ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
SỐ:110/2001/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO
ÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994.
- Căn cứ Điều 7 Pháp lệnh thi hành án Dân sự ngày 21 tháng 4 năm 1993.
- Xét đề nghị của Trưởng ban chỉ đạo công tác thi hành án dân sự thành phố và
Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy chế hoạt động
của Ban chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Thành phố, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự thành phố, Giám đốc
các Sở, Thủ trưởng các ban ngành thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận
huyện chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
|
T.M UỶ BAN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110/2001/QĐ-UB ngày 08 tháng 11 năm 2001 của
UBND thành phố Hà Nội)
Điều 1:
Ban chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự thành phố Hà nội
(gọi tắt là Ban chỉ đạo) là tổ chức phối hợp liên ngành, thực hiện sự chỉ đạo
thống nhất của các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố đối với công tác thi hành
án Dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, đảm bảo cho các quyết định, bản án của
Toà án có hiệu lực pháp luật được thi hành kịp thời, triệt để.
Điều 2:
Thành viên Ban chỉ đạo là đại diện cơ quan, tổ chức thuộc
thành phố, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Ban chỉ đạo giao; trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của mỗi ngành, đảm bảo cho công tác thi hành án Dân sự đạt hiệu
quả, đúng pháp luật.
Điều 3:
Ban chỉ đạo có chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân thành phố những công việc sau đây:
1. Xây dựng chương trình,
kế hoạch đẩy mạnh công tác thi hành án Dân sự trên địa bàn thành phố.
2. Đề xuất các biện pháp
nhằm tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm, những bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật, những việc thi hành gặp những khó khăn, phức tạp có
liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành ở địa phương, mà cơ quan thi hành án không
tự giải quyết được.
Điều 4:
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc
cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực
hiện chương trình, kế hoạch, và ý kiến kết luận của Ban chỉ đạo nhằm đẩy mạnh
công tác thi hành án Dân sự trên địa bàn thành phố.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn Ban
chỉ đạo thi hành án ở các quận, huyện có biện pháp thiết thực làm chuyển biến
công tác thi hành án Dân sự đạt hiệu qủa, đúng pháp luật.
3. Tham gia ý kiến nhằm giải
quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp về thi hành án Dân sự có liên quan tới
nhiều cấp, nhiều ngành.
4. Được quyền yêu cầu cơ
quan quản lý thi hành án Dân sự và cơ quan thi hành án Dân sự trên địa bàn
thành phố báo cáo kết quả hoạt động thi hành án và việc giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo trong lĩnh vực thi hành án Dân sự.
5. Kiến nghị yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức và
công dân trong việc không chấp hành pháp luật về thi hành án hoặc có hành vi chống
đối, cản trở việc thi hành án. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xử lý và báo cáo
kết quả xử lý cho Ban chỉ đạo.
Điều 5:
Trưởng Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND thành
phố:
1. Lãnh đạo, điều
hành hoạt động của Ban chỉ đạo; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo;
2. Chỉ đạo cơ quan thi
hành án, các cơ quan có liên quan thực hiện kết luận của Ban chỉ đạo tại các cuộc
họp, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về công tác thi hành
án Dân sự trên địa bàn thành phố.
3. Phân công các thành
viên trong Ban chỉ đạo thực hiện một số công việc của Ban chỉ đạo; theo dõi hướng
dẫn Ban chỉ đạo thi hành án các quận, huyện đẩy mạnh công tác thi hành án Dân sự
ở địa phương.
Điều 6:
Phó trưởng ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
1. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo
và chịu trách nhiệm về những công việc được Trưởng ban chỉ đạo giao cho.
2. Thay mặt Trưởng Ban chỉ
đạo chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo khi Trưởng Ban chỉ đạo vắng mặt hoặc
khi trưởng ban chỉ đạo uỷ quyền.
3. Phối hợp với các thành
viên Ban chỉ đạo, các cơ quan có liên quan đến công tác thi hành án Dân sự thực
hiện ý kiến của Ban chỉ đạo.
Điều 7:
Thành viên Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
1. Tham gia đầy đủ các cuộc
họp Ban chỉ đạo,
2. Tham gia ý kiến, đề xuất
biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác thi hành án Dân sự.
3. Chịu trách nhiệm thực
hiện các nhiệm vụ do Ban chỉ đạo giao, trên cơ sở chức năng chuyên ngành được
phân công.
Điều 8:
Giúp việc Ban chỉ đạo có các tổ chuyên viên làm nhiệm vụ
thường trực; tổ chuyên viên có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu, đề xuất
chương trình, kế hoạch công tác 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, hàng năm của Ban chỉ
đạo.
2. Bố trí lịch họp, thông
báo nội dung cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến các nội dung cần
báo cáo.
3. Ghi biên bản các cuộc họp
của Ban chỉ đạo làm cơ sở báo cáo, đề xuất để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố
quyết định.
4. Gửi thông báo kết luận
cuộc họp Ban chỉ đạo sau khi có ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố tới
các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan có liên quan biết, thực hiện.
5. Theo dõi tổng hợp kết
quả công tác thi hành án Dân sự trên địa bàn toàn thành phố, báo cáo Ban chỉ đạo.
Điều 9:
Nguyên tắc làm việc của Ban chỉ đạo:
1. Ban chỉ đạo họp 3 tháng
1 lần. Nội dung cuộc họp do thường trực Ban chỉ đạo đề xuất, Trưởng Ban chỉ đạo
quyết định.
2. Trường hợp cần thiết,
Trưởng Ban chỉ đạo quyết định triệu tập họp Ban chỉ đạo theo đề nghị của Trưởng
phòng thi hành án Dân sự hoặc thành viên Ban chỉ đạo.
3. Nội dung, chương trình
cuộc họp Ban chỉ đạo phải được gửi đến các thành viên Ban chỉ đạo 5 ngày trước
khi họp.
4. Ban chỉ đạo họp, thảo
luận dân chủ, công khai về những vấn đề thuộc nội dung cuộc họp. Đối với những
vụ việc phức tạp, còn có những ý kiến khác nhau, phải được ghi chép đầy đủ những
ý kiến khác nhau đó, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Điều 10:
Quan hệ giữa Ban chỉ đạo và Sở Tư pháp là mối quan hệ giữa
một bên là tổ chức phối hợp các cơ quan, đơn vị, có chức năng tham mưu giúp Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự ở địa
phương, cụ thể là:
1. Thống nhất chương trình, kế
hoạch nhằm làm chuyển biến tích cực công tác thi hành án Dân sự ở địa phương.
2. Thống nhất các giải pháp tập
trung giải quyết dứt điểm những bản án đã có hiệu lực pháp luật, có điều kiện
thi hành nhưng chưa được thi hành.
3. Thống nhất sự chỉ đạo việc phối
hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan với cơ quan thi hành án Dân sự tại địa
phương để phục vụ công tác thi hành án.
Điều 11:
Quan hệ giữa Ban chỉ đạo với Phòng thi hành án Dân sự
thành phố là mối quan hệ giữa một bên là tổ chức phối hợp của các cơ quan, đơn
vị, có chức năng tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo công
tác thi hành án Dân sự ở địa phương, với một bên là cơ quan thi hành án địa
phương có chức năng thi hành án Dân sự, cụ thể là:
1. Phòng thi hành án có
trách nhiệm chủ động thông tin, báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo những vụ việc khó
khăn, phức tạp; những vụ việc cần có sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị ở địa phương với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án, kể cả những
vụ việc phải tổ chức cưỡng chế thi hành án Dân sự.
2. Phòng thi hành án có
trách nhiệm thực hiện đầy đủ, nghiêm túc ý kiến kết luận của Ban chỉ đạo tại
các cuộc họp của Ban chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành
phố về công tác thi hành án Dân sự trên địa bàn thành phố.
3. Ban chỉ đạo kịp thời tổ
chức các cuộc họp để bàn biện pháp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc
mà Phòng thi hành án báo cáo, đề nghị giải quyết.
Điều 12:
1. Quy
chế này được áp dụng cho Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo công tác thi
hành án Dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các sở, ban, ngành của
thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận huyện có trách nhiệm gắn trách nhiệm của
mình trong hoạt động quản lý và thi hành pháp luật, căn cứ ý kiến kết luận của
Ban chỉ đạo thành phố, hướng dẫn, đôn đốc, Ban chỉ đạo quận huyện thực hiện có
hiệu quả quy chế này.
3. Các cơ quan, tổ chức và
công dân có liên quan tới hoạt động thi hành án Dân sự có trách nhiệm phối hợp,
tạo điều kiện để Ban chỉ đạo và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại quy chế này.