Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2005/TT-BXD xử phạt vi phạm hành chính hoạt động xây dựng quản lý công trình hạ tầng đô thị sử dụng nhà hướng dẫn NĐ 126/2004/NĐ-CP

Số hiệu: 01/2005/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành: 21/01/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2005/TT-BXD

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2005

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2004/NĐ-CP NGÀY 26/5/2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ

Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-CP, ngày 04/ 3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP, ngày 14/11/2003 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP, ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà (sau đây gọi tắt là NĐ 126);
Để nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà, Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của NĐ 126 như sau:

1. Phạt cảnh cáo:

Phạt cảnh cáo là hình thức phạt chính đối với hành vi vi phạm lần đầu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, ví dụ như: một hộ gia đình vừa đào móng có vi phạm, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác đình chỉ, hoàn trả lại mặt bằng; người đổ rác, đổ vật liệu, phế thải không đúng quy định, khi người có thẩm quyền xử phạt phát hiện, nhắc nhở đã tự giác dọn sạch đổ đúng nơi quy định và một số vi phạm khác.

Ngoài hình thức phạt cảnh cáo, trong trường hợp cụ thể đối tượng vi phạm hành chính còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại khoản 3 điều 5 NĐ 126.

2. Thẩm quyền cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 43 NĐ 126:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như:

- Hành vi lấp ao hồ, mặt nước thì buộc hoàn trả lại ao hồ, mặt nước như cũ;

- Xây dựng công trình làm hư hỏng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải làm lại như cũ;

- Các hành vi cơi nới diện tích; chồng thêm tầng; mở rộng ban công; lấn chiếm không gian thì buộc phá dỡ phần xây dựng vi phạm, phần diện tích làm sai, hoàn trả lại tình trạng ban đầu;

- Hành vi xây dựng công trình, nhà tạm, lều quán lấn chiếm vỉa hè, đường phố, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, những khu vực cấm xây dựng khác thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm;

- Hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình xây dựng dở dang, nhà tạm vi phạm quy hoạch thì buộc phá dỡ phần công trình vi phạm đó.

3. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng:

Điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức, năng lực nghề nghiệp của cá nhân tham gia hoạt động xây dựng được quy định tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật.

4. Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Người có thẩm quyền xử phạt khi thực hiện biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện nhằm ngăn chặn vi phạm có thể tiếp diễn thì trên cơ sở định giá sơ bộ theo giá thị trường, để quyết định tịch thu theo thẩm quyền; nếu qua việc định giá sơ bộ giá trị tang vật, phương tiện vượt quá thẩm quyền thì quyết định tạm giữ, trong thời hạn 02 ngày (ngày làm việc) báo cáo với người có thẩm quyền quyết định.

Đối với các lực lượng Thanh tra Xây dựng thì người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là Thanh tra viên, Chánh thanh tra Sở và Chánh thanh tra Bộ.

5. Tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

Khi người có thẩm quyền xử phạt có căn cứ cho rằng nếu không tạm giữ tang vật, phương tiện thì tang vật, phương tiện đó có thể được sử dụng để vi phạm tiếp hoặc bị tẩu tán thì phải ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện như: trường hợp ô tô chở vật liệu rời, phế thải gây bụi, bẩn đường phố; các dụng cụ thi công, các thiết bị thi công, nguyên, nhiên vật liệu... khi tham gia thi xây dựng công trình vi phạm và các hành vi vi phạm khác.

6. Thực hiện việc khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng:

Trường hợp đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền mà có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhưng không chịu thi hành quyết định xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính gửi Quyết định cưỡng chế thi hành đến ngân hàng nơi đối tượng vi phạm mở tài khoản tiền gửi để ngân hàng thực hiện khấu trừ tài khoản theo quy định của pháp luật.

7. Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng quy định tại điểm b khoản 1 điều 6 NĐ 126:

Đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng là các loại đất theo quy định khi xây dựng công trình Chủ đầu tư phải xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cụ thể tại khoản 1 điều 13 Luật đất đai năm 2003, gồm:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

b. Đất trồng cây lâu năm;

c. Đất rừng sản xuất;

d. Đất rừng phòng hộ;

đ. Đất rừng đặc dụng;

e. Đất nuôi trồng thuỷ sản;

g. Đất làm muối;

h. Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;

8. Vùng cấm xây dựng quy định tại khoản 3 điều 6 NĐ 126:

Chủ đầu tư xây dựng công trình trên khu vực cấm xây dựng là hành vi xây dựng công trình vi phạm các khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Hành lang bảo vệ đê điều được quy định tại:

- Khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh đê điều năm 2000;

- Điều 7 Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ;

b. Hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi được quy định tại:

- Điều 25 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001;

- Điều 23 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

c. Hành lang bảo vệ công trình giao thông:

- Đối với công trình giao thông đường bộ được quy định tại: khoản 2 điều 42 Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ; tại: điều 13; điều 14; điều 15; điều 16; điều 17 và điều 18 Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ

- Đối với công trình giao thông đường thuỷ nội địa được quy định tại: điều 5; điều 6; điều 8; điều 9 Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 12/7/1999 của Chính phủ;

d. Hành lang bảo vệ công trình xăng dầu được quy định tại: khoản 1, khoản 2 điều 3; điều 4; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 1 điều 5 Nghị định số 10-CP ngày 17/02/1993 của Chính phủ và tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 5 Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05/7/1999 của Chính phủ;

đ. Hành lang bảo vệ công trình điện theo quy định tại: điều 6; điều 8; điều 12; điều 14 Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;

e. Khu vực bảo vệ các di tích lịch sử quy định tại điều 32 Luật Di sản văn hoá năm 2001;

g. Hành lang bảo vệ các công trình an ninh quốc phòng và các khu vực khác theo quy định pháp luật.

9. Khu vực an toàn giếng nước ngầm quy định tại khoản 1 điều 25 NĐ 126:

Vi phạm qui định tại TCXD 33.1985 (11.21), gồm:

a. Khu vực I - Đối với tầng chứa nước đã bảo vệ tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 30 m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 100m.

b. Khu vực II - Đối với tầng chứa không được bảo vệ hoặc bảo vệ không tốt thì khu vực an toàn không nhỏ hơn 50m; ngoài ra khi xây dựng chuồng, tại chăn nuôi thì phải cách ranh giới là 300m.

10. Khu vực bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại điểm b khoản 2 điều 26 NĐ 126:

Phạm vi bảo vệ an toàn nguồn nước mặt quy định tại mục 11 của TCXD 33.1985.

11. Phạm vi bảo vệ hành lang an toàn tuyến ống nước thô và đường ống truyền tải nước sạch quy định tại điều 27 NĐ 126:

Vi phạm quy định tại điểm 8.31 mục 8 TCXD 33.1985 “Qui định về ống dẫn, mạng lưới đường ống và các công trình trên mạng”;

12. Sử dụng trái với mục đích quy định sử dụng chung cư, làm mất ảnh hưởng đến trật tự, trị an quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi của người chủ sử hữu phần sở hữu riêng hoặc cho người khác sử dụng căn hộ chung cư vào các mục đích trái với các quy định hiện hành về quản lý sử dụng nhà chung cư, ví dụ:

a. Sử dụng nhà chung cư vào mục đích khác không phải để ở mà làm cơ sở sản xuất; kinh doanh; văn phòng và các mục đích khác;

b. Sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh các ngành nghề và các loại hàng hoá dễ cháy, nổ (kinh doanh hàn, ga, vật liệu nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm khác); kinh doanh các dịch vụ gây ồn quá mức (Karaoke, vũ trường, sửa chữa xe máy, ô tô và các hoạt động dịch vụ khác gây tiếng ồn vượt quá mức cho phép); vi phạm trật tự công cộng (không phải quản lý trật tự xây dựng); nói chuyện hoặc sử dụng thiết bị gây tiếng ồn quá mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ sống trong chung cư và hành vi khác làm ảnh hưởng đến trật tự, trị an nhà chung cư;

13. Gây ô nhiễm nhà chung cư quy định tại khoản 1 điều 38 NĐ 126:

Là hành vi xả phân, rác, nước thải; chất độc hại; gây thấm, dột; nuôi gia súc, gia cầm trong khu vực thuộc phần sử hữu chung; nuôi gia súc, gia cầm thuộc phần sở hữu riêng mà làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ khác và khu vực công cộng; kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường (lò mổ gia súc, rửa xe và các dịch vụ gây ô nhiễm khác).

14. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại điểm a khoản 2 điều 38 NĐ 126:

Là phần diện tích của chung cư, bao gồm:

a. Phần không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư (khung cột, tường, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe; hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả...);

b. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà gắn với nhà chung cư đó.

c. Phần diện tích khác không thuộc sở hữu riêng theo quy định của pháp luật

15. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính đối với công trình xây dựng vi phạm:

a. Các bộ phận công trình xây dựng vi phạm phải được phát hiện kịp thời;

b. Lập Biên bản vi phạm hành chính, trong đó đình chỉ hành vi xây dựng vi phạm;

c. Ra Quyết định xử phạt ngay. Trong Quyết định xử phạt phải ghi rõ hình thức bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, ví dụ như: phá dỡ diện tích cơi nới, hạng mục công trình xây dựng, diện tích mở rộng, lấn chiếm, đồng thời quy định rõ thời hạn khắc phục hậu quả.

d. Hết thời hạn ghi trong Quyết định xử phạt nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không tự giác thi hành thì buộc cưỡng chế thi hành. Mọi phí tổn do việc cưỡng chế tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu.

16. Các mẫu biểu kèm theo:

Ban hành theo Thông tư này 08 biểu mẫu về Biên bản vi phạm hành chính, Quyết định xử phạt, Báo cáo (kèm theo).

17. Xử lý vi phạm hành chính trong thời gian chuyển tiếp:

a. Đối với những vụ việc đã có Quyết định xử phạt hoặc Quyết định phá dỡ công trình theo Nghị định số 48/CP ngày 05/5/1997 của Chính phủ mà các Quyết định này vẫn còn hiệu lực nhưng đối tượng vi phạm chưa thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các Quyết định xử phạt đó;

b. Những hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà trước khi Nghị định 126/2004/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa bị phát hiện, xử phạt thì khi phát hiện sẽ xử phạt theo quy định của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP.

18. Trách nhiệm thi hành:

a. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

b. Về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng thành phố Hà Nội.

Được thực hiện theo Quyết định số 100/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép thành lập thí điểm Thanh tra chuyên ngành xây dựng tại Hà nội và các văn bản pháp luật hiện hành.

c. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

d. Quá trình thực hiện có những khó khăn, vướng mắc đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Xây dựng phản ánh về Bộ Xây dựng.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTtg Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND, HĐND, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Toà án nhân dân tối cao
- Cơ quan TW của các đoàn thể
- Công báo;
- Các Cục, Vụ và đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu VP, TTrXD.

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Tiến Dũng

 


MẪU SỐ 01

KẾT QUẢ KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

Số thứ tự

Phường, Xã, Quận, Huyện

Lập biên bản

Kết quả xử lý

Thực hiện QĐ XP

Số vụ tồn đọng

TS (vụ)

Sai phép (vụ)

Trái phép (vụ)

Vi phạm khác (vụ)

Phạt cảnh cáo (vụ)

Phạt tiền (đồng/số vụ)

Tịch thu tang vật (vụ)

Tước giấy phép xây dựng (vụ)

Buộc phá dỡ (vụ)

Số tiền phạt đã nộp (đồng)

Số vụ tự phá dỡ (vụ)

Số vụ cưỡng chế phá dỡ (vụ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MẪU SỐ 02

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan lập biên bản)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số:………./BB-VPHC

 

 

BIÊN BẢN

VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)
(Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà)

Hôm nay, hồi..., giờ...... ngày...... tháng...... năm......., tại..............................

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện cơ quan chức năng

(Ghi rõ họ, tên, chức vụ, cơ quan của người tham gia lập biên bản)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

2. Đại diện đối tượng vi phạm hành chính (chủ đầu tư, nhà thầu thi công, nhà thầu tư vấn xây dựng).....

(Ghi rõ họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, chứng minh nhân dân của người đậi diện cho đối tượng vi phạm)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về... (Ghi theo nội dung vi phạm: hoạt động xây dựng, quản lý sử dụng công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà)

Nội dung vi phạm (Ghi rõ từng hành vi vi phạm, đối chiếu với điểm, khoản, điều NĐ 126):

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Yêu cầu Ông (Bà).................đại diện cho (đối tượng vi phạm)... thực hiện các việc sau:

- Đình chỉ ngay hành vi vi phạm;

- Biện pháp khắc phục hậu quả: (Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi hoặc buộc phá dỡ công trình, bộ phận công trình; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

- (Đối tượng vi phạm)....................................................... có trách nhiệm đến............................ lúc........ giờ........... ngày... tháng.....năm.... để giải quyết vụ việc vi phạm.

Các ý kiến khác:

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Biên bản được lập thành 04 bản, có nội dung và giá trị như nhau, giao cho (đối tượng vi phạm) 01 bản, 03 bản cơ quan lập biên bản giữ.

Biên bản gồm......... trang, được mọi người ký xác nhận./.

 

ĐỐI TƯỢNG VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

 

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN PHƯỜNG, XÃ
 (Nếu có)
(Ký, Ghi rõ họ, tên, chức vụ)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CỦA NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, Đóng dấu)

 

MẪU SỐ 03

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan ra quyết định)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số:……/QĐ- XP- UB(TTrXD)

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT CẢNH CÁO VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

(của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính)

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002.
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Căn cứ khác (Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan ra Quyết định xử phạt)...
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số......./BB-VPHC ngày... tháng...năm... của............
Xét nội dung, tính chất vi phạm hành chính

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt đối với: (Ghi rõ họ tên, địa chỉ đối tượng vi phạm)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Bằng các hình thức sau đây:

- Cảnh cáo.

- Phạt bổ sung (nếu có):

+ Tịch thu: (Tang vật, phương tiện, ghi rõ số lượng, chủng loại, đánh giá sơ bộ)........................ ;

+ Tước theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: (Giấy phép xây dựng, Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề xây dựng)

Điều 2. Các hình thức xử lý. (Nêu rõ hình thức xử lý: Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính; Buộc thực hiện các quy định của Nhà nước về: xin cấp Giấy phép xây dựng, xin phê duyệt thiết kế...)

Điều 3. (Tổ chức, cá nhân vi phạm)....... có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt nêu tại Điều 1 và biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại Điều 2 (nếu có) của Quyết định này.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao Quyết định này nếu (đối tượng vi phạm)..... không tự nguyện thực hiện Quyết định xử phạt này, sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(tổ chức, cá nhân vi phạm):........................... và (các cơ quan có liên quan):....................... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Các cơ quan liên quan;
- Lưu.

Người có thẩm quyền xử phạt
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 04

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan ra quyết định)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: ……../QĐ- XP- UB(TTrXD)

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

QUYẾT ĐỊNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

(của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính)

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002.
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Căn cứ khác (Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan ra Quyết định xử phạt)...
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số….../BB-VPHC ngày... tháng...năm... của............
Xét nội dung, tính chất vi phạm hành chính

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Xử phạt đối với: (Ghi rõ họ tên, địa chỉ đối tượng vi phạm)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Bằng các hình thức sau đây (Nêu rõ các hình thức xử phạt):

- Phạt tiền: (Tổng cộng)......đồng, trong đó (Nêu rõ từng hành vi và mức phạt);

- Phạt bổ sung:

+ Tịch thu: (Tang vật, phương tiện, ghi rõ số lượng, chủng loại, đánh giá sơ bộ)........................ ;

+ Tước theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: (Giấy phép xây dựng, Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề xây dựng)

Điều 2. Các hình thức xử lý. (Nêu rõ hình thức xử lý: Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình, bộ phận công trình vi phạm; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường...; Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính; Buộc thực hiện các quy định của Nhà nước về: xin cấp Giấy phép xây dựng, xin phê duyệt thiết kế...)

Điều 3. (Tổ chức, cá nhân vi phạm)............ có trách nhiệm nộp tiền phạt theo Điều 1 Quyết định này tại Kho bạc Nhà nước số:..............địa chỉ:......................., đồng thời thi hành nghiêm chỉnh các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả nêu tại Điều 2 (nếu có) của Quyết định này.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao Quyết định này nếu (đối tượng vi phạm)......... không tự nguyện thực hiện Quyết định xử phạt này, sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(tổ chức, cá nhân vi phạm):................ và (các cơ quan có liên quan):....................... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan liên quan;
- Lưu.

Người có thẩm quyền xử phạt
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 05

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan ra quyết định)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: ………/QĐCC-UB(TTrXD)

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ ĐỂ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD

(của người có thẩm quyền)

Căn cứ điều 66 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 02/7/2002.
Căn cứ Nghị định số... ngày... tháng... năm... của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ khác (Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan ra Quyết định cưỡng chế)
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số: ……/QĐXP-UB(TTrXD) ngày......tháng.........năm.........của........................................
Đến nay đã hết thời hạn thi hành Quyết định xử phạt, nhưng đối tượng vi phạm........ không tự giác thi hành. Vì vậy:

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế... (Ghi rõ nội dung cưỡng chế: Phá dỡ công trình, Tịch thu tang vật, phương tiện, Khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng, Kê biên tài sản) để thi hành Quyết định số:...........QĐXP-UB(TTrXD), ngày.......tháng...năm... của..... đối với (Ghi rõ họ, tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính):

Điều 2. (tổ chức, cá nhân vi phạm)....... có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Quyết định này.

Điều 3.

Giao cho: Ông (Bà)......chức vụ:..........thuộc đơn vị:.................

2. Các cơ quan: (Ghi tên các đơn vị phối hợp: Công An, Tài chính....)...

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

thi hành Quyết định này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

(tổ chức, cá nhân vi phạm):.......................phải có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của lực lượng thi hành cưỡng chế và chịu mọi phí tổn về việc tổ chức thực hiện cưỡng chế./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đơn vị thực hiện cưỡng chế;
- Các cơ quan liên quan;
- Lưu.

Người có thẩm quyền cưỡng chế
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 06

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan ra quyết định)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: ………/QĐ -KPHQ

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

QUYẾT ĐỊNH

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH GÂY RA TRONG TRƯỜNG HỢP ĐÃ HẾT THỜI HIỆU XỬ PHẠT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

(của người có thẩm quyền)

Căn cứ Điều 10 và Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002.
Căn cứ Điều 4 Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Xét hành vi vi phạm hành chính về……………; do đã quá thời hiệu xử phạt, nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính là: (Ghi rõ họ, tên, địa chỉ)....................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm: (Ghi rõ biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc phá dỡ công trình, bộ phận công trình; khắc phục tình trạng ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra)

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Điều 2. (cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính) …………………phải nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp nêu tại Điều 1 Quyết định này trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao.

Quá thời hạn này, nếu (đối tượng vi phạm).......... không tự giác chấp hành Quyết định này thì bị cưỡng chế thi hành.

(cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính) …………………….có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:

1. (Tổ chức, cá nhân vi phạm)......................................................................... để chấp hành.

2. ....................................................................................................................  để báo cáo.

3. ..................................................................... để giám sát, đôn đốc, phối hợp thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cấp trên trực tiếp của cấp ra Quyết định;
- UBND nơi thực hiện cưỡng chế;
- Lưu.

Người có thẩm quyền ra quyết định
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 07

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan báo cáo)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số: ………/ BC-UB(TTrXD)

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

BÁO CÁO

CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Quận, Huyện
(Tháng, Quý, Năm)

I TÌNH HÌNH CHUNG

Nêu đặc điểm, tình hình chung, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên, Thanh tra Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; việc tổ chức triển khai công tác quản lý trật tự xây dựng; những hoạt động điển hình, xử lý điển hình, thuận lợi, khó khăn.

II CÔNG TÁC KIỂM TRA, XỬ LÝ

1. Kết quả kểm tra, xử phạt theo Biểu số 1.

2. Danh sách các vụ xây dựng trái phép còn tồn đọng: ........... vụ trên địa bàn chưa cưỡng chế phá dỡ:

................................(tên, địa chỉ).............................Lý do...................................................

................................(tên, địa chỉ).............................Lý do...................................................

................................(tên, địa chỉ).............................Lý do...................................................

III NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá về hoạt động trong kỳ báo cáo, nhận xét về các địa bàn khác (nếu có), những đề xuất để tháo gỡ vướng mắc, kiến nghị...

 


Nơi nhận:
- HĐND, UBND cấp trên;
- Thanh tra Sở Xây dựng;
- Lưu.

CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)

 

MẪU SỐ 08

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Cơ quan báo cáo)
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------

Số:………./BC-TTrXD

..............., ngày ....... tháng... năm...

 

BÁO CÁO

CỦA SỞ XÂY DỰNG CÔNG TÁC THANH TRA HÀNH CHÍNH VÀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG (QUÝ, SÁU THÁNG, NĂM)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01 /2005/TT-BXD ngày 21 tháng 01 năm 2005 của BXD)

I - TÌNH HÌNH CHUNG

Nêu đặc điểm, tình hình chung, chỉ đạo của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Bộ Xây dựng về công tác thanh tra xây dựng trên địa bàn; việc tổ chức triển khai chương trình công tác thanh tra; những hoạt động điển hình, xử lý điển hình, thuận lợi, khó khăn.

II – TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA

1. Kết quả kiểm tra xử lý theo Biểu số 1.

Nêu một vài vụ vi phạm điển hình (đã có Quyết định xử phạt nhưng đối tượng vi phạm hành chính chưa thực hiện theo Quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản nhưng chưa ra được Quyết định xử phạt)

2. Kết quả thanh tra Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.

Nêu rõ tên dự án đã thanh tra, kết quả thanh tra, kiến nghị xử lý sau thanh tra, kết quả xử lý sau thanh tra.

3. Kết quả thực hiện công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo

a. Công tác tiếp công dân và tiếp nhận đơn thư:

- Lượt người:

- Số đơn đã nhận:

b. Kết quả giải quyết:

- Đơn tố cáo:... đơn; trong đó:

+ Thuộc thẩm quyền:.. đơn;

+ Không thuộc thẩm quyền: đơn;

Nêu một số vụ việc điển hình:.........

- Đơn khiếu nại:... đơn; trong đó:

+ Thuộc thẩm quyền:.. đơn;

+ Không thuộc thẩm quyền: đơn;

Nêu một số vụ việc điển hình..........

c. Số đơn tồn đọng:... đơn. Lý do:............

4. Lực lượng Thanh tra Xây dựng:

Tổng số: ..... người, trong đó:

Số trong biên chế:.. người;

Số hợp đồng:.. người.

III- NHỮNG ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

Đánh giá về hoạt động trong kỳ báo cáo.

Những đề xuất để tháo gỡ vướng mắc.

Những kiến nghị...

IV – NHIỆM VỤ (QUÝ, SÁU THÁNG, NĂM SAU)

Nêu ngắn gọn công tác kỳ tới và định hướng công tác tiếp theo.

 


Nơi nhận:
- HĐND, UBND tỉnh, TP TW;
- Thanh tra Bộ Xây dựng;
- Lưu.

SỞ XÂY DỰNG.......................
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC

CÁC QUY ĐỊNH PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH

1. Công trình đê điều

- Tại Khoản 1 Điều 18 Pháp lệnh đê điều năm 2000

Điều 18.

1. Nhà cửa, công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông, lòng sông trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực, trừ công trình chuyên dùng phục vụ phòng, chống lụt, bão, giao thông, quốc phòng, an ninh và công trình đặc biệt khác được xử lý theo nguyên tắc sau:

a) Nhà cửa, công trình ở mặt đê, mái đê, cơ đê và trong phạm vi 5m kể từ chân đê hiện tại đối với mọi cấp đê đều phải di dời;

b) Nhà cửa, công trình từ vị trí cách chân đê hiện tại 5m đến hết phạm vi bảo vệ đê điều được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng; chủ sở hữu, người sử dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê điều; trường hợp xây dựng sau ngày công bố Pháp lệnh về đê điều năm 1989 mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì căn cứ vào mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật;

c) Nhà cửa, công trình ở bãi sông, lòng sông mà không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì được tiếp tục sử dụng; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ thì phải di dời; trường hợp gây ảnh hưởng trực tiếp đến thoát lũ nhanh thì phải di dời trước. Việc di dời nhà cửa, công trình được thực hiện theo kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Tại Nghị định số 171/2003/NĐ-CP ngày 26/12/2003 của Chính phủ, cụ thể:

Điều 7. Vùng phụ cận của đê điều theo Điều 9 Pháp lệnh Đê điều được quy định như sau:

1. Vùng phụ cận:

a) Đê sông từ cấp III đến cấp đặc biệt:

Đối với các khu dân cư và đô thị: Phạm vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra 5 mét cả hai phía sông và phía đồng. Đối với các vùng khác: Phạm vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra 20 mét về phía sông, 25 mét về phía đồng.

b) Đê biển: Phạm vi bảo vệ kể từ chân đê hiện tại trở ra 200 mét về phía biển, 15 mét về phía đồng.

Đối với đê biển ở nơi có rừng ngập mặn phạm vi bảo vệ từ 200 mét đến 500 mét với rừng hiện có về phía biển, 15 mét về phía đồng.

c) Đê cấp IV, đê tuyến trong, đê bối và các tuyến đê khác của địa phương: Phạm vi bảo vệ từ chân đê hiện tại trở ra do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

d) Kè bảo vệ đê:

Phạm vi bảo vệ các kè trực tiếp bảo vệ đê sông và đê biển được xác định từ giới hạn phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía là 50 mét.

đ) Cống qua đê: Phạm vi bảo vệ các cống thuộc hệ thống đê sông và đê biển được xác định từ giới hạn phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50 mét.

e) Đối với các hoạt động khoan, đào ngoài phạm vi bảo vệ đê điều: Khi khoan đào sâu xuống 1 mét so với mặt đất tự nhiên phải cách xa phạm vi bảo vệ đê điều thêm 10 mét đối với đoạn đê có nền bình thường và 200 mét đối với đoạn đê có địa chất nền xấu thường bị đùn, sủi trong mùa lũ, trừ trường hợp đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Công trình thuỷ lợi. Phạm vi bảo vệ được quy định tại:

2.1. Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

Điều 25.

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Việc quy định phạm vi vùng phụ cận phải căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra:

- Đập cấp I tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm là 100m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

- Đập cấp II tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

- Đập cấp III tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

- Đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;

- Đập cấp V tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.

b) Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2m3/giây đến 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2m đến 3m; lưu lượng lớn hơn 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3m đến 5m;

c) Đối với cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông thì việc bảo vệ phải tuân theo quy định của pháp luật về đê điều;

d) Đối với khu vực lòng hồ, vùng phụ cận bảo vệ công trình được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.

4. Việc bảo vệ trạm bơm, kênh chìm hoặc kênh kiên cố được quy định như sau:

a) Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ;

b) Kênh chìm phải có nơi để làm bể lắng bùn cát phục vụ nạo vét;

c) Kênh đã kiên cố phải có đường đi lại để quản lý.

5. Đối với công trình thủy lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi quan trọng quốc gia.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với từng loại hình công trình thủy lợi trong địa phương.

2.2. Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ, cụ thể:

Điều 23. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng quốc gia theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là:

1. Phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi quan trọng quốc gia quy định tại Điều 4 Nghị định này được quy định kể từ chân đập chính trở ra là 500m;

2. Trong phạm vi nêu trên, vùng phụ cận được chia làm hai phần: phần không được xâm phạm kể từ chân đập chính trở ra là 150m; phần còn lại được sử dụng cho các hoạt động không gây mất an toàn đập.

3. Công trình giao thông đường bộ: phạm vi bảo vệ được quy định tại:

3.1. Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ

Điều 42

2- Phạm vi bảo vệ:

a) Đường đô thị, kể cả quốc lộ qua đô thị được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ, bao gồm: lòng đường, lề đường và vỉa hè;

b) Đường nội bộ trong các ô phố, khu tập thể, ngõ xóm, và đất lưu thông ven sông hồ được giới hạn từ chân hàng rào hoặc chân tường hợp pháp của công trình trở ra;

c) Các công trình kỹ thuật đầu mối giao thông được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùng bảo vệ xác định theo tiêu chuẩn, quy phạm của Nhà nước và điều kiện thực tế của khu vực xây dựng.

3.2. Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ.

Điều 13. Giới hạn hành lang an toàn đối với đường được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn của đường có bề rộng tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường trở ra hai bên là:

20 m (hai mươi mét) đối với đường cao tốc, đường cấp I, cấp II;

15 m (mười lăm mét) đối với đường cấp III;

10 m (mười mét) đối với đường cấp IV, cấp V;

05 m (năm mét) đối với đường dưới cấp V.

2. Đối với đường trong đô thị: phạm vi hành lang an toàn của đường là bề rộng tính từ mép đường đến chỉ giới xây dựng của đường theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường bộ song song với sông ngòi, kênh rạch có khai thác vận tải thủy mà hành lang an toàn bị chồng lấn thì phạm vi hành lang an toàn đường bộ tính từ mép bờ cao trở về phía đường bộ.

4. Đối với đường bộ song song liền kề với đường sắt mà hành lang an toàn bị chồng lấn thì ranh giới hành lang an toàn giữa đường bộ và đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

Điều 14. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống được quy định như sau:

1. Đối với cầu trên đường ngoài đô thị:

a) Theo chiều dọc cầu, từ đuôi mố cầu ra mỗi bên là:

50 m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 60 m trở lên;

30 m (ba mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 60 m;

Trong trường hợp cầu có chiều dài đường dốc lên, dốc xuống lớn hơn quy định tại điểm a khoản 1 trên đây thì giới hạn hành lang an toàn được tính từ đuôi mố cầu ra đến hết chân dốc.

b) Theo chiều ngang cầu, từ phạm vi tiếp giáp với cầu, kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi phía là:

150 m (một trăm năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài lớn hơn 300 m;

100 m (một trăm mét) đối với cầu có chiều dài từ 60m đến 300m;

50 m (năm mươi mét) đối với cầu có chiều dài từ 20m đến dưới 60m;

20 m (hai mươi mét) đối với cầu có chiều dài dưới 20m.

2. Đối với cầu trên đường trong đô thị:

a) Theo chiều dọc cầu, quy định như điểm a khoản 1 Điều này.

b) Theo chiều ngang cầu.

Từ mép lan can ngoài cùng của cầu trở ra mỗi bên 07 m (bảy mét) đối với phần cầu chạy trên cạn, kể cả phần cầu chạy trên phần đất chỉ ngập nước khi có nước lũ; đối với phần cầu còn lại, quy định như điểm b khoản 1 Điều này.

3. Giới hạn hành lang an toàn đối với cống, theo chiều dọc cống về hai phía bằng bề rộng hành lang an toàn của đường bộ.

Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ quy định như sau:

1. Trên đường ngoài đô thị: phạm vi trong vòng 100m (một trăm mét) cách các điểm ngoài cùng của các bộ phận kết cấu của hầm.

2. Trên đường trong đô thị: do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với từng dự án cụ thể.

Điều 16. Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao được quy định như sau:

1. Theo chiều dọc: bằng chiều dài đường xuống bến phà, cầu phao.

2. Theo chiều ngang: từ tim bến phà, cầu phao trở ra mỗi phía thượng lưu, hạ lưu là 150 m (một trăm năm mươi mét).

Điều 17. Giới hạn hành lang an toàn đối với kè được quy định như sau:

1. Kè chống xói để bảo vệ nền đường:

a) Từ đầu kè và từ cuối kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 50 m (năm mươi mét);

b) Từ chân kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét).

2. Kè chỉnh trị dòng nước:

a) Từ chân kè về hai phía thượng lưu, hạ lưu mỗi phía 100 m (một trăm mét);

b) Từ gốc kè trở vào bờ 50 m (năm mươi mét);

c) Từ chân đầu kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét).

Điều 18. Phạm vi bảo vệ đối với bến xe, bãi đỗ xe, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu đường và các công trình phục vụ quản lý đường là phạm vi vùng đất, vùng nước của công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trong giấy phép sử dụng.

4. Công trình giao thông thuỷ nội địa

Phạm vi bảo vệ được quy định tại Nghị định số 171/1999/NĐ-CP ngày 12/7/1999 của Chính phủ, cụ thể:

Điều 5. Giới hạn phạm vi bảo vệ đối với luồng chạy tàu, thuyền quy định như sau:

1. Luồng chạy tàu, thuyền:

a) Theo chiều dài: là độ dài luồng chạy tàu, thuyền đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố đưa vào quản lý khai thác giao thông vận tải đường thủy nội địa;

b) Theo chiều rộng:

- Đối với sông, kênh: theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa;

- Đối với hồ, đầm, phá, cửa sông, vịnh: giới hạn bởi báo hiệu đặt tại hai phía của luồng chạy tàu, thuyền.

2. Hành lang bảo vệ luồng:

a) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền không sát bờ, từ mép luồng trở ra mỗi phía:

- 25 m (hai mươi lăm mét) đối với sông, kênh cấp I, II và hồ vịnh;

- 15 (mười lăm mét) m đối với sông, kênh cấp III, IV;

- 10 m (mười mét) đối với sông, kênh cấp V, VI;

b) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ không có đê hoặc đường giao thông trên bờ: 5 m (năm mét) tính từ mép bờ cao trở vào;

c) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đê mà hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền trùng với phạm vi bảo vệ đê thì phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ đê;

d) Trường hợp luồng chạy tàu, thuyền sát bờ có đường bộ, đường sắt thì hành lang bảo vệ luồng chạy tàu, thuyền tính từ mép bờ cao trở ra phía sông.

3. Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông: theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa hiện hành.

Điều 6. Giới hạn phạm vi bảo vệ của công trình kè, đập được quy định như sau:

1. Đối với kè:

a) Kè ốp bờ:

- Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 100 m (một trăm mét);

- Từ đỉnh kè trở vào bờ tối thiểu 10 m (mười mét);

- Từ chân kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét);

b) Kè mỏ hàn:

- Từ chân kè (kể cả cụm kè cũng như kè đơn) về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 100 m (một trăm mét);

- Từ gốc kè trở vào bờ 50 m (năm mươi mét);

- Từ chân đầu kè trở ra sông 20 m (hai mươi mét).

2. Đối với đập khóa: từ hai đầu đập về mỗi phía 100m (một trăm mét) và trở về hai phía thượng và hạ lưu, mỗi phía 200 m (hai trăm mét).

Điều 8. Giới hạn phạm vi bảo vệ báo hiệu đường thủy nội địa, các trụ neo, cọc neo, các mốc thủy chí, mốc đo đạc là 5 m (năm mét) kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu trở ra mỗi phía.

Điều 9. Trường hợp đặc biệt, giới hạn hành lang bảo vệ trên bờ của các công trình giao thông đường thủy nội địa trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu tập trung dân cư nhỏ hơn giới hạn hành lang bảo vệ quy định tại Nghị định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định nhưng không được dưới 5 m (năm mét).

6. Công trình xăng dầu: Phạm vi bảo vệ an toàn các công trình xăng dầu được quy định tại:

6.1. Nghị định số 10/CP ngày 17/2/1993 của Chính phủ.

Điều 3. - Đối với kho xăng dầu.

Phạm vi bảo đảm an toàn tính từ các bể chứa xăng dầu, các hành mục công trình có nguy hiểm về cháy nổ trong các kho xăng dầu cấp I (có dung tích chứa từ 50.000 m3 trở lên), kho cấp II (có dung tích chứa từ 10.000 m3 đến 50.000 m3), kho cấp III (có dung tích nhỏ hơn 10.000 m3) đến các đối tượng ngoài kho được quy định:

1. Nhà ở và các công trình công cộng của khu dân cư:

- 150 m đối với kho cấp I

- 100 m đối với kho cấp II

- 60 m đối với kho cấp III.

2. Nhà làm việc và các công trình của cơ quan, xí nghiệp:

- 100 m đối với kho cấp I

- 40 m đối với kho cấp II, III

Khoảng cách quy định trên đây được tính theo đường thẳng từ các mặt ngoài của kho xăng dầu đến mặt ngoài đối diện của các đối tượng. Riêng đường sắt tính từ tim đường gần nhất.

Điều 4. - Đối với bến cảng xuất nhập xăng dầu:

1. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu trên biển, hồ đến cầu tầu bốc dỡ hàng khô, cầu tầu khác, quân cảng, khu du lịch và các cầu tầu khác được quy định:

- Cầu cảng xuất nhập xăng dầu loại I (xăng, TC-1...): 200 m.

- Cầu cảng xuất nhập xăng dầu loại II (dầu ma zút, dầu nhờn, dầu hoả, diezen): 150 m.

2. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu ven sông đặt phía hạ lưu đến các đối tượng được quy định:

- Quân cảng cố định, cảng hàng hoá: 1000 m.

- Cảng, công trình thuỷ điện và công trình lấy nước sinh hoạt: 300 m.

- Các công trình khác: 200 m.

3. Phạm vi bảo đảm an toàn bến cảng xuất nhập xăng dầu ven sông đặt phía thượng lưu đến các đối tượng được quy định:

- Quân cảng cố định: 4000 m

- Cảng, công trình thuỷ điện và công trình lấy nước sinh hoạt: 2000 m

- Các công trình khác: 800 m.

Trường hợp bến cảng xuất nhập xăng dầu loại II thì khoảng cách quy định trong khoản 2 và khoản 3 được giảm 30%. Nếu bến cảng xuất nhập xăng dầu cho các phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới 300 tấn thì khoảng cách quy định trong khoản 2 và khoản 3 được giảm 50%. Các khoảng cách trên được tính từ mép ngoài của bến cảng xuất nhập xăng dầu đến mép ngoài đối diện của các đối tượng trên.

Điều 5.- Đối với đường ống chính dẫn xăng dầu.

1. Phạm vi bảo đảm an toàn đường đường ống chính dẫn xăng dầu cấp IV (ống có đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 25 kg/cm2), cấp V (ống có đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 16kg/cm2 và nhỏ hơn hoặc bằng 25kg/cm2), tính từ trục đường ống về hai phía được quy định:

đ) Bến cảng, sông, bến đò, bến ca nô:

Khi đường ống ở phía thượng lưu:

- 100 m đối với đường ống cấp IV.

- 70 m đối với đường ống cấp V.

Khi đường ống ở phía hạ lưu:

- 75 m đối với đường ống cấp IV.

- 30 m đối với đường ống cấp V.

e) Đập nước nhà máy thuỷ điện, trạm bơm tưới tiêu.

Khi dường ở phía thượng lưu:

- 100 m đối với đường ống cấp IV.

- 70 m đối với dường ống cấp V.

Khi đường ống ở phía hạ lưu:

- 400 m đối với đường ống cấp IV, V.

g) Kênh dẫn nước tưới tiêu, hồ, sông chạy song song với đường ống:

- 50 m đối với đường ống cấp IV.

- 30 m đối với đường ống cấp V.

i) Các thông tin ngầm chạy song song với đường ống cấp IV, V phải bảo đảm khoảng cách với đường ống ít nhất bằng 10 m.

2. Đối với đường ống chính dẫn xăng dầu có đường kính và áp suất làm việc khác với đường ống chính dẫn xăng dầu cấp IV và V thì phạm vi bảo đảm an toàn phải được thoả thuận của công an phòng cháy chữa cháy, cơ quan chủ quản và các ngành có liên quan.

6.2. Tại Nghị định số 47/1999/NĐ-CP ngày 05/7/1999 của Chính phủ:

''Điều 5. Đối với đường ống chính dẫn xăng dầu.

1. Phạm vi bảo đảm an toàn đường ống chính dẫn xăng dầu cấp IV (ống có đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 25 kg/cm2), cấp V (ống có đường kính nhỏ hơn 300 mm và áp suất làm việc lớn hơn 16 kg/cm2 và nhỏ hơn hoặc bằng 25 kg/cm2), chôn sâu dưới mặt đất từ 0,6 m đến 1 m, tính từ trục đường ống về hai phía đến đối tượng các công trình khác được quy định như sau :

a) Nhà ở và các công trình trong thành phố, thị xã, thị trấn, làng, khu đông dân cư (trường học, câu lạc bộ, nhà trẻ, bệnh viện, nhà an dưỡng, bến ô tô, khu công nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp và sân bay...):

+ 60 m đối với đường ống cấp IV

+ 25 m đối với đường ống cấp V

b) Nhà ở riêng biệt, trại chăn nuôi, các kho nông, lâm nghiệp, vùng cây công nghiệp, vùng trồng cỏ chăn nuôi và vườn cây:

+ 50 m đối với đường ống cấp IV

+ 20 m đối với đường ống cấp V

5. Công trình điện: Phạm vi bảo vệ các công trình điện được quy định tại Nghị định số 54/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ.

Điều 6.

1. Hành lang bảo vệ của đường dây dẫn điện trên không được giới hạn như sau:

a) Chiều dài: Tính từ điểm mắc dây trên cột xuất tuyến của trạm này đến điểm mắc dây trên cột néo cuối trước khi vào trạm (hoặc các trạm) kế tiếp.

b) Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 KV

35 KV

66 - 110 KV

220 KV

500 KV

Loại dây

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách (m)

1

2

1,5

3

4

6

7

c) Chiều cao: Tính từ đáy móng cột lên đỉnh cột cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng được quy định trong bảng nêu ở điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

2. Các loại cáp điện đi trên mặt đất hoặc treo trên không có khoảng cách bảo vệ an toàn về các phía là 0,5 m tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Điều 8. Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ:

1. Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 KV không phải di chuyển ra khỏi hành lang bảo vệ nếu đảm bảo các điều kiện sau đây:

a) Làm bằng vật liệu không cháy.

b) Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành.

c) Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến bất kỳ bộ phận nào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng đứng được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 35 KV

66 đến 110 KV

220 KV

Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)

3,0

4,0

5,0

d) Khoảng đường dây đi phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện biện pháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng.

 2. Đối với nhà ở và công trình xây dựng hợp pháp trước khi xây dựng đường dây dẫn điện trên không nếu chưa thoả mãn 1 trong 4 điều kiện nêu ở khoản 1 Điều 8 của Nghị định này thì chủ đầu tư công trình đường dây phải chịu kinh phí để cải tạo nhằm thoả mãn các điều kiện đó.

3. Nhà ở và công trình nằm trong hành lang bảo vệ cần phải di chuyển ra khỏi hành lang với lý do chính đáng thì chủ đầu tư công trình đường dây phải đền bù cho chủ sở hữu hoặc người có quyền sử dụng hợp pháp nhà ở, công trình đó theo quy định của pháp luật.

4. Đối với nhà và công trình được để lại trong hành lang bảo vệ; chủ sở hữu hay người sử dụng hợp pháp:

a) Không lợi dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào khác của nhà ở và công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

b) Khi sửa chữa, cải tạo, phải được sự thoả thuận của đơn vị quản lý công trình lưới điện có thẩm quyền và phải áp dụng các biện pháp an toàn.

5. Việc cơi nới hoặc xây mới nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ lưới điện có điện áp đến 220 KV phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 8 của Nghị định này.

b) Được sự thoả thuận bằng văn bản về an toàn của đơn vị quản lý công trình lưới điện và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

c) Chủ công trình, nhà ở cơi nới hoặc xây mới phải chịu kinh phí để đơn vị quản lý lưới điện thực hiện biện pháp tăng cường an toàn khoảng đường dây vượt qua công trình, nhà ở này nếu khoảng đường dây đó chưa được tăng cường theo đúng quy định.

6. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh hoạt, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp điện áp từ 500 KV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.

Điều 12. Hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm giới hạn như sau:

1. Chiều dài: Tính từ vị trí cáp chui ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí chui vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

2. Chiều rộng: Giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng và song song về hai phía của tuyến cáp (đối với cáp đặt trực tiếp trong đất, trong nước) hoặc cách mặt ngoài của mương cáp (đối với cáp đặt trong mương) về mỗi phía được quy định trong bảng sau:

Loại cáp điện

Đặt trong mương

Đặt trong đất

Đặt trong nước

Đất ổn định

Đất không ổn định

Không có tàu thuyền qua lại

Có tàu thuyền qua lại

Khoảng cách (m)

0,5

1,0

1,5

20

100

3. Chiều cao: Tính từ vị trí đáy móng công trình đặt cáp điện lên đến mặt đất hoặc mặt nước tự nhiên.

Điều 14.

1. Hành lang bảo vệ của trạm điện được giới hạn như sau:

a) Đối với các trạm điện lắp đặt trên cao (trạm treo) không có tường rào xây bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ trạm được giới hạn bởi mặt phẳng bao quanh trạm có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm được quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 KV

35 KV

Khoảng cách (m)

2

3

b) Đối với trạm điện có tường rào (hoặc hàng rào) cố định bao quanh, chiều rộng hành lang bảo vệ được tính từ mặt ngoài tường rào trở ra 0,5m.

c) Chiều cao hành lang được tính từ đáy móng sâu nhất của bộ phận công trình trạm điện đến điểm cao nhất trong trạm.

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 01/2005/TT-BXD

Hanoi, January 21, 2005

 

CIRCULAR

GUIDING IN DETAIL THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 126/2004/ND-CP DATED MAY 26, 2004 ON THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN URBAN INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION AND MANAGEMENT AND HOUSE USE MANAGEMENT ACTIVITIES

Pursuant to the Government's Decree No. 36/2005/ND- CP dated March 4, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP dated November 14, 2004 detailing a number of articles of the 2002 Ordinance or Handling of Administrative Violations;
Pursuant to the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP dated May 26, 2004 on sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management activities (hereinafter called Decree No. 126 for short);
In order to raise the effectiveness of the sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management activities, the Ministry of Construction hereby guides a number of Articles of Decree No. 126 as follows:

1. Caution:

Caution is a principal sanctioning form applicable to first-time violations involving many extenuating circumstances, for example: a household which commits a violation in digging ground for house foundation voluntarily stops such violation act and restores the ground after persons with sanctioning competence detect such act and give a warning; or a person who has dumped garbage, materials or discarded materials not at the prescribed place voluntarily cleans up such place, then dumps such things at the prescribed place after persons with sanctioning competence detect such act and give a warning, or some other violations.

Apart from caution, in some specific cases administrative violators may be subject to the application of consequence-addressing measures prescribed in Clause 3, Article 5 of Decree No. 126.

2. Competence of presidents of commune-level People's Committees to force the restoration of the original state already altered due to administrative violations according to the provisions of Point a, Clause 3, Article 43 of Decree No. 126.

Presidents of commune-level People's Committees are competent to issue coercive decisions to force the restoration of the original state, for example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For acts of building works, which damage the system of technical infrastructures, they shall force violators to repair such infrastructures to the original state;

- For acts of expanding houses in flooring spaces by adding more stories, enlarging balconies, or encroaching upon common aerial spaces without permission, they shall force the dismantlement of violating construction sections, or encroached areas in order to restore the initial state;

- For acts of building make shift works or houses, or erecting tents or stalls which encroach upon pavements, streets, technical infrastructure protection corridors or other areas where construction is prohibited, they shall force the dismantlement of violating work sections.

- For acts of building separate dwelling houses, unfinished construction works or makeshift houses in violation of the construction planning, they shall force the dismantlement of such violating work sections.

3. Conditions on capability of organizations and individuals engaged in construction activities:

The conditions on operation capability of organizations and professional capability of individuals engaged in construction activities are prescribed in the Construction Law and guiding documents.

4. Competence to confiscate material evidences and means used in administrative violations

Persons with sanctioning competence, when applying measures of confiscating material evidences or means in order to prevent violations from further occurring, shall decide on confiscation thereof according to their competence on the basis of preliminary valuation according to market prices. If the preliminary valuation of material evidences and means goes beyond their competence, they shall, within two working days, have to report such to competent persons for decision.

For construction inspection forces, persons competent to temporarily seize material evidences and means defined in the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations shall be

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Temporary seizure of material evidences and means used for committing administrative violations:

When persons with sanctioning competence have grounds to believe that if not being temporarily seized, such material evidences and means may be used for committing further violations or be dispersed, they shall have to issue decisions on temporary seizure thereof, such as trucks carrying bulk materials or discarded materials, generating dusts and making streets dirty; construction equipment, tools, fuels, materials, etc., are used in construction of violating works as well as other violation acts.

6. Deduction of bank accounts:

In cases where administrative violators are imposed with pecuniary fines, have bank accounts but refuse to execute sanctioning decisions, persons competent to sanction administrative violations shall send decisions on forcible execution to banks where such violators open their deposit accounts so that the banks make deductions according to law provisions.

7. Land with use purposes not yet changed as specified at Point b, Clause 1, Article 6 of Decree No. 126:

Land with use purposes not yet changed means land of categories where, according to regulations, the use purpose change must be applied for by investors upon construction of works thereon, as specified in Clause 1, Article 13 of the 2003 Land Law, including:

a) Land under annual crops, including land under rice and pasture land for cattle raising, and land for other annual crops;

b) Land under perennial trees;

c) Land under production forests;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Land under special-use forests;

f) Land for aquaculture;

g) Land for salt making;

h) Other agricultural land as prescribed by the Government.

8. Areas where construction is prohibited, as defined in Clause 3, Article 6 of Decree No.126:

Building works by investors on areas where construction is prohibited is an act of constructing works in encroachment upon protection zones prescribed by law, including:

a) Dike protection corridors, which are prescribed in:

- Clause 1, Article 18 of the 2000 Ordinance on Dikes;

- Article 7 of the Government's Decree No. 171/2003/ND-CP dated December 26, 2003;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Article 25 of the 2001 Ordinance on Exploitation and Protection of Irrigation Works;

- Article 23 of the Government's Decree No. 143/2003/ND-CP dated November 28, 2003 on exploitation and protection of irrigation works;

c) Traffic work protection corridors:

- For road traffic works: such corridors are defined in Clause 2, Article 42 of the Government's Decree No. 91/CP dated August 17, 1994; Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of the Government's Decree No. 186/2004/ND-CP dated November 5, 2004.

- For inland waterway navigation works: such corridors are defined in Articles 5, 6, 8 and 9 of the Government's Decree No. 171/1999/ND-CP dated July 12, 1999.

d) Oil and gas work protection corridors, defined in Clauses 1 and 2, Article 3; Article 4; Points e, f, g and i, Clause 1, Article 5 of the Government's Decree No. 10-CP dated February 17, 1993 and Points a and b, Clause l, Article 5 of Decree No. 47/1999/ND-CP dated July 5, 1999;

e) Electric power work protection corridors defined in Articles 6, 8, 12 and 14 of the Government's Decree No. 54/1999/ND-CP dated July 8, 1999;

f) Protection zones of historical relics, defined in Article 32 of the 2001 Cultural Heritage Law;

g) Protection corridors of security and defense works and other areas prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Violations of regulations in Construction Standard TCXD 33.1985 (11 .21), including:

a) Zone I - For water-holding layers which are well protected, the safety zone must not be narrower than 30 meters. Any livestock stables and ranches must be built 100 meters away from the zone boundaries.

b) Zone II - For water-holding layers not protected or not well protected, the safety zone must not be narrower than 50 meters. Any livestock stables and ranches must be built 300 meters away from the zone boundaries.

10. Safety protection zones of surface water sources, defined at Point b, Clause 2, Article 26 of Decree No. 126:

The scope of safety protection zones of surface water sources is prescribed in Section 11 of Construction Standard TCXD 33.1985.

11. Scope of safety protection corridors of crude water mains and clean water pipelines defined in Article 27 of Decree No. 126:

Violations of regulations at Point 8.31, Section 8 of Construction Standard TCXD 33.1985 ''Regulations on pipelines, pipeline networks and works on networks.''

12. Use of condominiums in contravention of regulations on condominium use purposes, thus causing order disturbance and insecurity, defined in Clause 1, Article 38 of Decree No. 126:

This means act committed by condominium apartment owners using or letting other persons to use their condominium apartments for purposes in contravention of current regulations on management of use of condominiums, for example:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Using condominium apartments for conducting business lines or trades involving or trading in fire- and/or explosion-prone commodities (welding, gas, explosive materials and other dangerous business lines or trades); providing services which cause noises in excess of the prescribed level (Karaoke bars, dancing halls, motorbike and automobile garages and other service activities causing noises in excess of the permitted level); disturbing the public order (not in the domain of construction order management); talking or using equipment causing noises which may affect the daily life of households living in condominiums and other acts affecting order and security of condominiums;

13. Causing pollution of condominiums, defined in Clause 1, Article 38 of Decree No. 126:

This means act of discharging excrement, garbage, wastewater or hazardous matters; causing water penetration and leakage; keeping

cattle or poultry within areas under common ownership; keeping cattle or poultry in areas under private ownership thus affecting living environment of other households and public places; providing services which cause environmental pollution (cattle slaughterhouses, car washing and other polluting services).

14. Condominium sections under joint ownership defined at Point a, Clause 2, Article 38 of Decree No. 126:

These mean areas of condominiums, including:

a) Spaces and force-bearing structures, technical facilities and equipment for common use in condominiums (pillar frames, walls, floors, roofs, terraces, corridors, stairways, elevators, emergency exits, garbage discharge enclosures, technical boxes, car parks; electricity, water and gas supply, information, communications, radio and television, water drains, septic tanks, lightning rods, fire-

fighting devices, etc.);

b) External technical infrastructure systems attached to such condominiums.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. Administrative violation-sanctioning order applicable to violating construction works:

a) Parts of violating construction works must be promptly detected;

b) To make written records of administrative violations, ordering the stoppage of construction violation acts;

c) To issue sanctioning decisions immediately. Such sanctioning decisions must clearly state measures to force violating organizations or individuals to restore the original state, for example: dismantlement of illegally expanded sections, construction work items, expanded or encroached areas, and concurrently set time limits for addressing the consequences.

d) Past the time limits inscribed in sanctioning decisions, if violating organizations or individuals still fail to execute such decisions, to coerce them to do so. All expenses for coercion must be borne by violating organizations or individuals.

16. Enclosed forms:

Promulgated together with this Circular are 8 set forms of written records of administrative violations, sanctioning decisions and (enclosed) reports.

17. Handling of administrative violations in transitional period:

a) Regarding cases for which sanctioning decisions or work dismantlement decisions have already been issued under the Government's Decree No. 48/CP dated May 5, 1997 and are still valid, but violators fail to execute them, the violators shall still have to abide by such decisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



18. Implementation provisions:

a) This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

b) Regarding the sanctioning competence of construction specialized inspectorate of Hanoi city.

Such competence shall comply with the Prime Minister's Decision No. 100/2002/QD-TTg dated July 24, 2002 permitting the experimental setting up of construction specialized inspectorate in Hanoi and with current legal documents.

c) The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Circular.

d) Any problems arising in the course of implementation should be reported by the provincial/municipal People's Committees and Construction Services to the Ministry of Construction.

 

 

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
VICE MINISTER




Dinh Tien Dung

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 01/2005/TT-BXD, promulgated by the Ministry of Construction, guiding in detail the implementation of a number of articles of the Government's Decree No. 126/2004/ND-CP dated May 26, 2004 on the sanctioning of administrative violations in urban infrastructure construction and management and house use management activities.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.470

DMCA.com Protection Status
IP: 103.131.71.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!