Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 40/2008/TT-BTC xác định trị giá hải quan hàng hoá xuất nhập khẩ hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP

Số hiệu: 40/2008/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 21/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: 40/2008/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2008

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 40/2007/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 11/7/2003 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

Phần 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.

1. Thông tư này quy định việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế và thống kê đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng áp dụng Thông tư này.

3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.

II. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN.

1. Trị giá hải quan nhằm mục đích tính thuế (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau:

a) Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F).

Trường hợp không có hợp đồng mua bán hàng hóa, trị giá tính thuế xuất khẩu là trị giá khai báo của người khai hải quan.

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ mục I đến mục VI phần II Thông tư này và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

Trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại các mục IV và mục V phần II Thông tư này có thể thay đổi cho nhau.

2. Trị giá hải quan phục vụ mục đích thống kê (sau đây gọi là trị giá thống kê) được xác định theo nguyên tắc sau:

a) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, trị giá thống kê được xác định dựa trên trị giá tính thuế đã được xác định theo các nguyên tắc và phương pháp quy định tại điểm b khoản 1 mục này.

b) Đối với hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế, hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế hoặc không xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại điểm b khoản 1 mục này thì trị giá thống kê là trị giá do người khai hải quan khai báo theo nguyên tắc sau:

- Đối với hàng hoá nhập khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu nhập đầu tiên (giá CIF);

- Đối với hàng hoá xuất khẩu, trị giá thống kê là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF).

III. THỜI ĐIỂM XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ THỜI HẠN NỘP THUẾ.

1. Thời điểm xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối với trường hợp phải trì hoãn việc xác định trị giá tính thuế, thì thời điểm xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là ngày cơ quan hải quan hoặc người khai hải quan xác định được trị giá tính thuế theo quy định tại Thông tư này.

2. Thời hạn nộp thuế:

a) Đối với khoản chênh lệch giữa số tiền thuế do cơ quan hải quan ấn định với số tiền thuế do người nộp thuế tự khai, tự tính trong trường hợp hàng hoá đã được thông quan là 10 (mười) ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan ký quyết định ấn định thuế ;

b) Đối với trường hợp khác, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 42 của Luật Quản lý thuế.

IV. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ.

Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1."Hợp đồng mua bán hàng hoá" là thoả thuận mua bán hàng hoá dưới hình thức văn bản để nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho người mua và nhận tiền; người mua có nghĩa vụ trả tiền cho người bán và nhận hàng. Các hình thức điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác được in ra giấy cũng được coi là hình thức văn bản.

2. "Hoa hồng mua hàng" là khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện cho mình để mua hàng hoá nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất.

3."Hoa hồng bán hàng" là khoản tiền mà người bán trả cho đại lý đại diện cho mình để bán hàng hoá xuất khẩu cho người mua.

4. “Phí môi giới" là khoản tiền mà người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao dịch mua bán hàng hoá nhập khẩu.

5. “Tiền bản quyền và phí giấy phép” là khoản tiền mà người mua phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ ủy quyền hoặc người cấp phép để được sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: tiền trả cho bằng sáng chế, bản quyền thiết kế, nhãn hiệu thương mại, quyền sử dụng nhãn hiệu, bản quyền tác giả, giấy phép sản xuất.

6. Hàng hóa có trị giá được coi là “xấp xỉ” với nhau: nếu sự chênh lệch giữa chúng do các yếu tố khách quan sau đây tác động đến:

- Bản chất của hàng hoá, tính chất của ngành sản xuất ra hàng hoá;

- Tính thời vụ của hàng hoá;

- Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.

Trong khi xem xét tính xấp xỉ của hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua bán.

7. “Hàng hoá nhập khẩu giống hệt” là những hàng hoá nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:

- Đặc điểm vật chất như bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hoá…;

- Chất lượng sản phẩm;

- Danh tiếng của nhãn hiệu sản phẩm;

- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được uỷ quyền.

Những hàng hoá nhập khẩu về cơ bản đáp ứng các điều kiện là hàng hoá nhập khẩu giống hệt nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá thì vẫn được coi là hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.

8. “Hàng hoá nhập khẩu tương tự” là những hàng hoá mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:

- Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;

- Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;

- Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;

- Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận thay thế hàng hoá này cho hàng hoá kia;

- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác được uỷ quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam.

Những hàng hoá nhập khẩu không được coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất ra một trong những hàng hoá đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán.

9. "Hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại" là những hàng hoá nằm trong cùng một nhóm hoặc một tập hợp nhóm hàng hoá do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản xuất ra, bao gồm hàng hoá nhập khẩu giống hệt và hàng hoá nhập khẩu tương tự.

Ví dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U, I, V…) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hoá cùng chủng loại.

- Trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ.

- Trong phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá tính toán “hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hoá nhập khẩu có cùng xuất xứ với hàng hoá đang xác định trị giá tính thuế.

10. “Cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên vận tải đơn. Đối với loại hình vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc đường sông thì “cửa khẩu nhập đầu tiên” là cảng đích ghi trên hợp đồng.

Phần 2:

TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

I. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO TRỊ GIÁ GIAO DỊCH.

Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu trước hết phải được xác định theo trị giá giao dịch.

Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại mục VII phần II Thông tư này.

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán được xác định bằng tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu.

1. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định, như: Các quy định về việc hàng hoá nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hoá phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan,...

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hoá; hoặc

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hoá.

Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hoá nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hoá đó.

Ví dụ: Người bán yêu cầu người mua không được bán hoặc trưng bày hàng hoá nhập khẩu trước khi giới thiệu hàng hoá này ra thị trường.

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ:

- Người bán định giá hàng hoá nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hoá khác nữa.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hoá khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.

- Giá cả của hàng hoá nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở một hình thức thanh toán không liên quan trực tiếp tới hàng hoá nhập khẩu, như: hàng hoá nhập khẩu là hàng bán thành phẩm do người bán cung cấp cho người mua với điều kiện là người bán sẽ nhận lại một số lượng thành phẩm nhất định làm từ các hàng hoá nhập khẩu bán thành phẩm đó.

Trường hợp việc mua bán hàng hoá hay giá cả của hàng hoá phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan, hợp lệ để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá tính thuế phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.

c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hoá nhập khẩu, người mua không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hoá nhập khẩu mang lại, không kể khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 mục VII Phần II Thông tư này.

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Việc xem xét ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch được hướng dẫn tại khoản 3 mục này.

2. Trị giá giao dịch bao gồm các khoản sau đây:

a) Giá mua ghi trên hoá đơn:

Trường hợp giá mua ghi trên hoá đơn có bao gồm các khoản giảm giá cho lô hàng nhập khẩu thì các khoản này được trừ ra để xác định trị giá tính thuế, với điều kiện việc giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển và có số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khoản giảm giá này ra khỏi giá hoá đơn và các chứng từ đó phải nộp cùng với tờ khai hải quan.

Các loại giảm giá bao gồm:

- Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hoá;

- Giảm giá theo số lượng hàng hoá mua bán;

- Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán;

Khoản giảm giá được chấp nhận trừ ra khi xác định trị giá tính thuế với điều kiện các khoản giảm giá phải phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế.

Trường hợp hàng hoá có khoản giảm giá theo hợp đồng, được nhập khẩu theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau, thì khoản giảm giá chỉ được xem xét, chấp nhận sau khi doanh nghiệp nộp bản kê khai và các tài liệu, hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hợp đồng. Cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai hải quan có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ, hồ sơ, tài liệu có liên quan do doanh nghiệp nộp, chứng minh khoản giảm giá đã được thực hiện.

b) Các khoản điều chỉnh theo hướng dẫn tại mục VII Phần II Thông tư này.

c) Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hoá đơn, bao gồm:

- Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá.

- Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán như khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ.

3. Xác định ảnh hưởng của mối quan hệ đặc biệt đến trị giá giao dịch:

a) Trong trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai báo về việc này và xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.

b) Trên cơ sở những thông tin có sẵn, trường hợp cơ quan hải quan có nghi ngờ cho rằng mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho người khai hải quan biết căn cứ nghi ngờ.

c) Cơ quan hải quan phải tạo điều kiện để người khai hải quan giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan nhằm làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu nêu tại điểm d khoản này.

Nếu quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà người khai hải quan không giải trình và cung cấp thêm thông tin có liên quan thì cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhập khẩu theo nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này.

d) Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu thoả mãn một trong hai điều kiện sau:

d.1) Mặc dù có mối quan hệ đặc biệt nhưng giao dịch mua bán đó được tiến hành như giao dịch mua bán với những người mua không có quan hệ đặc biệt:

- Ví dụ 1:

+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu được đàm phán và thống nhất trong hợp đồng thương mại theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thoả thuận giá cả thông thường của ngành hàng đó hoặc theo cách mà người bán đưa ra giá mua bán hàng hoá cho những người mua không có quan hệ đặc biệt khác.

+ Giá mua bán hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hoá cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.

Cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cách thức mà người mua và người bán tổ chức mối quan hệ mua bán và cách thức đàm phán để đạt được mức giá khai báo, từ đó đưa ra kết luận là trị giá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đặc biệt hay không.

d.2) Hoặc trị giá giao dịch đó xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày (ngày theo lịch) trước và 60 ngày sau ngày xuất khẩu lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế:

- Trị giá tính thuế được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);

- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo trị giá khấu trừ quy định tại mục IV Phần II Thông tư này;

- Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo trị giá tính toán quy định tại mục V Phần II Thông tư này.

d.3) Những trị giá tính thuế trên đây chỉ nhằm mục đích so sánh và phải điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện với hàng hoá nhập khẩu đang chứng minh:

- Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán: Việc điều chỉnh trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang chứng minh được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 mục III Phần II Thông tư này.

- Điều chỉnh các khoản phải cộng, phải trừ theo hướng dẫn tại mục VII Phần II Thông tư này.

4. Xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu là “phương tiện trung gian” có chứa “phần mềm” dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu:

a) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là phương tiện trung gian có chứa phần mềm, là trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho phương tiện trung gian đó, không bao gồm trị giá của phần mềm mà nó chứa đựng, với điều kiện trên hóa đơn trị giá của phần mềm được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.

Trị giá tính thuế của phương tiện trung gian bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và chi phí để ghi hoặc cài đặt phần mềm vào phương tiện trung gian.

“Phần mềm” trong quy định này là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác mà khi chuyển tải vào một thiết bị xử lý dữ liệu thì có khả năng làm thiết bị đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể (ví dụ: chương trình phần mềm, các chỉ dẫn mô tả chương trình thông tin số hoá). Các sản phẩm âm thanh, hình ảnh phim truyện hoặc hình ảnh video không được coi là phần mềm theo quy định này.

“Phương tiện trung gian” được hiểu là đĩa mềm, đĩa CD, băng từ, thẻ từ hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm sẽ phải được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu.

“Phương tiện trung gian” ở đây không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.

b) Không áp dụng quy định tại điểm a khoản này khi xác định trị giá tính thuế cho các phương tiện, máy móc, thiết bị có chứa phần mềm nhập khẩu, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Phần mềm được ghi, cài đặt hoặc tích hợp trong các hàng hóa nhập khẩu không phải “phương tiện trung gian” hoặc trong phần cứng của các máy móc, thiết bị.

- Trị giá thực thanh toán cho phần mềm nhập khẩu là một trong các khoản phải cộng quy định tại mục VII Phần II Thông tư này.

5. Chứng từ phải nộp:

- Hồ sơ hải quan theo quy định;

- Các chứng từ khác có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

II. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU GIỐNG HỆT.

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch hướng dẫn tại mục I Phần II Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt.

Phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt được thực hiện như hướng dẫn tại mục III Phần này, trong đó cụm từ “hàng hoá nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hoá nhập khẩu giống hệt”.

III. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO TRỊ GIÁ GIAO DỊCH CỦA HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TƯƠNG TỰ.

1. Xác định trị giá tính thuế:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn tại mục I và mục II Phần II Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 mục này.

Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.

2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự:

Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đảm bảo các điều kiện sau:

a) Điều kiện về thời gian xuất khẩu:

Lô hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước và 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

b) Điều kiện mua bán:

b.1) Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:

b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.

b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại tiết b.1.1 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại tiết b.1.1 và b.1.2 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập khẩu nêu tại tiết b.1.1, b.1.2, b.1.3 thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

b.2) Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:

Lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị giá.

Nếu có sự chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế.

c) Khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, nếu không tìm được hàng hoá nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản xuất hoặc người sản xuất khác được uỷ quyền thì mới xét đến hàng hoá được sản xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.

d) Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá tính thuế, trị giá tính thuế là trị giá giao dịch thấp nhất.

Nếu trong thời gian làm thủ tục hải quan mà không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì không xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại mục II hoặc mục III Phần II Thông tư này mà phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

3. Chứng từ, tài liệu phải nộp:

a) Đối với người khai hải quan khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp các tài liệu sau:

- Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của hàng hoá nhập khẩu tương tự;

- Hợp đồng vận tải của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

- Hợp đồng bảo hiểm của hàng hoá nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);

- Hợp đồng thương mại, hoá đơn thương mại của hàng hoá nhập khẩu tương tự, các bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng, cấp độ thương mại);

- Các hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác cần thiết và liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (nếu cần thiết).

b) Đối với cơ quan hải quan khi áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự phải căn cứ vào các thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan nơi xác định trị giá tính thuế và các tài liệu, chứng từ do người khai hải quan cung cấp để xác định trị giá tính thuế.

IV. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO TRỊ GIÁ KHẤU TRỪ.

1. Xác định trị giá tính thuế:

Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn từ mục I đến mục III Phần II Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự trên thị trường nội địa Việt Nam và trừ (-) các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu.

Không áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:

- Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng chưa được hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam;

- Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp, nêu tại tiết d.1 điểm d khoản 2 mục VII Phần II Thông tư này.

2. Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:

a) Đơn giá bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế, hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu.

b) Đơn giá bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hoá được bán ra với số lượng luỹ kế lớn nhất ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hoá được bán ra ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc biệt.

Ví dụ 2: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2005. Một lô hàng trong đó có mặt hàng giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:

Đơn giá

Số lượng/lần bán

Thời gian bán

Số luỹ kế

900 đồng/chiếc

50 chiếc

28/3/2005

100 chiếc

30 chiếc

15/1/2005

20 chiếc

3/3/2005

800 đồng/chiếc

200 chiếc

20/1/2005

450 chiếc

250 chiếc

12/2/2005

Tổng cộng:

550 chiếc

Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450 chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về lựa chọn đơn giá bán, đó là:

- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450 chiếc).

- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu.

3. Nguyên tắc khấu trừ:

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam.

Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp theo pháp luật về kế toán Việt Nam.

4. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng:

Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên thị trường Việt Nam, gồm các khoản sau:

a) Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá sau khi nhập khẩu, cụ thể:

a.1) Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá phát sinh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa Việt Nam;

a.2) Chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển từ kho hàng của người nhập khẩu trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các khoản chi phí này.

b) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam.

c) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hoá nhập khẩu tại Việt Nam.

c.1) Trường hợp người nhập khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng. Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm a và b khoản này thì không được khấu trừ thêm các khoản chi phí này.

c.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá khấu trừ.Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng hoá trên thị trường nội địa, như: chi phí về tiếp thị hàng hoá, chi phí về lưu giữ và bảo quản hàng hoá trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng,...

Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.

5. Đối với hàng hoá được bán không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu:

a) Trường hợp không tìm được đơn giá bán của hàng hoá được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu thì lấy đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu đã qua quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm tăng thêm giá trị của hàng hoá, với điều kiện có thể định lượng được các chi phí gia tăng do quá trình gia công, chế biến thêm ở trong nước và các chi phí đã nêu tại khoản 4 mục này. Trường hợp không tách được các chi phí gia tăng này khỏi giá bán, thì không áp dụng được phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

b) Trường hợp sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu vẫn giữ nguyên được đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu, nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hoá được bán ra trên thị trường trong nước thì không được áp dụng trị giá khấu trừ để xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá nhập khẩu.

c) Nếu sau khi gia công, chế biến mà hàng hoá nhập khẩu bị thay đổi đặc điểm, tính chất, công dụng và không còn nhận biết được hàng hoá nhập khẩu ban đầu thì không được áp dụng phương pháp này.

6. Chứng từ, tài liệu phải nộp:

Người khai hải quan hoặc người nhập khẩu phải nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp các chứng từ sau đây cùng với hồ sơ làm thủ tục hải quan:

a) Hoá đơn bán hàng do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử dụng.

b) Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người đại lý phải trả.

c) Bản giải trình về doanh thu bán hàng và các khoản chi phí nêu tại khoản 4 mục này.

d) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

đ) Các tài liệu cần thiết khác để kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

V. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO TRỊ GIÁ TÍNH TOÁN.

1. Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ mục I đến mục IV Phần II Thông tư này thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định theo trị giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hoá nhập khẩu bao gồm các khoản sau:

a) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi phí sau:

- Chi phí quy định tại điểm a, b, c khoản 2 mục VII Phần II Thông tư này;

- Trị giá của các khoản trợ giúp theo hướng dẫn tại tiết d.1 điểm d khoản 2 mục VII Phần II Thông tư này.

Chỉ tính vào trị giá tính thuế trị giá của các sản phẩm trợ giúp quy định tại tiết d.1.4 điểm d khoản 2 mục VII Phần II được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.

b) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hoá cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.

Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hoá, nhưng chưa được tính toán theo hướng dẫn nêu tại điểm a khoản này.

c) Các chi phí vận chuyển, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá nhập khẩu theo hướng dẫn tại điểm g và h khoản 2 mục VII Phần II Thông tư này.

2. Căn cứ để xác định trị giá tính toán:

Là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động sản xuất, mua bán hàng hoá nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.

3. Chứng từ, tài liệu phải nộp:

Người khai hải quan hoặc người nhập khẩu phải nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của các tài liệu, chứng từ sau, đồng thời xuất trình bản gốc để đối chiếu:

a) Bản giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm a và b khoản 1 mục này, kèm theo bản sao có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với bản giải trình này;

b) Hoá đơn bán hàng của người sản xuất;

c) Chứng từ về các chi phí nêu tại điểm c khoản 1 mục này.

Trường hợp không có đầy đủ các chứng từ nêu trên thì không xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn tại mục này và chuyển sang phương pháp tiếp theo.

VI. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ THEO PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN.

1. Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp hướng dẫn từ mục I đến mục V Phần II Thông tư này thì trị giá tính thuế được xác định theo phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu khách quan, có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

Trị giá tính thuế theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn từ mục I đến mục V Phần II Thông tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá tính thuế, với điều kiện việc áp dụng như vậy phù hợp với các quy định tại khoản 2 mục này.

2. Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá tính thuế:

a) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam.

b) Giá bán hàng hoá ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.

c) Giá bán hàng hoá để xuất khẩu đến nước khác.

d) Chi phí sản xuất hàng hoá, trừ các chi phí sản xuất hàng hoá được sử dụng trong phương pháp tính toán.

đ) Trị giá tính thuế tối thiểu.

e) Các loại giá áp đặt hoặc giả định.

g) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế.

3. Một số ví dụ vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế:

a) Vận dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự.

a.1) Nếu không có hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước và 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn những hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn, nhưng không quá 90 ngày trước và 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá tính thuế.

a.2) Nếu không có hàng hoá nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hoá nhập khẩu tương tự có cùng xuất xứ thì lựa chọn hàng hoá nhập khẩu không cùng xuất xứ nhưng vẫn thoả mãn các điều kiện khác về hàng hoá nhập khẩu giống hệt, hàng hoá nhập khẩu tương tự.

b) Vận dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ bằng một trong các cách sau đây:

b.1) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

b.2) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hoá nhập khẩu hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt hay hàng hoá nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hoá cho người mua có quan hệ đặc biệt, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịch mua bán.

c) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo trị giá khấu trừ hoặc trị giá tính toán.

d) Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu tương tự đã được xác định theo trị giá khấu trừ hoặc trị giá tính toán.

4. Ngoài các ví dụ nêu tại khoản 3 mục này, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá tính thuế có thể dựa vào cơ sở dữ liệu giá, các tài liệu khách quan hợp pháp hợp lệ, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 2 mục này.

VII. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH.

1. Nguyên tắc điều chỉnh.

a) Đối với các khoản phải cộng, chỉ điều chỉnh khi có các điều kiện sau:

- Các khoản này do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá thực tế đã trả hay sẽ phải trả.

- Khoản phải cộng phải liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu.

- Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản phải cộng nhưng không có các số liệu khách quan để xác định trị giá tính thuế thì không xác định theo trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

b) Đối với các khoản được trừ, chỉ điều chỉnh khi có các số liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tách khỏi giá bán và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế.

2. Các khoản phải cộng:

a) Tiền hoa hồng và phí môi giới, trừ hoa hồng mua hàng. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

b) Chi phí bao bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu, bao gồm: giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận tải bao bì đến nơi đóng gói, bảo quản hàng hoá.

Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá, và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hoá nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hoá.

c) Chi phí đóng gói hàng hoá, bao gồm các khoản sau đây:

c.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói.

c.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng gói hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế.

Trường hợp người mua phải chịu các chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.

d) Trị giá của hàng hoá, dịch vụ do người mua cung cấp cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu đến Việt Nam (sau đây gọi là trị giá của khoản trợ giúp).

d.1) Các khoản trợ giúp bao gồm:

d.1.1) Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hoá nhập khẩu.

d.1.2) Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

d.1.3) Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

d.1.4) Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

d.2) Xác định trị giá của khoản trợ giúp:

- Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được mua của một người không có quan hệ đặc biệt để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.

- Nếu hàng hoá, dịch vụ trợ giúp do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu sản xuất ra để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó.

- Nếu các hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặt ở nước ngoài nhưng không có tài liệu, chứng từ để hạch toán riêng cho hàng hoá, dịch vụ trợ giúp đó thì trị giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phân bổ tổng chi phí sản xuất trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hoá, dịch vụ trợ giúp được sản xuất ra.

- Khoản trợ giúp do người mua thuê hoặc mượn thì trị giá của khoản trợ giúp là chi phí thuê, mượn.

- Khoản trợ giúp là hàng hoá đã qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là giá trị còn lại của hàng hoá đó.

- Hàng hoá trợ giúp được người mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho người bán để sử dụng vào sản xuất hàng hoá nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trị tăng thêm do gia công, chế biến vào trị giá của khoản trợ giúp.

- Khoản trợ giúp được người mua bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộng thêm phần trị giá được giảm vào trị giá tính thuế.

- Trường hợp sau khi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu còn thu được nguyên, vật liệu thừa, phế liệu từ các hàng hoá trợ giúp thì phần trị giá thu hồi được từ nguyên vật liệu thừa và phế liệu này được trừ ra khỏi trị giá của khoản trợ giúp, nếu có số liệu thể hiện trị giá của phế liệu hoặc nguyên, vật liệu thừa.

Trị giá các khoản trợ giúp được xác định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc mua bán, vận tải, bảo hiểm đến nơi sản xuất ra hàng hoá nhập khẩu.

d.3) Phân bổ trị giá khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu.

d.3.1) Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản trợ giúp.

- Trị giá các khoản trợ giúp phải được phân bổ hết cho hàng hoá nhập khẩu;

- Việc phân bổ phải lập thành các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về việc phân bổ;

- Việc phân bổ phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam.

d.3.2) Phương pháp phân bổ trị giá khoản trợ giúp:

Người khai hải quan tự phân bổ các khoản trợ giúp cho hàng hoá nhập khẩu theo một trong các phương pháp sau:

- Phân bổ cho số hàng hoá nhập khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên;

- Phân bổ theo số lượng đơn vị hàng hóa đã được sản xuất tính đến thời điểm nhập khẩu chuyến hàng đầu tiên;

- Phân bổ cho toàn bộ sản phẩm dự kiến được sản xuất ra theo thoả thuận mua bán giữa người mua và người bán (hoặc người sản xuất);

- Phân bổ theo nguyên tắc giảm dần hay tăng dần;

- Ngoài các phương pháp trên, người mua có thể sử dụng các phương pháp phân bổ khác, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chế độ kế toán và phải được lập thành chứng từ.

đ) Tiền bản quyền, phí giấy phép:

đ.1) Tiền bản quyền, phí giấy phép chỉ phải cộng vào giá thực tế đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện sau:

đ.1.1) Tiền bản quyền hoặc phí giấy phép phải được trả cho việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ, liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu đang được xác định trị giá.

Trường hợp tiền bản quyền hoặc phí giấy phép phải trả không liên quan trực tiếp đến hàng hoá nhập khẩu thì không phải cộng vào khi xác định trị giá tính thuế.

Ví dụ 3: Một người nhập khẩu trả tiền bản quyền để được sử dụng quy trình sản xuất vải in hoa mờ cho người giữ bản quyền về quy trình đó. Sau đó, người này nhập khẩu thiết bị máy móc dùng để sản xuất ra loại vải đó từ một người xuất khẩu khác (không phải là người giữ bản quyền). Khoản tiền bản quyền này không phải cộng vào trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu vì khoản thanh toán này chỉ trả cho việc sử dụng quy trình sản xuất, chứ không phải trả cho bản thân hàng hoá nhập khẩu là máy móc thiết bị.

đ.1.2) Tiền bản quyền và phí giấy phép phải do người mua trả trực tiếp hay gián tiếp. Việc trả tiền bản quyền và phí giấy phép phải là một điều kiện của việc mua bán hàng hoá nhập khẩu. Người mua hàng đồng ý trả tiền bản quyền, phí giấy phép như một phần trong hoạt động mua bán nhằm mục đích mua được hàng hoá nhập khẩu.

Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan bản sao có đóng dấu sao y bản chính chứng từ, tài liệu thể hiện việc trả tiền bản quyền, phí giấy phép và văn bản cấp phép do người giữ bản quyền hoặc người giữ quyền cấp phép phát hành.

đ.1.3) Tiền bản quyền và phí giấy phép chưa được tính trong giá bán của hàng hoá đang được xác định trị giá tính thuế.

đ.2) Tiền bản quyền, phí giấy phép không phải cộng vào trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:

đ.2.1) Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền tái sản xuất hàng hoá nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam.

đ.2.2) Các khoản tiền người mua phải trả cho quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu, nếu việc thanh toán này không phải là một điều kiện của việc bán hàng hoá nhập khẩu.

Trường hợp các khoản tiền trả cho quyền tái sản xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hoá nhập khẩu đã được tính trong giá bán hàng thì không được trừ ra khỏi trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu.

đ.2.3) Trường hợp tiền bản quyền và phí giấy phép được tính một phần vào hàng hoá nhập khẩu, một phần căn cứ vào các yếu tố không liên quan đến hàng hoá nhập khẩu mà không phân định, tách biệt giữa hai yếu tố này hoặc không phân tách được đâu là tiền bản quyền theo thoả thuận tài chính giữa người mua và người bán thì không phải cộng tiền bản quyền và phí giấy phép vào trị giá tính thuế.

đ.3) Căn cứ xác định tiền bản quyền, phí giấy phép:

đ.3.1) Căn cứ xác định tiền bản quyền, phí giấy phép là các chứng từ thanh toán tiền bản quyền, phí giấy phép hoặc các chứng từ hợp pháp, hợp lệ khác thể hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản này.

đ.3.2) Trường hợp tiền bản quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm nhập khẩu do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả tiền bản quyền, thì người khai hải quan phải khai báo và cam kết bằng văn bản về việc khai báo bổ sung về các chi phí này, để xác định trị giá tính thuế đầy đủ của lô hàng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

e) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hoá nhập khẩu được chuyển cho người bán dưới mọi hình thức.

Ví dụ 4: Người nhập khẩu phải trả khoản tiền theo một tỷ lệ nhất định tính trên doanh thu bán hàng, tiền cho thuê hàng hoá sau khi nhập khẩu.

Trường hợp tại thời điểm nhập khẩu chưa xác định được khoản phải cộng này, do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng, thì người khai hải quan phải khai báo và cam kết bằng văn bản về việc khai báo bổ sung về các chi phí này, để xác định trị giá tính thuế đầy đủ của lô hàng và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

g) Chi phí vận chuyển và mọi chi phí khác có liên quan trực tiếp đến vận chuyển hàng nhập khẩu đến địa điểm nhập khẩu, như: chi phí bốc, dỡ, xếp và chuyển hàng, phụ phí tàu già, chi phí thuê các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hoá, và sử dụng nhiều lần. Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận chuyển hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận chuyển hàng hoá.

g.1) Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hoá khác nhau nhưng chứng từ vận chuyển không ghi chi tiết cho từng loại hàng hoá thì người khai hải quan tự phân bổ các chi phí này cho từng loại hàng hoá bằng cách sử dụng các phương pháp phân chia theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận chuyển của người vận chuyển hàng hoá;

- Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hoá;

- Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.

g.2) Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận chuyển nhưng người mua không có chứng từ, hoặc chứng từ này không hợp pháp, hợp lệ thì không được áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch.

h) Chi phí bảo hiểm hàng hoá đến địa điểm nhập khẩu.

h.1) Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hoá thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá tính thuế.

h.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hoá khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hoá.

Các chi phí nêu tại điểm g và h khoản này nếu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng khoản thuế này vào trị giá tính thuế.

3. Các khoản được trừ:

Nếu các khoản sau đây đã nằm trong trị giá giao dịch và có các số liệu khách quan dựa trên các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ có sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế thì được trừ ra khi xác định trị giá tính thuế:

a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hoá, bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự.

b) Chi phí vận chuyển, bảo hiểm trong nội địa Việt Nam. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau thì phải phân bổ cho hàng hoá cần xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc nêu tại điểm g và h khoản 2 mục này.

c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hoá khác nhau mà không xác định trực tiếp được cho từng loại hàng hoá thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hoá trên tổng trị giá lô hàng.

d) Các chi phí do người mua chịu, liên quan đến tiếp thị hàng hoá nhập khẩu, bao gồm:

- Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;

- Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;

- Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;

- Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;

- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này là thoả thuận giữa người mua, người bán và là một phần trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán do người mua trả cho người bán thì sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao dịch.

- Chi phí mở L/C để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.

đ) Tiền lãi phải trả liên quan đến việc trả tiền mua hàng hoá nhập khẩu, với điều kiện:

- Tiền lãi phải trả phải được thể hiện dưới dạng văn bản và được phân biệt ra khỏi giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;

- Trong trường hợp được yêu cầu, người mua chứng minh được là trị giá khai báo chính là giá đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán và lãi suất phải trả phù hợp với lãi suất tín dụng thông thường áp dụng tại thời điểm và tại nước mà thoả thuận tài chính được thực hiện.

Ví dụ 5: Người mua A ký hợp đồng với người bán B để mua một lô hàng tủ lạnh.

Các điều khoản của hợp đồng chỉ ra rằng:

+ Nếu người mua thanh toán tiền hàng trong thời hạn 2 tuần kể từ ngày phát hành hóa đơn thương mại thì trị giá hàng hóa là 9700 USD.

+ Nếu người mua thanh toán tiền hàng sau hai tuần kể từ ngày phát hành hóa đơn thương mại thì trị giá hàng hóa phải thanh toán là 10.000 USD (=9700 USD + 300 USD).

Hóa đơn thương mại do người mua xuất trình khi làm thủ tục hải quan thể hiện trị giá lô hàng là 9700 USD.

Qua kiểm tra hồ sơ nhập khẩu, cơ quan hải quan thấy rằng người mua đã thanh toán sau hai tuần kể từ ngày phát hành hóa đơn vì vậy trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán là 10.000 USD.

Như vậy trong trường hợp này mặc dù hóa đơn thương mại thể hiện trị giá lô hàng = 9700 USD nhưng trị giá mà người mua thực tế đã thanh toán cho người bán là 10.000 USD.

Trị giá tính thuế = trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán = 10.000USD

VIII. XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP RIÊNG.

1. Đối với hàng hoá nhập khẩu đã được miễn thuế, xét miễn thuế nhưng sau đó sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế thì phải kê khai nộp thuế. Trong đó, trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hoá, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính lại thuế) và được xác định cụ thể như sau:

Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam

Trị giá tính thuế nhập khẩu = (%) trị giá khai báo tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan ban đầu

Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày)

90%

Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày)

80%

Từ trên 1 năm đến 2 năm

70%

Từ trên 2 năm đến 3 năm

60%

Từ trên 3 năm đến 5 năm

50%

Từ trên 5 năm đến 7 năm

40%

Từ trên 7 năm đến 9 năm

30%

Từ trên 9 năm đến 10 năm

15%

Trên 10 năm

0%

- Riêng đối với hàng hoá là xe ô tô nhập khẩu đã được miễn thuế, nhưng sau đó sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn thuế; khi làm thủ tục chuyển nhượng, nếu mức giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu được miễn thuế thấp hơn mức giá của hàng nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự trong hệ thống cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm chuyển nhượng, thì lấy mức giá trong hệ thống cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm chuyển nhượng và tỷ lệ quy định trên đây để làm cơ sở xác định giá tính thuế.

2. Đối với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất hàng gia công cho phía nước ngoài mà bên thuê gia công bán lại cho phía Việt Nam, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:

+ Trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa thì áp dụng các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này để xác định trị giá tính thuế.

+ Trường hợp không có hợp đồng mua bán thì trị giá tính thuế được xác định như quy định tại khoản 7 mục này.

3. Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đi thuê mượn thì trị giá tính thuế là giá thực trả theo hợp đồng đã ký với nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp hợp lệ có liên quan đến việc đi thuê mượn hàng hoá.

4. Đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa thì trị giá tính thuế là chi phí thực trả theo hợp đồng ký kết với phía nước ngoài, phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan đến việc sửa chữa hàng hoá.

5. Hàng bảo hành: Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng hoá bảo hành, theo hợp đồng mua bán (kể cả trường hợp hàng gửi sau), thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả cho hàng hoá nhập khẩu bao gồm cả trị giá của hàng hoá bảo hành. Trị giá, số lượng của hàng hoá bảo hành, điều kiện và thời hạn bảo hành phải được quy định cụ thể trên hợp đồng.

6. Hàng khuyến mại: Trường hợp hàng hoá nhập khẩu có bao gồm hàng hoá khuyến mại theo hợp đồng mua bán hàng hoá (kể cả trường hợp gửi sau), thì trị giá tính thuế được xác định như sau:

a) Trường hợp trị giá hàng khuyến mại được quy định cụ thể trên hợp đồng mua bán, nhưng không quá 10% trị giá hàng nhập khẩu, thì trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu (bao gồm cả hàng khuyến mại) là trị giá thực trả cho toàn bộ lô hàng nhập khẩu;

b) Trường hợp trị giá hàng khuyến mại không tách được khỏi trị giá hàng hoá nhập khẩu hoặc vượt quá 10% trị giá hàng nhập khẩu, thì trị giá tính thuế cho toàn bộ lô hàng nhập khẩu (trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu và trị giá tính thuế của hàng hoá khuyến mại) không được xác định theo trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.

7. Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa, như: Hàng hoá mua bán trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá nhập khẩu của hành khách nhập cảnh, trong và ngoài tiêu chuẩn miễn thuế; hàng hoá là quà biếu, quà tặng, trong và ngoài định mức miễn thuế; hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ phát chuyển nhanh; và các loại hình khác không có hợp đồng mua bán hàng hóa, thì trị giá tính thuế được xác định như sau:

a) Trường hợp hàng hoá đơn lẻ:

- Đối với mặt hàng ô tô, xe gắn máy hoặc hàng hoá đơn lẻ là máy móc, thiết bị có trị giá từ 50 triệu đồng trở lên theo cơ sở dữ liệu giá: thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này, trên cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm xác định trị giá.

- Đối với hàng hoá đơn lẻ khác: trị giá tính thuế là trị giá khai báo.

b) Trường hợp không phải là hàng đơn lẻ:

- Nếu tổng trị giá lô hàng theo khai báo từ 5 triệu đồng trở xuống, thì trị giá tính thuế là trị giá khai báo.

- Nếu tổng trị giá lô hàng theo khai báo trên 5 triệu đồng (kể cả trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thu mua hàng bên kia biên giới nhập khẩu về Việt Nam; hàng hoá của hành khách xuất nhập cảnh gửi cùng hoặc không cùng chuyến; hàng hoá là quà biếu, quà tặng...), thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này, trên cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm xác định trị giá.

8. Các trường hợp đặc thù khác:

a) Hàng hoá nhập khẩu thừa so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

a.1) Hàng nhập khẩu thừa là hàng giống hệt hoặc tương tự với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng: Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu thừa được xác định theo phương pháp xác định trị giá tính thuế của số hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng.

a.2) Hàng nhập khẩu thừa là hàng hoá khác với hàng hoá nhập khẩu ghi trên hợp đồng, nếu được phép nhập khẩu thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo hướng dẫn từ mục II đến mục VI Phần II Thông tư này, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

b) Hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp so với hợp đồng mua bán hàng hoá đã ký với phía nước ngoài:

b.1) Hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp về qui cách, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế là trị giá thực thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu. Hàng hoá chưa phù hợp về quy cách được hiểu là hàng thực nhập có những khác biệt về mầu sắc, kích cỡ, kiểu dáng so với mô tả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó không làm ảnh hưởng đến giá thực tế phải trả.

b.2) Hàng hoá nhập khẩu không đúng với hợp đồng mua bán, nếu được phép nhập khẩu, thì trị giá tính thuế được xác định trên nguyên tắc áp dụng tuần tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định mục II đến mục VI Phần II Thông tư này, không xác định theo phương pháp trị giá giao dịch.

c) Hàng hoá nhập khẩu bị hư hỏng, tổn thất hoặc mất mát có lý do xác đáng trong quá trình vận chuyển, bốc xếp:

c.1) Đối với số hàng hoá không bị hư hỏng, tổn thất hoặc mất mát, thì trị giá tính thuế là trị giá thực trả cho hàng hoá nhập khẩu (phần không bị hư hỏng, tổn thất, mất mát).

c.2) Đối với phần hàng hoá bị hư hỏng, tổn thất thì trị giá tính thuế được tính theo trị giá tính thuế của số hàng nhập khẩu còn nguyên vẹn và được giảm phù hợp với mức độ tổn thất, hư hỏng hoặc mất mát, phù hợp với kết quả giám định và hồ sơ có liên quan.

d) Hàng hoá nhập khẩu để bù đắp cho các tổn thất nêu tại điểm c khoản này, thì trị giá tính thuế được xác định theo hướng dẫn từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này.

đ) Hàng nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hoá đơn thương mại do tính chất của hàng hoá, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán thì số tiền thuế nhập khẩu được xác định như sau:

đ.1) Về xác định số lượng hàng thực xuất, thực nhập: Khi đã thực hiện giám định thì căn cứ kết quả giám định để xác định lượng hàng thực xuất, thực nhập.

đ.2) Khi xác định trị giá tính thuế phải căn cứ vào hoá đơn thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hoá và điều kiện thanh toán). Trị giá tính thuế không được thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hoá đơn thương mại và các chứng từ có liên quan.

đ.3) Một số ví dụ cụ thể:

Ví dụ 6:

Doanh nghiệp nhập khẩu sợi thuốc lá theo hợp đồng, số lượng 1000 tấn, đơn giá 100 USD/tấn, thuỷ phần ±2%. Hoá đơn thương mại ghi = 1000 tấn x 100 USD, trị giá thanh toán là 100 000 USD.

- Lượng hàng thực nhập trong phạm vi dung sai theo hợp đồng: Khi nhập khẩu cơ quan hải quan kiểm tra qua cân lượng là 1020 tấn hoặc 980 tấn thì trị giá thanh toán để tính thuế là 100 000 USD.

- Lượng hàng thực nhập ngoài phạm vi dung sai theo hợp đồng: Nếu lượng kiểm tra là 1200 tấn thì xác định lượng hàng hoá thực nhập là 1200 tấn và trị giá tính thuế được xác định như sau: 1000 tấn x 100 USD + 176 tấn x 100 USD (lượng hàng hoá để xác định trị giá tính thuế là 1176 tấn = 1200 tấn – (1200 tấn x 2%)).

Trường hợp lượng thực nhập (900 tấn) ít hơn lượng hàng hoá ghi trên hoá đơn thương mại, hoá đơn thương mại được phát hành theo hàng thực giao thì trị giá tính thuế là trị giá thanh toán ghi trên hoá đơn thương mại.

Phần 3:

KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

I. KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ KHÂU THÔNG QUAN.

1. Nguyên tắc, đối tượng kiểm tra:

a) Đối tượng kiểm tra: Là hồ sơ hải quan, các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa.

b) Nguyên tắc kiểm tra: Áp dụng quản lý rủi ro về trị giá.

Việc kiểm tra trị giá theo nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro về trị giá được thực hiện trên cơ sở phân loại hàng hóa thành mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá và mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá, cụ thể:

b.1) Mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá:

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm xây dựng, công bố, hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá mức độ trung thực, chính xác của trị giá khai báo, tổ chức giải trình và thực hiện quyền tham vấn (sau đây gọi tắt là tham vấn) đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo theo quy định tại khoản 5 mục này.

Các tiêu chí xây dựng danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá bao gồm:

- Mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch nhập khẩu lớn;

- Mặt hàng nhập khẩu nhạy cảm, có khả năng gian lận thương mại.

Căn cứ khả năng quản lý, tình hình gian lận thương mại, nguồn nhân lực quản lý, Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá được thay đổi theo từng giai đoạn để đảm bảo phù hợp với thực tế quản lý.

b.2) Mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá: Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm xây dựng Danh mục các mặt hàng trọng điểm cần tập trung quản lý tại địa phương để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá mức độ trung thực, chính xác của trị giá khai báo, tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo theo quy định tại khoản 5 mục này.

Các mặt hàng trọng điểm tại địa phương cần tập trung quản lý là những mặt hàng thường xuyên có hoạt động nhập khẩu hoặc những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, thuế suất cao, có khả năng gian lận thương mại qua giá nhưng chưa được quy định trong danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải chủ động thu thập, tổng hợp, phân tích và đề xuất định kỳ báo cáo Tổng cục Hải quan những mặt hàng, nhóm mặt hàng cần bổ sung vào Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá.

2. Nội dung kiểm tra:

Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết các nội dung sau:

a) Kiểm tra nội dung khai báo: kiểm tra toàn bộ các tiêu chí ghi trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu, tờ khai trị giá do người khai hải quan khai báo trong đó cần chú ý kiểm tra kỹ các tiêu chí sau:

Tên hàng phải đầy đủ, chi tiết ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá, phù hợp với các tiêu chí trên tờ khai trị giá. Cụ thể:

- Tên hàng khai báo là tên thương mại thông thường kèm theo các đặc trưng cơ bản về hàng hoá, như: cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, xuất xứ,..., đáp ứng được yêu cầu về phân loại và xác định các yếu tố ảnh hưởng, liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa.

- Đối với các trường hợp tên hàng không được khai báo cụ thể, rõ ràng theo quy định nêu trên, thì yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung. Trường hợp người khai hải quan không khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đầy đủ thì xử lý theo quy định tại điểm a khoản 3 mục này.

Ví dụ: Mặt hàng xe máy, ô tô cần có các thông tin về nhãn hiệu xe, hãng sản xuất, nước sản xuất, kiểu dáng, dung tích xi lanh, model, ký mã hiệu khác,...

- Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường (như m, kg,...), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp...) thì phải tiến hành quy đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc...).

b) Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ (như các phép tính số học,...); sự trung thực, phù hợp về nội dung giữa các chứng từ trong bộ hồ sơ hải quan (như so sánh đối chiếu giữa các điều khoản của hợp đồng,...); so sánh đối chiếu các nội dung của hoá đơn thương mại với hợp đồng thương mại; so sánh, đối chiếu các nội dung khai báo trên tờ khai trị giá với các chứng từ tương ứng có liên quan trong hồ sơ hải quan.

c) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

d) Kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này; các điều kiện áp dụng, trình tự các phương pháp được sử dụng để xác định trị giá khai báo.

Ví dụ: Người khai hải quan áp dụng không đúng trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Phần II Thông tư này.

đ) Kiểm tra tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo: Cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu trị giá khai báo với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá để đánh giá rủi ro, kiểm tra, xem xét tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo.

Cơ sở dữ liệu giá dùng để kiểm tra trị giá khai báo là các dữ liệu giá được thu thập, cập nhật, sử dụng theo quy định tại Quy chế xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ Tài chính ban hành.

3. Xử lý kết quả kiểm tra:

a) Bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc và phương pháp quy định tại Thông tư này, nếu:

Sau khi kiểm tra cơ quan hải quan phát hiện có một trong những sai phạm: về thủ tục, hồ sơ; về nguyên tắc và trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (sau đây gọi là sai phạm về thủ tục, hồ sơ). Cụ thể:

Các sai phạm về thủ tục hồ sơ phải bác bỏ trị giá khai báo bao gồm:

a.1) Người khai hải quan được yêu cầu khai bổ sung về tên hàng nhưng không khai hoặc khai không đầy đủ;

a.2) Có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các chứng từ tài liệu trong hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan và có cơ sở để xác định người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá;

Ví dụ: Có sự khác biệt về mô tả hàng hóa giữa hóa đơn thương mại và hợp đồng vận tải.

a.3) Hồ sơ hải quan và các chứng từ có liên quan không hợp pháp, hợp lệ;

a.4) Không khai báo hoặc khai báo không đầy đủ, chính xác các yếu tố của giao dịch có ảnh hưởng đến trị giá (ví dụ: không khai báo các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt; không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép,...);

a.5) Áp dụng không đúng trình tự các phương pháp, nội dung các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ;

a.6) Không thoả mãn một trong các điều kiện khi áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định từ Điều 7 đến Điều 12 Nghị định số: 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ;

Ví dụ: Người khai hải quan không thoả mãn điều kiện về quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hoá sau khi nhập khẩu khi áp dụng phương pháp 1; không thoả mãn điều kiện về thời gian khi lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự đối với trường hợp áp dụng phương pháp 2, phương pháp 3,...

b) Xử lý các trường hợp có nghi vấn:

Trong quá trình kiểm tra nếu cơ quan hải quan có nghi vấn về các sai phạm theo quy định tại điểm a khoản này, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận hoặc có nghi vấn về mức giá khai báo theo quy định tại tiết b.3 điểm b khoản này, thì thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp không có nghi vấn về mức giá nhưng có nghi vấn sai phạm về thủ tục, hồ sơ thì cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sai phạm sang khâu sau thông quan.

b.2) Trường hợp có nghi vấn về mức giá và có nghi vấn hoặc không có nghi vấn sai phạm về thủ tục, hồ sơ thì xử lý như sau:

b.2.1) Đối với mặt hàng thuộc danh mục quản lý rủi ro về giá:

Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định và xử lý như sau:

b.2.1.1) Trường hợp người khai hải quan thống nhất với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định, thì cơ quan hải quan sẽ ra thông báo xác định trị giá, ấn định thuế theo quy định và ghi rõ trên tờ khai nhập khẩu.

b.2.1.2) Trường hợp người khai hải quan không thống nhất với mức giá và phương pháp do cơ quan hải quan xác định thì cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan nộp khoản bảo đảm và thực hiện việc tham vấn theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 mục này.

b.2.1.3) Trường hợp có nghi vấn về mức giá, nhưng trị giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra thì giao Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ thực tế lô hàng nhập khẩu, các thông tin dữ liệu về hàng hoá nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu,…để quyết định việc áp dụng khoản bảo đảm và tổ chức tham vấn đối với lô hàng đó.

b.2.2) Đối với mặt hàng ngoài Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá:

b.2.2.1) Cơ quan hải quan thông báo để người khai hải quan biết cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan hải quan xác định và xử lý như quy định tại tiết b.2.1 điểm b khoản này đối với những mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng trọng điểm cần tập trung quản lý tại đơn vị do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định.

b.2.2.2) Đối với những mặt hàng ngoài danh mục mặt hàng trọng điểm do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định thì chấp nhận trị giá khai báo đồng thời chuyển các nghi vấn sang khâu sau thông quan.

b.3) Các trường hợp nghi vấn về mức giá:

Căn cứ cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra trị giá, cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu trị giá khai báo với các trị giá có trong cơ sở dữ liệu giá để kiểm tra tính chính xác, trung thực, khách quan của trị giá khai báo.

Mặt hàng nhập khẩu được coi là có nghi vấn về mức giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

b.3.1) Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn trị giá tính thuế thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự, do cơ quan hải quan xác định; hoặc trị giá khai báo thấp nhất của mặt hàng giống hệt, tương tự, đã được cơ quan hải quan chấp nhận làm trị giá tính thuế (không so sánh với những lô hàng đang trong diện nghi ngờ, chờ tham vấn).

Mặt hàng giống hệt, tương tự dùng để so sánh là những mặt hàng được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước và 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang có nghi vấn về mức giá. Trường hợp không tìm được mặt hàng giống hệt, tương tự trong thời hạn nêu trên thì được mở rộng khoảng thời gian tra cứu, nhưng không quá 90 ngày trước và 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang có nghi vấn về mức giá.

b.3.2) Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của linh kiện đồng bộ cùng loại nhập khẩu; hoặc thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu.

Về thời gian tìm kiếm dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.3.1 điểm b này.

b.3.3) Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn trị giá của hàng hoá giống hệt, tương tự có trong danh mục quản lý rủi ro về giá.

b.3.4) Mặt hàng nhập khẩu có trị giá khai báo thấp hơn trị giá do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin khác sau khi đã được quy đổi về cùng điều kiện với lô hàng đang kiểm tra trị giá.

b.3.5) Mặt hàng nhập khẩu có yếu tố chiết khấu, giảm giá trong đó trị giá khai báo sau khi trừ đi khoản chiết khấu, giảm giá thấp hơn trị giá hàng giống hệt, tương tự quy định tại cơ sở dữ liệu giá.

b.3.6) Trường hợp không tìm được hàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự theo quy định tại Thông tư này để so sánh, kiểm tra trị giá khai báo thì áp dụng linh hoạt, mở rộng hơn khái niệm hàng hoá giống hệt, tương tự, cụ thể:

- Mặt hàng nhập khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với trị giá của mặt hàng cùng loại có 1 tính năng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu giá.

- Mặt hàng nhập khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với trị giá của mặt hàng cùng loại có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu giá.

- Mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước, khối nước phát triển có thể so sánh với trị giá của mặt hàng cùng loại từ các nước, khối nước chưa phát triển, đang phát triển có trong cơ sở dữ liệu giá (ví dụ: hàng hoá nhập khẩu đang cần kiểm tra trị giá có xuất xứ từ Nhật Bản có thể so sánh với trị giá của hàng cùng loại xuất xứ từ Hàn Quốc có trong cơ sở dữ liệu giá).

Về thời gian tìm kiếm dữ liệu thực hiện theo quy định tại tiết b.3.1 điểm b này.

c) Chấp nhận trị giá khai báo: Ngoài các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo.

4. Trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

a) Các trường hợp trì hoãn xác định giá tính thuế:

a.1) Người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

a.2) Cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Áp dụng đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải nộp thuế ngay, đồng thời thuộc đối tượng phải thực hiện việc tham vấn theo quy định tại tiết b.2.1.2 và tiết b.2.2.1 điểm b khoản 3 mục I Phần III Thông tư này.

b) Thủ tục trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

b.1) Đối với trường hợp người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

- Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị cơ quan hải quan cho trì hoãn xác định trị giá tính thuế với lý do chưa có đủ các thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế và đề nghị cơ quan hải quan cho thông quan với cam kết nộp một khoản bảo đảm đủ để đảm bảo cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu do cơ quan hải quan xác định.

- Trên cơ sở văn bản đề nghị của người khai hải quan, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá thực hiện xác định trị giá tính thuế để tính khoản bảo đảm phải nộp theo quy định tại tiết c.3 điểm c khoản này và thông báo cho người khai hải quan biết bằng văn bản.

- Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan khi người khai hải quan nộp khoản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.

- Trong thời hạn 30 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày thông quan hàng hóa, người khai hải quan phải khai báo bổ sung các thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế cho lô hàng nhập khẩu và tự tính lại số thuế phải nộp theo đúng quy định. Quá thời hạn 30 ngày mà người khai hải quan không thực hiện khai báo bổ sung để xác định trị giá tính thuế, thì cơ quan hải quan sẽ xác định trị giá tính thuế và thông báo bằng văn bản để người khai hải quan biết và thực hiện.

b.2) Trường hợp cơ quan hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

- Cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết rõ các nội dung sau:

+ Cơ sở, căn cứ nghi ngờ;

+ Yêu cầu người khai hải quan tham gia giải trình và thực hiện quyền tham vấn;

+ Khoản bảo đảm phải nộp: được tính theo quy định tại tiết c.3 điểm c khoản này .

- Cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan hàng hoá khi người khai hải quan nộp khoản bảo đảm theo thông báo của cơ quan hải quan.

- Trong thời hạn bảo đảm, cơ quan hải quan phải tổ chức tham vấn về tính chính xác trung thực của trị giá khai báo theo quy định về tham vấn tại khoản 5 mục này để kết luận về trị giá tính thuế và thông báo bằng văn bản để người khai hải quan biết và thực hiện.

c) Khoản bảo đảm trong trường hợp trì hoãn xác định trị giá tính thuế:

c.1) Hình thức bảo đảm: bao gồm

- Bảo lãnh của Ngân hàng; hoặc

- Đặt tiền ký quỹ; hoặc

- Đặt cọc; hoặc

- Hình thức khác: cơ quan hải quan tạm giữ giấy tờ có giá trị pháp lý (ôtô, xe máy...) hay một phần hàng hoá nhập khẩu đang làm thủ tục.

Người khai hải quan có quyền đề nghị áp dụng một trong các hình thức bảo đảm nêu trên, trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định áp dụng hình thức bảo đảm phù hợp.

c.2) Thời gian bảo đảm: Thời gian bảo đảm phải đủ cho việc tham vấn, ấn định thuế (xác định trị giá tính thuế) và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

c.3) Mức bảo đảm:

- Mức bảo đảm phải đủ để đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ thuế phải nộp.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ cơ sở dữ liệu giá và các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại thông tư này để quyết định trị giá tính mức bảo đảm, mức bảo đảm phải nộp.

- Trường hợp người khai hải quan đã nộp thuế theo khai báo thì mức bảo đảm bằng khoản chênh lệch giữa số thuế tính theo mức giá do cơ quan hải quan xác định và số thuế tính theo mức giá khai báo của người khai hải quan.

c.4) Thủ tục bảo đảm:

c.4.1) Hình thức bảo lãnh:

Nội dung, hình thức bảo lãnh thực hiện theo pháp luật về quản lý thuế quy định bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.

c.4.2) Hình thức đặt cọc:

Thủ tục đặt cọc, hoàn trả tiền đặt cọc như sau:

- Số tiền đặt cọc nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước.

- Sau khi có kết luận về trị giá tính thuế, Chi cục Hải quan làm thủ tục chuyển số tiền đặt cọc tương ứng với số thuế điều chỉnh tăng (nếu có) từ tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan sang tài khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

- Quá thời hạn bảo đảm nếu cơ quan hải quan không điều chỉnh trị giá tính thuế mà chấp nhận trị giá khai báo thì phải hoàn trả lại khoản đặt cọc mà người khai hải quan đã nộp.

- Chi cục Hải quan có trách nhiệm hoàn trả ngay số tiền đặt cọc còn thừa cho người khai hải quan.

c.4.3) Hình thức khác:

- Trường hợp người khai hải quan không áp dụng các hình thức bảo đảm là bảo lãnh, đặt cọc thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan đề nghị áp dụng hình thức khác.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ đề nghị của người khai hải quan và tình hình thực tế để quyết định hình thức bảo đảm và thủ tục bảo đảm phù hợp.

5. Tham vấn:

a) Thẩm quyền tham vấn:

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan căn cứ các quy định tại Thông tư này, thông báo cho người khai biết lô hàng nhập khẩu thuộc diện phải tham vấn.

- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện việc tham vấn.

Căn cứ tình hình thực tế, khả năng quản lý, Cục trưởng Cục hải quan tỉnh thành phố có thể ủy quyền cho Chi cục trưởng thực hiện việc tham vấn và chịu trách nhiệm về việc tham vấn của Chi cục.

b) Hình thức tham vấn: tham vấn trực tiếp.

c) Các trường hợp phải tham vấn: là các trường hợp quy định tại tiết b.2.1.2 và tiết b.2.2.1 điểm b khoản 3 mục I Phần III Thông tư này.

Đối với cùng một mặt hàng, do cùng một doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại cùng một đơn vị hải quan, theo cùng một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng khác nhau, thì chỉ tổ chức tham vấn cho lô hàng nhập khẩu lần đầu, nếu:

- Thông tin liên quan đến việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế mà cơ quan hải quan có được từ cơ sở dữ liệu giá và thông tin thu thập bằng các biện pháp nghiệp vụ khác, tính đến thời điểm kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cho lô hàng hàng mới, không thay đổi so với thông tin đã sử dụng để tổ chức tham vấn lô hàng nhập khẩu lần đầu.

- Người khai hải quan chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu cho các lần nhập khẩu tiếp theo.

d) Tham vấn và xử lý kết quả tham vấn:

d.1) Chuẩn bị tham vấn:

- Cơ quan hải quan:

+ Cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan thời gian, địa điểm tiến hành tham vấn; Hồ sơ, tài liệu có liên quan phục vụ tham vấn; Căn cứ cơ sở nghi ngờ trị giá khai báo.

+ Tập hợp các thông tin có trong cơ sở dữ liệu giá và các tài liệu có liên quan. Phân tích, tổng hợp thông tin phục vụ tham vấn.

+ Chuẩn bị các câu hỏi tham vấn, tập trung làm rõ những nghi ngờ về hồ sơ, mức giá, các khoản chiết khấu, giảm giá.

+ Dự kiến lý do bác bỏ trị giá khai báo, trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định, phương pháp xác định.

- Người khai hải quan:

+ Cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung đã thông báo của cơ quan hải quan.

+ Người khai hải quan có trách nhiệm cử đại diện có thẩm quyền quyết định các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế hoặc người được ủy quyền toàn bộ tham gia tham vấn.

+ Trả lời các câu hỏi trong quá trình tham vấn có liên quan đến giao dịch nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

d.2) Nội dung tham vấn:

Căn cứ hồ sơ, tài liệu và các thông tin dữ liệu đã chuẩn bị trước, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan trả lời các câu hỏi liên quan đến việc khai báo các yếu tố của giao dịch nhập khẩu; tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo; phương pháp xác định trị giá tính thuế người khai hải quan sử dụng.

Cơ quan hải quan tập trung làm rõ các nghi ngờ về hồ sơ, mức giá khai báo. Việc hỏi đáp trong quá trình tham vấn phải được ghi chép đầy đủ, trung thực tại biên bản tham vấn. Kết thúc biên bản tham vấn, căn cứ nội dung trả lời của doanh nghiệp, các thông tin dữ liệu giá, cơ quan hải quan nêu rõ “chấp nhận” hoặc “bác bỏ” trị giá khai báo, trị giá tính thuế dự kiến. Các bên tham gia tham vấn phải cùng ký vào biên bản tham vấn.

d.3) Thời gian tiến hành tham vấn và xác định trị giá tính thuế: tối đa là 30 ngày (ngày theo lịch) kể từ ngày đăng ký tờ khai. Cục trưởng Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố có trách nhiệm tổ chức để người khai hải quan tham vấn đúng thời gian quy định.

d.4) Xử lý kết quả tham vấn:

d.4.1) Cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo và xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau:

d.4.1.1) Người khai hải quan kê khai không trung thực các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

- Người khai hải quan không kê khai hoặc kê khai sai giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán; các yếu tố liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế (như các khoản điều chỉnh, mối quan hệ đặc biệt, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá...).

- Người xuất khẩu hoặc đại diện của người xuất khẩu có thông tin xác nhận giá khai báo không đúng với thực tế mua bán.

- Thông tin cơ quan hải quan có được bằng các biện pháp nghiệp vụ khác khẳng định trị giá giao dịch không trung thực.

- Thông tin mà người khai hải quan cung cấp sau khi đã kiểm tra là không chính xác, chứng từ tài liệu cung cấp là giả mạo hoặc chứng từ không hợp pháp, hợp lệ.

d.4.1.2) Người khai hải quan không giải trình hoặc không giải trình được về tính trung thực chính xác của các nội dung liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế:

- Quá thời gian yêu cầu tham vấn mà người khai hải quan từ chối tham gia tham vấn hoặc không tham gia tham vấn.

- Quá thời hạn yêu cầu mà người khai hải quan không cung cấp được các thông tin, tài liệu, chứng từ theo nội dung thông báo của cơ quan hải quan.

- Người khai hải quan không giải trình, không chứng minh được hoặc giải trình, chứng minh thiếu thuyết phục, không có căn cứ về các nghi ngờ của cơ quan hải quan (như về tính hợp lý hồ sơ; mức giá khai báo hay mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch; nội dung trả lời của người khai hải quan mâu thuẫn với hồ sơ hải quan; hồ sơ, chứng từ, tài liệu do doanh nghiệp khai báo hoặc xuất trình có mâu thuẫn; tính hợp lý của mức giá khai báo và giá của các mặt hàng giống hệt, tương tự có trên cơ sở dữ liệu giá;...).

Trong trường hợp bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết việc bác bỏ trị giá khai báo, nêu rõ căn cứ của việc bác bỏ trị giá khai báo.

d.4.2) Chấp nhận trị giá khai báo: Ngoài các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo nêu tại tiết d.4.1 điểm này, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo.

đ) Toàn bộ các chứng từ, hồ sơ liên quan đến việc tham vấn phải lưu trữ cùng bộ hồ sơ hải quan.

e) Ngoài việc tham vấn, để đảm bảo tính trung thực, khách quan của quá trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế cơ quan hải quan có thể tiến hành lấy ý kiến tư vấn của các đơn vị, cơ quan liên quan.

6. Tổng cục Hải quan quy định cụ thể Quy trình kiểm tra, xác định trị giá tính thuế.

II. KIỂM TRA TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ Ở KHÂU SAU THÔNG QUAN.

Căn cứ mức độ rủi ro theo từng mặt hàng, ngành hàng, nhóm hàng, đối tượng nhập khẩu, loại hình nhập khẩu, việc kiểm tra trị giá ở khâu sau thông quan được tiến hành như sau:

1. Đối với bộ phận phúc tập tại Chi cục hải quan:

Kiểm tra hồ sơ hải quan, mức giá khai báo và các tài liệu có liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu thuộc diện chưa được kiểm tra chi tiết hồ sơ tại khâu thông quan. Nội dung kiểm tra được thực hiện theo các quy định tại khoản 2 mục I Phần III Thông tư này. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện các sai phạm về hồ sơ, chứng từ, phương pháp xác định trị giá thì bác bỏ trị giá khai báo và xác định giá tính thuế theo trình tự nguyên tắc và các phương pháp quy định từ mục II đến mục VI Phần II Thông tư này. Trường hợp phát hiện các nghi ngờ về hồ sơ, chứng từ, mức giá khai báo nhưng chưa đủ căn cứ kết luận hành vi gian lận thì chuyển các nghi vấn sang bộ phận kiểm tra sau thông quan để tiếp tục xác minh, làm rõ theo quy định.

2. Đối với bộ phận kiểm tra sau thông quan:

Trên cơ sở các nghi ngờ về hồ sơ, chứng từ hoặc mức giá khai báo do bộ phận phúc tập chuyển hoặc do bộ phận kiểm tra tại khâu thông quan chuyển, đánh giá mức độ rủi ro theo mặt hàng, ngành hàng, theo doanh nghiệp nhập khẩu và tổ chức kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan hoặc trụ sở của doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra, trình tự kiểm tra được thực hiện theo các quy định về kiểm tra sau thông quan.

3. Đối với bộ phận điều tra chống buôn lậu:

Tổ chức kiểm tra, xác minh các vụ việc có dấu hiệu gian lận lớn về trị giá như: làm giả hồ sơ, chứng từ; móc ngoặc để đồng loạt hạ thấp hoặc khai khống trị giá, do bộ phận kiểm tra sau thông quan chuyển hoặc những vụ việc gian lận nổi cộm, có tính chất hệ thống, phạm vi rộng do lực lượng chống buôn lậu phát hiện.

4. Đối với các lô hàng đã được kiểm tra tại khâu thông quan về trị giá bao gồm cả các trường hợp đã bác bỏ trị giá khai báo hoặc các trường hợp chấp nhận trị giá khai báo sau tham vấn nhưng bộ phận phúc tập, bộ phận kiểm tra sau thông quan, bộ phận điều tra chống buôn lậu phát hiện các sai phạm thì vẫn tiến hành xử lý hành vi sai phạm theo quy định của pháp luật, thực hiện truy thu đủ thuế và làm rõ trách nhiệm của bộ phận kiểm tra tại khâu thông quan, nếu có sai phạm thì xử lý kỷ luật theo quy định của ngành và của pháp luật.

5. Kết quả kiểm tra về trị giá ở khâu sau thông quan phải thông báo cho khâu thông quan trong vòng 5 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.

Phần 4:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN; TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

I. QUYỀN CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN.

1. Yêu cầu cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho cơ quan hải quan, bao gồm các loại thông tin về người mua, người bán, người uỷ thác, người mua hàng trong nước, giá bán lại hàng hoá trong nước, giá thành sản xuất hàng hoá nhập khẩu.

2. Yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn xác định trị giá tính thuế và thông báo bằng văn bản trị giá tính thuế, tài liệu, phương pháp, cách tính được sử dụng để xác định trị giá tính thuế trong trường hợp trị giá tính thuế do cơ quan hải quan xác định.

3. Được quyền yêu cầu tham vấn để chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá đã khai báo khi cơ quan hải quan có nghi ngờ.

4. Yêu cầu cơ quan hải quan giải phóng hàng trong trường hợp phải trì hoãn việc xác định trị giá tính thuế, trên cơ sở nộp một khoản tiền bảo đảm cho số thuế phải nộp.

5. Được quyền khiếu nại các mức giá do cơ quan hải quan xác định.

6. Được quyền đề nghị bằng văn bản về việc thay đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán.

II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN.

1. Người khai hải quan có nghĩa vụ căn cứ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá tính thuế hướng dẫn tại Thông tư này để kê khai đầy đủ, chính xác các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hoá nhập khẩu và tự xác định trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu theo mẫu tờ khai trị giá tính thuế do cơ quan hải quan quy định.

2. Nộp tờ khai trị giá tính thuế, bản sao các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế cùng với tờ khai hàng hoá nhập khẩu. Nộp, xuất trình các tài liệu làm căn cứ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

3. Tham gia giải trình và chịu sự kiểm tra của cơ quan hải quan về tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo. Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hải quan trong việc xác định tính trung thực, chính xác của các nội dung khai báo liên quan đến trị giá tính thuế...

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung đã khai báo và kết quả xác định trị giá hải quan nhằm các mục đích tính thuế và thống kê hải quan.

5. Người khai hải quan tự chịu trách nhiệm về việc văn bản do cơ quan hải quan gửi đến theo đúng địa chỉ đăng ký với cơ quan hải quan trên tờ khai hải quan mà bưu điện chuyển đến nhưng không có người nhận.

6. Nộp khoản đảm bảo theo yêu cầu của cơ quan hải quan theo quy định tại khoản 4 mục I Phần III Thông tư này.

III. TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN.

1. Giữ bí mật các thông tin thương mại liên quan đến trị giá khai báo theo đề nghị của người khai hải quan, trừ các trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Giải thích, hướng dẫn cho người khai hải quan tuân thủ các quy định của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Thông báo bằng văn bản cho người khai hải quan biết trị giá tính thuế, tài liệu, phương pháp, cách tính mà cơ quan hải quan đã sử dụng để xác định trị giá tính thuế khi người khai hải quan có văn bản đề nghị.

4. Cung cấp mẫu tờ khai trị giá tính thuế cho người khai hải quan và hướng dẫn khai báo phù hợp với từng phương pháp xác định trị giá tính thuế. Tổ chức in ấn, phát hành và cấp tờ khai trị giá tính thuế cho người khai hải quan.

5. Kiểm tra nội dung khai báo, xác định trị giá tính thuế của người khai hải quan theo quy định tại Phần III Thông tư này.

6. Yêu cầu người khai hải quan giải trình, nộp, xuất trình các tài liệu, chứng từ liên quan đến việc mua bán, thanh toán tiền hàng để chứng minh tính chính xác, trung thực của trị giá khai báo. Trường hợp nghi ngờ về các tài liệu, chứng từ liên quan, cơ quan hải quan phải đối chiếu với bản chính để đảm bảo tính chính xác.

7. Xác định trị giá tính thuế: Cơ quan hải quan phải căn cứ vào hồ sơ lô hàng nhập khẩu; cơ sở dữ liệu giá và các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư này để xác định trị giá tính thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Người khai hải quan không xác định được trị giá tính thuế theo các phương pháp quy định từ mục I đến mục VI Phần II Thông tư này.

b) Các trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo quy định tại Điểm a khoản 3 và tiết d.4.1 điểm d khoản 5 Mục I Phần III Thông tư này.

c) Người khai hải quan không tuân thủ các quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 và hướng dẫn tại Thông tư này.

Phần 5:

KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

I. KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI.

1. Người khai hải quan có quyền khiếu nại kết quả xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan. Người khiếu nại có các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Văn bản khiếu nại phải nêu rõ cơ sở, lý do khiếu nại. Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người khai hải quan vẫn phải chấp hành quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan, trừ trường hợp quyết định về trị giá tính thuế của cơ quan hải quan bị tạm đình chỉ thi hành theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp nào thì thủ trưởng đơn vị cấp đó có trách nhiệm giải quyết lần đầu.

2. Nếu vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu của cơ quan hải quan, người khai hải quan có quyền khiếu nại lần hai đến cấp trên trực tiếp của người ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính.

Trong trường hợp khiếu nại tiếp thì người khiếu nại phải gủi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho người giải quyết khiếu nại lần hai.

Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cấp giải quyết khiếu nại lần đầu, có trách nhiệm ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.

3. Không xem xét giải quyết đối với những vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai và những vụ khiếu nại đã được tòa án thụ lý để giải quyết.

4. Trong trường hợp khiếu nại không được giải quyết, cơ quan giải quyết khiếu nại phải nêu rõ lý do và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại trong thời hạn quy định của pháp luật.

II. XỬ LÝ VI PHẠM.

1. Cán bộ, công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm các quy định của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 và hướng dẫn tại Thông tư này, gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế, gây thất thoát tiền thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

2. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế truy thu khi cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác kiểm tra phát hiện có hành vi gian lận, trốn thuế.

Phần 6:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, các Hiệp hội ngành hàng để tổ chức thu thập, trao đổi thông tin giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá.

2. Tổng cục Hải quan tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá tính thuế trong ngành Hải quan.

Cục Hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh có trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý, báo cáo và sử dụng thông tin về giá theo quy định của Tổng cục Hải quan.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể Thông tư này.

4. Thông tư này hướng dẫn việc kiểm tra xác định trị giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thay thế phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005. Các nội dung khác trái với Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước; Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ và thuộc Bộ;
- Website Chính phủ; Bộ Tài chính;
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, liên tỉnh;
- Lưu: VP (HC, TH); Tổng cục Hải quan (VP, KTTT).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

THE MINISTRY OF FINANCE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 40/2008/TT-BTC

Hanoi, May 21, 2008

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENTS DECREE No. 40/2007/ND-CP OF MARCH 16, 2007, PROVIDING FOR CUSTOMS VALUATION OF IMPORTED GOODS AND EXPORTED GOODS

Pursuant to June 14, 2005 Law No. 45/2005/QH11 on Import Tax and Export Tax;
Pursuant to June 29, 2001 Customs Law No. 29/2001/QH10, and June 14, 2005 Law No. 42/2005/QH11 Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration;
Pursuant to the Governments Decree No. 77/2003/ND-CP of July 11, 2003, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Governments Decree No. 40/ND-CP of March 16, 2007, providing for customs valuation of imported goods and exported goods;
The Finance Ministry guides the implementation as follows:

Part I

GENERAL PROVISIONS

I. SCOPE OF REGULATION AND OBJECTS OF APPLICATION

1. This Circular provides for customs valuation for the purpose of calculating duties and making statistics on imported goods and exported goods.

2. Imported goods and export goods are objects of application of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. PRINCIPLES AND METHODS OF CUSTOMS VALUATION

1. Custom value to be used for the purpose of duty calculation (below referred to as dutiable value) is determined on the following principle and according to the following method:

a/ For exported goods, the dutiable value is the selling price of the exported goods at the border gate of exportation (FOB or DAF price), which is exclusive of international insurance cost (I) and international freight (F).

If no goods sale and purchase contract is available, the export dutiable value is the value declared by the customs declarant.

b/ For imported goods, the dutiable value is the actual price payable upon arrival of the goods at the first border gate of importation and determined by applying the six methods of dutiable value determination specified in Sections I thru VI, Part II of this Circular one after another and stopped immediately at any method by which the dutiable value can be determined.

The order of application of dutiable value-determining methods specified in Sections IV and V, Part II of this Circular may be changed when so requested in writing by custom declarants.

2. Customs value to be used for the purpose of making statistics (below referred to as statistical value) is determined on the following principle:

a/ For dutiable goods, the statistical value is determined based on the dutiable value already determined on the principle and by the method specified at Point b, Clause 1 of this Section.

b/ For non-dutiable goods, goods exempt from duty or considered for duty exemption, or of which the dutiable value cannot be determined under Point b, Clause 1 of this Section, the statistical value is the value declared by customs declarants on the following principle:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For exported goods, the statistical value is the selling price of the goods at the border gate of exportation (FOB or DAF price).

III. TIME OF CUSTOMS VALUATION AND DUTY PAYMENT TIME LIMIT

1. The time of customs valuation for imported goods or exported goods is the date a customs declarant registers a customs declaration of the imported goods or exported goods.

In case the dutiable value determination must be delayed, the time of dutiable value determination for imported goods is the date a customs office or customs declarant successfully determines the dutiable value under this Circular.

2. Duty payment time limit:

a/ For differences between duty amounts assessed by customs offices and tax amounts declared or calculated by duty payers themselves after the customs clearance of their goods, this time limit is 10 (ten) days after customs offices sign decisions on duty assessment.

b/ For other cases, the duty payment time limit complies with the provisions of Clauses 3, 4 and 5, Article 52 of the Tax Administration Law.

IV. INTERPRETATION OF TERMS

Terms and expressions referred to in this Circular are construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Purchase commission means a sum of money paid by a purchaser to an agent for representing the purchaser in purchasing imported goods at the most reasonable price.

3. Sale commission means a sum of money paid by a seller to an agent for representing the seller in selling exported goods to purchasers.

4. Brokerage commission means a sum of money payable by a purchaser or seller or both to a broker that acts as an intermediary in an imported goods sale and purchase transaction.

5. Royalty and licensing fee means a sum of money payable by a purchaser directly or indirectly to the intellectual property rights holder or a person authorized or licensed by the intellectual property rights holder for the use of intellectual property rights. For example, a sum of money paid for a patent, layout design copyright, trademark, mark license, copyright or production license.

6. Different goods are regarded as having values which closely approximate to one another if the value disparity between them is caused by the following objective factors:

- Their nature or characteristics of their manufacturing industries;

- Their seasonality;

- Their insubstantially commercial distinctiveness.

Upon considering the approximate equality of the two values, it is necessary to subject them to the same purchase and sale condition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Physical characteristics, such as surface, composition materials, method of manufacture, functions, utility; mechanical, physical and chemical characteristics;

- Quality;

- Reputation of marks;

- They are made in the same country or by the same manufacturer or licensed manufacturer.

Imported goods which basically satisfy the conditions for being regarded as identical imported goods but have minor differences in appearance, such as color, size and design, which do not affect their values, are still regarded as identical.

Imported goods are not regarded as identical if in the process of manufacturing any of these goods, technical designs, construction designs, development plans, fine-art designs, design drawings, charts, sketches or similar products or services, which are made in Vietnam and supplied free of charge by the purchaser to the seller, are used.

8. Similar imported goods means goods which are not alike in all respects but have the same substantial characteristics, including:

- They are made of equivalent raw materials and materials or by the same method of manufacture;

- They have the same function or utility;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- They are commercially interchangeable, for example: a purchaser accepts goods in substitution for similar goods;

- They are made in the same country or by the same manufacturer or licensed manufacturer and imported into Vietnam.

Imported goods are not regarded as similar if in the process of manufacturing any of these goods, technical designs, construction designs, fine-art designs, development plans, design drawings, charts, sketches or similar products or services, which are made in Vietnam and supplied free of charge or at reduced cost by the purchaser to the seller, are used.

9. Imported goods of the same class or category means goods belonging to a group or a frame group of goods manufactured by the same industry or in the same domain, including identical imported goods and similar imported goods.

For example: Construction steel products, including steel rods, wound coils and sections (U, I or V shape) manufactured by the steel industry, are regarded as goods of the same category.

- In the method of determining the dutiable value based on the deductible value, imported goods of the same class or category may be goods imported from all other countries into Vietnam, regardless of their origin.

- In the method of determining the dutiable value based on the computed value, imported goods of the same class or category must be imported goods of the same origin with the goods being valued.

10. First border gate of importation means the port of destination stated in the bill of lading. For road, railway or river channel transportation, the first border gate of importation is the port of destination stated in the contract.

Part II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE ON THE BASIS OF THE TRANSACTION VALUE

The dutiable value of imported goods must be first of all determined on the basis of the transaction value.

Transaction value is the price actually paid or payable by the purchaser to the seller for the purchase of an imported goods and adjusted under the provisions of Section VII, Part II of this Circular.

The price actually paid or payable is determined to be the total sum of money already paid or payable by the purchaser directly or indirectly to the seller for the purchase of imported goods.

1. The transaction value is applied if the following conditions are fully satisfied:

a/ There are no restrictions on purchasers right to dispose of or use the goods after they are imported other than the following restrictions which:

a.1/ Are imposed by Vietnamese law, such as provisions requiring imported goods to be labeled in Vietnamese, on goods subject to conditional import or a form of inspection before customs clearance, etc.

a.2/ Limit the places where the goods may be sold; or,

a.3/ Do not affect the value of the goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For example: The seller requests the purchaser not to sell or display imported goods before the seller markets these goods.

b/ The price or sale is not subject to some conditions or payments for which a value cannot be determined for the goods being valued.

For example:

- The seller fixes the price of the imported goods on condition that the purchaser will purchase a certain quantity of other goods.

- The price of the imported goods depends on the prices of other goods which will be sold by the importer to the exporter.

- The price of the imported goods is fixed on the basis of a mode of payment extraneous to the imported goods, for example: imported goods are semi-finished products supplied by the seller to the purchaser on condition that the seller will receive back a certain quantity of finished products manufactured from these imported semi-finished products.

In case the sale or price of the goods is dependent on one or several conditions but the purchaser possesses objective and valid documents for the determination of the pecuniary impact of such dependence, this condition shall still be regarded as being met. Upon determination of the dutiable value, the money amount reduced due to the dependences impact must be added to the transaction value.

c/ After reselling, transferring or using imported goods, the purchaser is not required to additionally pay any sum of money from the proceeds of the disposal of imported goods, except for the additions specified at Point e, Clause 2, Section VII, Part II of this Circular.

d/ The purchaser and seller have no special relationship or have a special relationship which does not influence the transaction value. The consideration of the special relationships influence on the transaction value is guided in Clause 3 of this Section.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The purchase price stated in invoices:

In case the purchase price stated in invoices includes discounts for the lot of imported goods, these discounts must be subtracted in determining the dutiable value on the conditions that the discount policy is stated in writing before the goods are loaded onto a means of transport, there are lawful and valid data and documents for excluding these discounts from the invoice price, and those documents must be submitted together with the customs declaration.

Types of discount include:

- Discount based on the commercial level of the goods purchase and sale transaction;

- Discount based on the quantity of purchased and sold goods;

- Discount based on the mode and time of payment;

Discounts are accepted to be deducted upon determination of the dutiable value on condition that they conform to international commercial practice.

If goods for which there are contractual discounts are imported in different lots (with different declarations), these discounts may be considered and accepted only after the importing enterprise submits the manifest and documents proving that the importation and payment for the whole contract have been completed. The customs office at which the enterprise opens its customs declarations shall check relevant records and documents submitted by the enterprise to prove that discounts have been actually given.

b/ Adjustments under the guidance in Section VII, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Prepaid amounts, advances and deposits for the manufacture, purchase, sale, transportation or insurance of goods.

- Indirect payments to the seller, such as sums of money paid by the purchaser to a third party at the request of the seller or sums of money paid by debt clearing.

3. Determination of special relationships influence on transaction value:

a/ If the purchaser and the seller have a special relationship which does not influence the transaction value, the customs declarant shall report this relationship and determine the dutiable value according to the transaction value.

b/ If the customs office, based on available information, suspects that the special relationship has influenced the transaction value, it shall promptly notify in writing the customs declarant of grounds for its suspicion.

c/ The customs office shall create favorable conditions for the customs declarant to explain and supply more information in order to clarify the special relationship between the purchaser and the seller which does not influence the transaction value of the imported goods specified at Point d of this Clause.

Past 30 working days after receiving the customs offices notice, if the customs declarant fails to explain and supply more relevant information, the customs office shall determine the dutiable value of the imported goods lot on the principles and methods of dutiable value determination specified in Sections I thru VI, Part II of this Circular.

d/ The special relationship between the purchaser and seller is considered not influencing the transaction value if it satisfies one of the following two conditions:

d.1/ Despite the special relationship, the purchase and sale transaction is still conducted between the seller and purchaser like purchase and sale transactions with purchasers who have no special relationship with the seller.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ The purchase and sale price of the imported goods has been negotiated and agreed upon in the commercial contract in a manner consistent with the normal pricing negotiation and agreement practices of that goods line or with the way the seller offers the goods purchase and sale price to other purchasers who have no special relationship with the seller.

+ The purchase and sale price of the imported goods is inclusive of also all costs and a profit corresponding to overall profit from the sale of goods of the same class or category.

The customs office shall examine the way the purchaser and the seller have organized the purchase and sale relationship and the manner of negotiation to reach the declared price before reaching a conclusion on whether the declared value has been influenced by the special relationship.

d.2/ The transaction value closely approximates to any of the following values of the goods lot exported to Vietnam on the same day or within 60 days (of the calendar year) before and after the date of exportation of the goods lot being valued:

- The dutiable value determined on the basis of the transaction value of identical or similar imported goods sold to other importers that have no special relationship with the exporter (the seller);

- The dutiable value of identical or similar imported goods determined on the basis of the deductible value specified in Section IV, Part II of this Circular;

- The dutiable value of identical or similar imported goods determined on the basis of the computed value specified in Section V, Part II of this Circular.

d.3/ The above dutiable values are used for comparison purposes only and the dutiable value of identical or similar imported goods must be adjusted to the same condition with the imported goods being valued:

- Adjustment to the same purchase and sale condition: The adjustment of the dutiable value of identical or similar imported goods to the same purchase and sale condition with the goods lot being valued complies with the guidance of Point b, Clause 2, Section III, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Determination of the dutiable value of imported goods being carrier media bearing software for data processing devices:

a/ The dutiable value of imported goods being carrier media bearing software is the value actually paid or payable for these carrier media, exclusive of the value of the software they bear, on condition that the softwares invoice value is separated from the carrier medias invoice value.

The dutiable value of carrier media is inclusive of the purchase price stated in invoices and expenses for recording or installation of the software in the media.

Software referred to herein means data, programs or instructions which are expressed in the form of commands, codes, diagrams or any other form and can make data processing devices in which they are installed capable of performing a task or achieving a specified result (for example: software programs, instructions describing digitalized information programs). Audiovisual sequences in feature films or video recordings are not regarded as software under this regulation.

Carrier media means floppy disks, compact disks, magnetic tapes or cards or any objects capable of storing information, which are used as devices for temporarily storing or transmitting software. To be used, software must be transmitted to, installed in or integrated into data processing devices.

Carrier media mentioned herein exclude integrated circuits, microchips, semi-conductor circuits and the like or parts affixed on circuit boards or devices.

b/ The provisions of Point a of this Clause do not apply to the determination of the dutiable value of devices, machines or equipment bearing imported software falling into one of the following cases:

- Software is recorded, installed or integrated in imported goods other than carrier media or in hardware of machines or equipment.

- The value actually paid for imported software is one of the additions specified in Section VII, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Customs dossier as specified;

- Other documents relevant to the dutiable value determination.

II. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE BASED ON THE TRANSACTION VALUE OF IDENTICAL IMPORTED GOODS

If the dutiable value of imported goods cannot be determined on the basis of their transaction value guided in Section I, Part II of this Circular, it may be determined on the basis of the transaction value of identical imported goods.

The method of determining the dutiable value of imported goods on the basis of the transaction value of identical imported goods is guided in Section III of this Part, in which the phrase similar imported goods should be replaced by the phrase identical imported goods.

III. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE ON THE BASIS OF THE TRANSACTION VALUE OF SIMILAR IMPORTED GOODS

1. Determining the dutiable value:

If the dutiable value of imported goods cannot be determined according to the methods guided in Sections I and II, Part II of this Circular, it may be determined on the basis of the transaction value of similar imported goods on condition that these similar imported goods have been accepted by customs offices for the determination of the dutiable value based on the transaction value and have the same purchase and sale condition and export time condition with the imported goods being valued under the guidance in Clause 2 of this Section.

If there is no similar imported goods lot with the same purchase and sale condition with the imported goods being valued, other similar imported goods lots with different purchase and sale conditions may be chosen, provided that adjustments must be made to the same purchase and sale condition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To be chosen, similar imported goods lot must satisfy the following conditions:

a/ Export time condition:

The similar imported goods lot must be exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the date of exportation of the imported goods being valued.

b/ Purchase and sale conditions:

b.1/ Condition on commercial level and quantity:

b.1.1/ The similar imported goods lot must have the same condition on commercial level and quantity with the imported goods lot being valued.

b.1.2/ If no imported goods lot mentioned at Item b.1.1 is found, an imported goods lot at the same commercial level but in a different quantity may be chosen and the transaction value of these similar imported goods must later be adjusted to the same quantity with the goods lot being valued.

b.1.3/ If no imported goods lot mentioned at Items b.1.1 and b.1.2 is found, an imported goods lot at a different commercial level but in the same quantity may be chosen and the transaction value of this similar imported goods lot must later be adjusted to the same commercial level with the goods lot being valued .

b.1.4/ If no imported goods lot mentioned at Items b.1.1, b.1.2 and b.1.3 is found, an imported goods lot at a different commercial level and in a different quantity may be chosen and the transaction value of this similar imported goods lot must later be adjusted to the same commercial level and quantity with the goods lot being valued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The similar imported goods lot must have the same distance and mode of transport, or have been adjusted to the same distance and mode of transport with the goods lot being valued.

If there is a significant difference in insurance cost between two lots, the similar imported goods lot must be adjusted to the same insurance condition with the goods lot being valued.

c/ If the method of determining the dutiable value based on the transaction value of similar imported goods is applied but no similar imported goods manufactured by the same manufacturer or licensed manufacturer is found, goods manufactured by other manufacturers and of the same origin may be considered and chosen.

d/ In case of determining the dutiable value determination according to this method, if more than one transaction value of similar imported goods are found, the dutiable value is the lowest transaction value after similar imported goods have been adjusted to the same purchase and sale condition with the goods lot being valued.

During the time of carrying out customs procedures, if there is insufficient information for choosing imported goods identical or similar to imported goods being valued, the dutiable value of imported goods must not be determined under the guidance in Section II or Section III, Part II of this Circular but must be determined according to the next method.

3. Documents to be submitted:

a/ If applying the method of determining the dutiable value based on the transaction value of similar imported goods, customs declarants shall submit, apart from customs dossiers as specified, enterprise-certified copies of the following documents to customs offices:

- Customs declaration and declaration of the value of similar imported goods;

- Transport contract of similar imported goods (in case of adjustment of freight);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Commercial contract and commercial invoice of similar imported goods, exported goods price lists of the foreign manufacturer or seller (in case of adjustment of quantity and commercial level);

- Other lawful and valid documents and vouchers necessary and relevant to the dutiable value determination (when necessary).

b/ When applying the method of determining the dutiable value based on the transaction value of similar imported goods, customs offices shall base themselves on information available at customs offices where the dutiable value is determined and documents and vouchers supplied by customs declarants for determining the dutiable value.

IV. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE ON THE BASIS OF THE DEDUCTIBLE VALUE

1. Determining the dutiable value:

If the dutiable value of imported goods cannot be determined according to the methods guided in Sections I, II and III, Part II of this Circular, it may be determined on the basis of the deductible value and based on the unit price at which imported goods, identical or similar imported goods are sold on Vietnams domestic market minus (-) reasonable expenses for and profits earned from the sale of the imported goods.

This method is not applied if goods chosen for determining the unit price fall into one of the following cases:

- They have not yet been sold on the domestic market or their sales have not yet been reflected on accounting books and documents under Vietnams accounting law;

- They are involved in assists provided by any person as specified at Item d.1, Point d, Clause 2, Section VII, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ It must be the unit price at which imported goods being valued, identical or similar imported goods are sold in the conditions as when imported.

b/ It must be the unit price at which the greatest aggregate quantity of goods is sold, which is sufficient for establishing that unit price. Goods are sold on the earliest day after the importation but before the expiration of 90 days after the date of importation of the goods being valued. The domestic purchaser and the seller have no special relationship.

Example 2: Goods lot A consists of many goods items, including item B being valued according to the deductive method. Goods lot A was imported on January 1, 2005. A goods lot consisting of a goods item identical to goods item B was imported earlier and sold to many domestic purchasers at different prices and at different times as follows:

 

Unit price

Quantity/sale

Selling time

Total quantity

VND 900/unit

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



March 28, 2005

100 units

30 units

January 15, 2005

20 units

March 3, 2005

VND 800/unit

200 units

January 20, 2005

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



250 units

February 12, 2005

 

Total:

 

550 units

In the above example, the sale unit price chosen for deduction is VND 800/unit corresponding to the greatest quantity of units sold (450) and sufficient for establishing the unit price. This unit price satisfies the conditions on a unit price to be chosen, including:

- The greatest aggregate quantity (450).

- The sale time is within 90 days after the date of importation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The determination of deductions must be based on accounting data and available lawful and valid accounting documents and recorded and reflected under Vietnamese accounting standards.

Deductions must be those allowed to be accounted as reasonable and lawful expenses of enterprises under the Vietnamese accounting law.

4. Deductions to be made from the sale unit price:

Deductions to be made from the sale unit price are reasonable expenses for and profits earned from the sale of goods on the Vietnamese market, including:

a/ Costs of transport and insurance and expenses for other activities related to the transportation of goods after their importation, specifically as follows:

a.1/ Costs of transport and insurance and expenses for other activities related to the transportation of goods incurred during the time of transportation from the first border gate to the importers warehouse or the place of delivery in inland Vietnam;

a.2/ Costs of transport and insurance and expenses for other activities related to the transportation of goods incurred during the time of transportation from the importers warehouse in inland Vietnam to the place of goods sale, in case the importer bears these costs and expenses.

b/ Taxes, charges and fees payable in Vietnam upon the importation and sale of the imported goods on the domestic market of Vietnam.

c/ Commissions or general expenses and profits related to the sale of the imported goods in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c.2/ In case of importation by the mode of definite purchase and sale, general expenses and profits shall be deducted: General expenses and profits must be taken as a whole upon determining the deductible value. The determination and allocation of general expenses and profits to an imported goods lot must comply with Vietnamese accounting regulations and standards.

General expenses include direct and indirect expenses for the importation and sale of gsoods on the domestic market, such as expenses for marketing goods, expenses for storage and preservation of goods before sale, expenses for management of the importation and sale of goods, etc.

Bases for determining deductions are data recorded and reflected on accounting vouchers and books of the importer and compliant with Vietnamese accounting regulations and standards. These data must be consistent with those obtained from activities of purchasing and selling imported goods of the same class or category in Vietnam.

5. For goods sold not in the conditions as when imported:

a/ If no sale unit price of goods sold in the conditions as when imported is found, the sale unit price of imported goods having been further processed in the country, minus (-) expenses for processing for the added value of the goods, will be used on condition that added expenses for further processing in the country and expenses specified in Clause 4 of this Section are quantifiable. If these added expenses cannot be separated from the sale price, the method next to the method of determining the dutiable value on the basis of the deductible value will be applied.

b/ If imported goods, after the processing, still retain their nature, characteristics and utility as when imported but are knocked down into parts for sale on the domestic market, the deductible value must not be used to determine the dutiable value of the goods.

c/ If, after the processing, imported goods have their nature, characteristics and utility changed to the extent that they cannot be recognized as the originally imported goods, this method must not be applied.

6. Documents and vouchers to be submitted:

The customs declarant or importer shall submit enterprise-certified copies of the following documents together with the customs procedure dossier:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Sale agent contract, if the importer is a sale agent of the exporter. This contract must specifically state the commission receivable and various expenses payable by the agent.

c/ Written explanation of sale turnover and expenses specified in Clause 4 of this Section.

d/ Customs declaration and declaration of the value of the goods lot chosen for deduction.

e/ Other necessary documents for checking and determining the dutiable value as requested by the customs office.

V. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE ON THE BASIS OF THE COMPUTED VALUE

1. If the dutiable value of imported goods cannot be determined according to the methods specified in Sections I thru IV of this Circular, it may be determined on the basis of the computed value. The computed value of imported goods includes the following items:

a/ Direct expenses for the manufacture of imported goods: Cost or value of raw materials and materials, expenses for the manufacture process or other processing used in the manufacture of imported goods. These expenses include also the following:

- Expenses specified at Points a, b and c, Clause 2, Section VII, Part II of this Circular;

- The value of assists under the guidance at Item d.1, Point d, Clause 2, Section VII, Part II of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ General expenses for and profits from the sale of goods of the same class or the same category with imported goods being valued, made in the country of exportation for sale into Vietnam. These general expenses and profits must be taken as a whole upon determining the computed value.

General expenses include all direct or indirect expenses for the manufacture and sale of goods for export but not yet computed under the guidance of Point a, this Clause.

c/ Costs of transport and insurance and expenses related to the transportation of imported goods as guided at Point g and h, Clause 2, Section VII, Part II of this Circular.

2. Bases for determining the computed value:

These bases are figures recorded and reflected on accounting vouchers and books of the manufacturer, unless these figures are inconsistent with those collected from activities of manufacturing, purchasing and selling imported goods of the same class or the same category made in the country of exportation by the manufacturer for export to Vietnam.

3. Documents to be submitted:

The customs declarant or the importer shall submit certified copies of the following documents and, at the same time, produce their originals for comparison:

a/ The manufacturers written explanation of the expenses specified at Points a and b, Clause 1 of this Section, enclosed with manufacturer-certified copies of accounting documents and figures compatible with this explanation.

b/ Sale invoices of the manufacturer;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the above documents and vouchers are insufficient, the dutiable value will be determined by the next method instead of the method guided in this Section.

VI. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE ACCORDING TO THE INFERENTIAL METHOD

1. If the dutiable value of imported goods cannot be determined according to the methods guided in Sections I thru V, Part II of this Circular, it may be determined by the inferential method based on objective documents and figures available at the time of determining the dutiable value.

By the inferential method, the dutiable value determined by sequentially and flexibly applying the dutiable value-determining methods guided in Sections I thru V, Part II of this Circular and immediately stopping at the method by which the dutiable value can be determined, provided that such application complies with the provisions of Clause 2 of this Section.

2. When determining the dutiable value according to this method, the customs declarant and the customs office may not use the following values in determining the dutiable value:

a/ The sale price on the domestic market of goods of the same kind made in Vietnam.

b/ The sale price of goods in the domestic market of the country of exportation;

c/ The sale price of goods for export to a third country;

d/ The manufacture costs of goods, excluding those used in the computing method;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Arbitrary or fictitious prices;

g/ A valuation system permitting the use of the higher of two alternative values as the dutiable value.

3. Some examples of flexible application of dutiable value-determining methods:

a/ Application of the method of determining the dutiable value on the basis of the transaction value of identical or similar imported goods.

a.1/ If there is no identical or similar imported goods exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the date of exportation of the imported goods lot being valued, identical or similar imported goods exported within a longer time limit, which, however, must not exceed 90 days before or after the date of exportation of the goods lot being valued may be chosen.

a.2/ If there is no identical or similar imported goods of the same origin, imported goods of a different origin satisfying other conditions on identical or similar imported goods may be chosen.

b/ Flexible application of the method of determining the dutiable value on the basis of the deductible value in any of the following ways:

b.1/ If no unit price is determined for deduction within 90 days after the date of importation, the sale unit price of goods sold in the greatest aggregate quantity within 120 days after the date of importation of the goods lot chosen for deduction may be chosen.

b.2/ If there is no unit price of the very imported goods or identical or similar imported goods resold to persons having no special relationship with the importer, the unit price of goods resold to purchaser having special relationship with the importer may be chosen on condition that the special relationship does not influence the price in the purchase and sale transaction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The dutiable value of imported goods may be determined to be equal to that of similar imported goods already determined on the basis of the deductible value or computed value.

4. Apart from examples provided in Clause 3 of this Section, the flexible application of the dutiable value-determining methods may be based on the price database and lawful and valid objective documents but must not violate the provisions of Clause 2 of this Section.

VII. ADJUSTMENTS

1. Principles for adjustment

a/ For additions, adjustments can be made only when the following conditions exist:

- These additions are paid by the purchaser and have not yet been included in the price actually paid or payable.

- These additions are directly related to the imported goods.

- If the imported goods lot involves additions but there is no objective figure for determining the dutiable value, the dutiable value will be determined by the method next to the method of determining it on the basis of the transaction value.

b/ For deductions, adjustment can be made only when there are lawful and valid figures and documents, which are available at the time of determining the dutiable value, for separating these deductions from the sale price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Commissions and brokerage, except for purchase commission. If these expenses are inclusive of tax amounts payable in Vietnam, these tax amounts are not required to be added to the dutiable value of imported goods.

b/ Costs of containers which are treated as being one with imported goods, including the packing material cost and other expenses related to the purchase, sale and transportation of packing materials to the place of goods packing and preservation.

Containers, tanks and racks for multiple use as tools for packing goods for transportation are not regarded as tare. Therefore, they are not regarded as tare expenses to be added.

c/ Packing costs, including the following:

c.1/ Packing material cost consisting of packing material price and other expenses related to the purchase, sale and transportation of packing materials to the place of goods packing.

c.2/ Packing labor cost consisting of amounts paid for workers packing the goods being valued and related expenses.

If the purchaser has to bear expenses for packing workers accommodation and travel during the time of goods packing, these expenses are also accounted as packing labor cost.

d/ The value of goods or services supplied free of charge or at reduced cost by the purchaser directly or indirectly to the manufacturer or the seller for manufacture or sale of goods exported to Vietnam (below referred to as the value of assists).

d.1/ Assists include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d.1.2/ Raw materials, materials and fuels consumed in the process of manufacturing imported goods.

d.1.3/ Tools, devices, dies, molds, models and the like which are used for the manufacture of imported goods.

d.1.4/ Design drawings, technical drawings, fine-art designs, development plans, construction designs, model designs, diagrams, sketches and similar products and services made in foreign countries and necessary for the process of manufacturing imported goods.

d.2/ Valuation of assists:

- If assistance goods or services are purchased from a party having no special relationship for supply to the seller, the value of assists is the purchase price of these assistance goods or services.

- If assistance goods or services are manufactured by the importer or a party having special relationship with the importer for supply to the seller, the value of assists is the manufacture cost of these assistance goods or services.

- If assistance goods or services are made by the purchasers manufacturing establishment located in a foreign country but there is no document or voucher for separately accounting these assistance goods or services, the value of assists is determined by allocating the total manufacture cost of that establishment in the same period to the volume of goods or services made.

- If assists are hired or borrowed by the purchaser, the value of assists is hiring or borrowing expenses.

- If assists are used goods, the value of assists is the residual value of these goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If assists are sold at reduced cost by the purchaser to the exporter, the reduced value must be added to the dutiable value.

- If there are redundant raw materials, materials and scraps collected from assists in the process of manufacturing imported goods, the value of these collected redundant raw materials and materials and scraps may be deducted from the value of assists, if there are figures reflecting the collected value.

The determined value of assists covers also expenses related to the purchase and sale, transport and insurance up to the place of manufacture of imported goods.

d.3/ Allocation of the value of assists to imported goods

d.3.1/ Principle for allocation of the value of assists

- The value of assists must be fully allocated to imported goods;

- The allocation must be recorded in lawful and valid documents;

- The allocation must comply with Vietnamese accounting regulations and standards.

d.3.2/ Method of allocating the value of assists:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Allocating to the quantity of imported goods in the first shipment;

- Allocating to the quantity of goods units manufactured up to the date of importation of the first shipment;

- Allocating to all products expected to be manufactured under the purchase and sale agreement between the purchaser and seller (or the manufacturer);

- Allocating on the principle of gradual decrease or increase;

- Apart from the above methods, purchasers may use other allocation methods on condition that they comply with the accounting law and the allocation is recorded in writing.

e/ Royalty and licensing fee:

e.1/ Royalty or licensing fee must be added to the price actually paid or payable for imported goods only when the following conditions are satisfied:

e.1.1/ Royalty or licensing fee is paid for the use of intellectual property rights directly related to imported goods being valued.

If the payable royalty or licensing fee is not directly related to imported goods, it is not required to be added upon determining the dutiable value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e.1.2/ Royalty and licensing fee must be directly or indirectly paid by the purchaser. The payment of royalty and licensing fee must constitute a condition for the purchase and sale of imported goods. The purchaser agrees to pay a royalty or licensing fee as part of the purchase and sale for the purpose of acquiring imported goods.

Customs declarants shall submit to customs offices copies bearing a true copy seal of documents and vouchers showing the payment of royalty or licensing fee and the licensing document issued by the copyright holder or the licensing right holder.

e.1.3/ Royalty and licensing fee are not yet included in the sale price of the goods being valued.

e.2/ Royalty and licensing fee are not required to be added to the dutiable value in the following cases:

e.2.1/ They are charges payable by the purchaser for the right to reproduce imported goods or copy artistic works in Vietnam.

e.2.2/ They are charges payable by the purchaser for the right to distribute or resell imported goods, in case the payment of these charges does not constitute a condition of the sale of imported goods.

If the charges paid for the right to reproduce, distribute or resell imported goods have been included in the sale price, they are not allowed to be deducted from the dutiable value of imported goods.

e.2.3/ If part of royalty and licensing fee is included in the price of imported goods while the other part is based on other factors not related to the imported goods and these two parts cannot be identified and separated or it is impossible to single out the royalty under a financial agreement between the purchaser and seller, royalty and licensing fee are not required to be added to the dutiable value.

e.3/ Bases for determining royalty and licensing fee:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e.3.2/ If royalty and licensing fee cannot be determined at the time of importation due to their dependence on post-importation sale turnover or for other reasons specified in the goods purchase and sale contract or a separate written agreement on payment of royalty, the customs declarant shall declare and commit in writing to additionally declaring these expenses for determining the full dutiable value of the goods lot and fulfilling the tax obligation.

f/ Sums of money payable by the importer from proceeds of resale, disposal or use of imported goods which are transferred to the seller in any form.

Example 4: The importer shall pay a sum of money equal to a certain percentage of post-importation goods sale turnover or rent.

If, at the time of importation, it is impossible to determine this sum of money, which must be added, due to its dependence on post-importation goods sale turnover or for other reasons specified in the goods purchase and sale contract or a separate written agreement, the customs declarant shall declare and commit in writing to additionally declaring this expense for determining the full dutiable value of the goods lot and fulfilling the tax obligation.

g/ Cost of transport and all other expenses directly related to the transportation of imported goods to the place of importation, such as expenses for cargo handling, towage and portage expenses, demurrage, rents for containers, tanks and racks for multiple use as tools for packing goods for transportation. The value of this adjustment is determined on the basis of the transportation contract or documents or vouchers related to the transportation.

g.1/ If a goods lot consists of different kinds of goods but the bill of lading does not specify each kind of goods, the customs declarant shall himself/herself allocate these expenses to each kind of goods by using allocation methods in the following order of priority:

- Allocation based on the transport cost rate advice of the carrier;

- Allocation based on the weight or volume of goods;

- Allocation based on the ratio of the purchase price of each kind of goods to the total value of the goods lot.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Cost of insurance for goods up to the place of importation:

h.1/ If the importer fails to buy insurance for goods, this cost is not required to be added to the dutiable value.

h.2/ Insurance premium which has been paid for the whole goods lot consisting of different kinds of goods but not specified for each kind of goods shall be allocated according to the value of each kind of goods.

If expenses specified at Points g and h of this Clause are inclusive of a value-added tax amount payable in Vietnam, this tax amount is not required to be added to the dutiable value.

3. Deductions:

If the following amounts are already included in the transaction value and there are objective data from lawful and valid documents available at the time of determination of the dutiable value, these amounts may be deducted to determine the dutiable value:

a/ Expenses incurred after the goods importation, including expenses for construction, architecture, installation, maintenance or technical assistance or consultancy, supervision or similar expenses.

b/ Cost of transport and insurance in inland Vietnam. If these expenses are related to different kinds of goods, they must be allocated to the goods to be valued on the principles specified at Point g and h, Clause 2 of this Section.

c/ Taxes, charges and fees payable in Vietnam and already included in the purchase price of imported goods. If a charge or fee is related to different kinds of goods but cannot be determined directly for each kind of goods, it must be allocated in proportion to the ratio of the purchase price of each kind of goods to the total value of the goods lot.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for market research and survey for to be-imported products;

- Expenses for advertising brands or trademarks of imported goods;

- Expenses for the display or introduction of newly imported products;

- Expenses for participation in trade fairs or exhibitions on new products;

- Expenses for inspection of the quantity and quality of goods before importation. If these expenses are agreed upon between the purchaser and seller and constitute part of the price actually paid or payable by the purchaser to the seller, they must not be deducted from the transaction value.

- Expense for opening L/C for payment for the imported goods lot, in case this expense is paid by the purchaser to the bank that represents the purchaser in making payment for the goods.

e/ Payable interests related to the payment for imported goods, on condition that:

- Payable interests must be stated in writing and separated from the price actually paid or payable;

- When requested, the purchaser shall prove that the declared value is the price actually paid or payable and that the payable interest rate is compatible with the common credit interest rate applicable at the time when and in the country where the financial agreement is implemented.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



It is stated in the contract that:

+ If the purchaser pays for the goods within two weeks from the date of issuance of a commercial invoice, the goods value is USD 9,700.

+ If the purchaser pays for the goods two weeks after the date of issuance of a commercial invoice, the payable goods value is USD 10,000 (USD 9,700 + USD 300).

The commercial invoice produced by the purchaser upon carrying out customs procedures shows the goods lot value of USD 9,700.

Because the customs office finds out through the inspection of the import dossier that the purchaser has paid for the goods two weeks after the date of issuance of the invoice, the price actually paid or payable is USD 10,000.

In this case, though the commercial invoice shows the goods lot value of USD 9,700, the value actually paid by the purchaser to the seller is USD 10,000.

The dutiable value = the value actually paid or payable = USD 10,000.

VIII. DETERMINING THE DUTIABLE VALUE OF IMPORTED GOODS IN SOME SPECIFIC CASES

1. For imported goods which are exempt from duty or considered for duty exemption but later used for purposes other than those for which the duty exemption is given or considered, duty payment declarations must be made. In a duty payment declaration, the value for import duty calculation is determined on the basis of the residual use value of goods computed according to their use and presence duration in Vietnam (from the date of importation stated in the customs declaration to the date of tax recalculation) and specifically determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Value for import duty calculation = (%) of the value declared at the time of registration of the first customs declaration

Six months or less (rounded up to 183 days)

90%

Between six months and one year (rounded up to 365 days)

80%

Between over one year and two years

70%

Between over two years and three years

60%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



50%

Between over five years and seven years

40%

Between over seven years and nine years

30%

Between over nine years and ten years

15%

Over ten years

0%

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For scraps collected from the processing of goods for a foreign party and sold by the processee to the Vietnamese party, the dutiable value is determined as follows:

+ If there is a goods purchase and sale contract, the principles and methods of determining the dutiable value specified in Sections I thru VI, Part II of this Circular shall be applied to determine the dutiable value.

+ If there is no purchase and sale contract, the dutiable value is determined under the provisions of Clause 7 of this Section.

3. For imported goods that are rented or borrowed, the dutiable value is the price actually paid under the contract signed with the foreign party and consistent with lawful and valid vouchers related to the rent or borrowing of goods.

4. For imported goods that have been brought abroad for repair, the dutiable value is repair expenses actually paid under the contract signed with the foreign party and consistent with lawful and valid vouchers related to the repair of goods.

5. Warranty goods: In case imported goods consist also of warranty goods under the purchase and sale contract (including also goods consigned later), the dutiable value is the value actually paid for these imported goods, including the value of warranty goods. The value and quantity of warranty goods, warranty conditions and duration must be specified in the contract.

6. Sales promotion goods: In case imported goods consist of also sales promotion goods under the purchase and sale contract (including also goods consigned later), the dutiable value is determined as follows:

a/ If the value of sales promotion goods is stated in the purchase and sale contract and does not exceed 10% of the imported goods, the dutiable value of the imported goods (inclusive of that of sales promotion goods) is the value actually paid for the whole imported goods lot;

b/ If the value of sales promotion goods cannot be separated from the value of the imported goods or exceeds 10% of the imported goods value, the dutiable value of the whole imported goods lot (the dutiable value of the imported goods and that of sales promotion goods) is not determined on the basis of transaction value but according to the next method of determination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For goods in single units:

- For automobiles, motorbikes or machines or equipment in single units valued at VND 50 million or more according to the price database, the dutiable value is determined by the customs office on the principles and according to the dutiable value-determining methods specified in Sections I thru VI of this Circular and based on the price database at the time of valuation.

- For other goods in single units: the dutiable value is the declared value.

b/ For goods in multiple units:

- If the declared total value of the goods lot is VND 5 million or less, the dutiable value is the declared value.

- If the declared total value of the goods lot is more than VND 5 million (including cases in which Vietnamese organizations or individuals purchase goods in bordering countries and import them into Vietnam; goods carried along on the same or a different flight by passengers on entry; goods being gifts or presents), the dutiable value shall be determined by the customs office on the principles and dutiable value-determining methods specified in Sections I thru VI, Part II of this Circular and based on the price database at the time of valuation.

8. Other particular cases:

a/ If imported goods are redundant compared to the goods purchase and sale contract signed with a foreign party:

a.1/ If redundant imported goods are identical or similar to imported goods stated in the contract: The dutiable value of redundant imported goods is determined by the method used for determining the dutiable value of the goods volume stated in the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If imported goods are inconsistent with the purchase and sale contract signed with a foreign party:

b.1/ If imported goods are of improper specifications and permitted for import, their dutiable value is the value actually paid for imported goods. Goods of improper specifications means actually imported goods which are different in terms of color, dimensions or models from those described in the purchase and sale contract and these differences do not affect the actually paid price.

b.2/ If imported goods are inconsistent with the purchase and sale contract and permitted for import, their dutiable value is determined on the principle of sequential application of the dutiable value-determining methods specified in Sections II thru VI, Part II of this Circular other than the transaction value method.

c/ If imported goods are damaged or lost for justifiable reasons in the course of transportation and handling:

c.1/ For goods which are neither damaged nor lost, their dutiable value is the value actually paid for imported goods (damage- or loss-free part).

c.2/ For damaged or lost goods, their dutiable value is determined on the basis of the dutiable value of intact goods and reduced in proportion to the damage or loss level and in accordance with inspection results and relevant dossiers.

d/ For goods imported for compensation for damage or loss specified at Point c of this Clause, the dutiable value is determined under the guidance provided in Sections I thru VI, Part II of this Circular.

e/ For actually imported goods with a quantity disparity compared with commercial invoices due to their characteristics but in conformity with delivery and payment conditions stated in the purchase and sale contract, the import duty amount is determined as follows:

e.1/ Regarding the determination of the quantity of actually exported or imported goods: If verification has been conducted, verification results will serve as a basis for determining the quantity of actually exported or imported goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e.3/ Some specific examples:

Example 6:

An enterprise imports under a contract 1,000 tons of tobacco shreds at a unit price of USD 100/ton and with a water content of 2%. The commercial invoice states: 1,000 tons x USD 100 = payable value of USD 100,000.

- The goods volume actually imported within the tolerable error under the contract: When imported, if this volume weighs between 1,020 and 980 tons through the customs inspection, the payment value for duty calculation is USD 100,000.

- For the actually imported goods volume in excess of the tolerable error under the contract: If the inspected goods volume weighs 1,200 tons, the actually imported goods volume is determined to be 1,200 tons and the dutiable value is determined as follows: 1,000 tons x USD 100 + 176 tons x USD 100 (the goods volume for dutiable value determination is 1,176 tons = 1,200 tons - (1,200 tons x 2%).

If the actually imported goods volume is 900 tons, smaller than that stated in the commercial invoice, which is issued according to the actually delivered goods, the dutiable value is the payment value stated in the commercial invoice.

Part III

EXAMINATION OF THE DUTIABLE VALUE

I. EXAMINATION OF THE DUTIABLE VALUE AT THE STAGE OF CUSTOMS CLEARANCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Objects of examination: customs dossiers and documents related to the determination of the dutiable value of goods subject to dossier examination or physical examination of goods.

b/ Examination principles: application of value risk management.

The value examination on the principle of application of value risk management is conducted on the basis of classifying goods into those on the list of goods subject to price risk management and those outside that list, specifically as follows:

b.1/ For goods on the list of those subject to price risk management:

The General Department of Customs shall draw up and promulgate a list of goods subject to price risk management and guide provincial-level Customs Departments how to use this list as a basis for the examination and assessment of the truthfulness and accuracy of the declared values, organizing the explanation and exercising the right to consultation (below referred to as consultation for short) on goods lots with doubted declared values under Clause 5 of this Section.

Criteria for drawing up a list of goods subject to price risk management include:

- Imported goods subject to high duty rates and with large import value;

- Sensitive imported goods which are vulnerable to trade frauds.

Based on management capability, trade fraud practices and management human resources, the list of goods subject to price risk management may be changed in different periods in order to suit practical management requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Important goods subject to concentrated management in localities are those frequently imported or those with large import values, subject to high duty rates or vulnerable to trade frauds through prices but not yet specified in the list of goods subject to price risk management.

Directors of provincial-level Customs Departments shall take the initiative in gathering, analyzing and proposing in periodical reports to the General Department of Customs goods and groups of goods which need to be added to the list of goods subject to price risk management.

2. Contents of examination:

The customs office shall examine in detail the following contents:

a/ Declared contents: The customs office shall examine all items on the import declaration and value declaration made by the customs declarant, paying attention to carefully inspecting the following items:

Full name of the goods, detailed signs, code, mark and origin of the goods, which are consistent with those on the value declaration. Specifically as follows:

- Declared name of the goods is an ordinary trade name accompanied with substantial features of the goods, such as composition, component materials, ingredients and their contents, capacity, size, design model, utility, mark, origin, etc., satisfying the requirements on classification and identification of factors affecting and relating to the determination of the dutiable value of goods.

- In case the name of the goods is not specifically and clearly declared under the above provisions, the customs declarant is required to make additional declaration. If the customs declarant makes no or inadequate additional declaration, the case shall be handled under Point a, Clause 3 of this Section.

For example: For motorbikes and automobiles, there must be information on their brands, manufacturers, manufacturing countries, design models, cylinder capacity, models, other signs and codes, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Examination of the accuracy of dossiers (for example, arithmetical calculations); the truthfulness and substantial consistency between documents in the customs dossier set (comparison of terms of the contract, etc.); comparison of contents of the commercial invoice and the commercial contract; comparison of contents declared in the value declaration and relevant documents in the customs dossier.

c/ Examination of the legality and validity of documents related to the dutiable value determination.

d/ Examination of adherence to the principles and methods of dutiable value determination specified in this Circular; application conditions and order of the methods used for determining the declared value.

For example: The customs declarant has improperly applied the prescribed order of the dutiable value-determining methods specified in Part II of this Circular.

e/ Examination of the accuracy and truthfulness of the declared value: The customs office shall compare the declared value with the price database at the time of value examination in order to assess risks and check the accuracy and truthfulness of the declared value.

The price database used for examining the declared value consists of price data collected, updated and used under the Regulation on development, management and use of the price database promulgated by the Finance Ministry.

3. Processing of examination results:

a/ The declared value shall be rejected and the dutiable value shall be determined on the principles and according to the methods specified in this Circular if:

After the examination, the customs office detects any of the following violations: Violation related to procedures and dossiers; principles and order of application of the dutiable value-determining methods (below referred to as violations related to procedures and dossiers). Specifically as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a.1/ The customs declarant is requested to make an additional declaration of the goods name but makes no or inadequate declaration.

a.2/ There is an inconsistency between contents of documents in the customs dossier submitted or produced by the customs declarant to the customs office and there is a ground to believe that the customs declarant has declared untruthful contents related to the valuation;

For example: There is a disparity in terms of goods description between the commercial invoice and the transportation contract.

a.3/ The customs dossier and relevant documents are unlawful or invalid;

a.4/ The customs declarant makes no or inadequate or inaccurate declaration of transaction elements affecting the value (for example: no declaration of adjustments, special relationship, royalty, licensing fee);

a.5/ The methods of dutiable value determination specified in Clause 2, Article 4 of the Governments Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, have been improperly applied or have not been applied in the prescribed order;

a.6/ Any of the conditions upon the application of the methods of dutiable value determination specified in Articles 7 thru 12 of the Governments Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, is not satisfied;

For example: The customs declarant fails to satisfy the condition on the right to dispose of or use goods after importation upon the application of method 1; or fails to satisfy the condition on time upon selection of identical or similar goods in case of application of method 2 or 3, etc.

b/ Handling of doubted cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.1/ If it has no doubt about the price but has a doubt about a violation related to procedures or dossier, it shall accept the declared value and at the same time direct its doubt about the violation toward the stage of customs clearance.

b.2/ If it has a doubt about the price and has a doubt or no doubt about violations related to procedures and dossier, it shall handle the case as follows:

b.2.1/ For goods on the list of goods subject to price risk management:

The customs office shall notify the customs declarant of grounds for the doubt about the declared price, and the method of valuation and the price determined by it, and handle the case as follows:

b.2.1.1/ If the customs declarant agrees with the price and valuation method determined by the customs office, the customs office shall issue a notice on valuation and tax assessment under regulations and clearly state them in the import declaration.

b.2.1.2/ If the customs declarant disagrees with the price and valuation method determined by the customs office, the customs office shall request the customs declarant to pay a security and conduct consultations under Clauses 4 and 5 of this Section.

b.2.1.3/ In case of a doubt about the price but the declared value is 5% or less lower than that on the price database at the time of examination, the director of the provincial-level Customs Department shall be assigned to base on the actual imported goods lot and information and data on the imported goods and the importing enterprise to decide on the application of a security and organize consultations on that goods lot.

b.2.2/ For goods outside the list of goods subject to price risk management:

b.2.2.1/ The customs office shall notify the customs declarant of grounds for its doubt about the declared price, and the valuation method and price determined by itself, and then handle the case under Item b.2.1, Point b of this Clause, for goods on the list of important goods subject to concentrated management in units as decided by the director of the provincial-level Customs Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.3/ Cases of doubt about prices:

Based on the price database at the time of value examination, the customs office shall compare the declared value with values available on the price database in order to check the accuracy, truthfulness and objectivity of the declared value.

An imported goods is considered subject to a doubt about price if it falls into one of the following cases:

b.3.1/ It has a declared value lower than the lowest dutiable value of an identical or similar goods determined by the customs office; or the lowest declared value of an identical or similar goods already accepted by the customs office as the dutiable value (without comparison with doubted goods lots in need of consultations).

Identical or similar goods used for comparison are those exported to Vietnam on the same day or within 60 days before or after the date of exportation of the goods subject to price doubt. If no identical or similar goods within the above time limit is found, this time limit may be extended to 90 days before and after the date of exportation of the goods subject to price doubt.

b.3.2/ The imported goods has its declared value lower than or equal to the declared value of imported parts of the same kind in complete sets; or lower than or equal to the declared value of main materials constituting an imported finished product.

The time limit for seeking data must comply with Item b.3.1 of this Point b.

b.3.3/ The imported goods has its declared value lower than the value of an identical or similar goods on the list of goods subject to price risk management.

b.3.4/ The imported goods has its declared value lower than the value determined by the customs office after gathering information from other sources already converted to the same condition with the goods lot being examined.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b.3.6/ If no identical or similar goods under this Circular is found for comparison or examination of the declared value, the definition of identical or similar goods will be applied in a more flexible manner and in a broader scope, specifically as follows:

- For imported goods with many properties or utilities, the value of goods of the same type with an identical basic function already available on the price database may be used for comparison.

- For imported goods of higher quality, the value of goods of the same type and lower quality already available on the price database may be used for competition.

- For imported goods originating from developed countries or groups of developed countries, the value of goods of the same type from underdeveloped or developing countries or groups of underdeveloped or developing countries available on the price database may be used for comparison (for example, for imported goods being examined and originating from Japan, the value of goods of the same type originating from the Republic of Korea available on the price database may be used for comparison).

The time limit for data search must comply with Item b.3.1 of this Point b.

c/ Acceptance of the declared value: The customs office shall accept the declared value in cases other than those specified at Points a and b of this Clause.

4. Delayed dutiable value determination

a/ Cases of delayed dutiable value determination:

a.1/ Customs declarants delay the dutiable value determination if they do not have sufficient necessary information for determining the dutiable value at the time of customs declaration registration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Procedures for delaying the dutiable value determination:

b.1/ For cases in which the customs declarant delays the dutiable value determination:

- At the time of customs declaration registration, the customs declarant must request in writing the customs office to delay the dutiable value determination for the reason that information necessary for the dutiable value determination is insufficient and permit customs clearance, together with a commitment to paying a security sufficient to secure the whole duty amount of the imported goods lot assessed by the customs office.

- Based on the customs declarants written request, the customs office carrying out procedures for importing goods shall determine the dutiable value used for calculating the payable security under Item c.3, Point c of this Clause and notify it in writing to the customs declarant.

- The customs office may permit the customs clearance only when the customs declarant pays the security under this Circular.

- Within 30 days (of the calendar year) from the date of customs clearance of goods, the customs declarant shall make additional declaration of information necessary for determining the dutiable value of the imported goods lot and recalculate the payable duty amount under regulations. Past the time limit of 30 days, if the customs declarant fails to make an additional declaration for determining the dutiable value, the customs office shall determine the dutiable value and notify it in writing to the customs declarant for compliance.

b.2/ For cases in which the customs office delays the dutiable value determination:

- The customs office shall clearly notify in writing the customs declarant of the following contents:

+ Grounds for doubt;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Payable security: calculated under Item c.3, Point c of this Clause.

- The customs office will only permit the customs clearance when the customs declarant pays the security according to its notice.

- In the duration of security, the customs office shall organize consultation on the accuracy and truthfulness of the declared value under the provisions of Clause 5 of this Section on consultation before concluding on the dutiable value and notifying it in writing to the customs declarant for compliance.

c/ Security amount in cases of delayed dutiable value determination:

c.1/ Forms of security include:

- Bank guarantee; or,

- Payment of collateral; or,

- Payment of deposit; or,

- Other forms: the customs office shall temporarily keep legal documents of title (for automobiles, motorbikes) or part of imported goods for which procedures are carried out.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c.2/ Security duration: The security duration must be long enough for consultation and tax assessment (dutiable value determination) and fulfillment of the tax obligation under regulations.

c.3/ Security amount:

- Security amount must be sufficient for securing the whole payable duty amount.

The director of the district-level Customs Department shall base himself/herself on the price database and the principles and methods of dutiable value determination specified in this Circular to decide on the value used for calculating the security and the payable security amount.

- If the customs declarant has paid a duty according to the declaration, the security amount is equal to the difference between the duty amount calculated on the basis of the price determined by the customs office and that calculated on the basis of the price declared by the customs declarant.

c.4/ Security procedures:

c.4.1/ For the form of guarantee:

Guarantees must comply with the tax administration laws provisions on guarantees for payable tax amounts.

c.4.2/ For the form of deposit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The deposit amount is remitted into the customs offices deposit account at the State Treasury.

- After making a conclusion on the dutiable value, the district-level Customs Department shall carry out procedures for transferring the deposit amount corresponding to the increased duty amount (if any) from the customs offices deposit account to the state budget revenue account under current regulations.

- Upon the expiration of the security duration, if the customs office does not adjust the dutiable value and accept the declared value, it shall refund the deposit amount paid by the customs declarant.

- The district-level Customs Department shall immediately refund the overpaid deposit amount to the customs declarant.

c.4.3/ For other forms of security:

- If the customs declarant does not apply the form of guarantee or deposit, he/she shall request in writing the customs office to apply another form.

- The director of the district-level Customs Department shall, based on the customs declarants request and the practical situation, decide on an appropriate form of security and procedures.

5. Consultation:

a/ Competence to conduct consultation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The director of the provincial-level Customs Department shall organize the consultation.

Based on the practical situation and management capability, the director of the provincial-level Customs Department may authorize the director of the district-level Customs Department to conduct consultation and take responsibility for the consultation by the district-level Customs Department.

b/ Form of consultation: direct consultation.

c/ Cases subject to consultation are those specified in Items b.2.1.2 and b.2.2.1, Point b, Clause 3, Section I, Part III of this Circular.

For the same goods item for which import procedures are carried out by the same enterprise at the same customs office and under the same contract or several contracts, consultation is required only for the first imported goods lot, provided that:

- Information related to the examination and determination of the dutiable value obtained by the customs office from the price database and information collected by other professional methods up to the time of examination and determination of the dutiable value for a new goods lot are the same as information used for organizing consultation on the first imported goods lot.

- The customs declarant accepts the use of results of the first-time consultation for subsequent imported goods lots.

d/ Consultation and processing of consultation results:

d.1/ Preparation for consultation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Notify in writing the customs declarant of the time and place for consultation; the dossier and documents related to the consultation; and grounds for doubt about the declared value.

+ Collect information available on the price database and related documents. Analyze and sum up information for consultation.

+ Prepare questions to be asked in the consultation, focusing on doubts about the dossier, price and discounts.

+ Come up with reason(s) for rejecting the declared value, and provide the dutiable value it has determined and the valuation method it has used.

- The customs declarant shall:

+ Supply information, documents and vouchers as required by the customs office.

+ Send a representative, who is authorized to decide on contents related to the dutiable value determination, or a fully authorized attorney to participate in the consultation meeting.

+ Answer questions in the course of consultation related to the import transaction at the request of the customs office.

d.2/ Contents to be consulted:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The customs office shall focus on clearing its doubts about the dossier and the declared value. Questions and answers made in the course of consultation must be fully and truthfully recorded in the consultation minutes. Concluding the consultation minutes, based on answers of the enterprise, price information and data, the customs office shall clearly state that the declared value and proposed dutiable value are accepted or rejected. Participants in the consultation shall jointly sign the consultation minutes.

d.3/ The time limit for organizing consultation and determining the dutiable value is 30 days (of the calendar year) from the date of declaration registration. The director of the provincial-level Customs Department shall create conditions for the customs declarant to participate in the consultation within the prescribed time limit.

d.4/ Processing of consultation results:

d.4.1/ The customs office shall reject the declared value and determine the dutiable value in the following cases:

d.4.1.1/ The customs declarant has declared untruthful contents related to the dutiable value determination:

- The customs declarant fails to declare or has declared falsely the price actually paid or payable; factors related to the dutiable value determination (adjustments, special relationship, conditions on application of the valuation method).

- The exporter or its representative has information affirming that the declared price is untrue to the actual purchase and sale.

- Information obtained by the customs office by other professional methods affirms that the transaction value is untruthful.

- Information supplied by the customs declarant, through examination, is found to be inaccurate, supplied documents are found to be forged, unlawful or invalid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Upon the expiration of the prescribed time limit for consultation, the customs declarant still refuses or fails to participate in the consultation.

- Upon the expiration of the prescribed time limit for consultation, the customs declarant still fails to supply information, documents and vouchers required by the customs office.

- The customs declarant fails to explain or prove, or unconvincingly or groundlessly explain or prove matters doubted by the customs office (the reasonability of the dossier; the declared price or special relationship influencing the transaction value; inconsistency between the customs declarants answers and the customs dossiers; inconsistencies in the dossier, documents and vouchers declared or produced by the enterprise; the reasonability of the declared price and price of an identical or similar goods available on the price database).

In case of rejection of the declared value, the customs office shall notify such in writing to the customs declarant, clearly stating grounds for the rejection.

d.4.2/ Acceptance of the declared value: The customs office shall accept the declared value in cases other than those specified in Item d.4.1 of this Point.

e/ All documents and dossiers related to the consultation must be archived together with customs dossier sets.

f/ In order to ensure the truthfulness and objectivity of the dutiable value examination and determination, the customs office may, apart from organizing the consultation, consult opinions of concerned agencies and units.

6. The General Department of Customs shall specify the procedures for examining and determining the dutiable value.

II. POST-CUSTOMS CLEARANCE EXAMINATION OF THE DUTIABLE VALUE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The district-level Customs Departments section in charge of reexamination shall:

Examine customs dossiers, declared prices and documents related to the determination of dutiable values of imported goods, and dossiers which have not yet been checked in detail at the stage of customs clearance. Its examination must be conducted under the provisions of Clause 2, Section I, Part III of this Circular. Through the examination, if it detects errors in or violations related to dossiers, documents and valuation methods, it shall reject declared values and determine dutiable values according to the principles and methods specified in Sections II thru VI, Part II of this Circular. If it has doubts about dossiers, documents and declared prices but does not have sufficient grounds for concluding on acts of fraud, it shall transfer the doubted cases to the section in charge of post-customs clearance examination for further verification and clarification under regulations.

2. The section in charge of post-customs clearance examination shall:

Based on the doubts about dossiers, documents and declared prices transferred from the reexamination section or the section in charge of examination at the customs clearance stage, assess the level of risk of each goods item or line or importing enterprise and conduct the post-customs clearance examination at the customs office or the enterprises office. Examination contents and procedures comply with regulations on post-customs clearance examination.

3. The section in charge of anti-smuggling investigation shall:

Organize the examination and verification of cases showing signs of big frauds in value, such as: forging of dossiers and documents or collusion in lowering or falsely declaring the value, transferred from the section in charge of post-customs clearance examination, or serious and systematic cases detected by anti-smuggling forces.

4. For goods lots that have their values already examined at the customs clearance stage, regardless of whether their declared values are rejected or accepted after consultations but the reexamination section, the section in charge of post-customs clearance examination or the section in charge of anti-smuggling investigation detects violations, these violations shall still be handled under law, duty arrears shall be fully collected, and the responsibility of the section in charge of examination at the customs clearance stage shall be identified. If this section has committed a violation, it shall be disciplined under regulations of the customs service and law.

5. Results of the post-customs clearance value examination must be notified to the section in charge of customs clearance examination within 5 days after they are obtained.

Part IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. RIGHTS OF CUSTOMS DECLARANTS

1. To request customs offices to keep confidential commercial information they supply to customs offices, including information on purchasers, sellers, consigners, domestic goods purchasers, prices of goods sold in the country, and production costs of imported goods.

2. To request customs offices to guide the dutiable value determination and notify in writing dutiable values, documents, valuation and calculation methods used to determine dutiable values in case dutiable values are determined by customs offices.

3. To request the organization of consultations to prove the accuracy and truthfulness of values they declare when customs offices have doubts.

4. To request customs offices to release goods in case of necessity to delay the dutiable value determination after paying a security for payable duty amounts.

5. To lodge complaints about prices determined by customs offices.

6. To request in writing the change of the order of applying the deductible value method and the computed value method.

II. OBLIGATIONS OF CUSTOMS DECLARANTS

1. To fully and accurately declare, based on dossiers of imported goods lots, the principles and methods of dutiable value determination specified in this Circular, expenses related to the purchase and sale of imported goods and determine by themselves dutiable values of imported goods according to the dutiable value declaration form set by customs offices.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To explain and submit to the examination by customs offices of the accuracy and truthfulness of declared values. To coordinate with customs offices in verifying the accuracy and truthfulness of declared contents related to dutiable values.

4. To take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of declared contents and results of customs valuation for taxation and customs statistical purposes.

5. To take responsibility for the non-delivery of documents sent by post from customs offices to addresses they have registered with customs offices on customs declarations.

6. To pay security amounts as requested by customs offices under Item 4, Section I, Part III of this Circular.

III. RESPONSIBILITIES AND POWERS OF CUSTOMS OFFICES

1. To keep confidential commercial information related to declared values as requested by customs declarants, except for cases in which such information must be supplied to concerned agencies in accordance with law.

2. To explain and guide customs declarants in complying with the provisions of the Governments Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, and the guidance in this Circular.

3. To notify in writing customs declarants of dutiable values, documents, valuation and calculation methods they have applied to determine dutiable values when so requested in writing by customs declarants.

4. To supply dutiable value declaration forms to customs declarants and guide them in filling in these forms in compliance with each dutiable value determining method. To organize the printing, distribution and issuance of dutiable value declaration forms to customs declarants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To request customs declarants to explain, submit or produce documents related to the purchase and sale of and payment for goods to prove the accuracy and truthfulness of declared values. If doubting about related documents, to compare these documents with their originals to ensure the truthfulness.

7. To determine dutiable values on the basis of dossiers of imported goods lots, the price database and the dutiable value-determining methods specified in this Circular in the following cases:

a/ Customs declarants cannot determine dutiable values according to the methods specified in Sections I thru VI, Part II of this Circular.

b/ Customs offices reject declared values in the cases specified at Point a, Clause 3 and Item d.4.1, Point d, Clause 5, Section I, Part III of this Circular.

c/ Customs declarants fail to comply with the provisions of the Governments Decree No. 40/2007/ND-CP and the guidance in this Circular.

Part V

COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS

I. COMPLAINTS AND SETTLEMENT THEREOF

1. Customs declarants may complain about results of dutiable value determination by customs offices. Complainants have the rights and obligations provided by the law on complaints and denunciations. Written complaints must clearly state grounds and reasons for making complaints. In the course of making complaints, customs declarants shall still abide by customs offices decisions on dutiable values, unless these decisions are suspended from enforcement under the Law on Complaints and Denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If disagreeing with results of the first-time complaint settlement by customs offices, customs declarants may lodge second-time complaints with immediate superiors of issuers of decisions on the first-time complaint settlement or institute administrative lawsuits at courts under the law on complaints and denunciations and the law on administrative procedures.

In case complainants further lodge their complaints, they shall send their complaints enclosed with copies of decisions on the first-time complaint settlement and relevant documents (if any) to persons responsible for second-time complaint settlement.

Heads of immediate superiors of authorities settling first-time complaints shall issue decisions on second-time complaint settlement.

3. Complaints for which decisions on second-time complaint settlement have been issued and those accepted by courts for handling will not be considered for settlement.

4. If complaints are not settled, complaint-settling authorities shall reply in writing to complainants within a time limit prescribed by law, clearly stating reasons for refusal to settle complaints.

II. HANDLING OF VIOLATIONS

1. Customs officers and employees who lack a sense of responsibility and violate the provisions of the Governments Decree No. 40/2007/ND-CP of March 16, 2007, and the guidance in this Circular, causing damage to duty payers and loss of duty amounts, shall pay compensations for damage and loss in accordance with law and shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for liability in accordance with law.

2. Duty payers shall pay duty arrears when their acts of tax evasion are detected by customs offices or other competent agencies.

Part VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Finance Ministry shall coordinate with other ministries and line associations in organizing the collection and exchange of information on prices to serve the value examination and determination.

2. The General Department of Customs shall organize the price database to serve the dutiable value examination and determination within the customs service.

Inter-provincial and provincial-level Customs Departments shall organize the collection, processing, reporting and use of information on prices under regulations of the General Department of Customs.

3. The General Director of Customs shall guide, direct and organize the implementation of this Circular.

4. This Circular guides the examination and determination of the value of exported goods and imported goods and replaces Appendix I to the Finance Ministrys Circular No. 113/2005/TT-BTC of December 15, 2005. Other contents which are contrary to this Circular are annulled.

This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER




Do Hoang Anh Tuan

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/05/2008 hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.112

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!