food quantities for essential needs of judgment debtors and their families during the time they have no incomes or new harvested products; medicine quantities for disease prevention and treatment needs of judgment debtors and their families;

b/ Necessary ordinary labor tools used as main or sole living means of judgment debtors and their families, such as plows, rakes, hoes, shovels, pack-bicycles, cyclos, and tools of small value;

Valuable labor tools like motorcycles, automobiles, vessels, plowing machines, grinding machines and other valuable tools shall be still distrained by executors for sale for judgment execution and part of the proceeds therefrom shall be left for judgment debtors to buy substitute labor tools of lower value;

c/ Necessary clothes and ordinary personal belongings of judgment debtors and their families according to the minimum standards of each locality, such as cooking pots, bowls and plates, furniture, and other ordinary articles of small value. Such daily-life items or personal belongings as television sets, refrigerators, air-conditioners, washing machines, computers, gold rings, beds, wardrobes and valuable articles shall still be distrained by judgment-executing bodies for ensuring judgment execution;

d/ Ordinary worshiping objects according to local practices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Medicines, means, tools and assets of health, medical examination and treatment establish-ments, except for those which are circulated for business purposes; food, foodstuffs, tools and properties in service of mid-shift meals of laborers;

b/ Nurseries, school buildings, equipment, means and articles belonging to these establishments, if they are not circulated by enterprises for business purposes;

c/ Equipment, means and tools to ensure labor safety, fire prevention and fighting, environmental pollution prevention and control;

d/ Important infrastructure in service of public interests, security and defense;

e/ Materials and raw materials, finished and semi-finished products being hazardous and dangerous chemicals or properties banned from circulation;

f/ Volumes of materials, raw materials and semi-finished products currently lying in closed production chains;

g/ Other special cases prescribed by the Justice Minister after consulting the Finance Minister.

3. For State agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations (called collectively agencies, organizations) operating with State budget capital, judgment-executing bodies shall not distrain properties directly allocated from the State budget but request such agencies, organizations to propose in writing competent agencies to provide financial supports for judgment execution according to the provisions of Article 33 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments and Article 4 of this Decree.

Where agencies, organizations have revenues from other lawful activities, judgment-executing bodies shall distrain properties originated from such revenues for judgment execution, excluding the following properties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Nurseries, school buildings, equipment, means and articles belonging to these establishments, if they are not circulated by agencies or organizations for business purposes;

c/ Equipment, means and tools to ensure labor safety, fire prevention and fighting, environmental pollution prevention and control;

d/ Office buildings.

Article 23.- Valuation of properties

1. After the distraint, if the involved parties can reach agreement on the value of distrained properties, executors shall make written records clearly stating such agreement and containing the signatures of the involved parties.

The time limit for the involved parties to reach agreement on the value of properties is five days as from the date such properties are distrained. For fresh and raw, perishable properties, when distraining them, the involved parties must immediately reach agreement on their value.

2. Executors shall set up valuation councils with the composition prescribed in Clause 2, Article 43 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments and the executors as their heads in order to value the distrained properties when the involved parties fail to reach agreement on their value or when the participation of experts is required for the property valuation. In case of necessity, executors may hire or solicit expertise of the properties' values. When requested by executors, professional agencies must appoint their professional staff to take part in the valuation.

Professional agencies' representatives in the valuation councils are persons who have professional or technical qualifications relevant to the to be-valued properties and are professionally managed by competent agencies. If the to be-valued properties are dwelling houses, the valuation councils must have members who are representatives of house and land management agencies and construction management agencies.

The property valuation councils shall base themselves on the market prices at the time of valuation and the professional opinions of property-expertising agencies or organizations to value properties. They shall decide on the value of properties by majority; where divergent opinions on the value of properties are equal in numbers, the side sharing the opinion of the council's head shall be the basis for determining the reserve prices for selling the properties. Members of the valuation councils may reserve their opinions and propose the heads of judgment-executing bodies to re-consider the valuation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The settlement of complaints about property valuation shall comply with the provisions of the Ordinance on Execution of Civil Judgments regarding the settlement of complaints about judgment execution.

Article 24.- Re-valuation of properties

The re-valuation of properties prescribed at Point a and Point b, Clause 5, Article 43 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall be conducted as follows:

1. The property valuation shall be considered having breached procedures in one of the following cases:

a/ The valuation council is not properly composed according to regulations;

b/ The involved parties are not properly notified to take part in the property valuation;

c/ Regulations on property prices are wrongly applied to properties having their prices uniformly managed by the State;

d/ Serious errors are committed in the classification or determination of the value percentages of properties;

e/ Other cases prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The property prices see fluctuations of 20% or more, for properties valued at under VND 100 million;

b/ The property prices see fluctuations of 10% or more, for properties valued at between VND 100 million and under VND one billion;

c/ The property prices see fluctuations of 5% or more, for properties valued at VND one billion or more.

3. The involved parties may propose judgment-executing bodies to re-consider the prices when there are price fluctuations before the notices on property auctions are made public. Judgment-executing bodies shall base themselves on the market prices and prices supplied by price management agencies to determine whether or not there are price fluctuations and decide on the re-valuation.

Article 25.- Preservation of properties for judgment execution

1. Judgment-executing bodies shall preserve properties for judgment execution according to judgments or decisions. Where judgments or decisions do not identify persons responsible for preserving the properties, the property preservation shall be as follows:

a/ Distrained properties shall be assigned to judgment debtors, owners or their relatives for preservation;

b/ If distrained properties are not being preserved by judgment debtors or owners, they shall be assigned to persons who are using or managing them for preservation;

c/ If judgment debtors, persons who are using or managing properties, or judgment debtors' relatives refuse to preserve the distrained properties or they allegedly show signs of dispersing or destroying such properties or obstructing the judgment execution, the distrained properties shall, on a case-by-case basis, be assigned to individuals or organizations with preservation conditions or be preserved at the judgment-executing bodies' storehouses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Where they are subject to confiscation into public funds but not handled yet, executors shall deposit them in State treasuries of the same level according to general regulations;

b/ Where they are distrained to secure the performance of financial obligations, executors must complete procedures to deposit these properties at banks.

Article 26.- Sale of distrained properties

1. For types of distrained properties prescribed in Clause 1, Article 47 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, within ten working days as from the date of valuation, judgment-executing bodies must carry out procedures to sign contracts with auction organizations to authorize them to sell such properties.

For localities where auction organizations have not yet been established or for difficult-to-access, distant places, the heads of judgment-executing bodies shall consider and decide that their judgment execution bodies shall auction properties for judgment execution and take responsibility for such decisions.

The procedures for auction of distrained properties shall comply with the Government's regulations on property auction.

2. For properties valued at VND five hundred thousand or less or perishable properties prescribed in Clause 2, Article 47 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments, executors shall organize the sale thereof in the presence of witnesses without having to go through auction procedures.

For fresh and raw, perishable properties, if nobody offer higher prices, executors shall sell them at the pre-determined prices or prices agreed upon by the involved parties. If such properties are unsalable, to prevent them from perishing, executors may sell them at prices lower than the prices already agreed upon by the involved parties or the pre-determined prices. If such properties cannot be sold though, executors shall return them to judgment debtors. If judgment debtors refuse to receive while such properties go bad and become valueless, executors shall organize the destruction thereof as prescribed in Article 36 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

3. The following persons must not participate in buying properties on sale for judgment execution:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Other cases prescribed by law.

4. The settlement of complaints about, and denunciations against, the auction of properties by auction organizations shall comply with the Government's regulations on property auction.

The settlement of complaints about, and denunciations against, the auction of properties by judgment-executing bodies shall comply with the provisions of the Ordinance on Execution of Civil Judgments regarding the settlement of complaints about, and denunciations against, judgment execution.

Article 27.- Order of payment of judgment execution money

1. The payment of judgment execution money prescribed in Article 51 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments shall be made on the following principles:

a/ Judgment execution money collected under coercive judgment execution decisions shall be paid to judgment creditors that have filed written requests by the time such coercive judgment execution decisions are issued. If there are many judgment creditors, the priority order of payment to them shall follow the payment order prescribed in Article 51 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments. If there are many judgment creditors in the same priority order, the collected judgment execution money shall be paid to these creditors in proportion to the money sums they are entitled to from judgment execution;

b/ The remaining sum (if any) shall be paid to judgment creditors under other judgment execution decisions issued by the time of payment in the priority order prescribed in Article 51 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments.

2. Where a judgment involves many judgment creditors but only some of them file written judgment execution requests and the judgment debtors' properties are insufficient for performing their property obligations under such judgment, when handling the proceeds from the property sale, the judgment-executing body shall temporarily deduct and deposit at a bank part of such proceeds which is in proportion to the amount which judgment creditors who have not made written judgment execution requests shall receive. The judgment-executing body shall issue a notice fixing a time limit of no more than one month for such judgment creditors to exercise their right to file their written judgment execution requests. Past this notified time limit, if the judgment-executing body does not receive any new written judgment execution requests, the remaining money, which is temporarily deposited in a bank, shall be further paid to those who have filed written judgment execution requests according to the provisions of Point a, Clause 1 of this Article.

3. The proceeds from the sale of properties which have been declared by courts to be distrained for securing the performance of a given obligation shall be prioritized to be paid for such obligation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Judgment debtors must bear coercive judgment execution expenses, including:

a/ Property distraint expenses: remunerations for coercion council members; expenses for coercion protection; expenses for fire and explosion prevention (if any); expenses for partition construction, except for cases where judgments or decisions clearly state that judgment creditors must bear part or whole of partition construction expenses;

b/ Expenses for property valuation and re-valuation, except for the cases prescribed at Point a of Clause 2 and Clause 3 of this Article; expenses for property auction; remunerations for valuation council members, expenses for property re-valuation (if judgment debtors request re-valuation); rents of venues and means for holding auctions (if any); auction charges as prescribed (for cases where executors authorize auction organizations to sell properties);

c/ Expenses for hiring of property look-out and preservation; expenses for property loading, unloading and transport;

d/ Expenses for coercion notification;

Remuneration levels for persons personally involved in coercion shall comply with the Prime Minister's regulations. Other expenses shall be actual, reasonable expenses approved by the heads of judgment-executing bodies at the proposals of executors. Coercion expenses must be notified to the involved parties.

Coercive judgment execution expenses shall be paid by judgment debtors or deducted from the proceeds from the auction of distrained properties or from judgment debtors' properties which are being kept, leased, borrowed or repaired by other persons.

2. Judgment creditors must bear coercive judgment execution expenses, including:

a/ Property re-valuation expenses (if judgment creditors request property re-valuation, except for cases of re-valuation prescribed at Point a, Point c, Clause 5, Article 43 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The State budget shall cover coercive judgment execution expenses in the case of property re-valuation prescribed at Point a, Clause 5, Article 43 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments; where the involved parties are entitled to exemption from, or reduction of, coercive judgment execution expenses prescribed in Clause 5 of this Article and other necessary expenses (if any).

Persons at fault in the violations of property valuation procedures, the illegal decisions on the exemption from, or reduction of, coercive judgment execution expenses, resulting in the State budget's incurrence of coercion expenses shall have to indemnify such expenses to the State budget.

4. Before organizing the coercive judgment execution, executors must make and submit to the heads of judgment-executing bodies for approval coercion plans with the following contents: coercion time, forces and plans; estimated coercion expenses. On the basis of the approved coercion plans, executors shall carry out procedures to advance funds for coercive activities. When handling properties or collecting money from judgment debtors, executors must carry out procedures to immediately refund advanced amounts.

Coercion expense estimates shall be notified to the involved parties before the coercion takes place.

5. Where the involved parties fall into the subjects prescribed at Point a, Clause 1, Article 30 of this Decree, the may make petitions (certified by the commune-level People's Committees of the places where they reside) to the heads of judgment-executing bodies for consideration of exemption from, or reduction of, coercive judgment execution expenses.

Chapter IV

JUDGMENT EXECUTION FEES

Article 29.- Fee payers; judgment execution fee-collecting agencies; fee rates; collection, remittance, management and use of judgment execution fees

1. Judgment creditors prescribed in Article 20 of the Ordinance on Execution of Civil Judgments must pay judgment execution fees for judgment execution amounts, which are calculated according to the value of properties or money sums they actually receive, except for the execution of the following amounts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Compensations for life loss, health deterioration, honor and dignity damage;

c/ Salaries, wages;

d/ Job-loss allowances, severance allowances; social insurance premiums; compensations for damage caused by dismissal or labor contract termination;

e/ Other cases prescribed by law.

2. Judgment-executing bodies that organize the execution of cases shall collect judgment execution fees.

3. Fee rates, fee collection, remittance, management and use, exemption and reduction shall be specifically guided by the Finance Ministry and the Justice Ministry.

Article 30.- Judgment execution fee exemption and reduction

1. In the following cases, judgment creditors may be considered for judgment execution fee exemption or reduction:

a/ Meeting with economic difficulties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Belonging to families short of manpower, suffering from disabilities or prolonged ailments.

2. To be considered for judgment execution fee exemption or reduction, the involved parties must make written requests, certified by the commune-level People's Committees of the places where they reside or live or by the heads of the agencies or organizations where they are working.

Written requests for judgment execution fee exemption or reduction shall be submitted to the judgment-executing bodies that collect judgment execution fees. The heads of the judgment-executing bodies that receive written requests shall consider and decide on the judgment execution fee exemption or reduction.

Article 31.- Complaints about judgment execution fees

All complaints about the collection of judgment execution fees shall be settled according to the provisions of the Ordinance on Execution of Civil Judgments regarding the settlement of complaints about judgment execution.

Chapter V

HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 32.- Acts of administrative violation and sanctioning levels

1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 for one of the following acts committed by judgment debtors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having received the second notices or summonses but still failing to come to the places indicated in such notices or summonses to execute the judgments without plausible reasons.

2. A fine of between VND 100,000 and 200,000 for one of the following acts committed by judgment debtors:

a/ Deliberately refuse to execute temporary urgent decisions issued by courts or judgments or decisions which must be promptly executed;

b/ Failing to perform the work which must be performed or failing to stop performing the work which must not be performed under court judgments or decisions;

c/ Having conditions for judgment execution but delaying the performance of judgment-executing obligations;

d/ Dispersing or damaging properties in order not to perform judgment- executing obligations or shirking the distraint of properties for judgment execution;

e/ Failing to comply with the executors' requests to hand over papers related to properties handled for judgment execution without plausible reasons.

3. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the acts of illegally using, transferring, swapping, hiding or changing the conditions of, distrained properties, which are not serious enough to be examined for penal liability.

4. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Breaking seals or sabotaging distrained properties, which are not serious enough to be examined for penal liability;

c/ Failing to comply with the executors' decisions to deduct account deposits, subtract incomes or withdraw valuable papers of judgment debtors.

Article 33.- Competence to sanction violations

1. Executors on duty shall have the right to serve cautions and impose fines of up to VND 200,000 for administrative violation acts prescribed in Article 32 of this Decree.

2. The heads of district-level judgment-executing bodies shall have the right to serve cautions and impose fines of up to VND 500,000 for administrative violation acts prescribed in Article 32 of this Decree.

3. The heads of provincial-level judgment-executing bodies, the heads of military zone-level judgment-executing bodies shall have the right to serve cautions and impose fines of up to VND 1,000,000 for administrative violation acts prescribed in Article 32 of this Decree.

4. The presidents of commune-level People's Committees shall have the right to serve cautions and impose fines of up to VND 100,000 for administrative violation acts prescribed in Clause 1, Article 32 of this Decree.

Article 34.- Procedures for sanctioning violations and settlement of complaints about, and denunciations against, the sanctioning of administrative violations

1. The sanctioning principles, statute of limitations for sanctioning, aggravating and extenuating circumstances, sanctioning order and procedures shall comply with the provisions of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and relevant legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 69/CP of October 18, 1993 prescribing civil judgment execution procedures.

Article 36.- Implementation responsibility

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies, and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No.173/2004/ND-CP of September 30, 2004 prescribing the procedures for, coercion of, and sanctioning of administrative violations in, the execution of civil judgments

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.918

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.28.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!