Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 57/2006/NĐ-CP thương mại điện tử

Số hiệu: 57/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 09/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 57/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này áp dụng đối với việc:

1. Sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật Thương mại và Nghị định này.

3. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với việc sử dụng chứng từ điện tử là hối phiếu, lệnh phiếu, vận đơn, hoá đơn gửi hàng, phiếu xuất nhập kho hay bất cứ chứng từ có thể chuyển nhượng nào cho phép bên nắm giữ chứng từ hoặc bên thụ hưởng được quyền nhận hàng hóa, dịch vụ hoặc được trả một khoản tiền nào đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Thương nhân sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại.

2. Tổ chức, cá nhân khác sử đụng chứng từ điện tử trong hoạt động có liên quan đến thương mại.

Điều 3. Giải thích từ, ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Chứng từ" là hợp đồng, đề nghị, thông báo, tuyên bố, hóa đơn hoặc tài liệu khác do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.

2. “Chứng từ điện tử” là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu.

3. "Thông điệp dữ liệu” là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.

4. "Người khởi tạo" là bên, hoặc người đại diện của bên đó, đã tạo ra hoặc gửi đi chứng từ điện tử trước khi lưu trữ nó. Người khởi tạo không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.

5. "Người nhận" là bên nhận được chứng từ điện tử theo chủ ý của người khởi tạo. Người nhận không bao gồm bên hoạt động với tư cách là người trung gian liên quan tới chứng từ điện tử.

6. "Hệ thống thông tin" là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.

7. "Hệ thống thông tin tự động" là chương trình máy tính, phương tiện điện tử hoặc tự động được sử dụng để khởi đầu một hành động hay phản hồi các thông điệp dữ liệu nhưng không có sự can thiệp hoặc kiểm tra của con người mỗi lần một hành động được khởi đầu hoặc một phản hồi được tạo ra bởi hệ thống.

8. “Địa điểm kinh doanh" là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung ứng tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.

Điều 4. Địa điểm kinh doanh của các bên

1. Địa điểm kinh doanh của mỗi bên là địa điểm do bên đó chỉ ra, trừ khi bên khác nêu rõ bên đó không có địa điểm kinh doanh tại địa điểm này.

2. Trong trường hợp một bên có nhiều địa điểm kinh doanh nhưng không chỉ ra địa điểm kinh doanh nào thì địa điểm kinh doanh là địa điểm có mối quan hệ mật thiết nhất với hợp đồng liên quan xét tới mọi bối cảnh trước và tại thời điểm giao kết hợp đồng.

3. Trong trường hợp cá nhân không có địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh là nơi cư trú của cá nhân đó.

4. Một địa điểm không được coi là địa điểm kinh doanh nếu địa điểm đó chỉ là nơi đặt máy móc, thiết bị công nghệ của hệ thống thông tin do một bên sử dụng để giao kết hợp đồng, hoặc chỉ là nơi các bên khác có thể truy cập hệ thống thông tin đó.

5. Một địa danh gắn với tên miền hay địa chỉ thư điện tử của một bên không nhất thiết liên quan tới địa điểm kinh doanh của bên đó.

Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại diện tử

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử bao gồm:

1. Ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và chính sách phát triển thương mại điện tử.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử.

3. Ban hành các tiêu chuẩn về thương mại điện tử.

4. Tổ chức đào tạo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử, thực hiện các hoạt động hỗ trợ ứng đụng thương mại điện tử.

5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại điện tử, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử.

6. Tổ chức, quản lý hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.

Điều 6. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

Chương 2:

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ

Điều 7. Giá trị pháp lý

Chứng từ không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì chứng từ đó là chứng từ điện tử.

Điều 8. Giá trị pháp lý như văn bản

Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như văn bản nếu thông tin chứa trong chứng từ điện tử đó có thể truy cập được để sử dụng khi cần thiết.

Điều 9. Giá trị pháp lý như bản gốc

1. Chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như bản gốc nếu thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện sau:

a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là chứng từ điện tử hay dạng khác.

b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.

3. Tiêu chuẩn về sự tin cậy được xem xét phù hợp với mục đích thông tin được tạo ra và mọi bối cảnh liên quan.

Điều 10. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chứng từ điện tử được coi là có chữ ký của một bên nếu:

1. Đã sử dụng một phương pháp để xác nhận được bên ký chứng từ điện tử và xác nhận sự chấp thuận của bên đó đối với thông tin chứa trong chứng từ điện tử được ký.

2. Phương pháp nói trên đủ tin cậy cho mục đích tạo ra và trao đổi chứng từ điện tử xét tới mọi bối cảnh và thỏa thuận liên quan.

Chương 3:

CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Điều 11. Thời điểm, địa điểm gửi và nhận chứng từ điện tử

1. Thời điểm gửi một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo. Trong trường hợp chứng từ điện tử không rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo, thời điểm gửi là thời điểm nhận được chứng từ điện tử.

2. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử đó tại một địa chỉ điện tử đo người nhận chỉ ra. Thời điểm nhận một chứng từ điện tử ở địa chỉ điện tử khác của người nhận là thời điểm người nhận có thể truy cập được chứng từ điện tử tại địa chỉ này và người nhận biết rõ chứng từ điện tử đã được gửi tới địa chỉ này.

Người nhận được coi là có thể truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử của người nhận.

3. Địa điểm kinh doanh của người khởi tạo được coi là địa điểm gửi chứng từ điện tử và địa điểm kinh doanh của người nhận được coi là địa điểm nhận chứng từ điện tử.

4. Khoản 2 Điều này áp dụng trong cả trường hợp khi địa điểm của hệ thống thông tin hỗ trợ địa chỉ điện tử có thể khác với địa điểm chứng từ điện tử được coi là nhận được theo khoản 3 Điều này.

Điều 12. Thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng

Một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợp đồng mà không có bên nhận cụ thể thì chưa được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ trong thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.

Điều 13. Sử dụng hệ thống thông tin tự động

Hợp đồng được giao kết từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động và một cá nhân, hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau, không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay hợp đồng được giao kết.

Điều 14. Cung cấp các điều khoản của hợp đồng

Trong trường hợp thông qua các hệ thống thông tin, một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và bên được đề nghị có thể tiếp cận được đề nghị đó thì trong khoảng thời gian hợp lý bên đưa ra đề nghị phải cung cấp cho bên được đề nghị chứng tù điện tử hoặc các chứng từ liên quan khác chứa những nội dung của hợp đồng. Các chứng từ này phải thỏa mãn điêu kiện lưu trữ và sử dụng được.

Điều 15. Lỗi nhập thông tin trong chứng từ điện tử

1. Trường hợp một cá nhân mắc phải lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tử được sử dụng để trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bên khác nhưng hệ thống thông tin tự động này không hỗ trợ cho cá nhân đó sửa lại lỗi thì cá nhân đó hoặc người đại diện của mình có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi nếu tuân thủ hai điều kiện sau:

a) Ngay khi biết có lỗi, cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó thông báo cho bên kia về lỗi và nêu rõ mình đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này.

b) Cá nhân hoặc đại diện của cá nhân đó vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kỳ lợi ích vật chất hay giá trị nào từ hàng hóa hay dịch vụ nhận được từ bên kia.

2. Quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi không ảnh hưởng tới việc áp dụng pháp luật quy định về hậu quả các lỗi phát sinh ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Hành vi vi phạm pháp luật về thương mại điện tử

1. Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng chứng từ điện tủ.

2. Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chúc, cá nhân trong việc lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại.

3. Thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép, giả mạo, chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ chứng từ điện tử.

4. Xâm phạm, phá hoại hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử.

5. Khởi tạo, gửi, truyền, nhận, xử lý các chứng từ điện tử nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.

6. Các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới sử dụng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Xử lý vi phạm pháp luật về thương mại điện tử

1. Thương nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng chứng từ điện tử trong hoạt động thương mại thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về giao dịch điện tử trong hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 19. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn chi tiết việc sử dụng chứng từ điện tử trong các hoạt động thương mại và hoạt động có liên quan đến thương mại theo quy định của Nghị định này và pháp luật hiện hành.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TUỚNG




Phan Văn Khải

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 57/2006/ND-CP

Hanoi, June 09, 2006

 

DECREE

ON E-COMMERCE

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on E-Transactions;
At the proposal of the Minister of Trade,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Decree regulates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The use of e-documents in commercial activities and trade-related activities conducted outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam in cases where parties agree to apply the Commercial Law and this Decree.

3. This Decree’s provisions shall not apply to the use of e-documents being bills of exchange, promissory notes, bills of lading, goods consignment invoices, warehousing or ex-warehousing bills or any negotiable documents which entitle their holders or beneficiaries to receive goods, services or certain sums of money.

Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to:

1. Traders that use e-documents in commercial activities and trade-related activities.

2. Other organizations and individuals that use e-documents in trade-related activities.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. “Document” means a contract, offer, notice, statement, invoice or another document made by parties, which is related to the entry into or performance of a contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. “Data message” means information which is generated, sent, received or stored by electronic means.

4. “Originator” means a party or its representative that has generated or sent an e-document before storing it. Originators exclude parties acting in the capacity as intermediaries relating to e-documents.

5. “Addressee” means a party that receives an e-document in the originator’s intention. Addressees exclude parties acting in the capacity as intermediaries relating to e-documents.

6. “Information system” means a system which is established for sending, receiving, storing, displaying or otherwise processing data messages.

7. “Automated information system” means a computer program, electronic or automated means which is used for initiating an action or responding to data messages without human interference or inspection each time an action is initiated or a response is made by the system.

8. “Place of business” means a fixed establishment for carrying out business activities, excluding temporary goods or service provision establishments.

Article 4.- Parties’ places of business

1. The place of business of each party shall be a place indicated by such party, unless the other party clearly states that such party has no business establishment at such place.

2. Where a party has many places of business but fails to indicate any of them, its place of business shall be the place which has the closest relationship with the relevant contract, in the light of all circumstances before and at the time of entry into a contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A place shall not be regarded as a place of business if it is merely a place for installing machinery and technological equipment of an information system used by a party for entry into contracts, or merely a place where other parties may access such information system.

5. A place name associated with a domain name or email address of a party is not necessarily related to the place of business of such party.

Article 5.- Contents of state management of e-commerce

The state management of e-commerce shall cover:

1. Promulgating, and organizing the implementation of, e-commerce development strategies, plans, plannings and policies.

2. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on e-commerce.

3. Promulgating standards on e-commerce.

4. Training, propagating and raising awareness about e-commerce, and carrying out activities in support of e-commerce application.

5. Inspecting and examining the observance of law on e-commerce; settling complaints and denunciations, and handling violations of law on e-commerce.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- State management of e-commerce

1. The Trade Ministry shall be responsible before the Government for the performance of state management of e-commerce.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal People’s Committees shall, within the ambit of their respective tasks and powers, coordinate with the Trade Ministry in performing the state management of e-commerce.

Chapter II

LEGAL VALIDITY OF E-DOCUMENTS

Article 7.- Legal validity

Documents shall not have their legal validity denied for the sole reason that they are e-documents.

Article 8.- E-documents being as valid as written documents

E-documents shall be as legally valid as written documents if information contained in such e-documents is accessible for use when necessary.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. E-documents shall be as legally valid as originals if they simultaneously satisfy the following two conditions:

a/ Ensuring reliability of the integrity of the information contained in e-documents from the time the information is generated in its final form as an e-document or otherwise.

b/ Information contained in e-documents is accessible and usable in its integrity when necessary.

2. Criteria for assessing integrity are that whether information remains complete and unaltered, except formal changes in the course of interchange, storage or display of e-documents.

3. The standard of reliability is assessed in the light of purpose for which the information is generated and in the light of all relevant circumstances.

Article 10.- Legal validity of e-signatures

An e-document shall be regarded as having a signature of a party if:

1. A method has been applied for identifying the signatory to the e-document and indicating such signatory’s approval of the information contained in the signed e-document.

2. The above-said method is sufficiently reliable for the purpose of creating and interchanging e-documents, in the light of all relevant circumstances and agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



E-DOCUMENTS IN COMMERCIAL ACTIVITIES

Article 11.- Time and place of sending and receiving e-documents

1. The time of sending an e-document shall be the time such e-document leaves the information system under the control of the originator or his/her representative. Where an e-document does not leave the information system under the control of the originator or his/her representative, the sending time shall be the time of receiving such e-document.

2. The time of receiving an e-document shall be the time the addressee can access such e-document at an e-address indicated by the addressee. The time of receiving an e-document at the addressee’s another e-address shall be the time the addressee can access such e-document at this address and he/she knows well that the e-document has been sent to this address.

An addressee shall be deemed able to access an e-document when such e-document reaches his/her e-address.

3. The originator’s place of business shall be regarded as the place of sending e-documents while the addressee’s place of business shall be regarded as the place of receiving e-documents.

4. Clause 2 of this Article applies also to cases where the place of the e-address supporting information system may be different from the place at which e-documents are deemed received according to Clause 3 of this Article.

Article 12.- Notice on proposal to enter into a contract

An e-notice on the proposal to enter into a contract without specific addressee shall not be considered a proposal to enter into a contract, unless the notice maker clearly defines in such notice his/her responsibility in case of receiving a reply on approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Contracts entered into by an interaction between an automated information system and an individual or between automated information systems shall not have their legal validity denied for the sole reason that there is no human inspection or interference in each specific action taken by automated information systems or in contracts which are entered into.

Article 14.- Provision of contractual terms

Where, through information systems, a party makes a proposal to enter into a contract and its partner may access such proposal, within a reasonable period of time, the proposal maker must provide the partner with e-documents or other relevant documents containing contractual terms. These documents must be storable and usable.

Article 15.- Errors in inputting information to e-documents

1. Where an individual makes an error in inputting information to an e-document, which is used for interchange with another party’s automated information system while this system fails to support such individual to correct the error, such individual or his/her representative may cancel erroneous part of the e-document if he/she abides by the following two conditions:

a/ Right upon becoming aware of the error, the individual or his/her representative shall notify the other party of such error and clearly state that he/she has made an error in this e-document.

b/ The individual or his/her representative still does not yet use or get any material benefits or value from the goods or service received from the other party.

2. The right to cancel erroneous parts of e-documents shall not affect the application of legal provisions on consequences of arising errors, not provided for in Clause 1 of this Article.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Acts of violating law on e-commerce

1. Obstructing or restricting organizations’ or individuals’ ability to use e-documents.

2. Obstructing or restricting organizations’ or individuals’ ability to select technologies or electronic means for carrying out commercial activities.

3. Illegally modifying, deleting, canceling, copying, disclosing or removing, counterfeiting, or appropriating part or whole of, e-documents.

4. Encroaching or damaging information systems used for e-commerce activities.

5. Originating, sending, transmitting, receiving or processing e-documents for the purpose of committing illegal acts.

6. Other illegal acts related to the use of e-documents as provided for by law.

Article 17.- Handling of violations of law on e-commerce

1. Traders or organizations that commit illegal acts in the use of e-documents in commercial activities shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or suspended from operation; and, if causing damage, they must pay compensations therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.” All previous regulations on e-transactions in commercial activities and trade-related activities, which are contrary to this Decree, are hereby annulled.

Article 19.- Implementation guidance

1. The Trade Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and ministerial-level agencies in, providing detailed guidance on the use of e-documents in commercial activities and trade-related activities in accordance with the provisions of this Decree and current law.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 57/2006/ND-CP, on E-Commerce

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.301

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.199.179
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!