|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
126/1998/QD-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Gia Khiêm
|
Ngày ban hành:
|
11/07/1998
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
126/1998/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 7 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 26 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 1998;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Văn bản số
93/CSLĐ ngày 17 tháng 11 năm 1997, văn bản số 1653/BLĐTBXH-CSLĐ ngày 23 tháng 5
năm 1998 và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số
2994 BKH/VPTĐ ngày 07 tháng 5 năm 1998.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm
2000 (kèm theo Quyết định này) với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên Chương trình: Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
2. Cơ quan quản lý Chương trình:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Mục tiêu của Chương trình:
a) Mục tiêu cơ bản lâu dài:
Tạo việc làm mới và bảo đảm việc
làm cho người lao động có khả năng lao động, có yêu cầu việc làm; thực hiện các
biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có được việc làm, người thiếu
việc làm có đủ việc làm, đặc biệt có chính sách trợ giúp cụ thể các đối tượng yếu
thế trong thị trường lao động; thông qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động, nhằm từng bước
thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể:
Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu
lao động có chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỷ
lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000.
4. Những nội dung hoạt động cụ
thể của Chương trình:
a) Tổ chức nghiên cứu, phân tích
đánh giá tác động của chủ trương, chính sách vĩ mô đến tăng, giảm việc làm để
kiến nghị các giải pháp; tổ chức xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới
và giảm chỗ làm việc trong các kế hoạch Nhà nước, các chương trình, các dự án.
b) Tăng cường thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ trực tiếp để giải quyết
việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
c) Tổ chức thực hiện các hoạt động
dịch vụ việc làm để người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc
làm tại các cơ sở thuộc hệ thống dịch vụ việc làm của Chương trình trên phạm vi
cả nước và các dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động khi có yêu cầu.
d) Tổ chức điều tra lao động, việc
làm; thu thập, xử lý thông tin về thị trường lao động và công bố tình hình lao
động, việc làm hàng năm.
đ) Tổ chức đầu tư xây dựng trang
thiết bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm, trên cơ sở lựa
chọn và tổ chức lại các Trung tâm xúc tiến việc làm hiện có ở các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và các cơ sở vệ tinh của các Trung tâm dịch vụ việc
làm này tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập trung, đảm bảo thực
hiện các hoạt động dịch vụ việc làm trong thị trường lao động.
e) Đào tạo và đào tạo lại nghề
theo hợp đồng học nghề gắn với việc làm cho người thất nghiệp đã đăng ký tìm việc
làm, chủ yếu là thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của Trung tâm dịch
vụ việc làm hoặc các cơ sở dạy nghề khác do Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu.
g) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng
nâng cao nghiệp vụ từ 1-2 lần/năm cho các nhân viên dịch vụ việc làm của Chương
trình và các cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương
trình giải quyết việc làm của địa phương.
h) Đầu tư xây dựng, nâng cấp
trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống
trung tâm dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ
sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật để có đủ năng lực bảo đảm thực hiện
các hoạt động đào tạo của Chương trình.
i) Tổ chức cho vay vốn để người
thất nghiệp, người thiếu việc làm tự tạo việc làm; người sử dụng lao động bố
trí việc làm ổn định cho những người thất nghiệp đã đăng ký tìm việc làm; doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ để đảm bảo việc làm cho người lao động; dạy
nghề và tạo việc làm cho lao động là người tàn tật.
k) Xây dựng, bổ sung các chính
sách bảo đảm thực hiện Chương trình, tổ chức các hoạt động thông tin thị trường
lao động, tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
5. Kinh phí của Chương trình:
a) Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm
đến năm 2000 ước tính 4.800 tỷ đồng, sẽ được cụ thể hoá và bố trí trong kế hoạch
hàng năm cho từng nội dung hoạt động của các dự án thành phần.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Ngân sách Nhà nước;
- Trợ giúp của các nước;
- Các nguồn khác.
6. Cơ chế quản lý Chương trình:
Việc xây dựng, phê duyệt và tổ
chức thực hiện các dự án thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm thực hiện theo Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 1 năm 1998 của Thủ
tướng Chính phủ về quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 2. Giao cho các cơ quan sau đây có nhiệm vụ quản lý và thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm:
1. Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội chịu trách nhiệm quản lý Chương trình; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành,
đoàn thể liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, hàng năm tổng hợp,
đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có
trách nhiệm: Cân đối và bố trí kế hoạch hàng năm để thực hiện Chương trình trên
cơ sở thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy chế kế hoạch
hoá hiện hành.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
Bố trí và bảo đảm ngân sách Nhà nước cấp mới hàng năm cho Quỹ Quốc gia hỗ trợ
việc làm để thực hiện Chương trình theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình giải quyết
việc làm, lập quỹ giải quyết việc làm của địa phương theo quy định của Bộ Luật
Lao động; thực hiện triển khai các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia
về việc làm tại địa phương; báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ (thông qua
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) về tình hình thực hiện Chương trình theo
quy định.
Điều 3. Đề nghị các đoàn thể quần chúng tham gia thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình,
đồng thời tham gia giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc
làm của các cấp chính quyền liên quan.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày
ký.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
(Kèm theo Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 7 năm 1998 của
Thủ tướng Chính phủ)
Thất nghiệp - Tăng trưởng kinh tế
- Lạm phát là ba vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia trong nền kinh tế
thị trường. Ba chỉ số này phản ánh khái quát nhất, toàn diện nhất thực trạng nền
kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay, thất nghiệp đã và đang trở thành vấn
đề toàn cầu, là mối quan tâm lớn của Chính phủ các nước, các tổ chức xã hội, tổ
chức kinh tế và của mọi người lao động. ở nước ta, thất nghiệp đang và sẽ diễn
biến rất phức tạp trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế trong
quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện mục tiêu về giải
quyết việc làm do Đại hội Đảng VIII đề ra và Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển
xã hội Copenhagen - Đan mạch, tháng 3/1995.
Căn cứ Điều 15 và Điều 180 của Bộ
Luật Lao động, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 nhằm bảo
đảm cho mọi người có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc
làm, tiến tới có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn, góp
phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
văn minh.
Phần Một:
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC
LÀM
I- TÌNH HÌNH
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG 10 NĂM ĐỔI MỚI:
1- Đánh giá
chung:
Thực hiện đường lối "đổi mới"
của Đảng, thời gian qua đất nước bước đầu đã thoát ra khỏi khủng hoảng và đang
tăng trưởng với tốc độ cao, lạm phát được kiểm soát tích cực, tỷ lệ thất nghiệp
ở thành thị giảm từ 9-10% những năm 1989-1990, 6,08% năm 1994 xuống còn 5,88%
năm 1996 và 6,01% năm 1997. Gần 1 triệu người thôi việc từ khu vực Nhà nước,
hàng chục vạn bộ đội xuất ngũ đã được bố trí việc làm hoặc được hỗ trợ để tự tạo
việc làm. Thống kê trong 6 năm (1991-1996) đã có trên 6 triệu người được giải
quyết việc làm mới hoặc có thêm việc làm đầy đủ hơn. Năm 1997 có khoảng 1,2 triệu
người đã được giải quyết việc làm.
2- Nguyên
nhân:
Một là: Nhận thức về việc làm và
cách thức giải quyết việc làm của Nhà nước, của người lao động và người sử dụng
lao động đã có sự thay đổi căn bản. Nhà nước ban hành luật pháp tạo ra môi trường,
các cơ hội thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và giải quyết việc
làm cho những người khác. Nhận thức mới này bắt nguồn từ thực tiễn, được thể hiện
trong Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 và đã được ghi nhận trong Bộ Luật lao
động năm 1994.
Hai là: Việc xây dựng và thực hiện
Bộ Luật lao động, khung pháp luật về quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường
đã được xác lập tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc thuê mướn sử dụng
lao động, thúc đẩy quan hệ lao động và thị trường lao động phát triển, góp phần
xây dựng các nền tảng kinh tế - xã hội cho sự phát triển đất nước một cách bền
vững.
Ba là: Đi đôi với việc thu hút vốn
đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất nhờ đó nhiều người có việc
làm, Nhà nước đã tăng cường hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để họ nhanh
chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp hoặc tự tạo được việc làm, cụ thể:
- Lập quỹ quốc gia giải quyết việc
làm để cho vay vốn với lãi suất ưu đãi theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm;
- Hỗ trợ giải quyết việc làm đối
với thương binh và người tàn tật;
- Thành lập các Trung tâm xúc tiến
việc làm để thực hiện chức năng dạy nghề và tư vấn, giới thiệu việc làm cho người
lao động. Các Trung tâm xúc tiến việc làm nêu trên là tiền thân của tổ chức dịch
vụ việc làm được quy định trong Bộ Luật Lao động. Hệ thống này, đã góp phần
tích cực vào việc giải quyết việc làm những năm 1991-1996 và sẽ có vị trí đặc
biệt quan trọng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm khi được tổ chức
lại và hoạt động theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Bốn là: Đã phát triển nhiều hình
thức, mô hình tổ chức giải quyết việc làm phong phú, đa dạng ở các địa phương,
các ngành, các cấp, đơn vị cơ sở với sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ
chức đoàn thể xã hội và đã trở thành những phong trào quần chúng sâu rộng.
Năm là: Nhờ mở rộng quan hệ quốc
tế trong lĩnh vực lao động - việc làm, đã thu hút và sử dụng có hiệu quả sự
giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế
để giải quyết việc làm cho người lao động. Bước đầu đã huy động và kết hợp tốt
các nguồn lực trong nước và ngoài nước để giải quyết việc làm theo các chương
trình, dự án gắn liền với từng nhóm đối tượng.
Sáu là: Vấn đề giải quyết việc
làm đã bước đầu tổ chức thực hiện theo kiểu "Chương trình quốc gia",
đó là một cách làm mới về giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường. Việc xây
dựng các chuẩn mực và phương pháp quản lý, tổ chức các cuộc điều tra lao động -
việc làm đã được Nhà nước quan tâm trên các mặt: tài chính, nhân lực. Những kết
quả đó tạo cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm theo Bộ luật lao động.
II- NHỮNG ĐÒI
HỎI BỨC BÁCH ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1997-2000:
1- Tình hình
thất nghiệp và nhu cầu giải quyết việc làm:
- Tỷ lệ thất nghiệp ở các đô thị
nước ta vào loại cao so với các nước trong khu vực. Theo điều tra, tỷ lệ thất
nghiệp của lực lượng lao động trong tuổi lao động là 5,88% năm 1996 và 6,01%
năm 1997. ở nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung (trừ thành phố Hồ
Chí Minh và khu công nghiệp Vũng Tầu) tỷ lệ thất nghiệp khá cao (trên 8%) và có
xu hướng gia tăng so với năm 1994. Cụ thể: Hải Phòng 8,11%, Nam Định 9,36%,
Thái Bình 9,24%, Quảng Ninh 9,33%, Bắc Giang 8,89% v. v...
- Tỷ lệ số người thiếu việc làm ở
khu vực nông thôn rất cao (27, 65%). Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở
nông thôn mới đạt 72,11% năm 1996 và 72,9% năm 1997.
- Lực lượng lao động của nước ta
năm 1996 có 35,9 triệu người. Dự tính vào năm 2000 có khoảng trên 40 triệu người.
Tốc độ tăng bình quân 2,95/năm. Với số lao động mới tăng thêm, khoảng trên 4
triệu người; số người thất nghiệp hoàn toàn chưa được giải quyết năm 1996 khoảng
0,7 triệu người và năm 1997 là 1,05 triệu người; số lao động dôi ra do chuyển dịch
cơ cấu kinh tế dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sắp
xếp lại doanh nghiệp phải tìm việc làm mới cho khoảng 3 triệu người; yêu cầu của
việc nâng quỹ thời gian lao động trong nông thôn đã được sử dụng 72,11% năm
1996 lên 75% năm 2000. Dự tính, trong 4 năm (1997-2000) có khoảng 8 triệu người
cần giải quyết việc làm.
2- Chất lượng
lao động thấp, cơ cấu đào tạo bất hợp lý:
- Với khoảng 12,2% lực lượng lao
động đã qua đào tạo có chuyên môn kỹ thuật hiện nay, nguồn nhân lực nước ta
chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế và lại càng khó có thể đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Cơ cấu đào tạo giữa lao động
có trình độ cao đẳng, đại học trở lên với lao động có trình độ trung học chuyên
nghiệp và số công nhân kỹ thuật ở nước ta quá bất hợp lý. Nước ta hiện đang thiếu
nghiêm trọng lao động có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật. Để
nâng số lao động có chuyên môn kỹ thuật lên 22-25% vào năm 2000, đòi hỏi công
tác đào tạo và đặc biệt là công tác dạy nghề phải có những thay đổi căn bản cả
về nhận thức, tổ chức và phương pháp thực hiện.
3- Phân bố
lao động theo ngành và theo lãnh thổ còn bất hợp lý.
- Cơ cầu lao động nước ta đặc
trưng của một nền kinh tế nông nghiệp, với 69,8% lao động làm nông nghiệp, chỉ
có 10,55% lao động làm công nghiệp - xây dựng và 19,65% lao động làm dịch vụ. Tốc
độ chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm. Năng suất lao động rất thấp,
khả năng tích luỹ để đầu tư phát triển ít, đời sống của nhân dân còn rất nhiều
khó khăn.
- Lực lượng lao động hiện phân bố
không đều, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển các vùng trong
nước. Tình trạng di dân tự do đi tìm việc làm ngày càng gia tăng, nhất là lao động
nông thôn tràn vào các đô thị tìm kiếm việc làm diễn ra rất phức tạp.
Phần Hai:
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM,
PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
I- MỤC TIÊU:
1- Mục tiêu
cơ bản lâu dài: Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 nhằm tạo
mở việc làm mới và bảo đảm việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có
yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh
chóng có được việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp sẽ có
được việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả cao hơn. Tiến tới mục tiêu việc làm
đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn; thông qua đó giải quyết hợp lý
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động,
góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
2- Mục tiêu cụ
thể:
Mỗi năm thu hút thêm 1,3-1,4 triệu
người có chỗ làm việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 5% và nâng tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000.
Để đạt được mục tiêu nêu trên,
trong 4 năm (1997-2000) nền kinh tế quốc dân cần phải thực hiện được các chỉ
tiêu sau:
- Tập trung phát triển kinh tế -
xã hội để tạo mở 5 triệu chỗ làm việc mới.
- Đào tạo, đào tạo lại nghề cho
4,5 triệu người; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên
22-25% vào năm 2000.
Trong đó, các hoạt động hỗ trợ
trực tiếp của Chương trình sẽ tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người;
cho vay vốn để giải quyết việc làm cho 925.000 người. Tổ chức các trung tâm dịch
vụ việc làm ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hệ thống các cơ sở vệ
tinh của trung tâm tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp tập
trung... để cung cấp các dịch vụ về việc làm cho những người thất nghiệp, người
thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm và người sử dụng lao động, góp phần bảo
đảm nhân lực thực hiện Kế hoạch Nhà nước và các chương trình, các dự án phát
triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ 1996-2000 do Đại hội Đảng VIII đề ra.
II- QUAN ĐIỂM
1- Bảo đảm việc làm cho dân là mục
tiêu xã hội hàng đầu. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng
lao động, có nhu cầu làm việc đều có cơ hội có việc làm, đặc biệt là thanh
niên, lao động nữ, lao động là người tàn tật, là trách nhiệm của mọi người, mọi
ngành, mọi cấp, của Nhà nước và của toàn xã hội.
2- Mục tiêu giải quyết việc làm
phải được cụ thể hoá thành chỉ tiêu tạo chỗ làm việc mới trong kế hoạch Nhà nước
hằng năm và 5 năm, trong các chương trình, dự án của các cấp, các ngành, các tổ
chức xã hội và đơn vị cơ sở. Trong đó, phải khai thác mọi tiềm năng để bảo đảm
những điều kiện tương xứng nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định.
III- PHƯƠNG
HƯỚNG
Để thực hiện được mục tiêu giải
quyết việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 được
triển khai trên ba hướng cơ bản sau đây:
1- Ban hành và tổ chức thực hiện
hệ thống pháp luật, các chủ trương, chính sách đồng bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế
hướng về xuất khẩu phát triển bền vững. Phát triển các khu công nghiệp tập
trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Chú trọng phát triển doanh nghiệp nhỏ và
công nghệ sử dụng nhiều lao động. Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông
thôn, nông nghiệp để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Thực hiện nghiêm ngặt
chế độ xây dựng, kiểm soát chỉ tiêu sử dụng lao động và chỉ tiêu tạo chỗ làm mới
đối với các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động; các kế hoạch kinh tế -
xã hội, các chương trình dự án. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với giải
quyết việc làm. Đó là hướng để giải quyết việc làm cơ bản và quan trọng nhất.
2- Duy trì, bảo đảm việc làm cho
người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. Từng bước xây dựng và thực
hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
3- Tăng cường các hoạt động hỗ
trợ trực tiếp để giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, người thiếu việc
làm và những đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
Phần Ba:
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm đến năm 2000, gồm hai nhánh hoạt động chủ yếu:
Một là: Phát triển kinh tế - xã
hội tạo mở việc làm.
Hai là: Các hoạt động hỗ trợ trực
tiếp để giải quyết việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động.
I- PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TẠO MỞ VIỆC LÀM:
Phát triển kinh tế - xã hội tạo
mở việc làm là nhánh hoạt động quan trọng nhất, quyết định việc tăng hoặc giảm
chỗ làm việc trong thị trường lao động. Do vậy, phải thực hiện các hoạt động nhằm
giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm
để trong 4 năm (1997-2000) cả nước tạo mở được 5 triệu chỗ làm việc mới. Những
hoạt động đó bao gồm:
1- Tổ chức
nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của chủ trương, chính sách vĩ mô đến
tăng, giảm việc làm:
1.1.- Nghiên cứu nội dung, thời
điểm ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, khoa học công
nghệ. Tổ chức phân tích đánh giá những tác động cụ thể của từng chủ trương,
chính sách vĩ mô kể trên đến khả năng làm tăng, làm giảm việc làm trong những
khoảng thời gian xác định (1 năm, 5 năm hoặc dài hơn).
1.2- Chuẩn bị những ý kiến có cơ
sở khoa học để tham gia với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định,
bổ sung, điều chỉnh và đánh giá những chủ trương, chính sách vĩ mô đảm bảo giải
quyết hài hoà mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu giải quyết việc làm
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
2- Tổ chức
xây dựng và thẩm định chỉ tiêu tạo việc làm mới và giảm chỗ làm việc trong các
kế hoạch nhà nước, các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội:
2.1- Tổ chức xây dựng và thẩm định
các chỉ tiêu về lao động trong Kế hoạch Nhà nước; các chương trình, dự án của
các ngành, các cấp bao gồm:
- Nhân lực để thực hiện kế hoạch;
chương trình, dự án:
+ Số lượng, chất lượng của số
lao động hiện có;
+ Số lượng, chất lượng của số
lao động cần tăng thêm;
+ Dự kiến nhu cầu lao động theo
thời gian.
- Số lao động bị mất việc làm.
- Số lao động tăng giảm hằng năm
và so với cùng kỳ năm trước.
2.2- Phân tích đánh giá kết quả
thực hiện chỉ tiêu tạo chỗ việc làm mới; suất đầu tư để tạo một chỗ làm việc mới;
số chỗ làm việc bị mất đi từng thời điểm, hằng năm và 5 năm đối với từng kế hoạch,
chương trình, dự án.
2.3- Thu thập, phân tích nhu cầu
về nhân lực của từng ngành, lĩnh vực và diễn biến trong quá trình thực hiện đối
với các Kế hoạch Nhà nước, đối với từng chương trình, dự án; cập nhật chỗ làm
việc trống và nhu cầu về lao động, các dịch vụ về lao động của người sử dụng
lao động; tính toán và nêu ra các giải pháp nhằm đáp ứng các nhu cầu về nhân lực
của nền kinh tế ở từng thời kỳ.
2.4- Tham gia với cơ quan Nhà nước
trong việc hoạch định, bổ sung, điều chỉnh, đánh giá kết quả thực hiện các mục
tiêu của các Kế hoạch Nhà nước và các chương trình, dự án về những tác động đến
mục tiêu giải quyết việc làm của đất nước.
2.5- Thiết lập hệ thống thông
tin để nắm số lao động được giải quyết việc làm và số lao động bị mất việc làm
hàng năm, đề xuất các giải pháp để xử lý.
II- CÁC HOẠT
ĐỘNG HỖ TRỢ TRỰC TIẾP ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TRONG THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Trong cơ chế thị trường, thường
xuyên có một lực lượng lao động đáng kể thuộc nhóm "yếu thế", nếu
không có sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng thì họ khó thoát khỏi tình trạng
thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Bởi vậy, cần phải thực hiện các hoạt động hỗ
trợ trực tiếp đối với nhóm đối tượng này, như sau:
1. Tổ chức
các dịch vụ việc làm trong thị trường lao động:
1.1. Tổ chức cho người thất nghiệp,
người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các cơ sở thuộc hệ thống Trung
tâm dịch vụ việc làm của chương trình trên phạm vi cả nước.
1.2. Cung cấp các dịch vụ việc
làm miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc
làm. Nội dung các hoạt động dịch vụ việc làm, gồm:
- Tư vấn lực chọn việc làm, nơi
làm việc;
- Tư vấn lựa chọn nghề học, hình
thức và nơi học nghề;
- Tư vấn lập dự án tự tạo việc
làm hoặc dự án tạo thêm việc làm;
- Tư vấn về pháp luật lao động
liên quan đến việc làm;
- Giới thiệu việc làm; bố trí việc
làm;
- Các dịch vụ khác về việc làm
khi được yêu cầu.
1.3- Tổ chức cung ứng các dịch vụ
việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng. Nội dung các dịch vụ việc
làm đối với người sử dụng lao động, gồm:
- Cung ứng nhân lực, giúp tuyển
lao động;
- Tư vấn pháp luật về lao động
việc làm;
- Trao đổi thông tin về thị trường
lao động;
- Các dịch vụ khác về lao động
việc làm khi có yêu cầu.
1.4. Điều tra khảo sát, thu thập,
xử lý các thông tin về thị trường lao động.
1.5. Đầu tư xây dựng, trang thiết
bị, phương tiện làm việc cho các Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình và
các cơ sở vệ tinh của trung tâm tại các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp
tập trung trong phạm vi cả nước; trên cơ sở quy hoạch và tổ chức lại các Trung
tâm xúc tiến việc làm hiện có, để đảm bảo thực hiện nội dung các hoạt động dịch
vụ việc làm của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
2- Tổ chức dạy
nghề gắn với việc làm:
2.1. Tổ chức dạy nghề theo hợp đồng
học nghề gắn với việc làm cho 1 triệu người thất nghiệp, người thiếu việc làm
đã đăng ký tìm việc làm; chủ yếu là thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề
của Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình hoặc các cơ sở dạy nghề khác do
Trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu.
2.2. Đào tạo nghiệp vụ một lần
và hằng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ từ 1 đến 2 lần/năm
cho đội ngũ nhân viên dịch vụ việc làm của Chương trình.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ một
lần và hằng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, từ 1 đến 2 lần/năm cho đội
ngũ cán bộ quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình giải
quyết việc làm của địa phương.
2.3. Đầu tư xây dựng, nâng cấp
trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề thuộc Trung tâm dịch
vụ việc làm của Chương trình và cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật để
có đủ năng lực đảm bảo thực hiện các hoạt động dạy nghề của Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
3- Tổ chức
cho vay vốn giải quyết việc làm:
3.1. Xây dựng, trình cấp có thẩm
quyền quyết định và tổ chức thực hiện thể thức cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ
trợ việc làm để tạo việc làm. Lựa chọn đối tác và ký kết các hợp đồng với các tổ
chức tín dụng Nhà nước, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Công
thương Việt Nam, Kho bạc Nhà nước để thực hiện các hoạt động cho vay vốn của
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tới năm 2000.
3.2. Tổ chức cho 55 vạn người
trong số những người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm
tại các Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình vay vốn để tự tạo việc làm
mới hoặc tự tạo thêm việc làm có hiệu quả hơn, gắn với chuyển giao công nghệ,
hướng dẫn cách làm ăn cho nông dân và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
ngành nghề truyền thống.
3.3. Tổ chức cho các tổ chức sử
dụng lao động vay vốn để bố trí việc làm ổn định trên 1 năm cho 37 vạn người thất
nghiệp do Trung tâm dịch vụ việc làm của Chương trình giới thiệu, gắn với phát
triển doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp chế biến hàng nông sản, hàng xuất khẩu và
việc áp dụng công nghệ sử dụng nhiều lao động.
3.4. Tổ chức cho những doanh
nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ có khó khăn, vay vốn để bảo đảm việc làm cho
2.500 lao động nữ, tránh nguy cơ bị mất việc làm.
3.5. Tổ chức cho các cơ sở sản
xuất kinh doanh, cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật; cơ sở dạy nghề có
nhận người tàn tật vào học nghề; các doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn
tật vào làm việc cao hơn tỷ lệ Nhà nước quy định vay vốn để dạy nghề và tạo việc
làm cho 2.500 lao động là người tàn tật.
4- Tổ chức
xây dựng, bổ sung các chính sách việc làm và tuyên truyền, kiểm tra, đánh giá
chương trình:
4.1. Soát xét lại các chính sách
việc làm đã và đang được thực hiện. Xây dựng, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ
thống chính sách việc làm quốc gia. Trong thời kỳ 1997-2000, tập trung vào những
chính sách, chế độ sau:
- Chế độ xây dựng và kiểm soát
chỉ tiêu tạo việc làm mới;
- Chính sách dịch vụ việc làm;
- Chính sách dạy nghề gắn với việc
làm;
- Chính sách cho vay vốn tạo việc
làm;
- Chính sách hỗ trợ tài chính tạo
việc làm;
- Chính sách đối với các tổ chức
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm;
- Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp.
4.2. Tổ chức điều tra lao động -
việc làm hằng năm, điều tra mẫu, điều tra lặp lại về lao động - việc làm trong
phạm vi cả nước theo chế độ quy định.
4.3. Tổ chức thông tin, tuyên
truyền về mục tiêu, đối tượng, các chính sách, các hoạt động của Chương trình;
các mô hình, các sáng kiến giải quyết việc làm ở địa phương, đơn vị cơ sở thường
kỳ và đột xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức in ấn, phát hành các tài
liệu, các ấn phẩm tuyên truyền, giới thiệu về Chương trình.
4.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá,
báo cáo theo định kỳ tháng, quý, năm... và đột xuất các hoạt động của Chương
trình.
Phần Bốn:
TÀI CHÍNH CỦA CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
Tài chính của Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000, gồm: Vốn đầu tư phát triển để thực hiện
Kế hoạch kinh tế - xã hội, các Chương trình phát triển, các Chương trình quốc
gia nhằm tạo mở 5 triệu chỗ làm việc mới và bảo đảm việc làm cho người lao động
và Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện các hoạt động xác định của Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
I- QUỸ QUỐC
GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM:
1. Nguồn hình
thành:
1.1. Ngân sách Nhà nước:
- Ngân sách Nhà nước cấp mới, gồm:
Ngân sách Nhà nước Trung ương cấp mới ghi trong kế hoạch Ngân sách Nhà nước
hàng năm do Chính phủ trình, Quốc hội quyết định và Ngân sách địa phương trích
lập Quỹ giải quyết việc làm do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trình, Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định;
- Vốn thu hồi
từ các dự án vay vốn tạo việc làm đến hạn thanh toán.
1.2. Các nguồn khác:
- Trợ giúp của các nước, các tổ
chức quốc tế cho các hoạt động đào tạo, hội thảo, tập huấn về việc làm và các dự
án tạo việc làm, gồm: Vốn, kỹ thuật, thiết bị tài trợ mới (kể cả bổ sung) và vốn
thu hồi từ các dự án tín dụng tạo việc làm;
- Vốn đối ứng của người dân, của
đơn vị sử dụng lao động để thực hiện dự án tạo việc làm.
2- Cơ chế quản
lý và vận hành quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm:
Hàng năm Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập dự toán
Ngân sách Nhà nước cấp mới cho Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện các hoạt
động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000 theo mục tiêu
đã xác định, trình Chính phủ và Quốc hội quyết định.
Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm do
Ban Chủ nhiệm chương trình thống nhất quản lý; Trưởng Ban quản lý Chương trình
mục tiêu quốc gia về việc làm trực tiếp quản lý và điều hành. Quỹ được sử dụng
để hỗ trợ các địa phương, ngành thực hiện các hoạt động giải quyết việc làm cho
người thất nghiệp, người thiếu việc làm theo nguyên tắc, điều kiện sau:
- Có chương trình và lập được Quỹ
giải quyết việc làm đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Bộ Luật lao động;
- Các hoạt động và nội dung sử dụng
tài chính phải phù hợp với các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm và nội dung sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm;
- Dự án tạo việc làm phải có vốn
đối ứng của chủ dự án để thực hiện.
II- DỰ KIẾN
CÂN ĐỐI NGUỒN TÀI CHÍNH QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM TRONG THỜI KỲ 1997-2000:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nguồn
|
Dự
toán thời kỳ1997-2000
|
Thực
hiện năm 1997
|
Ước
thực hiện năm 1998
|
Dự
toán năm 1999
|
Dự
toán năm 2000
|
Tổng số
|
4.800,0
|
853,0
|
920,0
|
1381,0
|
1646,0
|
1- Ngân sách Nhà nước:
|
2.840,0
|
480,0
|
460,0
|
850,0
|
1050,0
|
1.1- Ngân sách Nhà nước cấp mới,
trong đó:
- Ngân sách Nhà nước Trung
ương cấp mới:
- Ngân sách địa phương:
|
1.000,0
650,0
350,0
|
100,0
100,0
0,0
|
50,0
50,0
0,0
|
400,0
250,0
150,0
|
450,0
250,0
200,0
|
1.2- Vốn cho vay tạo việc làm
đến hạn thu hồi:
|
1.840,0
|
4380,0
|
410,0
|
450,0
|
600,0
|
2- Tài trợ của các nước, các tổ
chức quốc tế:
|
150,0
|
3,0
|
30,0
|
51,0
|
66,0
|
2.1- Tài chính của chương
trình Việt Nam - Cộng hoà Czech chuyển sang:
|
110,0
|
0,0
|
20,0
|
30,0
|
60,0
|
2.2- Tài chính của chương
trình Việt Nam - CHLB Đức chuyển sang:
|
21,0
|
0,0
|
5,0
|
16,0
|
0,0
|
2.3- Tài chính của các dự án,
các cuộc khảo sát, nghiên cứu, tập huấn về việc làm do nước ngoài, các tổ chức
quốc tế tài trợ:
|
19,0
|
3,0
|
5,0
|
5,0
|
6,0
|
3- Vốn đối ứng của người dân,
của đơn vị sử dụng lao động để thực hiện dự án tạo việc làm
|
1.810,0
|
370,0
|
430,0
|
480,0
|
530,0
|
III- DỰ
TOÁN CHI QUỸ QUỐC GIA HỖ TRỢ VIỆC LÀM THỜI KỲ 1997-2000
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Nội
dung
|
Dự
toán thời kỳ 1997-2000
|
Thực
hiện năm 1997
|
Ước
thực hiện năm 1998
|
Dự
toán năm 1999
|
Dự
toán năm 2000
|
Tổng số:
|
4.800,0
|
853,0
|
920,0
|
1.381,0
|
1.646,0
|
1- Cho vay vốn giải quyết việc
làm:
|
4.639,0
|
838,0
|
898,0
|
1.324,0
|
1.579,0
|
2- Xây dựng, trang thiết bị
trung tâm dịch vụ việc làm:
|
90,0
|
10,0
|
10,0
|
30,0
|
40,0
|
3- Chi thông tin, tuyên truyền,
điều tra, kiểm tra, đánh giá Chương trình:
|
30,0
|
5,0
|
5,0
|
10,0
|
10,0
|
4- Chi đào tạo cán bộ, nhân viên
giải quyết việc làm:
|
25,0
|
0,0
|
5,0
|
10,0
|
10,0
|
5- Chi phí quản lý điều hành
Chương trình:
|
6,0
|
0,0
|
2,0
|
2,0
|
2,0
|
6- Chi khác:
|
10,0
|
0,0
|
0,0
|
5,0
|
5,0
|
Phần Năm:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC LÀM ĐẾN NĂM 2000
I- TỔ CHỨC
QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1- Lập Ban Chủ nhiệm Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm để thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2000.
Ban Chủ nhiệm Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm có một tổ chuyên viên liên ngành kiêm nhiệm giúp việc.
Số lượng và tiêu chuẩn của các thành viên tổ chuyên viên liên ngành do Chủ nhiệm
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm quyết định.
Tài chính chi cho các hoạt động
hành chính của Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm do Ban
Quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm bảo đảm và được lấy từ Quỹ
quốc gia hỗ trợ việc làm.
2- Kiện toàn hệ thống tổ chức chỉ
đạo Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
để thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tại địa
phương.
II- TỔ CHỨC
TRỰC TIẾP QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1- Thành lập Ban Quản lý chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
trên cơ sở tổ chức lại Ban quản lý chương trình quốc gia xúc tiến việc làm hiện
có để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hành thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm.
2- Quy hoạch và tổ chức lại hệ
thống Trung tâm dịch vụ việc làm để trực tiếp thực hiện các hoạt động của
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm tại địa phương.
III- CÁC TỔ
CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1- Các tổ chức tham gia thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, gồm:
- Các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các tổ chức tư vấn và đội ngũ
cộng tác viên.
2- Hoạt động của các tổ chức
tham gia thực hiện chương trình do Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia về
việc làm quyết định.
IV- KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ VIỆC
LÀM:
1- Trưởng Ban Quản lý Chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm tổ chức và duy trì chế độ kiểm tra, chế độ
báo cáo giữa các đơn vị trong hệ thống tổ chức trực tiếp điều hành, thực hiện
chương trình và thực hiện chế độ báo cáo với Ban Chủ nhiệm Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2- Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm và báo cáo với các cơ quan quản lý chương trình và
Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
Decision No.126/1998/QD-TTg of July 11, 1998 on approving the national target program for employment till the year 2000
THE PRIME
MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No. 126/1998/QD-TTg
|
Hanoi, July 11,
1998
|
DECISION ON APPROVING THE
NATIONAL TARGET PROGRAM FOR EMPLOYMENT TILL THE YEAR 2000 THE PRIME MINISTER Pursuant
to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Labor Code of June 26, 1994;
Pursuant to the National Assembly's Resolution on the 1998 tasks;
At the proposals of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs in
Document No.93/CSLD of November 17, 1997, Document No.1653/BLDTBXH-CSLD of May
23, 1998; and proceeding from the evaluating opinions of the Minister of
Planning and Investment in Document No.2994-BKH/VPTD of May 7, 1998, DECIDES: Article 1.-
To approve the national target program for employment till the year 2000
(issued together with this Decision) with the following main contents: 1. Name of the program: The national target
program for employment till the year 2000. 2. Agency managing the program: The Ministry of
Labor, War Invalids and Social Affairs. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ The basic long-term objectives: To create new jobs and ensure employment for
laborers who have working capability and demand for jobs; to apply measures to
help the unemployed people get jobs as soon as possible and underemployed
people get enough work to do, especially to adopt specific policies to help
disadvantaged people in the labor market; thereby to rationally settle the
relationship between the economic growth and employment for laborers, in order
to step by step achieve the social justice and progress. b/ The specific objectives: To create 1.3 - 1.4 new jobs for laborers each
year, to reduce the unemployment rate in urban areas to 5% while raising the
rate of useful working time in rural areas to 75% by the year 2000. 4. The specific activities of the program: a/ Organizing the study, analysis and evaluation
of the impacts of the macro-guidelines and policies on job increase or
reduction so as to propose the necessary solutions thereto; organizing the
elaboration and evaluation of targets of creating new jobs and cutting down
existing jobs in the State's plans, programs and projects. b/ Effectively carrying out activities in direct
support of finding jobs for disadvantaged people in the labor market. c/ Organizing the provision of employment
services to the unemployed and underemployed people who may make job-seeking
registrations at the establishments in the employment service system of the
program throughout the country and employment services to employers upon their
requests. d/ Conducting labor and employment surveys;
gathering and processing information on labor market and publicize the annual
labor and employment situation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ Providing vocational trainings and/or
retrainings under apprentice-cum-job indentures for the unemployed people who
have made their job-seeking registrations, particularly rural young people, at
the vocational training establishments of the employment service centers or
other vocational training establishments recommended by the employment service
centers. g/ Organizing annual and/or bi-annual
professional training and/or fostering courses for employment service personnel
and managerial officials of the national target program for employment and the
local employment programs. h/ Investing in the construction and upgrading
of vocational training facilities, equipment and means for vocational training
establishments in the system of employment service centers of the provinces and
cities directly under the Central Government and vocational training
establishments for the disabled, in order to make such establishments capable
of carrying out training activities of the program. i/ Organizing the provision of loans to help the
unemployed and underemployed people create jobs for themselves, the employers
place stable jobs for unemployed people who have registered their job-seeking,
and enterprises employing large numbers of female laborers ensure work for
their laborers; providing vocational training and creating jobs for disabled
laborers. j/ Elaborating and supplementing policies to
ensure the implementation of the program, organizing labor market information
activities; propagating, inspecting and evaluating the implementation of the
program. 5. The operating fund of the program: a/ The national assistance fund for employment
till the year 2000 is estimated at VND 4,800 billion, which shall be specified
and incorporated in the annual plans for each operating content of the
constituent projects. b/ Investment capital sources: - The State budget allocations; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Other sources. 6. The program's management mechanism: The formulation, approval and execution of
constituent projects of the national target program for employment till the
year 200 shall comply with Decision No.05/1998/QD-TTg of January 14, 1998 of
the Prime Minister on the management of national target programs. Article 2.-
To assign the following agencies the following tasks of managing and
implementing the national target program for employment: 1. The Ministry of Labor, War Invalids and
Social Affairs shall manage the program; propose the Prime Minister to decide
the establishment of the Management Board of the program; assume the prime
responsibility and coordinate with the concerned ministries, branches and mass
organizations in organizing the implementation of the program, making annual
sum-up reviews of the implementation results, then reporting them to the Prime
Minister. 2. The Ministry of Planning and Investment shall
balance and arrange annual plans for implementation of the program, after
consulting the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in accordance
with the current planning regulation. 3. The Ministry of Finance shall annually
allocate State budget funds to the national assistance fund for employment in
order to implement the program in accordance with the provisions of the Law on
State Budget. 4. The People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government shall formulate and implement
employment programs and set up employment funds of their respective localities
in accordance with provisions of the Labor Code; materialize the contents of
the national target program for employment in their respective localities;
periodically report to the Prime Minister (through the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs) on the implementation of the program as required. Article 3.-
To request mass organizations to participate in the implementation of the
national target program for employment within their respective activities, and
at the same time participate in the supervision of implementation of the
national target program for employment by the concerned administration levels. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 5.-
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the
agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees
of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to
implement this Decision. THE PRIME MINISTER OF
GOVERNMENT
Pham Gia Khiem
Decision No.126/1998/QD-TTg of July 11, 1998 on approving the national target program for employment till the year 2000
1.193
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|