Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002 số 34/2002/QH10

Số hiệu: 34/2002/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 02/04/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 34/2002/QH10

Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2002

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2002/QH10 NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình.

Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 2

Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật.

Điều 3

Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng những công tác sau đây:

1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp;

3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự;

4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân;

6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù.

Điều 4

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 5

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận các tin báo, tố giác về tội phạm do các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân chuyển đến.

Viện kiểm sát nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện việc thống kê tội phạm. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng khác có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 6

Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có quyền ra quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các văn bản đó.

Trong trường hợp các văn bản nói trên trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất và mức độ sai phạm mà người ra văn bản bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các quyết định, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân phải được các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.

Điều 7

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Toà án, Công an, Thanh tra, Tư pháp, các cơ quan khác của Nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các đơn vị vũ trang nhân dân để phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả, xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; tuyên truyền, giáo dục pháp luật; xây dựng pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nghiên cứu tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 8

Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có quyền rút, đình chỉ hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới.

Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Uỷ ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng theo quy định của Luật này.

Điều 9

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước; chịu sự giám sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Quốc hội.

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực, Điều tra viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Viện trưởng. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác của Viện kiểm sát. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được giao.

Điều 10

Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, quản lý đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình, xây dựng ngành kiểm sát trong sạch, vững mạnh.

Điều 11

Kiểm sát viên, Điều tra viên phải tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để Kiểm sát viên, Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ.

Nghiêm cấm mọi hành vi gây cản trở Kiểm sát viên, Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ.

Chương 2:

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 12

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm bảo đảm:

1. Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội;

2. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;

3. Việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải được phát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh;

4. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can phải có căn cứ và đúng pháp luật.

Điều 13

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can;

2. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật;

3. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự;

4. Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật;

5. Huỷ bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra;

6. Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Điều 14

Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra;

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

3. Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật;

4. Yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra;

5. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 15

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình trong việc khởi tố, bắt, giam, giữ, truy tố và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan điều tra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định và yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 16

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

Điều 17

Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên toà;

2. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên toà sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên toà phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm;

3. Phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 18

Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân;

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

3. Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật;

4. Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Điều 19

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm trong việc xét xử; kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Chương 4:

KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, HÀNH CHÍNH, KINH TẾ, LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Điều 20

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án đúng pháp luật, kịp thời.

Điều 21

Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Kiểm sát việc thụ lý, lập hồ sơ vụ án; yêu cầu Toà án nhân dân hoặc tự mình xác minh những vấn đề cần làm sáng tỏ nhằm giải quyết đúng đắn vụ án;

2. Khởi tố vụ án theo quy định của pháp luật;

3. Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án;

4. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân;

5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

6. Kiểm sát các bản án và quyết định của Toà án nhân dân;

7. Yêu cầu Toà án nhân dân áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

8. Yêu cầu Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật để xem xét, quyết định việc kháng nghị.

Điều 22

Khi kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật; kiến nghị với Toà án nhân dân cùng cấp và cấp dưới khắc phục những vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự.

Chương 5:

KIỂM SÁT VIỆC THI HÀNH ÁN

Điều 23

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm các bản án, quyết định đó được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.

Điều 24

Khi thực hiện công tác kiểm sát thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Yêu cầu Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án:

a) Ra quyết định thi hành án đúng quy định của pháp luật;

b) Tự kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát nhân dân;

c) Thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và những bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định của pháp luật;

d) Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án;

2. Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan và việc giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án;

3. Tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích;

4. Đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định của pháp luật;

5. Kháng nghị với Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trong việc thi hành án; yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc thi hành án, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật trong việc thi hành án; nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; trong trường hợp do pháp luật quy định thì khởi tố về dân sự.

Điều 25

Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Đối với kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 24 của Luật này, Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Chương 6:

KIỂM SÁT VIỆC TẠM GIỮ, TẠM GIAM, QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC NGƯỜI CHẤP HÀNH ÁN PHẠT TÙ

Điều 26

Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, nhằm bảo đảm:

1. Việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật;

2. Chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù được chấp hành nghiêm chỉnh;

3. Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.

Điều 27

Khi thực hiện công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Thường kỳ và bất thường trực tiếp kiểm sát tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam;

2. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu của cơ quan cùng cấp và cấp dưới có trách nhiệm tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam và người chấp hành án phạt tù về việc giam, giữ;

3. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

4. Yêu cầu cơ quan cùng cấp và cấp dưới quản lý nơi tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân;

5. Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm thông báo tình hình tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; trả lời về quyết định, biện pháp hoặc việc làm vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù;

6. Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết định có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và yêu cầu xử lý người vi phạm pháp luật.

Điều 28

Trong quá trình kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm:

1. Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật;

2. Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự.

Điều 29

Cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm trong việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù phải chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân khiếu nại, tố cáo của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được khiếu nại, tố cáo.

Đối với các yêu cầu quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 27 của Luật này, cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm phải trả lời trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Đối với quyết định quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, cơ quan, đơn vị hoặc người có trách nhiệm phải chấp hành ngay; nếu không nhất trí với quyết định đó thì vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp phải giải quyết.

Đối với kháng nghị quy định tại khoản 6 Điều 27 của Luật này, cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị; nếu không nhất trí với kháng nghị đó thì cơ quan, đơn vị hữu quan có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp; Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp phải giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Quyết định của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp phải được chấp hành.

Chương 7:

TỔ CHỨC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 30

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

2. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Các Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

4. Các Viện kiểm sát quân sự.

Điều 31

1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

a) Uỷ ban kiểm sát, các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng và Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát;

b) Viện kiểm sát quân sự trung ương.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, các Kiểm sát viên và các Điều tra viên.

Điều 32

1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:

a) Viện trưởng;

b) Các Phó Viện trưởng;

c) Một số Kiểm sát viên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

a) Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của toàn ngành;

b) Dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;

c) Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

d) Báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội về những ý kiến của Viện trưởng không nhất trí với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm gửi Thủ tướng Chính phủ; những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng, những vấn đề quan trọng khác do ít nhất một phần ba tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát yêu cầu.

Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước.

Điều 33

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát và xây dựng Viện kiểm sát nhân dân về mọi mặt; quyết định những vấn đề về công tác kiểm sát không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát;

2. Ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư, điều lệ, quy chế, chế độ công tác áp dụng đối với ngành kiểm sát;

3. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát;

4. Quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn; quyết định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân địa phương; quy định bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn;

5. Chỉ đạo việc xây dựng và trình dự án luật, dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh khi thấy cần thiết cho việc áp dụng thống nhất pháp luật;

6. Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;

7. Tổ chức việc thống kê tội phạm;

8. Tham dự các phiên họp của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật.

Điều 34

1. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Uỷ ban kiểm sát, các phòng và Văn phòng.

2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.

Điều 35

1. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

a) Viện trưởng;

b) Các Phó Viện trưởng;

c) Một số Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng sau đây:

a) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;

c) Những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động quan trọng;

d) Những vấn đề quan trọng khác do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.

Nghị quyết của Uỷ ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban kiểm sát biểu quyết tán thành; trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Uỷ ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định những vấn đề không thuộc thẩm quyền của Uỷ ban kiểm sát.

Điều 36

1. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc do Viện trưởng, các Phó Viện trưởng phụ trách.

2. Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên.

Chương 8:

VIỆN KIỂM SÁT QUÂN SỰ

Điều 37

Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 38

Các Viện kiểm sát quân sự gồm có Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Căn cứ vào nhiệm vụ của quân đội trong từng thời kỳ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Điều 39

Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác kiểm sát trong Quân đội trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 40

Quân nhân, công chức và công nhân quốc phòng làm việc ở Viện kiểm sát quân sự có các quyền và nghĩa vụ theo chế độ của Quân đội; được hưởng chế độ phụ cấp đối với ngành kiểm sát.

Điều 41

Tổ chức và hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự, việc giám sát đối với hoạt động của các Viện kiểm sát quân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Chương 9:

KIỂM SÁT VIÊN VÀ ĐIỀU TRA VIÊN

Điều 42

1. Kiểm sát viên được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

2. Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ điều tra tội phạm.

Điều 43

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có trình độ cử nhân luật, đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát, điều tra, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên, Điều tra viên.

Tiêu chuẩn cụ thể, Hội đồng tuyển chọn và quy chế tuyển chọn Kiểm sát viên và Điều tra viên do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 44

Nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, Điều tra viên là năm năm.

Điều 45

1. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Viện trưởng phân công, Kiểm sát viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên do Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân quy định.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Thủ trưởng cơ quan điều tra phân công, Điều tra viên phải tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan điều tra, sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên do pháp luật quy định.

Điều 46

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà gây ra thiệt hại thì Viện kiểm sát nhân dân nơi những người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và những người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật.

Chương 10:

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Điều 47

1. Tổng biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Căn cứ vào tổng biên chế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định biên chế của Viện kiểm sát các địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Biên chế, số lượng Kiểm sát viên, Điều tra viên của Viện kiểm sát quân sự do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.

Điều 48

Chế độ tiền lương, phụ cấp, giấy chứng minh, trang phục đối với cán bộ ngành kiểm sát và chế độ ưu tiên đối với Kiểm sát viên, Điều tra viên khi thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Điều 49

1. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

2. Kinh phí hoạt động của Viện kiểm sát quân sự do Bộ quốc phòng phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

3. Việc quản lý, cấp và sử dụng kinh phí được thực hiện theo pháp luật về ngân sách nhà nước.

4. Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác để bảo đảm cho ngành kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Chương 11:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50

Luật này thay thế Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 07 tháng 10 năm 1992.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02 tháng 4 năm 2002.

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 34/2002/QH10

Hanoi, April 02, 2002

 

THE LAW

ON ORGANIZATION OF THE PEOPLE’S PROCURACIES
(No. 34/2002/QH10 of April 2, 2002)

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, at its 10th session;
This Law prescribes the organization and operation of the People’s Procuracies.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The People’s Procuracies shall exercise the right to prosecution and control of judiciary activities according to the Constitution and laws.

The Supreme People’s Procuracy shall exercise the right to prosecution and control of judiciary activities and contribute to ensuring the strict and uniform observance of law.

The local People’s Procuracies shall exercise the right to prosecution and control of judiciary activities in their respective localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Within the scope of their functions, the People’s Procuracies have the tasks to contribute to protecting the socialist legislation, protecting the socialist regime and the people’s mastery, protecting the property of the State and collectives, protecting the lives, health, property, freedom, honor and dignity of citizens, ensuring that all acts of infringing upon the interests of the State, of collectives, the legitimate rights and interests of citizens shall be handled according to law.

Article 3.- The People’s Procuracies shall perform their functions and tasks through the following activities:

1. Exercising the right to prosecution and control of law observance in the investigation of criminal cases by investigating bodies and other agencies tasked to conduct a number of investigating activities;

2. Investing some types of offenses against judiciary activities, committed by officials of judicial bodies;

3. Exercising the right to prosecution and control of law observance in adjudication of criminal cases;

4. Controlling the settlement of civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters under the provisions of law;

5. Controlling the law observance in the execution of judgments and decisions of the Peoples Courts;

6. Controlling the law observance in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors.

Article 4.- The People’s Procuracies shall have the responsibility to receive and settle in time complaints and denunciations under their jurisdiction; control the settlement of complaints and denunciations about judiciary activities of judicial bodies under the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The People’s Procuracies shall have to make statistics on crimes. Within the scope of their functions and tasks, other agencies engaged in legal proceedings shall have the responsibility to coordinate with the People’s Procuracies in performing this task.

Article 6.- When performing their functions and tasks, the People’s Procuracies shall be entitled to issue decisions, protests, petitions and requests and bear responsibility before law for those documents.

Where the above-said documents are contrary to laws, depending on the nature and seriousness of the errors, the documents issuers shall be disciplined or examined for penal liability.

The decisions, protests, petitions and requests of the People’s Procuracies must be strictly implemented according to the provisions of law by the relevant agencies, organizations, units and individuals.

Article 7.- Within the scope of their functions and tasks, the People’s Procuracies shall have the responsibility to coordinate with the courts, police offices, inspectorates, justice agencies and other State bodies, the Fatherland Front and its member organizations and people’s armed force units in preventing and fighting crimes effectively, handling in a timely and just manner assorted crimes and law offenses in judiciary activities; propagating and educating in law; making laws; training and fostering officials; researching into crimes and law offenses.

Article 8.- The People’s Procuracies are led by their directors. The directors of the subordinate People’s Procuracies are subject to the leadership of the directors of the superior People’s Procuracies; the directors of the local People’s Procuracies and the directors of the Military Procuracies are subject to the unified leadership of the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

The superior Peoples Procuracies have the responsibility to inspect, detect, timely redress and strictly handle law violations committed by the subordinate Peoples Procuracies. The directors of the superior Peoples Procuracies are entitled to withdraw, suspend or annul groundless and illegal decisions of the subordinate Peoples Procuracies.

At the Supreme Peoples Procuracy, the provincial/municipal Peoples Procuarcies, the Central Military Procuracy, the military procuracies of military regions and the equivalent, the Procuracy Committees shall be set up to discuss and decide by majority important issues as provided for in this Law.

Article 9.- The chairman of the Supreme People’s Procuracy shall be elected, removed from office and dismissed by the National Assembly at the proposal of the State President; is subject to the National Assembly’s supervision, bears responsibility for and reports on activities before the National Assembly; in the recess of the National Assembly, bears responsibility for and reports on activities before the National Assembly Standing Committee and the State President; answers questions, petitions and requests of National Assembly deputies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The directors, deputy-directors and procurators of the local People’s Procuracies, deputy-directors of the Central Military Procuracy, directors, deputy-directors and procurators of the military procuracies of military regions and the equivalent, the regional military procuracies and investigators of the Supreme People’s Procuracy shall be appointed, removed from office and dismissed by the chairman of the Supreme Peoples Procuracy.

The directors of the local People’s Procuracies are subject to the supervision of the People’s Councils of the same levels; have the responsibility to report on their activities before the People’s Councils; answer questions, petitions and requests of People’s Council deputies.

The deputy-directors shall assist their directors in performing their tasks according to the latter’s assignment. When a director is absent, a deputy-director shall be authorized by the director to represent him/her in directing the activities of the procuracies. The deputy-directors are answerable to the directors for their assigned tasks.

Article 10.- The Supreme People’s Procuracy shall have the responsibility to provide professional training and fostering, manage the contingent of officials, procurators and investigators for the fulfillment of their responsibilities and building of a healthy and strong procuracy service.

Article 11.- Procurators and investigators must respect and submit to the supervision of people.

Within the scope of their functions and tasks, the State agencies, organizations, people’s armed force units and individuals shall have to create conditions for procurators and investigators to perform their tasks.

All acts of obstructing procurators and investigators from performing their tasks are strictly forbidden.

Chapter II

EXERCISING THE RIGHT TO PROSECUTION AND PROCURATION OF CRIMINAL CASES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All criminal acts must be prosecuted, investigated and handled in time, without letting criminals and law offenders go unscathed and without doing injustice to innocent people;

2. No one shall be illegally prosecuted, arrested, put into custody, detained, restricted in civic rights or infringed upon in terms of their lives, health, property, freedom, honor and dignity;

3. The investigation must be objective, all-sided, complete, accurate and lawful; law violations in the process of investigation must be detected and overcome in time and strictly handled;

4. The penal liability examination against defendants must be firmly grounded and lawful.

Article 13.- When exercising the right to prosecution in the period of investigation, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To prosecute criminal cases and defendants; to request the investigating agencies to prosecute or change the decision to prosecute criminal cases or defendants;

2. To put forward investigation request and request the investigating bodies to conduct investigation; to directly conduct a number of investigating activities as provided for by law;

3. To request the heads of the investigating bodies to replace investigators as provided for by law; if the investigators acts show signs of criminal offenses, they shall be criminally prosecuted;

4. To decide on the application, change and cancellation of measures of arrest, custody, detention and other preventive measures, to approve or disapprove decisions of investigating bodies as provided for by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To decide on the prosecution of defendants; decide on suspension or temporary cessation of investigation; to suspend or temporarily cease cases.

Article 14.- When carrying out the work of controlling the investigation, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To control the prosecution; control the investigating activities and the compilation of case dossiers of the investigating bodies;

2. To control the law observance by persons involved in legal proceedings;

3. To settle disputes over the investigating competence under the provisions of law;

4. To request the investigating bodies to overcome law violations in the investigating activities; to request the heads of the investigating bodies to strictly handle investigators who have committed law violations while conducting the investigation;

5. To propose the concerned agencies, organizations and units to apply measures to prevent crimes and law violations.

Article 15.-

1. The directors, deputy-directors and procurators of the People’s Procuracies must strictly comply with the provisions of law and bear responsibility for their acts and decisions in institution, arrest, custody, detention, prosecution and other decisions according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

EXERCISING THE RIGHT TO PROSECUTION AND CONTROLLING THE ADJUDICATION OF CRIMINAL CASES

Article 16.- In the period of adjudicating criminal cases, the People’s Procuracies shall have to exercise the right to prosecution and ensure that the prosecution applies to the right persons, the right offenses and in strict compliance with law, without letting criminals and law offenders go unscathed; and to control the adjudication of criminal cases with a view to ensuring that the adjudication is conducted in a lawful, just and timely manner.

Article 17.- When exercising the right to prosecution in the period of adjudicating criminal cases, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To read the indictments, decisions of the People’s Procuracies relating to the settlement of cases at court sessions;

2. To argue against defendants at first-instance court hearings, to state their opinions on the settlement of cases at the appellate court hearings; to debate with counselors and other persons involved in legal proceedings at first-instance and appellate court hearings;

3. To state their opinions on the settlement of cases at supervisory and review court sessions.

Article 18.- When controlling the adjudication of criminal cases, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To control the law observance in the adjudicating activities of the People’s Courts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To control judgments and decisions of the People’s Courts as provided for by law;

4. To request the People’s Courts of the same and subordinate levels to transfer dossiers of criminal cases for consideration of and decision on the protest.

Article 19.- When exercising the right to prosecution and controlling criminal cases, the People’s Procuracies may make protests according to appellate, supervisory and review procedures against judgments and/or decisions of People’s Courts according to law provisions; propose the People’s Courts of the same and subordinate levels to redress violations in the adjudicating scope; propose the concerned agencies, organizations and units to apply measures to prevent crimes and law violations; if signs of criminal offenses are detected, the criminal institution shall apply.

Chapter IV

CONTROLLING THE SETTLEMENT OF CIVIL, MARRIAGE AND FAMILY, ADMINISTRATIVE, ECONOMIC AND LABOR CASES AS WELL AS OTHER MATTERS UNDER THE PROVISIONS OF LAW

Article 20.- The People’s Procuracies shall control the settlement of civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters under the provisions of law in order to ensure that cases are settled in strict accordance with law and in time.

Article 21.- When controlling the settlement of civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters according to law provisions, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To control the case processing and dossier compilation; to request the People’s Courts to verify or to verify by themselves matters which need to be clarified in order to properly handle the cases;

2. To institute cases according to law provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To control the law observance in the adjudicating activities of the People’s Courts;

5. To control the law observance by people involved in the legal proceedings;

6. To control judgments and decisions of the People’s Courts;

7. To request the People’s Courts to apply temporary urgent measures under the provisions of law;

8. To request the People’s Courts of the same and subordinate levels to transfer dossiers of civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters according to the provisions of law for consideration and decision on the protest.

Article 22.- When controlling the settlement of civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters according to law provisions, the People’s Procuracies are entitled to protest according to appellate, supervisory and review procedures against judgments and/or decisions of People’s Courts according to law provisions; propose the People’s Courts of the same and subordinate levels to redress the law violations in the settlement of cases; if signs of criminal offenses are detected, the criminal institution shall apply.

Chapter V

CONTROLLING THE JUDGMENT EXECUTION

Article 23.- The People’s Procuracies shall control the law observance by the People’s Courts, the judgment- executing agencies, the executioners, the concerned agencies, organizations, units and individuals in the execution of already effective judgments and decisions as well as judgments and decisions immediately executed according to law provisions in order to ensure that those judgments and decisions are executed lawfully, fully and promptly.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To request the People’s Courts and the judgment-executing agencies of the same and subordinate levels, the executioners, the agencies, organizations, units and individuals involved in the judgment execution to:

a) Issue judgment-executing decisions in strict compliance with law;

b) Inspect by themselves the execution of already effective judgments and decisions as well as the immediately executed judgments and decisions according to law provisions and notify the inspection results to the People’s Procuracies;

c) Execute already effective judgments and decisions as well as immediately executed judgments and decisions according to law provisions;

d) Supply dossiers, documents and material evidences related to judgment execution;

2. To directly control the law observance in the judgment execution by judgment-executing bodies of the same and subordinate levels, the executioners, the concerned agencies, organizations, units and individuals as well as the settlement of appeals, complaints and denunciations against the judgment execution;

3. To participate in considering the reduction of penalty-serving duration, the remission of criminal records;

4. To propose the exemption of penalty services according to law provisions;

5. To protest to the People’s Courts and the judgment-executing bodies of the same and subordinate levels, the executioners, the agencies, organizations and units having responsibility in the judgment execution; to request the suspension of judgment execution, the amendment or cancellation of law-breaching decisions in the judgment execution, the termination of illegal acts in judgment execution; if signs of criminal offenses are found, the criminal institution shall apply, or civil cases shall be instituted if it is so provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the protests prescribed in Clause 5, Article 24 of this Law, the People’s Courts, the judgment-executing agencies, the executioners, the concerned agencies, organizations, units and individuals shall have to reply within fifteen days as from the date of receiving the protests.

Chapter VI

CONTROLLING THE CUSTODY, DETENTION, MANAGEMENT AND EDUCATION OF IMPRISONMENT DEBTORS

Article 26.- The People’s Procuracies shall control the law observance by responsible agencies, units and people in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors, aiming to ensure that:

1. The custody, detention, management and education of imprisonment debtors comply with the provisions of law;

2. The regime of custody, detention, management and education of imprisonment debtors is strictly observed;

3. The lives, property, honor and dignity of persons being held in custody, detention and imprisonment debtors as well as their other rights not stripped off by law are respected.

Article 27.- When controlling the custody, detention, management and education of imprisonment debtors, the People’s Procuracies shall have the following tasks and powers:

1. To directly conduct the regular and irregular control of remand houses, provisional detention camps and detention camps;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To receive and settle complaints and denunciations about the custody, detention, management and education of the imprisonment debtors;

4. To request agencies of the same and subordinate levels, which manage the remand houses and/or detention camps, manage and educate the imprisonment debtors to examine those places and notify the results thereof to the People’s Procuracies;

5. To request agencies of the same and subordinate levels and responsible people to notify the situation of custody, detention, management and education of imprisonment debtors; to reply questions about illegal decisions, measures or acts in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors;

6. To protest to agencies of the same and subordinate levels and request them to stop executing, to amend or annul unlawful decisions in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors, to put an end to law-breaking acts and handle the law violators.

Article 28.- In the course of controlling the custody, detention, management and education of imprisonment debtors, the People’s Procuracies shall have the responsibility to:

1. Detect and handle in time cases of injustice and errors in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors; decide the release of persons who are being groundlessly and illegally held in custody, detained or serving imprisonment sentence;

2. When detecting signs of criminal offenses in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors, institute the cases or request the investigating bodies to criminally institute the cases.

Article 29.- Agencies, units and persons having responsibility in the custody, detention, management and education of imprisonment debtors must transfer to the People’s Procuracies the complaints and/or denunciations of the persons being held in custody or detained, and/or imprisonment debtors within 24 hours after receiving such complaints and denunciations.

For the requests prescribed in Clauses 4 and 5 of Article 27 of this Law, the responsible agencies, units and persons shall have to reply them within thirty days as from the date of receiving the requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For the protests prescribed in Clause 6, Article 27 of this Law, the concerned agencies and units shall have to reply them within fifteen days as from the date of receiving the protests; if disagreeing with such protests, the concerned agencies and units may complain with the immediate superior People’s Procuracy which must settle them within fifteen day as from the date of receiving the complaints. The decision of the immediate superior People’s Procuracy must be executed.

Chapter VII

ORGANIZATION OF THE PEOPLES PROCURACIES

Article 30.- The system of the Peoples Procuracies shall include:

1. The Supreme People’s Procuracy;

2. The People’s Procuracies of the provinces and centrally-run cities;

3. The People’s Procuracies of the rural districts, urban districts, provincial capitals, provincial cities;

4. The Military Procuracies.

Article 31.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The Procuracy Committee, Departments, institutes, Office and procurators- training and fostering school;

b) The central military procuracy.

2. The Supreme Peoples Procuracy is composed of the chairman, vice-chairmen, procurators and investigators.

Article 32.-

1. The Procuracy Committee of the Supreme People’s Procuracy is composed of:

a) The Chairman;

b) The vice-chairmen;

c) A number of procurators to be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

2. The Procuracy Committee of the Supreme Peoples Procuracy meets under the chairmanship of its chairman to discuss and decide on the following important issues:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Draft laws, ordinances to be submitted to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee; the reports of the Supreme People’s Procuracy to be submitted to the National Assembly, the National Assembly Standing Committee and the State President;

c) The working apparatus of the Supreme Peoples Procuracy;

d) The reports of the chairman of the Supreme People’s Procuracy to be submitted to the National Assembly Standing Committee on his/her opinions disagreeing with the resolutions of the Council of Judges of the Supreme People’s Court; the proposals of the Supreme People’s Procuracy on the struggle to prevent and fight crimes to be sent to the Prime Minister; important criminal, civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases as well as other matters at the request of at least one-third of the total members of the Procuracy Committee.

The resolution of the Procuracy Committee must be voted for by more than half of its total members; where the votes for and the votes against are equal, the side with the vote of the chairman shall be complied with. If the chairman disagrees with the opinions of the majority of the members of the Procuracy Committee, he/she shall still have to comply with the majority’s decision, but have the right to report such to the National Assembly Standing Committee or the State President.

Article 33.- The chairman of the Supreme People’s Procuracy shall have the following tasks and powers:

1. To direct the performance of tasks and working plans on procuracy and the building of the Peoples Procuracies in all aspects; to decide on matters related to the procuracy work, which do not fall under the jurisdiction of the Procuracy Committee;

2. To issue decisions, directives, circulars, charters, regulations and working regimes applicable to the procuracy sector;

3. To direct and inspect the activities of the People’s Procuracies and the Military Procuracies of all levels, the work of training and fostering officials of the procuracy sector;

4. To define the working apparatus of the Supreme People’s Procuracy and submit it to the National Assembly Standing Committee for ratification; to decide on the working apparatuses of the local People’s Procuracies; to define the working apparatus of the Military Procuracies after reaching agreement with the Defense Minister and submit it to the National Assembly Standing Committee for ratification;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To submit to the State President his/her own opinions on cases where the convicts apply for commutation of death sentence;

7. To organize the statistics on crimes;

8. To attend meetings of the Council of Judges of the Supreme People’s Court to discuss the guidance for uniform application of laws.

Article 34.-

1. The organizational structure of the People’s Procuracy of a province or centrally-run city is composed of the Procuracy Committee, various sections and the Office.

2. A provincial/municipal People’s Procuracy is composed of the director, deputy-directors and procurators.

Article 35.-

1. The Procuracy Committee of a provincial/municipal People’s Procuracy is composed of:

a) The director;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) A number of procurators to be decided by the chairman of the Supreme People’s Procuracy at the proposal of the director of such provincial/municipal People’s Procuracy.

2. The Procuracy Committee of a provincial/municipal People’s Procuracy meets under the chairmanship of its director to discuss and decide on the following important issues:

a) The realization of orientations, tasks, working plans, directives, circulars and decisions of the Supreme People’s Procuracy;

b) The activity review reports to be sent to the Supreme Peoples Procuracy; the activity reports to be presented before the People’s Council of the same level;

c) Important criminal, civil, marriage and family, administrative, economic and labor cases;

d) Other important matters prescribed by the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

A resolution of the Procuracy Committee must be voted for by more than half of the total number of its members; where the votes are split equal, the side with the director’s opinions shall be complied with. If the director disagrees with the opinion of the majority of the Procuracy Committee’s members, he/she shall still comply with the majoritys decision but may report such to the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

The directors of the provincial/municipal People’s Procuracies shall decide on matters falling outside the jurisdiction of the Procuracy Committee.

Article 36.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2 The People’s Procuracy of a rural district, an urban district, a provincial capital or city is composed of the director, deputy-directors and procurators.

Chapter VIII

THE MILITARY PROCURACIES

Article 37.- The Military Procuracies are organized in the Vietnam People’s Army to exercise the right to prosecution and control of judiciary activities under the provisions of law.

Article 38.- The Military Procuracies shall include the Central Military Procuracy, the Military Procuracies of military regions and the equivalent, the regional Military Procuracies.

Basing him-/herself on the tasks of the army in each period, the chairman of the Supreme Peoples Procuracy shall reach agreement with the Defense Minister on, and submit to the National Assembly Standing Committee for decision, the establishment of Military Procuracies of military regions and the equivalent as well as the regional Military Procuracies.

Article 39.- The Central Military Procuracy structurally belongs to the Supreme People’s Procuracy.

The director of the Central Military Procuracy shall be a vice-chairman of the Supreme Peoples Procuracy, who has the task of directing the activities of the Military Procuracies of all levels, takes responsibility for and report on the procuracy work in the army to the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

Article 40.- The armymen, military employees and workers working at the Military Procuracies shall have the rights and obligations according to the regimes prescribed for the army; and enjoy the allowances regime applicable to the procuracy sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IX

PROCURATORS AND INVESTIGATORS

Article 42.-

1. The procurators shall be appointed according to law provisions to perform the task of exercising the right to prosecution and control of the judiciary activities.

2. The investigators of the Supreme People’s Procuracy shall be appointed according to law provisions to perform the tasks of criminal investigation.

Article 43.- Vietnamese citizens, who are loyal to the Fatherland and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, have good qualities and virtues, are incorrupt and honest, have the law bachelor degree, have been professionally trained in procuracy and investigation, are determined to protect the socialist legislation, have a law-prescribed period for practical work, have good health to ensure the fulfillment of assigned tasks, can be appointed to be procurators or investigators.

The specific criteria, the Procurator Selection Council and the regulation on selection of procurators and investigators shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.

Article 44.- The term of office of a procurator or an investigator shall be five years.

Article 45.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The specific tasks and powers of the procurators shall be stipulated by the Ordinance on Procurators of the People’s Procuracies.

2. When performing the tasks assigned and/or exercising the powers delegated by the heads of the investigating agencies, the investigators shall have to abide by law and submit to the personal direction of the heads of the investigating agencies and the unified leadership of the chairman of the Supreme People’s Procuracy.

The tasks and powers of the investigators shall be stipulated by law.

Article 46.-

1. The directors, deputy-directors and procurators, the heads of the investigating agencies and the investigators of the People’s Procuracies must take responsibility before law for the performance of their tasks and the exercise of their powers; if committing law-breaking acts, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law.

2. If the directors, deputy-directors and procurators, the heads of the investigating agencies or investigators of the People’s Procuracies cause damage while performing their tasks and/or exercising their powers, the People’s Procuracies where such people work shall have to compensate for the damage and the persons who have caused the damage shall have to refund the compensation to the People’s Procuracies as provided for by law.

Chapter X

ENSURING THE OPERATION OF THE PEOPLES PROCURACIES

Article 47.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Basing him-/herself on the total payroll decided by the National Assembly Standing Committee, the chairman of the Supreme People’s Procuracy shall decide on the payrolls of the local People’s Procuracies and units under the Supreme People’s Procuracy.

2. The payroll, the numbers of procurators and investigators of the Military Procuracies shall be decided by the National Assembly Standing Committee at the proposal of the chairman of the Supreme People’s Procuracy after reaching agreement with the Defense Minister.

Article 48.- The salary and allowance regime, the identity cards and uniforms for officials of the procuracy sector and the regime of preferences for the procurators and investigators when performing their tasks shall be stipulated by the National Assembly Standing Committee.

Article 49.-

1. The operational funding of the People’s Procuracies shall be estimated by the Supreme People’s Procuracy which shall propose the Government to submit it to the National Assembly for decision.

2. The operational funding of the Military Procuracies shall be jointly estimated by the Defense Ministry and the Supreme People’s Procuracy, which shall propose the Government to submit it to the National Assembly for decision.

3. The management, allocation and use of funding shall comply with the legislation on State budget.

4. The State shall prioritize the investment in the development of information technology and other facilities to ensure that the people’s procuracy sector well perform its functions and tasks.

Chapter XI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 50.- This Law shall replace the October 7, 1992 Law on Organization of the People’s Procuracies. The previous regulations contrary to this Law are all annulled.

This Law was passed on April 2, 2002 by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, at its 11th session.

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Van An

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân 2002

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.440

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.78.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!