Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 106/SL Loại văn bản: Sắc lệnh
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Hồ Chí Minh
Ngày ban hành: 15/06/1950 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 106/SL NGÀY 15 THÁNG 6 NĂM 1950

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Chiểu Sắc lệnh số 71-SL ngày 22 tháng 5 năm 1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia Việt Nam và những Sắc lệnh sửa đổi Sắc lệnh ấy;

Chiểu Sắc lệnh số 126-SL ngày 4 tháng 11 năm 1949 ấn định nghĩa vụ quân sự cho công dân Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận;

RA SẮC LỆNH:

Điều 1: Sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Những người không tuân hay chậm trễ tuân lệnh làm nghĩa vụ quân sự;

b) Những người tự huỷ hoại thân thể hoặc dùng những mưu chước gian dối để được hoãn làm nghĩa vụ quân sự.

Điều 2: Sẽ bị phạt tù từ một năm đến 5 năm và có thể bị tước tất cả quyền công dân:

a) Những người không tuân hay chậm trễ tuân lệnh tòng quân;

b) Những người bị huỷ hoại thân thể hoặc dùng những mưu chước gian để được hoãn tòng quân.

Điều 3: Những người lạm dụng quyền hạn trong việc ra lệnh thi hành nghĩa vụ quân sự sẽ bị trừng phạt như những người không tuân lệnh làm nghĩa vụ quân sự.

Những người lạm dụng quyền hạn trong việc ra lệnh tòng quân sẽ bị trừng phạt như những người không tuân lệnh tòng quân.

Điều 4: Sẽ bị phạt từ 5 năm tù đến tử hình, tịch thu một phần hay toàn thể gia sản và bị tước tất cả quyền công dân:

a) Những người tuyên truyền bằng lời nói hay việc làm để người khác trốn nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân;

b) Những người đã rủ nhau và cùng nhau trốn nghĩa vụ quân sự hay trốn tòng quân.

Điều 5: Tất cả những người can tội nói ở các điều 1, 2, 3 và 4 sẽ không được hưởng án treo.

Điều 6: Những người phạm những tội nói ở các điều 1,2 và 3 sẽ do toà án thường xét xử. Những người phạm những tội nói ở Điều 4 và những kẻ đồng phạm sẽ do Toà án quân sự xét xử.

Riêng đối với quân nhân và nhân viên hoặc công nhân quốc phòng phạm những tội trên thì việc xét xử thuộc quyền toà án binh. Nếu trong một vụ có những người thuộc quyền toà án thường hay toà án quân sự và những người thuộc toà án binh cùng can phạm thì việc xét xử thuộc quyền toà án binh.

Điều 7: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư Pháp sẽ ra nghị định ấn định chi tiết thi hành Sắc lệnh này.

Điều 8: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Sắc lệnh số 106/SL ngày 15/06/1950 về việc định việc trừng trị những tội làm chậm trễ hay ngăn trở việc thi hành nghĩa vụ quân sự và lệnh tòng quân do Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ cộng hoà ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.578

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.29.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!