THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1454/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA VỀ HỢP
TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 174/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Bộ trưởng
Bộ Công thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Ủy ban Quốc gia về hợp
tác kinh tế quốc tế;
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số
20/QĐ-UBQG ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác
kinh tế quốc tế;
Điều 3.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, QHQT (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Gia Khiêm
|
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA VỀ HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ
(ban hành kèm theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nguyên tắc,
chế độ trách nhiệm, chế độ làm việc và phối hợp công tác của Ủy ban Quốc gia về
hợp tác kinh tế quốc tế (dưới đây gọi là Ủy ban).
Điều 2.
Nguyên tắc làm việc
1. Ủy ban là tổ chức phối hợp
liên ngành giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giải quyết những
công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến hoạt động của các Bộ, ngành và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hội nhập kinh tế quốc
tế.
2. Phối hợp các hoạt động của
các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về hội
nhập kinh tế quốc tế.
3. Phân công, phân nhiệm rõ
ràng, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, trách nhiệm của các thành
viên và vai trò chủ động của các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Ủy ban làm việc theo chế độ tập
thể, biểu quyết theo đa số.
Chương 2.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
Điều 3. Chủ
tịch Ủy ban
Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao và có quyền hạn,
trách nhiệm sau đây:
1. Chỉ đạo, điều hành Ủy ban thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn và các công việc khác về hội nhập
kinh tế quốc tế được Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Điều hành và phân công nhiệm
vụ cho Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Ủy viên Ủy ban; chỉ đạo và phối hợp hoạt
động giữa các thành viên Ủy ban.
3. Triệu tập, chủ trì và kết luận
các phiên họp Ủy ban; triệu tập Thủ trưởng các cơ quan và cá nhân liên quan
khác tham dự các cuộc họp của Ủy ban khi cần thiết.
4. Xem xét và có ý kiến đối với
các báo cáo, tờ trình của các Bộ, ngành về công tác hội nhập kinh tế quốc tế,
cho ý kiến chỉ đạo đối với các phương án đàm phán kinh tế và thương mại quốc tế
và các đề án tham gia các hoạt động của các tổ chức kinh tế - thương mại khác.
5. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo, phối hợp hoạt động của Ủy ban với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban; chỉ đạo, kiểm tra việc
thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
6. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo, phối hợp các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong
việc triển khai thực hiện các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế với các nước,
các vùng lãnh thổ và các tổ chức đa phương.
7. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam trong
các tổ chức kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế.
Điều 4. Phó
Chủ tịch Ủy ban
Phó Chủ tịch Ủy ban chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao và có quyền
hạn, trách nhiệm sau đây:
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo,
điều hành việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và công việc của Ủy ban; thay
mặt Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các hoạt động của
Ủy ban.
2. Thay mặt Chủ tịch Ủy ban triệu
tập, chủ trì các phiên họp về phương án đàm phán kinh tế và thương mại quốc tế;
thống nhất ý kiến về nội dung đàm phán đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý của các Bộ, ngành liên quan, báo cáo Chủ tịch Ủy ban và trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt.
3. Thực hiện việc chỉ đạo các hoạt
động và công việc khác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế do Chủ tịch Ủy
ban giao.
Điều 5. Tổng
Thư ký Ủy ban kiêm Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc
tế
Tổng Thư ký Ủy ban chịu trách
nhiệm trước Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được
giao và có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
1. Giúp Chủ tịch và Phó Chủ tịch
Ủy ban trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động thường
xuyên của Ủy ban.
2. Tổ chức và phối hợp các Bộ,
ngành trong việc xây dựng phương án đàm phán kinh tế và thương mại quốc tế
trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), ASEAN và các nước đối thoại, Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn
đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức kinh tế -
thương mại đa phương khác, các hiệp định thương mại tự do song phương và các thỏa
thuận quốc tế khác liên quan đến cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam; tổng hợp
các nội dung và kế hoạch của các nhóm đàm phán và đề xuất phương án đàm phán
báo cáo Bộ trưởng Bộ Công thương để trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức và phối hợp với các Bộ,
ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các hoạt động hội nhập
kinh tế với các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức đa phương.
4. Tổ chức thực hiện việc nghiên
cứu, đề xuất các chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế
5. Tổ chức việc triển khai và
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực thi các cam kết về kinh tế và thương mại
quốc tế của Việt Nam và việc thực hiện các nghĩa vụ khác của Việt Nam trong các
tổ chức kinh tế thương mại quốc tế khác.
6. Tổ chức triển khai công tác vận
động, đàm phán về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
7. Tổ chức và phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan trong việc thông tin, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức về hội
nhập kinh tế quốc tế, phổ biến các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam và các hiệp
định song phương và đa phương về mở cửa thị trường.
8. Thông báo ý kiến của Chủ tịch
Ủy ban tới các Bộ, ngành và địa phương liên quan.
9. Chỉ đạo và tổ chức việc phối
hợp các đơn vị chức năng liên quan của Bộ Công thương cùng với các Bộ, ngành
triển khai xây dựng các phương án đàm phán kinh tế và thương mại quốc tế,
phương án tham gia WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các thỏa thuận thương mại tự do
khác, tổng hợp báo cáo Phó Chủ tịch Ủy ban và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
10. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động
chung của Văn phòng Ủy ban để triển khai các nhiệm vụ và các công việc thường
xuyên của Ủy ban.
11. Tổ chức thực hiện các hoạt động
và công việc khác liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế do Chủ tịch và Phó Chủ
tịch Ủy ban giao.
Điều 6. Ủy
viên Ủy ban
Các Ủy viên Ủy ban đại diện cho
Bộ, ngành mình tham gia các hoạt động của Ủy ban và có quyền hạn, trách nhiệm
sau đây:
1. Thực hiện các nhiệm vụ được
Chủ tịch Ủy ban phân công theo lĩnh vực chuyên môn do Bộ, ngành mình phụ trách;
chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan mình về việc thực hiện các
nhiệm vụ được phân công.
2. Phối hợp với Ủy ban trong việc
rà soát, xây dựng hệ thống chính sách liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của
Bộ, ngành mình; chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, hoạt
động liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thuộc lĩnh vực Bộ, ngành mình phụ
trách, đảm bảo phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3. Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy
ban, trong trường hợp vắng mặt phải có công văn cử người có thẩm quyền tham dự;
tham gia ý kiến và cùng tập thể Ủy ban xem xét, quyết định các vấn đề liên quan
đến hoạt động của Ủy ban; chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các
ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành mình phụ
trách.
4. Báo cáo Ủy ban về các hoạt động
và công tác hội nhập kinh tế quốc tế thuộc chức năng quản lý của Bộ, ngành mình
theo định kỳ hoặc khi được yêu cầu.
Điều 7. Văn
phòng Ủy ban
1. Văn phòng Ủy ban là bộ máy
giúp việc của Ủy ban để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động và các công
việc thường xuyên của Ủy ban
2. Văn phòng Ủy ban chịu trách
nhiệm truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban tới các thành viên Ủy ban,
các Bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai các công việc của Ủy ban
3. Văn phòng Ủy ban giúp lãnh đạo
Ủy ban tổ chức và phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ủy ban, các Bộ, ngành
và địa phương trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động của Ủy
ban
Chương 3.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI
HỢP CÔNG TÁC
Điều 8. Chế
độ làm việc
1. Các thành viên Ủy ban hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân. Ý kiến tham gia của các thành
viên Ủy ban là ý kiến chính thức của Bộ, ngành nơi công tác. Các thành viên của
Ủy ban có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ủy ban, chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban về những vấn đề được phân công.
2. Các Ban hội phận kinh tế quốc
tế của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập
và kiện toàn theo quyết định và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, có trách nhiệm phối hợp
triển khai các hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực được giao
theo đề nghị của Ủy ban
Điều 9. Các
phiên họp của Ủy ban
1. Các phiên họp của Ủy ban được
tổ chức thường kỳ 3 tháng một lần hoặc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban. Chủ
tịch Ủy ban chủ trì các phiên họp Ủy ban. Khi Chủ tịch Ủy ban vắng mặt, Phó Chủ
tịch Ủy ban thay Chủ tịch Ủy ban chủ trì phiên họp.
2. Các phiên họp của Ủy ban với
các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để
phối hợp hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai thực hiện các nhiệm
vụ của Ủy ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban chủ trì.
3. Các phiên họp của Ủy ban với
các Ban hội nhập kinh tế quốc tế của các Bộ, ngành và địa phương để triển khai
thực hiện các nhiệm vụ đề ra sau phiên họp Ủy ban để giải quyết các công việc
thường xuyên của Ủy ban, xây dựng phương án đàm phán, phối hợp hoạt động hội nhập
kinh tế quốc tế do Tổng Thư ký Ủy ban chủ trì.
Điều 10. Chế
độ phối hợp công tác, báo cáo và cung cấp thông tin
1. Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và
Chánh Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm: thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban về
kết quả và tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao;
thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban tới các thành viên Ủy ban và các Bộ,
ngành và địa phương liên quan.
2. Các thành viên Ủy ban có
trách nhiệm: chủ động phối hợp, đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban về tình hình
triển khai thực hiện các nhiệm vụ và công việc được giao; chỉ đạo các bộ phận
chức năng liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ, ngành mình kịp thời
báo cáo Ủy ban trước cuộc họp Ủy ban và khi được yêu cầu về các vấn đề phát
sinh trong hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và nội dung, chương trình, các
nghiên cứu, đề án tham gia và kết quả của các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế
trong các lĩnh vực mà mình phụ trách.
3. Các Ban hội nhập kinh tế quốc
tế của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
gửi báo cáo về các hoạt động và công tác hội nhập kinh tế quốc tế thuộc chức
năng quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình cho Ủy ban, đồng thời sao gửi Bộ
Nội vụ định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc khi lãnh đạo Ủy ban yêu cầu để Ủy ban xem
xét, tổ chức và phối hợp các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế
4. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm:
thường xuyên báo cáo Tổng Thư ký Ủy ban về các hoạt động công tác đang triển
khai; tổng hợp các báo cáo trình Tổng Thư ký để báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch
Ủy ban; thông báo ý kiến kết luận, phương án chỉ đạo của Chủ tịch và Phó Chủ tịch
Ủy ban cho các Bộ, cơ quan thành viên Ủy ban và các Bộ, ngành và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện.
5. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm:
bảo quản hồ sơ, tài liệu của Ủy ban; cung cấp đầy đủ các thông tin về chương
trình, kế hoạch hoạt động của Ủy ban và các thông tin khác liên quan đến hoạt động
hội nhập kinh tế quốc tế cho lãnh đạo Ủy ban, các Bộ, ngành thành viên Ủy ban
và các Ban hội nhập kinh tế quốc tế của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương. Văn phòng Ủy ban có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch
công tác, tổ chức và phối hợp với các thành viên Ủy ban và các Ban hội nhập
kinh tế quốc tế của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong việc triển khai công việc.
Chương 4.
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 11.
Kinh phí hoạt động và cơ sở vật chất
1. Kinh phí hoạt động của Ủy
ban, bao gồm kinh phí hoạt động của Văn phòng Ủy ban và kinh phí hoạt động của
Đoàn đàm phán Chính phủ được ngân sách nhà nước cấp thông qua tài khoản cấp 2
do Bộ Công thương quản lý.
2. Bộ Công thương đảm bảo kinh
phí, bố trí địa điểm, phương tiện làm việc và các điều kiện vật chất khác cho
hoạt động của Văn phòng Ủy ban và Bộ phận giúp việc của Đoàn đàm phán Chính phủ.
3. Văn phòng Ủy ban chịu trách
nhiệm sử dụng kinh phí, tài sản phục vụ cho các hoạt động của Ủy ban và Đoàn
đàm phán Chính phủ theo chế độ tài chính kế toán hiện hành.