Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5121/TM-KHTK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Hoàng Thịnh Lâm
Ngày ban hành: 10/12/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5121/TM-KHTK
V/v góp ý Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế của TP. Hà nội đến năm 2005 và một số năm tiếp theo

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2002

 

Kính gửi:

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội
(Ban Thông tin - Sở Thương mại Hà Nội)

Sau khi nghiên cứu Dự thảo Đề án "Hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội đến năm 2005 và một số năm tiếp theo" của Ban Cán sự Đảng - Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Thương mại có một số ý kiến như sau:

I. VỀ BỐ CỤC:

Về cơ bản, Dự thảo Đề án "Hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội đến năm 2005 và một số năm tiếp theo" được xây dựng hợp lý, gồm 3 phần:

- Phần thứ nhất: Tình hình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) của Thành phố Hà Nội

- Phần thứ hai: Mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình HNKTQT của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2005 và một số năm tiếp theo.

- Phần thứ ba: Tổ chức thực hiện Đề án.

Tuy nhiên, để hợp lý hơn, Phần thứ nhất có thể được thay đổi lại như sau:

Bổ sung thêm phần lý luận về hội nhập kinh tế quốc tê, trong đó trình bày những vấn đề chung của hội nhập kinh tế như: khái niệm (nội dùng này đã được trình bày sơ lược ở đoạn đầu mục II: "Những thuận lợi và thách thức của Hà nội khi tham gia HNKTQT"), xu thế HNKTQT trên thế giới, những lợi ích khi tham gia HNKTQT…, những cơ hội, lợi ích cũng như tác động tiêu cực đối với Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng khi thực hiện HNKTQT (các cơ hội của Thành phố khi tiến hành HNKTQT mới chỉ được trình bày ở một đoạn của tiểu mục 1/II "Những thuận lợi và thách thức của Hà Nội khi tham gia HNKTQT"; còn những ảnh hưởng tiêu cực thì chưa được đề cập đến). Có thể đặt tên cho phần này là "Những vấn đề chung về HNKTQT" và chuyển thành mục I của Phần thứ nhất.

Sau khi trình bày những vấn đề chung của HNKTQT , những lợi ích và thách thức khi tham gia quá trình này, mục II sẽ là "Những thuận lợi và khó khăn của Hà Nội khi tham gia HNKTQT". Đưa nội dung Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém (từ mục I) vào tiểu mục 2. Những khó khăn, bởi vì chính những điều kiện thuận lợi mà Thành phố Hà Nội có được khi tham gia HNKTQT đã giúp cho Hà Nội đạt được những kết quả nêu ở phần III, và cũng chính những khó khăn, thách thớc là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong HNKTQT của Hà Nội. Cuối cùng, mục I "Tình hình thực hiện HNKTQT của Thành phố thời gian qua: sẽ chuyển thành mục III.

Như vậy, phần thứ nhất sẽ có bố cục như sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HNKTQT

1. Khái niệm và tính khách quan của HNKTQT

2. Những lợi ích và tác động tiêu cực khi HNKTQT (thời cơ và thách thức).

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI THAM GIA HNKTQT

1. Những điều kiện thuận lợi

2. Những khó khăn.

III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN HNKTQT CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Những kết quả đạt được

2. Những hạn chế, yêu kém.

VỀ NỘI DUNG:

2.1. Đánh giá tình hình thực hiẹn HNKTQT của Thành phố

Đề án đã trình bày khá rõ ràng về những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của Hà Nội trong quá trình HNKTQT. Tuy nhiên, Đề án chưa đề cập đến tình hình thực hiện HNKTQT của Thành phố Hà Nội, cụ thể là trình bày rõ về những bước đi; các chương trình, biện pháp mà Thành phố đã và đang áp dụng nhằm mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và đầu tư ra nước ngoài, mở rộng và phát triển thị trường... Cần trình bày nội dung này để người đọc có được thông tin về tình hình HNKTQT mà Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai, sau đó mới trình bày những kết quả mà Thành phố đạt được trong những năm qua, cũng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình hội nhập.

Nội dung Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém (tiểu mục 3) đưa vào mục 2. Những khó khăn, thách thức của phần II. Thuận lợi và khó khăn của Thành phố Hà Nội khi tham gia HNKTQT (theo phần góp ý cho bố cục của Phần thứ nhất).

2.2. Đánh giá những thuận lợ và khó khăn, thách thức của Thành phố Hà Nội khi tham gia HNKTQT.

Đoạn văn đầu của phần II, từ "HNKTQT là một khái niệm mở... cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nước" đưa vào nội dung "Khái niệm và tính khách quan của HNKTQT" (theo phần góp ý cho bố cục của phần thứ nhất"

Gạch đầu dòng thứ nhất của mục 1. "Những cơ hội và điều kiện thuận lợi" chuyển vào nội dung "Những lợi ích và tác động tiêu cực khi HNKTQT" (theo phần góp ý cho bố cục của Phần thứ nhất). Bởi vì nội dung này nói về những cơ hội mà Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng có được khi tham gia HNKTQT, như khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài và mở rộng thi trường, gia tăng xuất khẩu, thu hút đầu tư, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đai...

Về những điều kiện thuận lợi để Thành phố Hà Nội tham gia HNKTQT, có thể thêm vào một nội dung là: Việt Nam đã được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia an toàn nhất về mặt an ninh/ Đây sẽ là một thuận lợi lớn nếu Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng biết tận dụng và phát huy để thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các doanh nhân nước ngoài vào kinh doanh ở trong nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển dịch vụ du lịch... Chúng ta đều biết, các nhà đầu tư nước ngoài rất cần sự ổn định và an toàn về cả an ninh, chính trị lẫn môi trường kinh tế, đầu tư, vì vậy, nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống pháp luật ổn định, một môi trường đầu tư thông thoáng và an toàn, tạo được lòng tin trong vác nhà đầu tư quốc tế thì số lượng các nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài vào nước ta sẽ tăng lên đáng kể.

Về những khó khăn, thách thức mà Thành phố Hà Nội phải đối mặt khi HNKTQT, có thể đưa đoạn sau của gạch đầu dòng thứ hai "...năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của Hà Nội" vào gạch đầu dòng thứ ba, vì chúng có cùng một nội dung.

Đưa thêm 2 vấn đề cũng là những khó khăn, thách thức mà Hà Nội cần phải vượt qua khi tham gia HNKTQT;

- Con người là một nhân tố hết sức quan trọng, song trình độ của nguồn nhân lực, cả về trình độ quản lý lẫn trình độ chuyên môn, kinh tế đối ngoại, ngoại ngữ còn chưa đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình HNKTQT. Ngoài ra, thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế và hợp tác kinh tế, kinh doanh quốc tế cũng là một khó khăn ảnh hưởng đến quá trình HNKTQT của Thành phố.

- Giá một số dịch vụ như viễn thông (gồm có điện thoại, điện thoại di động, internet), vận tải, kho tàng, cảng... còn cao hơn các nước trên thế giới và khu vực, trong khi đó, chất lượng của các dịch vụ này lại chưa cao cũng là một vấn đề mà các nhà kinh doanh, đầu tư quốc tế và trong nước còn quan tâm.

2.3. Về quan điểm và mục tiêu HNKTQT của Thành phố

Các quan điểm cần được trình bày rõ ràng và cụ thể hơn, dưa trên nền tảng là các quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng được xác định ở Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết 07 - NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Trong các quan điểm được trình bày nội dung phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cần được nêu rõ.

Mục tiêu HNKTQT của Thành phố Hà Nội cần được trình bày thành 2 phần nhỏ là Mục tiêu tổng quát và Mục tiêu cụ thể. ở phần Mục tiêu tổng quát, cần trình bày rõ hơn như sau: "Mục tiêu tổng quát của HNKTQT của Thành phố Hà Nội là: ..."

2.4. Về lộ trình HNKTQT:

Mục 2 "Cải thiện một bước môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố", có thể sắp xếp lại như sau:

- Đưa nội dùng Rà soát văn bản lên đầu tiên và đổi tên thành Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy.

- Nội dung thứ hai sẽ là Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và Nghị định bao gồm 2 gạch đầu dòng đầu tiên.

- Nội dung thứ ba vẫn là Hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Mục 3 "Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường trong và ngoài nước", có thể đưa thêm một ý nhỏ nói về tầm quan trọng của thị trường trong nước như: thu hít đầu tư nước ngoài, là cơ sở để phát triển thị trường ngoài nước...

2.5. Đối với các nội dung về mục tiêu, lộ trình, có thể cân nhắc và đưa thêm vấn đề phát triển thương mại điện tử, một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong nước cũng như quốc tế.

2.6. Về các nhóm giải pháp chủ yếu của Thành phố nhằm chủ động HNKTQT có hiệu quả.

- Mục 3, "Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại", cần chỉnh lý tại: "Đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường, dự báo thương mại, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại". Hoạt động nghiên cứu, thu thập, xử lý thông tin và dự báo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế, thương mại. Thực tế thời gian qua, nhiều doanh nghiệp do không quan tâm, chay chí ít, không tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin thị trường và dự báo thương mại, vì vậy đã đưa ra các quyết định kinh doanh không hợp lý, dẫn đến bị thua lỗ, thiệt thòi. Thí dụ, đầu năm 2002, khi giá gạo, cà phê trên thị trường thế giới ở thời điểm hạ thì ta xuất bán ồ ạt, đến cuối năm, khi 2 mặt hàng này tăng lên thì ta lại không còn hàng để bán.

Ở nội dung xúc tiến th­­ương mại, đề nghị bổ sung nội dung ứng dụng th­ư­ơng mại điện tử.

- Đề nghị bổ sung nội dung thứ năm, đó là công tác đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Đề án có đề cập đến nội dung này ở mục II: "Lộ trình HNKTQT của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 -2005 và một số năm tiếp theo", tuy nhiên, phần các giải pháp lại không đề cập đến. Việc đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ phải được thực hiện từ cấp các cán bộ quản lý Nhà nước đến quản trị doanh nghiệp, cán bộ, nhân viên hành chính, công nhân lành nghề...

Cần xây dựng và áp dụng một Quy chế về đào tạo và tiêu chuẩn cán bộ, trong đó qui định rõ chế độ thi tuyển, sát hạch đối với cả việc tuyển dụng cán bộ mới lẫn cán bộ đương nhiệm trước khi được đề bạt, thăng cấp.

2.7. Vì Đề án có sử dụng một số cụm từ viết tắt, vì vậy nên có thêm một phụ lục giải nghĩa các từ viết tắt được sử dụng trong Đề án như:  HNKTQT; AFTA, XHCN, KCN, KCX, NSNN...

Trên đây là một số ý kiến của Bộ Thương mại về Đề án "Hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố Hà Nội đến năm 2005 và một số năm tiếp theo" để Uỷ ban nhân dân Hà Nội nghiên cứu tham khảo./.

 

TL/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH VÀ THỐNG KÊ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Hoàng Thịnh Lâm

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 5121/TM-KHTK ngày 10/12/2002 ngày 10/12/2002 của Bộ Thương mại về việc góp ý đề án hội nhập kinh tế của TP. Hà nội đến năm 2005 và một số năm tiếp theo

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.500

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.189.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!