Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 122/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 29/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Số: 122/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tại tờ trình số 43/TTr-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2007 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1281 BKH/TĐ&GSĐT ngày 28 tháng 02 năm 2008 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững để thu hẹp dần khoảng cách giữa tỉnh Phú Yên với các tỉnh trong Vùng và cả nước.

b) Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ Đông – Tây.

c) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; khai thác những ngành có lợi thế về lao động và tài nguyên; đồng thời, chú trọng mở rộng các ngành kinh tế có hàm lượng về kỹ thuật cao, phù hợp với lợi thế của tỉnh Phú Yên và xu hướng của thị trường.

d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, nâng dần mức sống cho các tầng lớp dân cư, nhất là các vùng căn cứ kháng chiến, miền núi, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

đ) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, tạo sự chuyển biến về chất lượng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 tỉnh Phú Yên cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và dịch vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu: công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Từng bước nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong các ngành sản xuất. Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo yêu cầu phát triển. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục thực hiện xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giữ vững chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đến năm 2010 đạt 13,6%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15,2%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15,3%/năm.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 750 USD, năm 2015 là 1.600 USD, năm 2020 là 3.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế: năm 2010: nông nghiệp 24,5%, công nghiệp 38,5%, dịch vụ 37%; đến năm 2015: nông nghiệp 16%, công nghiệp 44%, dịch vụ 40%; đến năm 2020: nông nghiệp 10%, công nghiệp 47%, dịch vụ 43%.

- Tỷ lệ thu ngân sách so GDP năm 2010: 11,5%; năm 2015: 15% và năm 2020 đạt 20%. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 15%/năm. Đến năm 2016 thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngân sách của địa phương.

- Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010 đạt 150 triệu USD, năm 2015 đạt 1.000 triệu USD, năm 2020 đạt 1.500 triệu USD.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2010 giảm còn 1,26%; năm 2015 giảm còn 1,17%; năm 2020 giảm còn 1,0%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2010 giảm còn 20%, năm 2015 còn 15%, năm 2020 giảm còn 10%.

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học phổ thông toàn Tỉnh vào năm 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010: 40%, năm 2015: 53% và năm 2020 đạt 67%.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 9%, năm 2015 còn dưới 3,4%, năm 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2010: 45%, năm 2015: 47% và năm 2020: 51%.

3. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực

a) Nông, lâm, ngư nghiệp

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.

- Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.

- Phát triển thủy sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển vùng nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản.

- Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong Tỉnh. Phát triển dịch vụ, ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

b) Công nghiệp

- Chú trọng đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự động hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp theo quan điểm bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh như: điện tử, lọc dầu, hóa dầu, đóng tàu, chế biến nông thủy sản, sản xuất điện – nước. Trong đó đặc biệt quan tâm đến dự án Nhà máy lọc dầu công suất 4 triệu tấn/năm và các nhà máy hóa dầu.

- Đầu tư phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên có khu đô thị Nam Tuy Hòa, khu công nghiệp lọc, hóa dầu và một số khu công nghiệp tập trung khác gắn liền cảng biển Vũng Rô, cảng biển Hòa Tâm và sân bay Tuy Hòa. Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, hình thành mạng lưới các cụm, điểm công nghiệp ở các huyện, có diện tích 10 – 20 ha.

- Phát triển các làng nghề ở khu vực nông thôn, du nhập và nhân rộng một số nghề mới quy mô phù hợp, khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu và giải quyết nhiều lao động khu vực nông thôn.

c) Dịch vụ

- Nâng cao văn minh thương nghiệp, phát triển các loại hình thương mại, dịch vụ hiện đại, đồng thời đảm bảo hệ thống thương mại – dịch vụ thông suốt đến các vùng xa xôi, hẻo lánh. Hình thành các khu đô thị, các phố chợ, các đường phố chuyên doanh, tạo mạng lưới phân phối đa dạng, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển.

- Xây dựng hệ thống cung cấp các dịch vụ thương mại, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế. Mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.

- Phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng. Tôn tạo các di tích, danh thắng, các điểm du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút đầu tư: khu du lịch liên hợp cao cấp An Phú – An Chấn; các khu đô thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân); các cụm du lịch cảnh quan sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, giải trí.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ bưu chính, viễn thông. Đa dạng hóa hình thức phục vụ hợp lý.

- Chú trọng và tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh các loại hình dịch vụ: tài chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tin học, bảo hiểm, tư vấn, kế toán, kiểm toán, tư vấn pháp lý, công chứng, giám định, bán đấu giá tài sản, kinh doanh tài sản, bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.

d) Các lĩnh vực xã hội

- Thực hiện tốt chính sách về dân số. Cải thiện mạng lưới bảo vệ sức khỏe nhân dân, xóa bỏ cơ bản các bệnh truyền nhiễm. Nâng cao chất lượng dân số, tăng chiều cao, thể lực và tuổi thọ cho người dân. Năm 2010 có 7 bác sĩ/vạn dân; năm 2020 có 10,8 bác sĩ/vạn dân. 100% xã, phường có bác sĩ vào năm 2010. Nâng cao mức sống các hộ đã thoát nghèo, hạn chế tình trạng tái nghèo.

- Tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, đồng thời mở rộng quy mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Phát triển hợp lý quy mô giáo dục – đào tạo đi đôi với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Đa dạng hóa các loại hình trường học, xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường nguồn lực cho giáo dục.

- Mở rộng đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Mỗi năm giải quyết việc làm mới cho khoảng 25 nghìn lao động giai đoạn đến năm 2010 và khoảng 15 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 – 2020.

- Đến năm 2010 đạt 85% gia đình văn hóa; 70% thôn, buôn, khu phố văn hóa; 40% xã văn hóa và 90% cơ quan văn hóa. Năm 2020 đạt trên 95% gia đình văn hóa, thôn buôn khu phố văn hóa; trên 95% xã đạt danh hiệu xã văn hóa. Xây dựng các thiết chế văn hóa, nâng cấp các cơ sở phát thanh, truyền hình, báo chí của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân.

- Năm 2010 có: 22% dân số tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên; 95% trường phổ thông và chuyên nghiệp thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp; trên 90% học sinh, sinh viên trên địa bàn Tỉnh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 95% cán bộ chiến sĩ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe; 100% các trường từ bậc trung học cơ sở trở lên có giáo viên thể dục thể thao chuyên trách. Đến năm 2020 có: trên 50% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 100% trường phổ thông và chuyên nghiệp thực hiện giáo dục thể chất có nề nếp; 100% học sinh, sinh viên trên địa bàn Tỉnh đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; 100% cán bộ chiến sĩ đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khỏe.

đ) Phát triển kết cấu hạ tầng

- Giao thông: hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ, khai thác hiệu quả giao thông đường biển, đường bộ, đường hàng không, đường sắt, nối các vùng trong Tỉnh và các tỉnh trong khu vực, tạo ra các hành lang phát triển kinh tế của tiểu vùng.

+ Đường bộ: đầu tư hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới giao thông đường bộ, lấy quốc lộ 1A, quốc lộ 25, ĐT 645, trục ven biển phía Đông, trục dọc miền Tây và các tỉnh lộ làm các trục giao thông chiến lược. Hình thành một số đường mới nối từ đường cao tốc Bắc – Nam và trục quốc lộ 1A xuống các khu công nghiệp và các cụm đô thị du lịch ven biển. Xây dựng hệ thống bến xe, bãi đậu xe, điểm dừng. Đầu tư mới và mở rộng nâng cấp các tuyến đường huyện, đường nội thị, đường gom, đường liên xã, giao thông nông thôn và giao thông nội đồng, đảm bảo giao thông được thông suốt trong mọi tình huống. Phấn đấu đến năm 2020, đường huyện và đường nội thị được cứng hóa mặt đường từ 90 – 100%.

+ Đường sắt: nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Phú Yên – Tây Nguyên qua Campuchia – Lào – Thái Lan; tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam giai đoạn I qua khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) đến Phú Yên là đầu mối tuyến đường sắt đi Tây Nguyên.

+ Đường biển: hoàn chỉnh, nâng cấp và khai thác hiệu quả cảng biển Vũng Rô, nghiên cứu xây dựng một số cảng nước sâu chuyên dùng: cảng Hòa Tâm, cảng Xuân Phương, Xuân Thịnh, cảng An Hòa, phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch.

+ Đường hàng không: nâng cấp sân bay và tăng chuyến từ sân bay Tuy Hòa đến thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, phát triển thành một cảng hàng không đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế. Nghiên cứu cơ chế để kêu gọi và cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng một sân bay khu vực phía Bắc của Tỉnh, phục vụ du lịch và các nhu cầu phát triển của khu vực.

- Thủy lợi

+ Hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình thủy lợi sau thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ. Nâng cao dung tích hữu ích các hồ chứa: thủy điện Sông Hinh, Đồng Khôn, Đồng Tròn, Phú Xuân, Xuân Bình. Nâng cấp, sửa chữa các hồ đập có nguy cơ sạt lở để đảm bảo an toàn. Xây dựng mới các hồ, đập điều tiết nước tưới, các công trình chuyển nước giữa các lưu vực, bảo đảm giải quyết nước ngọt cho sông Bàn Thạch, khu vực sông Cầu, các công trình chống thiên tai, lũ lụt, lũ quét, triều cường và các công trình thủy lợi khác theo quy hoạch.

+ Tăng cường kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội đồng, đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng và kiên cố hóa hệ thống các kênh mương. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các đê, đập, kè chống sạt lở và đảm bảo an toàn những đoạn xung yếu trên các đê, kè sông, biển. Tổng diện tích được tưới bằng các công trình thủy lợi đến năm 2020 khoảng 93 nghìn ha gieo trồng, chiếm tỷ lệ 65,8% tổng diện tích gieo trồng. Cung cấp nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản.

- Cấp điện

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện: sông Ba Hạ, Krông Năng. Đầu tư một số nhà máy thủy điện mới trên bậc thang sông Ba, sông Kỳ Lộ. Khuyến khích phát triển các dự án thủy điện nhỏ, điện gió, các dạng năng lượng mới thích hợp để phục vụ cho những vùng không thể đưa lưới điện quốc gia đến. Thu hút đầu tư nhà máy nhiệt điện có quy mô công suất lớn.

+ Tiếp tục nâng công suất các trạm biến áp hiện có và đầu tư các trạm biến áp mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về điện phục vụ cho sản xuất trên địa bàn toàn Tỉnh.

+ Khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ với nhiều hình thức đầu tư thích hợp nhằm phục vụ cho nhân dân vùng sâu, vùng xa. Phấn đấu hoàn thành việc đầu tư lưới điện quốc gia ở 100% thôn, buôn để đến trước năm 2010 có xấp xỉ 100% số hộ có điện.

- Công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình.

Đầu tư chiều sâu hệ thống thông tin truyền thông, phát thanh truyền hình. Phát triển nhanh mạng bưu chính viễn thông công cộng cũng như chuyên dùng với kỹ thuật hiện đại, tiến tới thực hiện mạng số đa dịch vụ, mạng thông tin cá nhân băng rộng, Internet tốc độ cao. Phát triển các điểm bưu điện văn hóa xã, phổ cập dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản. Đến năm 2010, tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 40 máy/100 dân; năm 2015 đạt 50 máy/100 dân; năm 2020 đạt 60 máy/100 dân. Năm 2010 bình quân 15 người/100 dân sử dụng dịch vụ Internet, năm 2020 tỷ lệ này đạt 35-40 người/100 dân; 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn.

- Hệ thống cấp nước

+ Năm 2010 tất cả các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều có nhà máy cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. 80% dân cư nông thôn có nước sạch. Đến năm 2020 đảm bảo 100% dân cư có nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

+ Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước tại thành phố Tuy Hòa. Nâng công suất các nhà máy nước tại các thị trấn: La Hai, Hai Riêng, Chí Thạnh, Củng Sơn, Sông cầu và Phú Hòa lên 8.000 – 10.000 m3/ngày đêm. Xây dựng mới nhà máy nước tại Hòa Vinh công suất 8.000 – 10.00m3/ ngày đêm, các thị trấn mới Phú Thứ, Sơn Long (Vân Hòa) và phường Xuân Lộc công suất 3.000 – 5.000 m3/ ngày đêm. Đầu tư xây dựng nhà máy nước công suất trên 50.000m3/ngày đêm năm 2010; 200.000m3/ngày đêm năm 2015 và 300.000 m3/ngày đêm năm 2020, phục vụ khu kinh tế Nam Phú Yên và các khu vực khác.

+ Đầu tư các cụm giếng khoan tại các cụm dân cư nhỏ lẻ và hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đến hộ dân cho các cụm dân cư tập trung và khu trung tâm thị xã, thị trấn trên cơ sở khai thác các nguồn nước phù hợp với đặc điểm của từng huyện trong tỉnh.

- Thoát nước và vệ sinh môi trường

Nâng cấp, cải tạo xây dựng hệ thống các đường ống và kênh mương thoát nước. Xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa riêng. Xây dựng các trạm bơm tiêu nước, các trạm xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, bệnh viện, các cơ sở sản xuất. Tất cả các chất thải lỏng độc hại đều được xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống chung. Đảm bảo 100% các khu đô thị có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải; 100% số cơ sở sản xuất có hệ thống xử lý chất thải, hoặc có phương tiện đưa về khu xử lý chất thải chung.

- Kết cấu hạ tầng đô thị

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng tại các đô thị hiện có, các khu đô thị mới. Xây dựng thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị loại II, đô thị sinh thái với chức năng là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ; đầu mối giao thông, giao lưu trong Tỉnh; đồng thời, là đầu mối giao thông lớn của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ cho khu vực. Nâng cấp huyện Sông Cầu, huyện Đông Hòa thành thị xã. Hoàn thành xây dựng thị trấn các huyện mới (Phú Hòa, Phú Thứ, Hòa Vinh); xây dựng khu đô thị Nam Tuy Hòa và chuỗi đô thị mới du lịch, công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố ven biển, thị trấn Vân Hòa tại huyện mới Vân Hòa, thị trấn Hòa Hiệp Trung, An Mỹ.

- Cơ sở vật chất ngành Giáo dục đào tạo

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống trường lớp, đến năm 2010 có 30% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở, 50% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm 2020 có 100% trường phổ thông trong Tỉnh đạt chuẩn quốc gia và các trường đều có đủ phòng học để học 2 buổi/ngày/lớp.

+ Đầu tư Trường Đại học Phú Yên; phát triển theo hướng đa ngành, đa cấp, trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tỉnh và khu vực. Hỗ trợ Trường Cao đẳng Xây dựng số 3, Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa đầu tư nâng cấp thành trường Đại học, mở rộng và nâng cấp Phân viện Học viện Ngân hàng, nâng cấp trường Trung học Y tế thành trường Cao đẳng Y tế và sau đó thành Khoa y của trường Đại học Phú Yên. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mở đại học tư và trường dạy nghề phục vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Đầu tư trường Cao đẳng dạy nghề, nâng cấp trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hòa thành trường Trung cấp dạy nghề cho thanh niên các dân tộc miền núi. Sau năm 2010 các trung tâm dạy nghề các huyện khác nâng cấp phát triển thành các trường dạy nghề.

- Cơ sở vật chất ngành y tế

+ Hoàn thành cơ bản xây dựng Bệnh viện đa khoa trung tâm Tỉnh vào năm 2009, sớm hoàn thành Bệnh viện đa khoa khu vực phía Bắc. Hình thành các bệnh viện chuyên khoa: sản, nhi, mắt, da liễu, xây dựng mới các trung tâm, trạm chuyên môn khác. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư mở bệnh viện tư chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2015 các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các bệnh viện tuyến huyện. Bổ sung trang thiết bị để nâng cao chất lượng hoạt động các trạm y tế xã phường. Xây dựng hệ thống y tế dự phòng từ cấp tỉnh đến huyện có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường.

- Cơ sở vật chất ngành Văn hóa, thể thao

Tiếp tục đầu tư và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa. Mục tiêu đến năm 2020: 100% thôn, buôn, khu phố có nhà văn hóa (hoặc tụ điểm sinh hoạt văn hóa công cộng) và tủ sách công cộng; 100% số xã, phường, thị trấn có thư viện hoặc phòng đọc sách, nhà văn hóa xã; 100% thành phố, huyện, thị xã có trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa – thể thao, thư viện, khu vui chơi giải trí trẻ em, công viên. Cấp tỉnh: hoàn thành các thiết chế văn hóa: bảo tàng, các khu di tích văn hóa lịch sử, nhà văn hóa trung tâm, trung tâm hội nghị hội thảo – triển lãm, nhà hát, nhà sáng tác, thư viện, các công viên, khu vui chơi giải trí thiếu nhi. Xây dựng trung tâm thể dục thể thao mới của Tỉnh theo quy hoạch.

e) Khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh điều tra cơ bản, chú trọng nghiên cứu cơ bản lưu vực Sông Ba và nghiên cứu về xã hội nhân văn theo định hướng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực Phú Yên có thế mạnh. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, tăng nhanh khả năng phát triển kinh tế. Đầu tư chiều sâu, thay dần công nghệ cũ bằng công nghệ hiện đại. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử tin học mới trong lãnh đạo, quản lý, đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề, giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí và giao lưu văn hóa.

- Tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường, phát triển các ngành, công nghệ thân thiện với môi trường.

- Xây dựng quy chế hoạt động kiểm tra bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên. Chú ý bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị, môi trường ven biển. Có cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ mới tại thành phố Tuy Hòa, các xã, thị trấn.

g) Quốc phòng – an ninh

Giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Sẵn sàng đối phó với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh. Xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Tập trung xây dựng hoàn thành các công trình quốc phòng đúng tiến độ và theo quy hoạch. Đầu tư trang bị đủ phương tiện, thiết bị bảo đảm các lực lượng vũ trang hoạt động hiệu quả. bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ và an ninh, an toàn nội địa và tham gia cứu hộ, cứu nạn.

4. Quy hoạch phát triển theo không gian, lãnh thổ

a) Định hướng sử dụng đất

- Tập trung khai thác đưa quỹ đất trống đồi trọc, đất hoang hóa vào sử dụng; bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả đất rừng hiện có.

- Đảm bảo ưu tiên cho nhiệm vụ an ninh lương thực, hình thành các vùng cây công nghiệp; nâng cao hệ số sử dụng đất và độ phì của đất, hạn chế ô nhiễm suy thoái. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp; dành quỹ đất cho phát triển công nghiệp, du lịch, hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư khu đô thị du lịch mới, các khu kinh tế.

- Phát triển hệ thống đô thị phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuẩn bị đất, cơ sở hạ tầng cho việc hình thành đô thị mới và mở rộng các đô thị hiện có.

- Sử dụng đất đáp ứng được nhu cầu đất ở, đất chuyên dùng; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo nhu cầu đất an ninh quốc phòng. Khai thác và sử dụng đất phải chú ý bảo vệ môi trường, chống thoái hóa, ô nhiễm đất, sử dụng ổn định và bền vững; kết hợp giữa trước mắt và lâu dài.

b) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng

- Vùng biển và ven biển: đây là vùng kinh tế động lực của Tỉnh, có ý nghĩa chiến lược về kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Phát triển kinh tế tổng hợp biển, xây dựng đồng bộ, hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng như giao thông, kho tàng, bến bãi, cảng, tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng. Gìn giữ môi trường biển và giải quyết các vấn đề xã hội vùng ven biển nhằm đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Vùng đồng bằng: Vùng có nhiều tiềm năng về lao động, kết cấu hạ tầng đã được đầu tư. Hướng phát triển là tập trung thâm canh cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi sản phẩm sạch chất lượng cao, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa, cây cảnh. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Hình thành các cơ sở công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ, phát triển làng nghề, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển dịch vụ, làm vệ tinh cho xí nghiệp lớn, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Phát triển các loại hình du lịch làng quê, du lịch thăm quan làng nghề thủ công mỹ nghệ, gắn với các tuyến du lịch biển, núi.

- Vùng trung du, miền núi: trồng rừng, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến nông lâm sản; nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất vườn đồi, vườn rừng với quy mô thích hợp. Phát triển cây cao su, bố trí các trạm thực nghiệm và vườn giống, xây dựng nhà máy chế biến cao su. Xây dựng các cụm công nghiệp tập trung ở nông thôn. Ưu tiên đầu tư các nhà máy chế biến nông, lâm sản, khai thác chế biến khoáng sản ở khu vực miền núi.

Phát triển mạnh du lịch miền núi gắn liền với văn hóa các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên, kết hợp hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây Nguyên. Xây dựng cao nguyên Vân Hòa, hồ Sông Ba Hạ, hồ Sông Hinh trở thành các trung tâm, cụm nghỉ mát của Phú Yên. Xây dựng một số buôn làng văn hóa du lịch của đồng bào các dân tộc.

c) Định hướng điều chỉnh địa giới hành chính

khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ xem xét thành lập một huyện mới khu vực Vân Hòa.

d) Định hướng phát triển hệ thống đô thị

Đến năm 2020, mạng lưới đô thị của Tỉnh gồm 01 thành phố, 02 thị xã, 09 thị trấn; thành phố Tuy Hoà phát triển thành đô thị loại II vào năm 2015 – 2016; huyện Sông Cầu phát triển thành thị xã đô thị loại IV vào năm 2010; huyện Đông Hòa thành thị xã công nghiệp đô thị loại IV vào năm 2019 – 2020. Phát triển các thị trấn mới: Phú Thứ (Tây Hòa); Hòa Định Đông (Phú Hòa); Hòa Vinh, Hòa Hiệp Trung (sau trở thành 2 phường của thị xã Đông Hòa); Vân Hòa (huyện mới) và An Mỹ (Tuy An). Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển thị trấn Củng Sơn và Hai Riêng thành thị xã vào sau năm 2020.

5. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về đầu tư

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 – 2020 khoảng 238 nghìn tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2006 – 2010 khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng/năm, giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 12,7 nghìn tỷ đồng/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 38 nghìn tỷ đồng/năm.

Xây dựng và ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư đến năm 2020, tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, các dự án sản xuất công nghiệp thu hút nhiều lao động và nguồn nguyên liệu tại chỗ, các dự án du lịch dịch vụ, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng, sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án đầu tư vào khu vực còn nhiều tiềm năng ở các huyện miền núi; các dự án xử lý chất thải, nước thải; các dự án về năng lượng, hạ tầng các khu công nghiệp tập trung.

Mở rộng các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO … Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn; đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư; hỗ trợ các nhà đầu tư hiện có triển khai tốt các dự án đã đăng ký và triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước một cách cụ thể và phù hợp với đặc điểm của Tỉnh.

Khai thác tốt nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung, tranh thủ vốn đầu tư của các Bộ, ngành trung ương, vốn tín dụng và các Chương trình mục tiêu để đầu tư vào các lĩnh vực then chốt, quyết định và cần thiết.

b) Giải pháp đào tạo và thu hút nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết vấn đề thiếu lao động có trình độ tay nghề cao. Đẩy mạnh đào tạo nghề, sắp xếp mạng lưới các trường, trung tâm đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực tại chỗ, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm. Hỗ trợ nâng cao năng lực của các trung tâm đào tạo và giới thiệu việc làm. Có chế độ, chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài và lao động có trình độ chuyên môn cao đến công tác lâu dài của Tỉnh.

c) Giải pháp nâng cao năng lực quản lý hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính giữa các Sở, Ban, ngành, các huyện, thành phố. Cải cách công tác quản lý và khai thác các dự án sau khi đã cấp giấy phép đầu tư. Cải cách hành chính trong lĩnh vực nhà đất, giảm tối đa các thủ tục hành chính và can thiệp hành chính vào các giao dịch trên thị trường bất động sản. Kiện toàn cơ sở vật chất, kỹ thuật cho cơ quan hành chính, tăng cường năng lực, nâng cao trình độ cán bộ, công chức.

d) Giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường

Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng được ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ khác nhau. Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản để khoa học công nghệ đóng góp có hiệu quả trong việc tham mưu cho Tỉnh và các ngành kinh tế. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của Tỉnh, chú trọng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, khoa học công nghệ biển.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Trong cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm cần ưu tiên cho các dự án xử lý chất thải, nước thải và bảo vệ môi trường.

đ) Giải pháp phát triển thị trường

Phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của nông dân. Thực hiện các giải pháp kích cầu trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng để tăng mức tiêu thụ sản phẩm. Có kế hoạch đào tạo đội ngũ doanh nhân giỏi để tìm kiếm và mở rộng thị trường, bảo đảm củng cố và ổn định thị trường xuất khẩu đã có và tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.

Phát triển đồng bộ thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho nhà đầu tư. Từng bước hình thành thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường xuất khẩu lao động, thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện đa phương và đa dạng hóa trong phát triển thị trường xuất khẩu lao động. Phát triển mạng lưới doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động, tạo thuận lợi cho người dân vùng nông thôn có điều kiện tiếp cận và có việc làm.

e) Phát triển các thành phần kinh tế

Tạo điều kiện thông thoáng nhằm hỗ trợ phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn, tạo dựng môi trường sản xuất kinh doanh rõ ràng, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng không phân biệt các thành phần kinh tế. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành một số doanh nghiệp lớn.

g) Giải pháp về hợp tác quốc tế, khu vực và các tỉnh khác.

Tăng cường hợp tác kinh tế trên cơ sở hiệp định đa phương, song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước, các tổ chức quốc tế, đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác với các tỉnh để thực hiện quy hoạch nhằm tăng thêm sức mạnh và tạo thị trường cho sản xuất của Tỉnh.

h) Về cơ chế, chính sách

Bên cạnh việc thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành, Tỉnh phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu xây dựng một số cơ chế, chính sách mới có tính đặc thù trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho áp dụng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên theo mục tiêu đề ra.

Định kỳ tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Tỉnh nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thông thoáng và phù hợp với quy định chung của pháp luật.

i) Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã phê duyệt, các ngành, các cấp xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh. Xây dựng chương trình hành động, các chương trình phát triển theo từng thời kỳ theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Công bố và công khai Quy hoạch bằng nhiều hình thức để thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thực hiện Quy hoạch. Phối hợp với các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh bạn để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác cùng phát triển. Quy định rõ trách nhiệm thực hiện Quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.

Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển – kinh tế của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong báo cáo Quy hoạch.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, ĐP (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ)

A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN

1. Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng;

2. Chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thực hiện theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 16 tháng 8 năm 2004 của Bộ Chính trị;

3. Chương trình xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm

4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

5. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo;

6. Chương trình văn hóa, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa;

7. Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình;

8. Chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo;

9. Chương trình 135;

10. Chương trình biển Đông, hải đảo;

11. Chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch

12. Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất công nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề;

13. Chương trình đầu tư hạ tầng các khu nuôi trồng thủy sản tập trung;

14. Chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã nghèo vùng bãi ngang ven biển;

15. Chương trình phát triển kinh tế trang trại;

16. Chương trình bảo vệ và phát triển rừng;

17. Chương trình bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.

B. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

I. CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Hồ chứa nước Mỹ Lâm (Tây Hòa);

2. Hầm đường bộ Đèo Cả (Đông Hòa);

3. Hầm đường bộ Đèo Cù Mông (Sông Cầu);

4. Nâng cấp, mở rộng sân bay Tuy Hòa (thành phố Tuy Hòa);

5. Đường sắt Tuy Hòa – Tây Nguyên;

6. Nâng cấp hệ thống ga đường sắt Bắc Nam (các huyện);

7. Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A đoạn qua Tỉnh (thành phố Tuy Hòa, Đông Hòa, Tuy An, Sông Cầu);

8. Hạ tầng chợ đầu mối nông – lâm sản (Sông Hinh);

9. Nâng cấp, cải tạo hệ thống thông tin liên lạc (toàn tỉnh);

10. Đường sắt cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh (thành phố Tuy Hòa, Đông Hòa, Tuy An, Sông Cầu);

II. CÁC DỰ ÁN DO TỈNH QUẢN LÝ

1. Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên (Đông Hòa);

2. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung (toàn tỉnh);

3. Trục giao thông dọc miền Tây (Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh);

4. Các tuyến đường phòng thủ ven biển (thành phố Tuy Hòa, Tuy An);

5. Cơ sở hạ tầng Khu kinh tế Đông Bắc – Sông Cầu (Sông Cầu);

6. Cơ sở hạ tầng du lịch (toàn tỉnh);

7. Cảng Vũng Rô (Đông Hòa);

8. Cơ sở hạ tầng Nâng cấp thị trấn Sông Cầu lên thị xã (Sông Cầu);

9. Cơ sở hạ tầng đô thị Nam Tuy Hòa – Vũng Rô (Đông Hòa);

10. Cải tạo lưới điện các huyện (toàn tỉnh);

11. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh (thành phố Tuy Hòa);

12. Bệnh viện khu vực phía Bắc Tỉnh (Tuy An);

13. Trường Đại học Phú Yên (thành phố Tuy Hòa);

14. Dự án Sử dụng nước sau Thủy điện Sông Hinh (Sông Hinh);

15. Chương trình kiên cố hóa trường học (toàn tỉnh);

16. Tuyến đường các huyện giáp ranh Tây Nguyên (Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh);

17. Hồ chứa nước biển hồ và đập dâng Sông Mới (Đông Hòa);

18. Hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa (Đông Hòa);

19. Đập dâng Lỗ Chài (Phú Hòa);

20. Hạ tầng chợ đầu mối thủy sản (Sông Cầu);

21. Hạ tầng cho vùng nguyên liệu mía (Sơn Hòa);

22. Cải tạo và phát triển đàn bò (toàn tỉnh);

23. Cơ sở hạ tầng Khu nông nghiệp áp dụng công nghệ cao (Phú Hòa);

24. Cơ sở hạ tầng vùng muối và chế biến muối (Sông Cầu);

25. Cơ sở hạ tầng các xã bãi ngang đặc biệt khó khăn (Tuy An, Sông Cầu, Tuy Hòa);

26. Chương trình GTNT, KCHKM, CSHT làng nghề (toàn tỉnh);

27. Kênh tưới sau hồ chứa nước Đồng Tròn (Tuy An);

28. Kè bờ biển thị trấn Sông Cầu (Sông Cầu);

29. Chống sạt lở bờ Sông Ba (Phú Hòa, Tây Hòa);

30. Chống sạt lở bờ sông Kỳ Lộ (Đồng Xuân);

31. Hồ chứa nước Suối Cái (Phú Hòa);

32. Hồ chứa nước Kỳ Châu (Đồng Xuân);

33. Hồ chứa nước Tân Hiên (Sơn Hòa);

34. Hệ thống thủy lợi vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch (Tuy An);

35. Kè bờ biển thành phố Tuy Hòa và huyện Tuy An (thành phố Tuy Hòa, Tuy An);

36. Đầu tư theo chương trình biển Đông, hải đảo (Tuy An);

37. Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản (Tuy An, Sông Cầu);

38. Các khu neo đậu, tránh trú bão Sông Cầu (Sông Cầu);

39. Trung tâm dịch vụ hậu cần Cá Ngừ Phú Yên (thành phố Tuy Hòa);

40. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi hải sản lồng bè trên biển (Sông Cầu, Tuy An);

41. Đầu tư hạ tầng làng nghề (toàn tỉnh);

42. Năng lượng nông thôn REII (Tuy An, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa);

43. Xây dựng cơ sở hạ tầng nâng thành phố Tuy Hòa lên thành phố loại II (thành phố Tuy Hòa);

44. Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trấn huyện lỵ mới tách (Phú Hòa);

45. Xây dựng cơ sở hạ tầng thị trấn huyện lỵ mới (Đông Hòa, Tây Hòa);

46. Cấp nước và vệ sinh các thị xã, thị trấn (thành phố Tuy hòa và các huyện);

47. Chuẩn bị cơ sở hạ tầng cho vùng cao nguyên Vân Hòa và đầu tư cơ sở hạ tầng (cao nguyên Vân Hòa);

48. Hỗ trợ đầu tư y tế tỉnh, huyện (toàn tỉnh);

49. Các bệnh viện chuyên khoa (thành phố Tuy Hòa);

50. Trường, trung tâm đào tạo, dạy nghề các huyện miền núi (Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh);

51. Sân vận động Tỉnh (thành phố Tuy Hòa)

52. Tôn tạo các di tích lịch sử (các huyện);

53. Các dự án đường hầm phòng thủ, doanh trại và cầu tàu hải đội 2, tàu tuần tra tìm kiếm cứu nạn (Tuy Hòa, Đồng Xuân).

III. CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Nhà máy lọc dầu (Đông Hòa);

2. Khu công nghiệp hóa dầu và tổ hợp các nhà máy hóa dầu (Đông Hòa);

3. Khu du lịch liên hợp cao cấp An Phú – An Chấn (Tuy An);

4. Tổng kho xăng dầu và đường ống dẫn dầu đi Tây Nguyên;

5. Các cụm du lịch sinh thái ở các huyện miền núi (các huyện miền núi);

6. Cụm du lịch sinh thái Đông Hòa (các huyện ven biển);

7. Khu du lịch sinh thái cao nguyên Vân Hòa (Vân Hòa);

8. Thủy điện Đồng Cam (Phú Hòa);

9. Thủy điện La Hiên 1, 2 Khe Cách (Đồng Xuân);

10. Nhà máy sản xuất bột giấy và trồng rừng nguyên liệu giấy (Sông Hinh);

11. Nhà máy đóng tàu (Sông Cầu);

12. Chế biến bột trợ lọc và các sản phẩm từ khoáng sản Diatomit (Tuy An);

13. Nhà máy chế biến đá granit ốp lát (Đồng Xuân);

14. Nhà máy phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm sinh học (Sông Cầu);

15. Chế biến bông vải (Tuy An)

16. Xây dựng vùng cây nguyên liệu (Đồng Xuân, Sơn Hòa);

17. Trồng rừng kinh tế, nguyên liệu giấy (Sông Cầu, Đồng Xuân)

18. Phát triển đàn bò và chế biến sữa (các huyện);

19. Chế biến thực phẩm (thành phố Tuy Hòa);

20. Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (thành phố Tuy Hòa);

21. Các trung tâm dịch vụ vận tải (các huyện);

22. Cụm thương mại dịch vụ du lịch (Sông Cầu);

23. Các siêu thị tổng hợp, trung tâm thương mại (các huyện);

24. Khu du lịch, khách sạn, nhà hàng khu vực thành phố Tuy Hòa (thành phố Tuy Hòa);

25. Nhà máy sản xuất nhà tiền chế (khu công nghiệp Hòa Hiệp);

26. Nhà máy sản xuất đồ dùng nấu bếp, kim khí điện máy (khu công nghiệp Hòa Hiệp);

27. Nhà máy sản xuất mô tơ điện, máy bơm nước (khu công nghiệp Hòa Hiệp);

28. Chế biến song mây xuất khẩu (khu công nghiệp Hòa Hiệp);

29. Nuôi trồng thủy sản (Tuy An);

30. Khu du lịch villa, resort (Tuy An);

31. Mở rộng Nhà máy bia Sài Gòn (thành phố Tuy Hòa);

32. Nhà máy nhiệt điện.

Ghi chú: về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.

THE PRIME MINISTER

--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence- Freedom- Happiness

---------

No. 122/2008/QD-TTg

Hanoi, August 29, 2008

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF PHU YEN PROVINCE TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2008 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Governments Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006, on the formulation, approval and management of socio-economic development master plans;
At the proposal of the People's Committee of Phu Yen province in Report No. 43/TTr-UBND dated October 11, 2007, and considering the opinions of the Ministry of planning and Investment in Document No. 1281 BKH/TD & GSDT dated February 28, 2008, on the Master Plan on Socio-Economic Development of Phu Yen Province till 2020.

DECIDES:

Article 1. - To approve the Master Plan on Socio-Economic Development of Phu Yen Province till 2020 (below referred to as the Master Plan), with the following principal contents:

1. Development viewpoints

a/ To develop economy in a fast and sustainable manner in order to narrow the gap between Phu Yen province and other provinces in the region and the whole country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To speed up the province's economic restructuring toward higher industrial and service ratios; to mobilize all resources of different economic sectors; to tap industries with advantages in labor and natural resources while attaching importance to the expansion of industries with hi-tech content which are suitable to Phu Yen provinces advantages and the market trend.

d/ To raise the quality of human resources, adopt policies to attract high-quality human resources meeting the province's socio economic development requirements. To associate economic growth with social equity, gradually raising the living standards of people of all strata, particularly those in former resistance bases and mountainous and ethnic minority areas.

e/ To closely combine socio-economic development with defense and security consolidation and environmental protection; to strengthen the political system and the administration.

2. Development objectives

a/ General objectives

To continue maintaining fast and sustainable economic development, creating qualitative improvements in socio-economic development. To try to turn Phu Yen province into an industrial and service province by 2020. To accelerate economic and labor restructuring in the direction of industrialization and modernization with an industry-service-agriculture structure. To step by step raise the efficiency and competitiveness of the economy. To step up the application of scientific and technological advances to manufacturing industries. To raise the quality of education and training and human resources. To effectively tap external economic relations. To build convenient infrastructure systems to meet the development requirements. To improve the material and spiritual life of people. To further hunger elimination and poverty alleviation activities and create jobs for laborers. To firmly maintain political stability, social order and safety, associating economic development with defense and security maintenance and environmental protection.

b/ Specific objectives

- The average annual economic growth rate will reach 13.6% in the period from now to 2010; 15.2% in the 2011-2015 period; and 15.3% in the 2016-2020 period.

- The average per capita in come will be US$ 750 by 2010; US$ 1,600 by 2015 and US$ 3,000 by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



and service: 40%; by 2020: agriculture: 10%, industry: 47% and service: 43%.

- The state budget revenue ratio against GDP: 11.5% by 2010; 15% by 2015 and 20% by 2020. Local budget expenditure will averagely increase 15%/year. By 2016, local budget revenue will meet local budget expenditure.

- Export turnover and foreign currency earnings from services will reach US$ 150 million by 2010; US$ 1 billion by 2015 and US$ 1.5 billion by 2020.

- The natural population growth rate will reduce to 1.26% by 2010; l.17% by 2015; and 1% by 2020. The malnutrition rate among under-five children will drop to 20% by 2010; 15% by 2015; and 10% by 2020.

- To universalize upper-secondary education throughout the province by 2015. The rate of trained laborers will be 40% by 2010; 53% by 2015; and 67% by 2020.

- The poverty rate will drop to 9% by 2010; below 3.4% by 2015; and basically 0% by 2020.

- The forest coverage rate will reach 45% by 2010; 47% by 2015 and 51% by 2020.

3. Branch and sector development orientations

a/ Agriculture, forestry and fishery

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To step up afforestation, increase forest areas and develop raw-material timber trees for the processing industry. To intensify forest protection, restrict the exploitation of timber from natural forests and efficiently tap forest plantations.

- To develop fisheries in a sustainable and comprehensive manner in all aspects: aquaculture, exploitation, processing and fishery logistic services. To increase scientific and technological applications to exploitation, aquaculture and processing. To develop aquaculture zones on a scientific basis, promote marine aquaculture and create more tourist attraction sites. To expand product outlets and build up brands for aquatic products.

- To build new and modern rural areas in order to ease the population pressure on urban centers, and develop economy in a synchronous manner among areas in the province. To develop services and business lines associated with the consumption of commodities for farmers, increasing investment for mountainous districts and areas inhabited largely by ethnic minority people.

b/ Industries

- To attach importance to intensive investment and the application of new technologies and automation technologies in order to raise production and business efficiency. To raise the quality of, and build up brands for, products, promote trade, expand markets and increase capital for investment in industrial development.

- To develop industries in a sustainable manner in conformity with the national strategy for sustainable development. To prioritize the development of such industries with advantages, hi-tech content and high added value in order to create breakthroughs and boost economic development as electronics, oil refinery, petrochemistry, shipbuilding, aquatic product and farm produce processing, electricity and power supply, attaching particular importance to the projects on an oil refinery of 4 million tons/year and petrochemical plants.

- To invest in the development of the southern Phu Yen economic zone with the southern Tuy Hoa urban center, an oil-refining and petrochemical industrial park and a number of other industrial parks closely associated with Vung Ro and Hoa Tam seaports and Tuy Hoa airport. To further invest in the construction of industrial park and industrial cluster infrastructure, forming a network of industrial clusters and spots in districts on an area of 10-20 ha.

- To develop craft villages in rural areas with the introduction and development of a number of appropriate crafts, efficiently tapping raw material sources and creating more jobs for rural labor.

c/ Services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build systems of providing trade services, support trade promotion, step up and diversify trade promotion activities. To intensify market control, stabilize prices and combat the production and trading of fake goods and poor-quality goods, speculation, smuggling and tax evasion. To expand markets and diversify exports, quickly increasing export turnover.

- To strongly develop tourism into a spearhead and clean industry with peculiar features. To embellish relics, scenic places and tourist site in association with environmental protection. To concentrate on the construction of infrastructure of the An Phu-An Chan high-grade tourist complex; tourist urban centers and high-grade service zones (Song Cau, Tuy An and Dong Xuan); ecological, cultural, convalescent and recreation tourist clusters.

- To raise the quality of transport, warehousing, port, post and telecommunications services. To diversify forms of services.

- To attach importance to, and create favorable conditions for, various economic sectors to strongly develop high-quality financial, banking, scientific and technological, informatics, insurance, consulting, accounting, auditing services well as legal consultancy, public notarization, property examination and auction, property and real estate dealing, and healthcare and education services.

d/ Social domains

- To well implement the population policy. To improve healthcare networks and basically eradicate contagious diseases. To raise the population quality, raising the height, physical strength and life span for people. To reach the target of 7 medical doctors/ten thousand inhabitants by 2010; 10.8 doctors/ten thousand inhabitants by 2020, and 100% of wards and communes will have doctors by 2010. To raise the living standards of households having got out of poverty and restrict the relapse into poverty.

- To raise the education and training quality and efficiency while expanding education and training at all levels in response to human resource development requirements. To rationally develop the scale of education and training along with investment in upgrading material foundations and teaching equipment towards standardization and modernization. To raise the quality of teachers and administrators. To diversify and socialize education with a view to increasing human resources for education.

- To expand vocational and professional training for laborers, raising the rate of trained labor. To annually create jobs for about 25,000 laborers in the period from now to 2010 and some 15,000 laborers in the 2011-2020 period.

- By 2010, the numbers of cultured families, hamlets and street quarters, communes and offices will respectively account for 85%, 70%, 40% and 90%. By 2020, the numbers of cultured families, hamlets or street quarters and communes will respectively represent over 95%. To establish cultural institutions, upgrade radio and television stations and press agencies of the province to satisfy people's demands for information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Infrastructure development

Communications: To form synchronous communications networks, efficiently tapping sea, road, air and railway transport, linking various areas in the province and different provinces in the region, creating economic development corridors of the sub-region.

+ Roads: To complete and modernize road networks, taking national highways 1A and 25, provincial road 645, the eastern coastal trunk road, the western trunk road and provincial roads as strategic trunk roads. To form a number of new roads running from the North-South expressway and national highway 1A to industrial parks and tourist urban clusters along the coast. To build systems of car terminals, parks and stops. To build and upgrade district, intra-urban center roads, feeding roads, inter-communal roads, rural roads and intra-field passages, ensuring smooth traffic in all circumstances. To try to concrete the surface of 90-100% district and intra-urban center roads.

+ Railways: To study the construction of a Phu Yen-Central Highlands railroad running to Cambodia, Laos and Thailand; a North-South express railway, stage I, the section running through Van Phong economic zone (Khanh Hoa) to Phu Yen, as a railway hub to the Central Highlands.

+ Sea-shipping: To complete, upgrade and efficiently tap Vung Ro seaport, to study the construction of some special-purpose deepwater seaports, including Hoa Tam, Xuan Phuong, Xuan Thinh and An Hoa ports in service of industrial and tourist development.

+ Airway: To upgrade Tuy Hoa airport and increase flights from Tuy Hoa airport to Ho Chi Minh City, Hanoi and Da Nang, developing it into an international airport. To study mechanisms to call for and permit foreign investors to build an airport north of the province in service of tourism and regional development.

- Irrigation

+ To complete and commission irrigation works after Song Hinh hydropower station and Song Ba Ha hydropower reservoir. To raise the useful capacity of such hydro-electric reservoirs as Song Hinh, Dong Khon, Dong Tron, Phu Xuan and Xuan Binh. To upgrade and repair water reservoirs and dams prone to erosion or landslide. To build new irrigation reservoirs and dams, and inter-basin water works, ensuring freshwater for Ban Thach and Cau river areas, works against natural disasters, floods, flash floods, tidal waves and other irrigation works as planned.

+ To further embank intra-field canals, completing the construction and embankment of canal systems by 2020. To upgrade and build dikes, dams and embankments and ensure safety for key river and sea dike sections. The total area to be irrigated by such water works is expected to reach 93,000 ha by 2020, accounting for 65.8% of the total cultivated land area. To supply freshwater for aquaculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To speed up the construction and commissioning of such hydropower stations as Ba Ha and Krong Nang. To build a number of new hydropower plants on Ba and Ky Lo rivers. To encourage the development of small-sized hydropower or wind-power stations and new energies in service of areas inaccessible to national power grids. To attract investment in a thermo-power plant of great capacity.

+ To further raise the capacities of existing transformer stations and build new ones with a view to well satisfying the demand for electricity in service of production in the province.

+ To encourage the development of small-sized hydropower stations with appropriate forms of investment in service of people in deep-lying and remote areas. To try to complete the construction of national power grids in 100% of hamlets in order to supply power to almost 100% of households by 2010.

- Information technology, radio and television.

To make intensive investment in communication, radio and television systems. To quickly develop public and special-purpose post and telecommunications networks with modern techniques, and proceed to build multi-service digital networks, bandwidth personal information networks and high-speed Internet. To develop commune cultural and post spots and universalize fundamental postal and telecommunications services. To try to achieve the targets of 40 telephone sets/100 inhabitants by 2010, which will rise to 50 sets/100 inhabitants by 2015 and 60 sets/100 inhabitants by 2020; and an average of 15 Internet users/100 inhabitants by 2010, which will rise to 35-40 users/100 inhabitants by 2020; and 100% of households will have audio-visual equipment.

- Water supply systems

+ By 2010, all urban centers in the province will have their own water plants to supply water for daily-life and production activities and 80% of rural population will be supplied with clean water. By 2020, 100% of population will be supplied with clean water for daily-life activities.

+ To complete the water supply system in Tuy Hoa city. To raise the capacities of water plants in the townships of La Hai, Hai Rieng, Chi Thanh, Cung Son, Song Cau and Phu Hoa to 8,000- 10,000 m3/day. To build new water plants in Hoa Vinh with a capacity of 8,000- 10,000 m3/day and new townships of Phu Thu, Son Long (Van Hoa) and Xuan Loc ward with a capacity of 3,000-5,000 m3/day each. To build water plants of 50,000 m3/day by 2010, of 200,000 m3/day by 2015 and 300,000 m3/day by 2020 in service of the southern Phu Yen economic zone and other areas.

+ To drill water wells in small residential quarters and complete water supply systems for large residential areas and the central areas of towns and townships on the basis of exploiting water sources suitable to the characteristics of each district in the province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To upgrade systems of water draining pipes and canals. To build separate systems for drainage of daily-life wastewater and rainwater. To build water drainage pump stations and wastewater treatment stations in industrial parks, hospitals and production establishments. All hazardous liquid wastes must be locally treated before being discharged into common systems. To ensure that 100% of urban centers will have their own water drainage and wastewater and garbage treatment systems; 100% of production establishments will have their own waste treatment systems or vehicles carrying wastes to common waste treatment zones.

- Urban infrastructure

To complete the construction of infrastructure in existing and new urban centers. To build Tuy Hoa city into a grade-II and ecological urban center functioning as a political, economic, cultural, scientific and technical, tourist and service center as well as a traffic hub in the province and a big traffic hub in the southern Central Vietnam coastal region and the Central Highlands. To form industrial, service, education and training, scientific and technological centers in the region. To upgrade Song Cau and Dong Hoa districts into towns. To complete the construction of townships in new districts (Phu Hoa, Phu Thu, Hoa Vinh); to build the southern Tuy Hoa urban center and a chain of new tourist and industrial urban centers in coastal districts and towns, Van Hoa township in the new district of Van Hoa, Hoa Hiep Trung, and An My townships.

- Material foundations of the education and training sector

+ To further upgrade schools and classrooms so that 30% of pre-schools, 70% of primary schools, 50% of lower-secondary schools and 50% of upper-secondary schools will reach the national standards by 2010 and 100% of general education schools in the province will reach the national standards and all schools will have enough rooms for two classes a day by 2020.

+To develop Phu Yen university into a multi-discipline and multi-level training and scientific research center of the province and the region. To support Construction College No.3 and Tuy Hoa Industrial College in their upgrading into universities, to expand and upgrade the Banking Institute's branch, upgrade the intermediate medical school into a medical college then a medical faculty of Phu Yen university. To create conditions for investors to open private universities and vocational training schools to train high-quality human resources.

+ To invest in the vocational training college, upgrade the vocational training center of Son Hoa district into an intermediate vocational training school for ethnic minority youths in mountainous districts. After 2010, the vocational training centers of other districts will be developed into vocational training schools.

- Material foundations of the healthcare sector

+ To basically complete the construction of the province's central general hospital by 2009 and soon complete the northern general hospital. To form obstetrics, pediatrics, ophthalmology and dermatology hospitals, to build other specialized centers and stations. To create favorable conditions for investors to open private hospitals of high quality. To strive for the target that all commune health stations will reach the national standards by 2015.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Material foundations of the culture and sport sector

To further invest in and efficiently use cultural institutions. To strive for the targets that by 2020, 100% of hamlets and street quarters will have their own cultural houses (or places for public cultural activities) and public bookcases; 100% communes, wards and townships will have their own libraries or reading rooms or cultural houses; 100% of cities, districts and provincial towns will have their own cultural centers, culture-sport centers, libraries, children's entertainment and play grounds, and parks. At the provincial level, to complete such cultural institutions as museums, cultural and historical relics, a central cultural house, a conference-seminar-exhibition center, a theater, a literary and art creation house, libraries, parks and children's playing centers. To build a new physical training and sport center of the province according to planning.

f/ Science, technology and environmental protection

- To step up basic surveys, attaching importance to the research into the Ba river basin and social and humanity studies in service of socio-economic development and into advantageous domains of Phu Yen. To apply scientific and technological achievements to production, quickly boosting economic development. To make intensive investment, gradually replacing old technologies with modern ones. To prevent and strictly handle cases of importing and using polluting technologies. To widely use new technologies, equipment and computer systems in leadership and management work, to train experts, skilled workers, promote general education, raise the people's intellectual levels and step up cultural exchange.

- To further prevent pollution, conserve biodiversity, attaching importance to the rational and thrifty use of natural resources and improving the environment, and developing environmentally friendly industries and technologies.

- To establish regulations for the inspection of environmental protection and natural landscape preservation. To attach importance to environmental protection in industrial parks, urban centers and along the coast. To adopt mechanisms to encourage investment in the construction of waste treatment plants equipped with new technologies in Tuy Hoa city, provincial towns and townships.

g/ Defense and security

To maintain political stability as well as social order and safety. To be prepared to cope with peaceful evolution plots of hostile forces, and serve socio-economic development. To consolidate the entire-people defense associated with the strong people's security posture. To build comprehensively strong armed forces for combat readiness. To complete the construction of defense works according to schedule and planning. To supply adequate means and equipment to the armed forces for their efficient operation, protecting the territorial sovereignty and security and domestic safety, and participating in rescue and salvage operations.

4. Spatial and territorial development planning

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To put bare hills and waste land to use; to protect, manage and efficiently use the existing forest land area.

- To prioritize food security tasks and form industrial crop zones; to increase land use coefficients and soil fertility, and restrict pollution and degradation. To rationally structure agricultural land; to spare land areas for industrial and tourist development, forming industrial parks and clusters, new tourist urban centers and economic zones.

- To develop urban systems in conformity with economic restructuring. To prepare land and infrastructure for the formation of new urban centers and expansion of existing ones.

- To use land to meet the demands for residential land, special-purpose land; satisfy economic, cultural and social development requirements and satisfy the demands for defense and security land. In land exploitation and use, attention must be paid to environmental protection, the control of soil degradation and pollution, the stable and sustainable use of land, and the combination of immediate use with long-term use.

b/ Regional socio-economic development orientations

- The sea and coastal region: This constitutes a driving-force region of the province, bearing a strategic economic, defense and security significance.

To comprehensively develop marine economy, synchronize and modernize such infrastructure works as roads, storehouses, yards and ports, creating a lever for regional economic development. To preserve the marine environment and settle social problems in the coastal region in order to meet the industrialization and modernization requirements.

- The delta region: This region has great potential in labor and constructed infrastructure. Its development will focus on intensive farming of food crops and husbandry for high-quality and clean products, planting of short-term industrial plants, fruit trees, flower and ornamental plants. To form specialized production zones and commodity production zones to supply raw materials for the processing industry.

To develop rural industries, cottage industries and handicrafts. To form medium-and small-sized processing establishments and develop craft villages, with diversified products and developed services, acting as satellites for big enterprises and creating jobs for locals. To develop types of countryside tourism and craft village tourism in association with sea and mountain tourism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To strongly develop mountain tourism in association with ethnic minority culture and natural landscape, forming tours between the coastal region and the Central Highland provinces. To build Van Hoa plateau and Ba Ha and Hinh river reservoirs into tourist sites of Phu Yen. To build a number of ethic minority hamlets for cultural tourism.

c/ Orientations for administrative boundary adjustment

When conditions permit, to consider the establishment of a new district in Van Hoa area.

d/ Urban development orientations

By 2020, the urban network of the province will include 1 city, 2 towns and 9 townships; to develop Tuy Hoa city into a grade-II urban center by 2015-2016; Song Cau district into a provincial town of grade IV by 2010; and Dong Hoa district into a provincial industrial town of grade IV by 2019-2020. To develop new township of Phu Thu (Tuy Hoa); Hoa Dinh Dong (Phu Hoa); Hoa Vinh and Hoa Hiep Trung (later to become 2 wards of Dong Hoa provincial town); Van Hoa (new district) and An My (Tuy An). To prepare necessary conditions for the development of Cung Son and Hai Rieng townships into provincial towns after 2020.

5. Major solutions to materializing the Master Plan

a/ Investment solutions

The investment capital in the 2006-2020 period is estimated at around VND 238 trillion; averagely about VND 4.2 trillion/year in the in the 2006-2010 period and around VND 38 trillion/year in the 2016-2020 period.

- To formulate and promulgate a list of projects calling for investment till 2020, focusing on the construction of essential infrastructure works, intensive labor industrial production projects using local raw materials, tourist and service projects, hi-tech agricultural, forest planting, export production projects, projects on investment in potential areas in mountainous districts; waste and wastewater treatment projects; and projects on energy and industrial park infrastructure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To well exploit the concentrated budget capital sources while taking advantage of investment capital of ministries and central branches, credit capital and target programs for investment in key, decisive and necessary domains.

b/ Solutions regarding human resource training and attraction

To raise the quality and efficiency of human resource training in order to tackle the shortage of skilled labor. To step up vocational training, restructure networks of training schools and centers, raise the training quality to meet the demands for local human resources and suit the socio-economic structure of the province.

To step up socialization of training and encourage various economic sectors to participate in vocational training and job recommendation service activities. To support the raising of the capacity of training and job recommendation centers. To work out incentive regimes and policies to attract talented people and highly professionally qualified laborers to work permanently in the province.

c/ Solutions to raising administrative management capacity

To step up administrative reform, swiftly and neatly carry out administrative procedures between Services, Departments, branches, districts and towns. To create the most favorable conditions for the settlement of administrative procedures in the quickest manner. To reform the management and exploitation of licensed projects. To reform the administrative procedures in the land and housing domains, minimizing the administrative procedures and interventions in transactions on the real estate market. To improve the material and technical foundations for administrative agencies and raise the capability and qualifications of cadres and public servants.

d/ Solutions regarding scientific and technological development, efficient use of natural resources and environmental protection.

To prioritize application, research and development in order to renew technologies with a multi-level structure. To increase investment in basic surveys so that sciences and technologies efficiently contribute to the province and industries. To invest in scientific and technological development, creating breakthroughs in goods output and quality. To build up and develop the province's scientific and technological potential, attaching importance to biotechnology, information technology and processing technology.

To efficiently exploit and use natural resources: The formulation of socio-economic development plannings and plans must be associated to the protection of natural resources and ecological environment for sustainable development. In annual state budget allocations, priority should be given to projects on waste and wastewater treatment and environmental protection projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To strongly develop domestic markets, attaching importance to rural, deep-lying and remote markets. To raise the salability of farmers' commodities. To apply measures to stimulate demand in production, construction and consumption in order to increase the consumption of products. To work out plans on training of talented entrepreneurs in order to search for and expand markets, consolidate and stabilize the existing export markets while finding new ones.

To synchronously develop markets and create an environment for fair competition between investors. To step by step form the real estate, capital, export labor, and science and technology markets to meet the international economic integration demands.

To realize multilateralization and diversification in the development of export labor markets. To develop a network of labor exporting enterprises, creating favorable conditions for rural inhabitants to approach and get jobs.

f/ Development of economic sectors

To facilitate the development of various economic sectors in the locality, creating a clear and unified production and business environment for fair competition without discrimination among economic sectors. To encourage the development of medium- and small-sized enterprises and form a number of big ones.

g/ Solutions regarding international, regional and inter-provincial cooperation

To enhance economic cooperation based on multilateral or bilateral agreements which Vietnam has concluded with other countries or international organizations; to step up the alignment and cooperation with other provinces in the materialization of the Master Plan with a view to boosting and creating markets for the province's production.

h/ Mechanisms and policies

In addition to the existing mechanisms and policies, the province will coordinate with ministries and central branches in formulating a number of new peculiar mechanisms and policies to boost its socio-economic development for achieving the set targets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



i/ Organization of implementation

Based on the approved Master Plan, branches and authorities at all levels shall formulate their respective plannings, five-year and annual plans in accordance with the province's development orientations; elaborate their action programs and development programs in each period according to the orientations charted out in the Master Plan on Socio-Economic Development till 2020.

To announce and publicize the Master Plan in various forms in order to attract attention of the entire population, domestic and foreign investors for participation in the implementation of the Master Plan. To coordinate with ministries, central branches and other provinces in realizing the development programs and cooperate with them for mutual development. To clearly define the responsibilities for the implementation of the Master Plan and inspect and oversee the implementation of the Master Plan.

Article 2. - This Master Plan provides orientations and a basis for the formulation, submission for approval and implementation of specialized plannings and investment projects in the province according to regulations.

Article 3.

- The Peoples Committee of Phu Yen province shall base itself on the socio-economic development objectives, tasks and orientations of the province set out in the Master Plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, directing the formulation, submission for approval and implementation of the following:

- Socio economic development plannings of districts and towns; plannings on development of the systems of urban centers and population quarters, construction planning; land use plannings and plans; and branch and domain development plannings in order to ensure the overall and synchronous development.

- A number of mechanisms and policies suitable to the provinces development requirements and laws in each period for promulgation by itself according to its competence or by competent state agencies in order to attract and mobilize resources

for materializing the Master Plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Adjustments and supplements to the Master Plan, which will be submitted to the Prime Minister for consideration and decision, suitable to the socio-economic development of the province and the whole country in each phase of the Master Plan.

Article 4. - Concerned ministries and branches shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, support the Peoples Committee of Phu Yen province in studying the formulation of the above-said plannings and plans; studying the formulation and submission to competent state agencies for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the province's socio-economic development requirements in each period, in order to mobilize and efficiently use available resources, encourage and attract investment and well achieve the objectives, perform the tasks and realize the province's socio-economic development orientations stated in the Master Plan; stepping up the investment and execution of regional projects important to the province's development in which investment has been decided; studying and considering the adjustments and supplements to branch development plannings and plans for investment in relevant works and projects stated in the Master Plan.

Article 5. - This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 6. - Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the president of the People's Committee of Phu Yen province shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A- DEVELOPMENT PROGRAMS

1. Investment program on important infrastructure works;

2. Investment program on socio-economic development for implementation of the Political Bureau's Resolution No. 39-NQ/TW of August 16, 2004;

3. Program on hunger elimination and poverty alleviation and job creation;

4. Program on rural clean water and environmental sanitation;

5. Program on education and training development;

6. Cultural program on embellishment and renovation of historical and cultural relics;

7. Program on population and family planning;

8. Program on eradication of makeshift shelters for poor households;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Program on the East Sea and island;

11. Program on support for investment in tourist infrastructure;

12. Program on investment in infrastructure for agricultural production, support for investment in craft village infrastructure;

13. Program on investment in infrastructure of consolidated aquaculture areas;

14. Program on support for investment in construction of essential infrastructure works in poor communes in coastal banks;

15. Program on development of farm economy;

16. Program on forest protection and development;

17. Program on environmental protection based on sustainable development.

B. DEVELOPMENT INVESTMENT PROJECT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. My Lam water reservoir (Tay Hoa);

2. Deo Ca road tunnel (Dong Hoa);

3. Cu Mong Pass road tuunel (Song Cau);

4. Upgrading and expansion of Tuy Hoa airport (Tuy Hoacity);

5. Tuy Hoa-Central Highlands railway;

6. Upgrading of North-South railway stations (districts);

7. Upgrading of national highway 1A, the section running through the province (Tuy Hoa city, Dong Hoa, Tuy An, Song Cau);

8. Infrastructure of agricultural and forest product wholesale market (Song Hinh);

9. Upgrading of information and communication systems (the whole province);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. Provincially managed projects

1. Southern Phu Yen economic zone infrastructure (Dong Hoa);

2. Infrastructure of industrial parks (the whole province)

3. Western trunk road (Dong Xuan, Son Hoa, Song Hinh);

4. Coastal defense roads (Tuy Hoa city, Tuy An);

5. Infrastructure of Dong Bac-Song Cau economic zone (Song Cau);

6. Tourist infrastructure (the whole province);

7. Vung Ro port (Dong Hoa);

8. Infrastructure of Song Cau provincial town upgraded from Song Cau township (Song Cau);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Improvement of district power grids (the whole province);

11. The province's central general hospital (Tuy Hoa city);

12. A hospital north of the province (Tuy An);

13. Phu Yen university (Tuy Hoa city);

14. Project on use d water from Song Hinh hydropower reservoir (Song Hinh);

15. Program on building of permanent school buildings (the whole province);

16. Roads in districts bordering on the Central Highlands (Dong Xuan, Son Hoa, Song Hinh);

17. Bien Ho water reservoir and Song Moi spillway dam (Dong Hoa);

18. Water supply system for southern Phu Yen-northern Khanh Hoa economic zone (Dong Hoa);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Infrastructure of the aquatic product wholesale market (Song Cau);

21. Infrastructure for the raw-material sugarcane zone (Son Hoa);

22. Improvement and development of cow herds;

23. Infrastructure of the hi-tech agricultural zone (Phu Hoa);

24. Infrastructure of the salt- producing and -processing zone (Song Cau);

25. Infrastructure for coastal bank communes hit by exceptional difficulties (Tuy An, Song Cau, Tuy Hoa);

26. Program on rural roads, canal embankment and craft village infrastructure (the whole province);

27. Irrigation canals conducting water from Dong Tron water reservoir (Tuy An);

28. Coast embankment in Song Cau township (Song Cau);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



30. Ky Lo river embankment against landslides (Dong Xuan);

31. Suoi Cai water reservoir (Phu Hoa);

32. Ky Chau water reservoir (Dong Xuan);

33. Tan Hien water reservoir (Son Hoa);

34. Infrastructure d the shrimp-rearing area in Ban Thach river downstream (Tuy An);

35. Coast embankment in Tuy Hoa city and Tuy An district (Tuy Hoa city, Tuy An);

36. Investment under the program on the East Sea and islands (Tuy An);

37. Aquaculture infrastructure (Tuy An, Song Cau);

38. Song Cau storm shelter anchorage and moorage areas (Song Cau);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



40. Construction of infrastructure for caged marine animal rearing on sea (Song Cau, Tuy An);

41. Craft village infrastructure (the whole province);

42. REII rural energy (Tuy An, Phu Hoa, Tuy Hoa city, Dong Hoa, Tay Hoa);

43. Construction of infrastructure of Tuy Hoa city upgraded into gradea-II city (Tuy Hoa city);

44. Construction of infrastructure of newly separated townships (Phu Hoa);

45. Construction of infrastructure of new townships (Dong Hoa, Tay Hoa);

46. Water supply and sanitation in towns and townships (Tuy Hoa city and districts);

47. Preparation of infrastructure for Van Hoa plateau and investment in the infrastructure (Van Hoa plateau);

48. Investment supports for provincial and district healthcare (the whole province);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



50. Vocational training schools and centers in mountainous districts (Dong Xuan, Son Hoa, Song Hinh);

51. Provincial stadium (Tuy Hoa city);

52. Embellishment of historical relics (districts);

53. Projects on defense tunnels, barracks and wharves for Naval Fleet 2, patrol, search and rescue vessels (Tuy Hoa, Dong Xuan).

III. Production and business projects

l. Oil refinery (Dong Hoa);

2. Petrochemical industrial park and group of petrochemical plants (Dong Hoa);

3. An Phu-An Chan high-grade tourist complex (Tuy An);

4. Petroleum general depot and oil pipelines to the Central Highlands;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Dong Hoa eco-tourism cluster (coastal districts);

7. Van Hoa plateau eco-tourism resort (Van Hoa);

8. Dong Cam (Phu Hoa) hydroelectric power plant;

9. La Hien 1 and 2 hydro-electric power stations, Khe Cach (Dong Xuan);

10. Paper pulp mill and planting of paper raw-material forests (Song Hinh);

11. Shipyard (Song Cau);

12. Processing of refining-support powders and products from diatomite mineral (Tuy An)

13. Flooring granite tile factory (Dong Xuan);

14. Micro-organic fertilizer and bio products plant (Song Cau);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



16. Building of raw-material tree zones (Dong Xuan, Son Hoa);

17. Planting of economic forests and paper raw-material forests (Song Cau, Dong Xuan);

18. Development of cow herds and milk processing (districts);

19. Food processing (Tuy Hoa city);

20. General and specialized hospitals (Tuy Hoa city)

21. Transport service centers (districts);

22. Trade and tourist service complex (Song Cau);

23. Department stores and trade centers (districts);

24. Tourist sites, hotels and restaurants in Tuy Hoa (Tuy Hoa city);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



26. Kitchenware and electric metal articles factory (Hoa Hiep industrial park);

27. Electric motor and mechanical pump factory (Hoa Hiep industrial park);

28. Rattan export processing (Hoa Hiep industrial park);

29. Aquaculture (Tuy An);

30. Tourist villa resort (Tuy An);

31. Expansion of the Saigon beer factory (Tuy Hoa city);

32. Thermo-electric power plant.

Note: The locations, land areas and total investment of the above-named projects will be calculated, selected and specified at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on investment capital demand, allocation and mobilization in each period.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 122/2008/QĐ-TTg ngày 29/08/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.090

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.31.27
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!