Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1650/TM-AM Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 02/05/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1650/TM-AM
V/v: Họp UBLCT Việt Nam - Hoa Kỳ

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2002

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

TỜ TRÌNH

VỀ CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC UỶ BAN HỖN HỢP  VIỆT NAM - HOA KỲ

Để chuẩn bị cho phiên họp đầu tiên của Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ được tiến hành từ ngày 6/5/2002 đến hết ngày 9/5/2002, phía Hoa Kỳ đã đề xuất chương trình làm việc như sau:

- Thảo luận và thông qua điều lệ Uỷ ban Hỗn hợp;

- Rà soát tiến trình thực thi Hiệp định cụ thể là các quy định của Hiệp định liên quan đến Thương mại hàng hoá, Sở hữu trí tuệ, Thương mại dịch vụ, phát triển quan hệ đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh, Minh bạch công khai và quyền khiếu nại, và một số vấn đề  liên quan khác;

- Thảo luận một số vấn đề liên quan khác trong hệ kinh tế thương mại chung giữa hai nước như việc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, Hỗ trợ kỹ thuật Việt Nam thực thi Hiệp định Thương mại Đàm phán Hiệp định Dệt May giữa hai nước.

Theo đề xuất của phía Hoa Kỳ, Uỷ ban Hỗn hợp sẽ nhóm họp phiên toàn thể vào chiều ngày 6/5/2002 và sáng ngày 7/5/2002. Thời gian còn lại, từ chiều ngày 7/5/2002 đến hết ngày 9/5/2002, hai bên sẽ tiến hành họp theo từng nhóm vấn đề như đã nêu trên.

Việc thành lập và họp Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ đã được quy định cụ thể trong Hiệp định nhằm bảo đảm việc thực thi Hiệp định cũng như tăng cường Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước việc tiến hành phiên họp của Uỷ ban thể hiện lỗ lực của Việt Nam trong việc thực thi những cam kết đã đưa ra đồng thời củng cố mối quan hệ song  phương giữa hai nước theo hướng tích cực và yếu tố quan trọng trong việc Hoa Kỳ ra hạn Tu chính án Jackson - Vanik đối với Việt Nam vào mùa hè này.

Trên cơ sở đề xuất của Hoa Kỳ, phân ban Việt Nam xin đề xuất chương trình làm việc của uỷ ban Hỗn hợp như sau:

1. Vấn đề thực thi Hiệp định nói chung

Ta sẽ thông báo cho Hoa Kỳ các lỗ lực  của Việt Nam trong việc thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ kể từ khi Hiệp định có hiệu lực thi hành đến nay. Cụ thể như việc triển khai công tác rà soát các văn bản pháp luật để lên chương trình điều chỉnh bổ sung các văn bản này cho phù hợp với các cam kết trong Hiệp định, Chương trình hành động của Chính phủ để thực thi Hiệp định, và các Bộ ngành của Việt Nam đang khẩn trương tiến hành công tác chuẩn bị để triển khai chương trình này.

2. Vấn đề hỗ trợ kỹ thuật

Ban chỉ đạo chương trình hỗ trợ kỹ thuật  thực thi Hiệp định sẽ thông báo cho phía Hoa Kỳ những đánh giá và đề xuất của Việt Nam đối với việc thực thi Chương trình này nhằm tăng cường khả năng thực thi Hiệp định của phía Việt Nam.

3. Vấn đề gia nhập WTO

Ta sẽ thông báo cho phía Hoa Kỳ về tiến trình tích cực chuẩn bị gia nhập WTO phù hợp với chính sách hội nhập chung của Việt Nam, đồng thể là kết quả phiên họp vừa qua của Việt Nam với Nhóm công tác của WTO. Đồng thời ta cũng đề nghị hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này.

4. Vấn đề đàm phán Hiệp định dệt may

Ta khẳng định lập trường đã được thể hiện trong thư đảo đổi của Hiệp định là Việt Nam sẽ đàm phán một bên Hiệp định dệt may với Hoa Kỳ như thông lệ quốc tế chung cho tới nay. Vấn đề là thời điểm đàm phán phải thích hợp để bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Cho đến nay Việt Nam đã có hợp tác tốt với Hoa Kỳ trong việc trao đổi thông tin về vấn đề nay. Hoa kỳ đã cửu một đoàn sang tiếp xúc và tới đây hai bên sẽ tiếp tục trao đổi đoàn tiếp xúc.

5. Vấn đề catfish

Đây là vấn đề ta cần tận dụng, nêu rõ sự bất hợp lý trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ để đảm bảo lợi ích của ta trong xuất khẩu hàng thuỷ sản nói chung và trong quan hệ kinh tế thương mại nói riêng. Chính sách của Hoa Kỳ trong vấn đề cá catfish đi ngược với xu hướng tự do hoá thương mại nói chung và không phù hợp với các nguyên tắc của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng.

6. Về vấn đề tổ chức phiên họp của Uỷ ban Hỗn hợp

Để có thể tiến hành thảo luận theo từng nhóm vấn đề như phía Hoa Kỳ đề xuất ở trên, Phân ban Việt Nam sẽ chia nhóm và phân công một số Bộ ngành chịu trách nhiệm như sau:

- Thương mại hàng hoá: Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan;

- Sở hữu trí tuệ: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá và Thông tin và các Bộ ngành hữu quan;

- Thương mại dịch vụ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối  hợp với các Bộ ngành hữu quan;

- Phát triển quan hệ đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ ngành hữu quan.

Xin báo cáo Thủ tướng cho ý kiến chỉ đạo

 

CHỦ TỊCH PHÂN BAN VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG THƯƠNG MẠI




Lương Văn Tự

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tờ trình số 1650/TM-AM ngày 02/05/2002 ngày 02/05/2002 của Bộ Thương mại về việc họp UBLCP Việt Nam - Hoa Kỳ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.108

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.109.141
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!