Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06-NT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội thương Người ký: Lê Diệu Muội
Ngày ban hành: 06/01/1969 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI THƯƠNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 06-NT

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 1969 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ KIỂM TRA PHẨM CHẤT HÀNG HÓA TRONG NGÀNH NỘI THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG

Căn cứ nghị định số 80-CP ngày 16-07-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương;
Xét yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong ngành nội thương;
Theo đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục quản lý phẩm chất hàng hóa và đo lường;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong ngành nội thương.

Điều 2. – Tất cả các quy định cũ trái với thể lệ này đều bãi bỏ.

Điều 3. – Thể lệ này thi hành kể từ ngày 01-01-1969.

Điều 4. – Các đồng chí Cục trưởng các Cục quản lý kinh doanh, Cục kho vận, Cục hợp tác xã mua bán, Vụ trưởng Vụ kế toán – tài vụ, Vụ kế hoạch, Vụ tổ chức - kỹ thuật, Vụ vật giá, Giám đốc sở thương nghiệp, Trưởng ty thương nghiệp chịu trách nhiệm thi hành thể lệ này.

Đồng chí Cục trưởng Cục quản lý phẩm chất hàng hóa và đo lường chịu trách nhiệm giải thích và hướng dẫn thi hành thể lệ này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG



 
Lê Diệu Muội


THỂ LỆ

KIỂM TRA PHẨM CHẤT HÀNG HÓA TRONG NGÀNH NỘI THƯƠNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 06-NT ngày 06-01-1969 của Bộ Nội thương)

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. - Bản thể lệ này quy định một số nguyên tắc và thủ tục về kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong ngành nội thương nhằm góp phần tăng cường quản lý hàng hóa, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về tài sản của Nhà nước, bảo đảm hàng hóa có phẩm chất tốt đến tay người tiêu dùng.

Điều 2. - Đối tượng kiểm tra phẩm chất nói trong thể lệ này là hàng hóa lưu thông trong hệ thống mậu dịch quốc doanh và hàng hóa do ngành nội thương sản xuất.

Các đơn vị thu mua, phân phối và sản xuất, chế biến trong ngành có trách nhiệm kiểm tra phẩm chất hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của mình. Cơ quan chỉ đạo các cấp cũng có trách nhiệm kiểm tra phẩm chất hàng hóa của các đơn vị trực thuộc và kiểm tra việc chấp hành thể lệ này.

II. PHẠM VI KIỂM TRA

Điều 3. - Việc kiểm tra tiến hành ở các khâu sau đây:

a) Bảo quản và dự trữ:

Hàng hóa trong các kho thuộc các đơn vị kinh doanh và các kho vật tư dự trữ.

b) Vận chuyển và giao nhận:

Hàng hóa trên các phương tiện vận chuyển và trong khi giao nhận.

c) Phân phối:

Hàng hóa bán lẻ ở các quầy, các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

d) Sản xuất:

Hàng hóa trong quá trình sản xuất, trong kho dự trữ tại các xưởng chế biến do ngành nội thương tự tổ chức.

Điều 4. – Khi cần kiểm tra phẩm chất hàng hóa tại các cơ sở sản xuất không thuộc ngành nội thương quản lý thì đơn vị gia công đặt hàng phải phối hợp với cơ quan quản lý sản xuất và cơ quan quản lý phẩm chất hàng hóa của ngành và của Nhà nước.

III. NỘI DUNG KIỂM TRA

Điều 5. – Nội dung kiểm tra gồm các công tác cụ thể dưới đây:

1. Đối với các cơ sở kinh doanh (cửa hàng, kho hàng, trạm thu mua, v.v… )

a) Căn cứ vào hợp đồng kinh tế, điều kiện kỹ thuật, giấy chứng nhận phẩm chất, chứng từ xuất nhập kho, hóa đơn có liên quan để kiểm tra quy cách và phẩm chất hàng hóa, quy cách, trạng thái và ký mã hiệu của bao bì.

b) Kiểm tra tình hình kho tàng, phương tiện vận chuyển:

- những trang thiết bị đang sử dụng có liên quan đến phẩm chất hàng hóa (thước đo độ ẩm, nhiệt kế, thước đo độ dài, dụng cụ đong, cân và quả cân, các bụt kê, bạt che, v.v…);

- cách phân khu, phân loại, kỹ thuật chất xếp, chống nóng, chống ẩm, phòng diệt mối, chuột, côn trùng;

- tình hình phương tiện vận chuyển: vệ sinh, dụng cụ che đậy, cách chất xếp bốc dỡ.

c) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ có liên quan đến phẩm chất hàng hóa như:

- chế độ, thể lệ về kiểm nghiệm hàng hóa khi giao nhận;

- chế độ bảo quản và các quy phạm bảo quản hàng hóa;

- chế độ vận chuyển và các quy ước về vận chuyển trong hợp đồng kinh tế;

- chế độ quản lý đo lường.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến do ngành nội thương tự tổ chức:

- Kiểm tra các công thức chế biến và việc thực hiện các công thức ấy;

- Kiểm tra quy trình sản xuất, vệ sinh chế biến v .v…;

- Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu bán thành phẩm, thành phẩm, bao bì đóng gói.

3. Đối với các cơ sở sản xuất ngoài ngành, nội dung kiểm tra cụ thể do các cơ quan phối hợp kiểm tra quyết định.

Điều 6. – Tùy theo yêu cầu từng lúc, từng nơi và đối với từng loại hàng, cấp có thẩm quyền có thể quyết định kiểm tra một hoặc toàn bộ các điểm trong nội dung kiểm tra trên đây.

Điều 7. – Trường hợp phải đánh giá một lô hàng mà phẩm chất đã biến đổi thì phải tiến hành kiểm nghiệm lô hàng đó theo đúng nội dung, phương pháp và thủ tục quy định trong thể lệ kiểm nghiệm hàng hóa ban hành theo quyết định số 517-NT ngày 10-09-1964 của Bộ và các văn bản hướng dẫn của Cục quản lý phẩm chất hàng hóa và đo lường và phải tính tổn thất cụ thể bằng tiền.

IV. TỔ CHỨC KIỂM TRA

Điều 8. – Trách nhiệm về kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong ngành nội thương quy định như sau:

a) Các trạm, xưởng, kho, cửa hàng, kể cả cửa hàng hợp tác xã mua bán xã, v.v… phải kiểm tra thường xuyên phẩm chất hàng hóa bảo quản, dự trữ, bày bán lẻ hoặc được giao trách nhiệm vận chuyển. Tổ trưởng, nhân viên bán hàng cũng phải hàng ngày kiểm tra phẩm chất hàng hóa ở quầy của mình.

b) Các cơ sở sản xuất thuộc ngành nội thương phải tổ chức bộ phận kiểm tra kỹ thuật với nhiệm vụ kiểm tra phẩm chất nguyên liệu dùng trong sản xuất, bán thành phẩm trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất và thành phẩm trước khi giao sang lưu thông.

c) Các công ty cấp I, cấp II, xí nghiệp huyện, hợp tác xã mua bán huyện phải kiểm tra phẩm chất hàng hóa ở các cửa hàng, kho, trạm, xưởng chế biến trực thuộc ít nhất 3 tháng một lần;

Ngoài ra, còn phải đôn đốc nhắc nhở các đơn vị trực thuộc chấp hành đầy đủ chế độ kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là trong những thời gian chuyển thời tiết từ hanh khô sang mưa, ẩm ướt, hoặc sau mỗi cơn bão lụt.

d) Các cục quản lý kinh doanh có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chế độ kiểm tra phẩm chất hàng hóa và tổ chức trực tiếp kiểm tra các đơn vị trực thuộc ít nhất 3 tháng một lần hoặc đột xuất khi xét cần thiết; đồng thời phối hợp với Cục quản lý phẩm chất hàng hóa và đo lường trong việc kiểm tra các cơ sở sản xuất trong hoặc ngoài ngành.

e) Cơ quan có trách nhiệm giúp Bộ và Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố chỉ đạo công tác kiểm tra phẩm chất hàng hóa ở Bộ là Cục quản lý phẩm chất hàng hóa đo lường, ở địa phương các các sở, ty thương nghiệp.

Điều 9. – Trong khi làm công tác, cán bộ kiểm tra phẩm chất hàng hóa của cấp trên xuống kiểm tra cấp dưới phải triệt để chấp hành luật pháp Nhà nước, thể lệ kiểm tra của Bộ và có những quyền hạn, trách nhiệm sau đây:

a) Yêu cầu thủ trưởng hoặc một thủ phó (nếu thủ trưởng bận việc) của đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình phẩm chất hàng hóa, nguyên nhân gây nên hư hại kém mất phẩm chất, và có mặt trong quá trình tiến hành kiểm tra.

b) Trong phạm vi được ủy nhiệm, được yêu cầu vào các nơi cần thiết trong kho tàng và mở những bao, kiện hàng cần thiết cho việc kiểm tra lấy mẫu để kiểm tra tại chỗ hoặc đưa về phân tích tại phòng thí nghiệm.

c) Được trình bày những kiến nghị của mình với đơn vị được kiểm tra để xử lý những hàng hóa xét ra thực sự hoặc có thể sắp bị kém, mất phẩm chất.

d) Phải chịu trách nhiệm nếu trong quá trình kiểm tra đã đi đến kết luật sai lầm gây tổn thất đến tài sản Nhà nước, hoặc để tiết lộ ra ngoài những điều đã biết và thấy trong kiểm tra, như tình hình lực lượng và phẩm chất hàng hóa, có thể gây tác hại đến quản lý kinh doanh, thị trường và giá cả.

Điều 10. - Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra phải tạo mọi điều kiện thuận tiện giúp đỡ cán bộ kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không được viện lý do để từ chối, cản trở việc kiểm tra; phải cung cấp đầy đủ tình hình, bố trí đầy đủ người và phương tiện cần thiết cho việc kiểm tra; phải thực hiện đầy đủ các kiến nghị có tính chất kỹ thuật của cán bộ kiểm tra để hạn chế tổn thất, chặn đứng việc hư hỏng, hoặc phục hồi phẩm chất hàng hóa và triệt để chấp hành các biện pháp xử lý của Bộ, của các cục hoặc các sở, ty thương nghiệp.

Tuy nhiên, thủ trưởng đơn vị được kiểm tra có quyền từ chối việc kiểm tra nếu giấy ủy nhiệm không hợp lệ, và kháng nghị về những kết luật của cán bộ kiểm tra nếu xét thấy không đúng với thủ tục và kỹ thuật nghiệp vụ đã được quy định.

V. THỦ TỤC

Điều 11. – Các đơn vị kinh doanh, sản xuất và vận chuyển khi tự kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong đơn vị mình, phát hiện hàng hóa mất, kém phẩm chất thì thủ trưởng đơn vị phải lập biên bản ghi rõ loại hàng, số lượng, giá trị bị kém, mất phẩm chất, nguyên nhân hư hỏng và kiến nghị biện pháp xử lý gửi lên cấp trên. Trường hợp hàng mau hỏng để lâu không được, thủ trưởng đơn vị cùng với ngân hàng và có sự tham gia của cơ quan tài chính địa phương thành lập hội đồng để xử lý kịp thời, đồng thời lập biên bản báo cáo lên cấp trên.

Hàng hóa thiếu tiêu chuẩn phát hiện trong quá trình tự sản xuất, chế biến thì do đơn vị tự sửa chữa lại, nhưng cũng phải lập biên bản và thống kê theo dõi để đánh giá chất lượng sản xuất từng thời gian. Hàng hóa hư hỏng không sửa chữa được, hoặc xét thấy sửa chữa tốn kém hơn sản xuất lại thì phá hủy thu hồi nguyên liệu, đồng thời lập biên bản báo cáo lên cấp trên.

Các biên bản trên đây do thủ trưởng, kế toán trưởng và tổ trưởng trực tiếp với hàng hóa kém, mất phẩm chất cùng ký tên.

Điều 12. – Cán bộ của cơ quan cấp trên khi xuống kiểm tra cấp dưới phải có giấy ủy nhiệm hợp lệ của thủ trưởng cơ quan mình. Cán bộ của Cục quản lý phẩm chất hàng hóa và đo lường khi đi kiểm tra các đơn vị trong ngành phải có giấy ủy nhiệm hợp lệ của cục trưởng hoặc phó cục trưởng.

Giấy ủy nhiệm phải ghi rõ tên họ, chức vụ của cán bộ kiểm tra, mục đích, yêu cầu, phạm vi, nội dung, thời hạn của việc kiểm tra và phải được xuất trình cho thủ trưởng đơn vị được kiểm tra trước khi tiến hành công tác.

Điều 13. – Khi việc kiểm tra kết thúc, cán bộ kiểm tra phải lập biên bản ngay tại chỗ.

Biên bản này lập theo các thể thức thông thường và phải ghi rõ số lượng, giá trị hàng hóa bị hư hại, kém, mất phẩm chất, nguyên nhân và những kiến nghị xử lý của cán bộ kiểm tra, những ý kiến, kiến nghị của đơn vị được kiểm tra.

Biên bản do cán bộ kiểm tra và thủ trưởng đơn vị được kiểm tra cùng ký tên. Trường hợp thủ trưởng đơn vị không đồng ý với biên bản thì ghi ý kiến vào biên bản và ký tên.

Nếu không có điều gì tranh chấp, trong 10 ngày biên bản phải được gửi đến cấp trực tiếp quản lý để báo cáo.

Điều 14. - Trường hợp đơn vị được kiểm tra không nhất trí với kết luận của cán bộ kiểm tra về tình hình hàng hóa kém, mất phẩm chất thì cả hai bên cùng phải báo cáo lên cấp trên và cơ quan quản lý phẩm chất đề nghị cử một đoàn khác đến kiểm tra lại.

Việc giải quyết hàng hóa kém, mất phẩm chất như ngừng bán, giảm giá, hủy bỏ phải theo đúng chế độ hiện hành về việc giải quyết tài sản tổn thất.

Điều 15. - Việc xử lý hàng hóa kém, mất phẩm chất, hư hỏng cũng phải theo đúng điều 10 của thể lệ về kiểm nghiệm hàng hóa trong ngành nội thương (ban hành theo quyết định của Bộ số 517-NT ngày 10-09-1964)

Điều 16. - Những cán bộ, nhân viên do vi phạm thể lệ này mà gây tổn thất đến tài sản Nhà nước hoặc làm lộ bí mật Nhà nước, tùy theo tính chất, mục đích và mức độ nghiêm trọng của việc phạm lỗi, sẽ bị thi hành kỷ luật hành chính, bồi thường hoặc truy tố trước tòa án.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 06-NT ngày 06/01/1969 về thể lệ kiểm tra phẩm chất hàng hóa trong ngành nội thương do Bộ Nội thương ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.231

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!