BỘ
NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
235/QĐ-VTLTNN
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “ QUY CHẾ VĂN HOÁ TẠI CÔNG SỞ CỦA CỤC VĂN
THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC ”.
CỤC TRƯỞNG CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Quyết định số
177/2003/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính
nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế văn hoá tại
công sở của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10
năm 2007. Các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể cán bộ,
công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Cục;
- Trưởng các đơn vị thuộc Cục;
- Lưu: VT.
|
CỤC
TRƯỞNG
Trần Hoàng
|
QUY CHẾ
VĂN HOÁ TẠI CÔNG SỞ CỦA CỤC VĂN THƯ VÀ LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 235 /QĐ-VTLTNN ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Cục
trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi và đối tượng điều chỉnh
Quy chế này quy định về trang phục,
giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức của các Khối cơ quan Cục
và các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục khi thi hành nhiệm vụ, bài trí công sở tại trụ
sở làm việc của đơn vị mình.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở
Việc thực hiện
văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với
truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc và điều kiện cụ thể của các đơn vị thuộc
Cục;
2. Phù hợp với
định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại;
3. Phù hợp với
các quy định của pháp luật và mục đích, yêu cầu cải cách hành chính, chủ trương
hiện đại hoá nền hành chính nhà nước và các quy định của Cục Văn thư và Lưu trữ
nhà nước.
Điều 3. Mục đích
Việc thực hiện
văn hoá công sở nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm
tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc Cục;
2. Xây dựng
phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức của Cục Văn thư và
Lưu trữ nhà nước trong hoạt động công vụ, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức trong Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước có phẩm chất đạo
đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Các hành vi bị cấm
1. Hút thuốc
lá trong phòng làm việc, khạc nhổ bừa bãi, xả rác không đúng nơi quy định, chơi
bài trong trụ sở làm việc của cơ quan;
2. Uống rượu,
bia tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của Lãnh đạo Cục (ở Khối cơ
quan Cục) và thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp (ở các đơn vị sự nghiệp)
vào các dịp liên hoan, lễ, tết.
3. Lắp đặt lô gô,
quảng cáo thương mại của các đơn vị không thuộc Cục tại trụ sở cơ quan và các
hoạt động không phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
4. Đặt bát hương
, đốt nhang thờ cúng tại các phòng làm việc trong cơ quan.
5. Đun, nấu thức
ăn, thuốc uống trong phòng làm việc.
Chương II.
TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ
ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1. TRANG PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5. Trang phục
1. Khi thực hiện
nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên lao động hợp đồng phải ăn mặc
gọn gàng, lịch sự.
2. Nhân viên
thường trực và bảo vệ phải mặc trang phục do cơ quan quy định trong suốt thời
gian làm việc.
Điều 6. Lễ phục
Lễ phục của
cán bộ, công chức, viên chức sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể,
các cuộc tiếp khách nước ngoài.
1. Lễ phục của
nam cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên lao động hợp đồng: bộ comple, áo
sơ mi, cravat, đi giầy.
2. Lễ phục của
nữ cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên lao động hợp đồng: áo dài truyền
thống, bộ comple nữ.
Điều 7. Thẻ cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ,
công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ.
2. Thẻ cán bộ,
công chức, viên chức phải có tên cơ quan, ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của
cán bộ, công chức, viên chức và được làm thống nhất theo mẫu quy định của Bộ Nội
vụ.
3. Phòng Tổ chức
cán bộ chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong việc làm thẻ thống nhất
theo mẫu quy định và cách đeo thẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong
toàn Cục.
Mục 2. GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 8. Giao tiếp và ứng xử
Cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên lao động hợp đồng khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện
các quy định về những việc phải làm, những việc không được làm theo quy định của
pháp luật và các quy định cụ thể của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.
Trong giao tiếp
và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng.
Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không dùng câu thiếu chủ ngữ, không
nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Điều 9. Giao tiếp và ứng xử với khách và nhân dân đến liên hệ công
tác
Trong giao tiếp
và ứng xử với khách và nhân dân đến liên hệ công tác, cán bộ, công chức, viên
chức và nhân viên lao động hợp đồng phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải
thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định của cơ quan liên quan đến nội
dung giải quyết công việc, chỉ dẫn người đến liên hệ công tác đến đúng nơi cần
liên hệ.
Cán bộ, công
chức, viên chức và nhân viên lao động hợp đồng không được có thái độ hách dịch,
nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ.
Điều 10. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp
và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ trung
thực, thân thiện, hợp tác, phối hợp cùng hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan.
Điều 11. Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp
qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức nhân viên lao động hợp đồng phải
xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội
dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột.
Điều 12. Ứng xử trong cuộc họp
Các cán bộ, công
chức, viên chức nhân viên lao động hợp đồng có trong thành phần cuộc họp phải
đi họp đúng giờ, ngồi đúng chỗ, ngồi phía trên trước, phía dưới sau, chuẩn bị đầy
đủ tài liệu, nội dung được phân công trình bày, khi được tham gia phát biểu phải
trình bày ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm của vấn đề, tránh trùng lắp với
các nội dung đã được phát biểu. Trong cuộc họp không được nói chuyện riêng nhất
là khi có đại biểu đang phát biểu. Những người vào họp có nhu cầu liên hệ điện
thoại phải xin phép chủ toạ, để điện thoại di động ở chế độ rung, khi cần giao
dịch bằng điện thoại phải ra ngoài phòng họp.
Điều 13. Tổ chức các buổi lễ
Việc tổ chức
các buổi lễ mít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà
nước, Huân chương, Huy chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ, Kỷ niệm chương phải đảm bảo tính thống nhất, trang trọng, tôn vinh,
giáo dục, khoa học, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
Trình tự, thủ
tục, nguyên tắc tiến hành các buổi lễ thực hiện theo Nghị định của Chính phủ số
154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ
kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huân chương, Huy
chương, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Chương III.
BÀI TRÍ CÔNG SỞ
Mục 1. QUỐC HUY, QUỐC KỲ
Điều 12. Treo Quốc huy
Quốc huy được
treo trang trọng tại phía trên nhà toà nhà chính. Kích cỡ Quốc huy phải phù hợp
với không gian treo. Không treo Quốc huy quá cũ hoặc bị hư hỏng cụ thể như sau:
- Tại trụ sở Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước Quốc huy được treo phía trên sảnh tầng 2 nhà 5 tầng.
- Tại trụ sở của
các đơn vị thuộc Cục thì tuỳ theo không gian, kiến trúc cụ thể của trụ sở cơ
quan để xác định vị trí treo Quốc huy.
Điều 13. Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được
treo nơi trang trọng trước công sở hoặc toà nhà chính. Quốc kỳ phải đúng tiêu
chuẩn về kích thước, màu sắc đã được quy định. Không treo Quốc kỳ quá cũ, phai
màu, hư hỏng.
2. Việc treo
Quốc kỳ trong các buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định
về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài, tổ chức lễ tang.
Mục 2. BÀI TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ
Điều 14 . Biển tên cơ quan
1. Trụ sở cơ quan
Cục và các đơn vị thuộc Cục phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó
ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt và địa chỉ của cơ quan theo mẫu quy định
thống nhất do Bộ Nội vụ ban hành. Tại phòng thường trực phải có noọi quy của cơ
quan được treo tại vị trí dễ nhìn thấy.
2. Trong trụ sở
cơ quan nếu có các khu nhà độc lập với nhau thì phải có sơ đồ chỉ dẫn chung và
sơ đồ chỉ dẫn cụ thể các phòng làm việc cho từng ngôi nhà để khách đến liên hệ
có thể biết nơi mình cần đến.
Điều 15. Phòng làm việc
Phòng làm việc
phải có biển tên ghi rõ tên đơn vị, họ và tên, chức danh cán bộ, công chức,
viên chức.
Việc sắp xếp,
bài trí phòng làm việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, hợp lý vừa
thuận lợi trong công việc vừa đảm bảo các yêu cầu về an toàn cháy nổ.
Trong phòng
làm việc có biển “Không hút thuốc” dán ở nơi dễ nhìn thấy.
Điều 16. Khu vực để phương tiện giao thông
Các đơn vị thuộc
Cục có trách nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông của cán bộ, công chức,
viên chức trong đơn vị và của người đến giao dịch, làm việc. Thực hiện việc
phát vé gửi xe và mũ bảo hiểm, không thu phí gửi phương tiện giao thông của người
đến giao dịch, làm việc.
Chương IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17.
Căn cứ vào các nội dung trong Quy chế này, Trưởng
các đơn vị thuộc Cục hướng dẫn các cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên
lao động hợp đồng của đơn vị mình thực hiện./.