Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62/1999/QĐ-CTN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Chủ tịch nước Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 04/06/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHỦ TỊCH NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/1999/QĐ-CTN

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 62/1999/QĐ-CTN NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ngày 24/8/1998;
Căn cứ vào ý kiến của Uỷ ban thường vụ Quốc hội tại Công văn số 186/UBTVQH 10 ngày 8/5/1999,
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số 540/CP- TCQT ngày 26/5/1999,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1- Phê chuẩn: Hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh

Đã được ông Trương đình Tuyển, Bộ trưởng Bộ thương mại thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký ngày 16/12/1998 tại Hà Nội;

Điều 2- Bộ trưởng Bộ ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Hiệp định nói trên và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của Hiệp định.

Điều 3- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Trương Đình Tuyển

(Đã ký)

HIỆP ĐỊNH KHUNG ASEAN

VỀ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU:

Các nước thành viên của Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á (dưới đây gọi tắt là "Các Bên ký kết");

Được cổ vũ bởi lòng mong muốn duy trì, phát triển và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước,

Nhắc lại các cam kết của mình nhằm thúc đẩy việc vận chuyển hàng hoá một cách hữu hiệu, nhanh chóng và thuận lợi giữa các Bên ký kết,

Nhớ lại các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất ngày 30/11/1996 tại Jakata và Hội nghị Cấp cao không chính thức lần thứ hai ngày 15/12/1997 tại Kuala Lumpur về hợp tác trong lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh và xúc tiến nhanh việc nghiên cứu các biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá cả trong quá cảnh và liên quốc gia, bao gồm cả vận tải trên bộ, đường biển và đường không;

Ghi nhận điều V của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) liên quan tới "Tự do quá cảnh" và các công ước quốc tế khác có liên quan về hàng hoá quá cảnh;

Nhất trí rằng hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh (dưới đây gọi tắt là "Hiệp định này") tổ chức một cách hiệu quả nhất đối với việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông Liên quốc gia và vận tải quá cảnh giữa các nước ASEAN.

Cam kết khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông Liên quốc gia và vận tải quá cảnh giữa các Bên ký kết.

Đã thoả thuận như sau:

Điều 1. Các mục tiêu

Các mục tiêu của Hiệp định này nhằm:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hàng hoá quá cảnh, hỗ trợ việc thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN và liên kết kinh tế khu vực hơn nữa ;

b) Đơn giản và hài hoà các yêu cầu và luật lệ về giao thông vận tải, thương mại và hải quan vì mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh; và

c) Thiết lập một hệ thống vận tải quá cảnh hữu hiệu, hiệu lực, đồng bộ và hài hoà giữa các nước ASEAN.

Điều 2. Các nguyên tắc

Những nguyên tắc dưới đây trong Hiệp định này sẽ hướng dẫn các Bên ký kết:

a) Đãi ngộ tối huệ quốc: Các Bên ký kết sẽ dành cho vận tải quá cảnh đến hoặc từ lãnh thổ của bất cứ Bên ký kết nào khác sự đãi ngộ không kém phần ưu đãi hơn sự đãi ngộ dành cho vận tải quá cảnh tới hoặc từ bất cứ nước nào;

b) Đãi ngộ quốc gia: Các Bên ký kết sẽ dành cho sản phẩm đang quá cảnh qua lãnh thổ của bất cứ Bên ký kết nào khác sự đãi ngộ không kém phần ưu đãi hơn sự đãi ngộ đã dành cho những sản phẩm đó nếu chúng đã được vận chuyển từ nơi xuất xứ đến nơi đến cuối cùng mà không qua lãnh thổ của Bên ký kết khác đó.

c) Sự nhất quán: Các Bên ký kết sẽ bảo đảm việc áp dụng nhất quán các luật lệ, quy chế, thủ tục và các hướng dẫn hành chính cũng như các phán quyết của mỗi Bên ký kết;

d) Sự đơn giản: Các Bên ký kết sẽ cố gắng đảm bảo việc đơn giản hoá tất cả các thủ tục và yêu cầu vận tải quá cảnh giữa các nước ASEAN;

e) Sự rõ ràng: Các Bên ký kết sẽ công khai và sẵn sàng cung cấp một cách nhanh chóng, rõ ràng các luật lệ, quy chế, thủ tục và thông báo hành chính của các nhà chức trách có liên quan.

f) Sự hữu hiệu: Các Bên ký kết sẽ đảm bảo việc quản lý hành chính một cách hữu hiệu và hiệu lực đối với vận tải quá cảnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá quá cảnh.

g) Thỉnh cầu: Các Bên ký kết sẽ đảm bảo có một cơ chế hữu hiệu cho việc xem xét các quyết định của các nhà chức trách có liên quan của các Bên ký kết và cơ chế này phải dễ dàng cho người sử dụng và người cung cấp vận tải quá cảnh trong các nước ASEAN tiếp cận; và

h) Tương trợ lẫn nhau: Các Bên ký kết sẽ cố gắng hợp tác và tương trợ lẫn nhau giữa các cơ quan có liên quan tham gia vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh trong các nước ASEAN.

Phần 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 3. Định nghĩa

Trong Hiệp định này:

a) "Vận tải quá cảnh" có nghĩa là việc quá cảnh hàng hoá và phương tiện vận tải qua lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên ký kết, khi việc qua lãnh thổ đó có hoặc không có chuyển tải, lưu kho, dỡ rời hoặc thay đổi hình thức vận tải chỉ là một phần của cả hành trình đầy đủ mà hành trình đó bắt đầu và kết thúc ngoài biên giới của một hoặc nhiều Bên ký kết có lãnh thổ mà vận tải quá cảnh đi qua.

b) "Vận tải nội bộ" có nghĩa là việc vận chuyển hàng hoá được xếp trong lãnh thổ của một Bên ký kết để dỡ tại một nơi trong lãnh thổ của Bên ký kết đó;

c) "Phương tiện vận tải" có nghĩa là các xe cơ giới đường bộ, đầu máy toa xe lửa, các tàu thuyền đi biển, đi sông và các máy bay;

d) "Hàng hoá nguy hiểm" có nghĩa là các chất hoặc vật dụng có thể ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ, sự an toàn và an ninh quốc gia;

e) "Hàng hoá dễ hư hỏng" có nghĩa là các loại cá, tôm, cua, động vật thân mềm ướp đông hoặc ướp lạnh, hoa quả, rau thịt ướp đông hoặc ướp lạnh hoặc gia cầm, sữa và các sản phẩm sữa, trứng và các sản phẩm trứng và thịt lợn và sản phẩm thịt lợn; và

f) "Tổng thư ký" có nghĩa là Tổng thư ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

Điều 4. Phạm vi áp dụng

1- Những quy định của Hiệp định này sẽ áp dụng cho vận tải quá cảnh.

2- Vận tải liên quốc gia sẽ được các Bên Ký kết thoả thuận. Vì mục đích này, các Bên ký kết sẽ đàm phán và khẩn trương ký kết một Hiệp định khung ASEAN riêng về Tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải Liên quốc gia.

Điều 5. Việc trao quyền

1- Căn cứ vào các quy định của Hiệp định này, mỗi Bên ký kết sẽ giành cho các Bên ký kết kia:

a) Quyền vận tải quá cảnh; và

b) Quyền được xếp và dỡ hàng hoá của các nước thứ ba được gửi đến hoặc đến từ các Bên ký kết.

2- Các Bên ký kết mà qua lãnh thổ của mình việc vận tải quá cảnh được tiến hành, sẽ cố gắng cung cấp các phương tiện có thể được cho việc vận tải đó theo đúng các quy định của Hiệp định này.

3- Vận tải quá cảnh sẽ không phụ thuộc vào bất cứ sự chậm trễ hoặc hạn chế không cần thiết nào và sẽ được miễn các loại thuế hải quan và các chi phí khác trừ các chi phí cho các dịch vụ cụ thể có thể liên quan tới việc vận tải đó.

4- Hàng hoá được chở trên xe cơ giới đường bộ, các xe kéo móc hoặc trong container có gắn xi sẽ không phải bị các trạm hải quan kiểm tra trên đường đi. Tuy nhiên, để ngăn ngừa việc lạm dụng như buôn lậu và gian lận thương mại, các nhà chức trách hải quan của mỗi Bên ký kết, trong những trường hợp ngoại lệ và đặc biệt khi có nghi ngờ tính bất thường, có thể tiến hành việc kiểm tra hàng hoá tại các trạm hải quan đó hoặc tại những nơi khác mà các nhà chức trách Hải quan chỉ định.

Phần 2:

XÁC ĐỊNH CÁC TUYẾN VẬN TẢI QUÁ CẢNH

Điều 6. Xác định các tuyến vận tải quá cảnh và các phương tiện hạ tầng

1- Các Bên ký kết sẽ thông qua một danh sách các tuyến vận tải quá cảnh được chỉ định sẽ được nêu trong Nghị định thư 1 của Hiệp định này.

2- Vì sự an toàn, Các Bên ký kết sẽ cố gắng cung cấp ở trong lãnh thổ của mình các khu vực dừng nghỉ xe trên các tuyến đã xác định này với khoảng cách thích hợp.

Điều 7. Các phương tiện biên giới

1- Các Bên ký kết đồng ý chỉ định các cửa khẩu tại các điểm biên giới sẽ được quy định tại nghị định thư 2 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải quá cảnh.

2- Các Bên ký kết sẽ cung cấp các phương tiện đầy đủ và các cơ sở có liên quan tại các cửa khẩu đối với các tuyến vận tải quá cảnh.

3- Các Bên ký kết sẽ cố gắng để:

a) Cung cấp, khi nào có thể và trong phạm vi quyền hạn pháp lý của mình, các điểm biên giới mà trên thực tế gần kề các điểm biên giới của các Bên ký kết khác liên quan tới các khu vực kiểm soát về yêu cầu kiểm tra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông quan và kiểm tra các phuương tiện vận tải và hàng hoá quá cảnh, qua đó có thể tránh được việc dỡ hàng và xếp hàng lại nhiều lần. Không có việc cản trở hai hoặc nhiều Bên ký kết tiến hành việc kiểm tra chung của các quan chức Các Bên ký kết này tại cùng một địa điểm.

b) Đảm bảo có đầy đủ nguồn nhân lực cho việc hoàn thành nhanh chóng các khâu thủ tục biên giới, như: Xuất nhập cảnh, hải quan, y tế và kiểm soát ngoại hối;

c) Cho phép hàng hoá quá cảnh được lưu kho tạm thời tại những địa điểm được phép;

d) Phối hợp giờ làm việc của các địa điểm gần nhau.

e) Chỗ nào có điều kiện, cung cấp đủ nơi để container và chỗ đỗ các xe cơ giới chờ làm thủ tục hàng hoá;

4- Mỗi Bên ký kết, khi nào có điều kiện, sẽ xem xét các quy định của Công ước Liên Hiệp quốc về Hài hoà việc kiểm soát hàng hoá tại Biên giới, ký tại Geneva ngày 21/11/1982.

Phần 3:

CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ

Điều 8. Các quy chế về giao thông Các Bên ký kết sẽ cố gắng có những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo việc hài hoà các quy chế giao thông đường bộ có hiệu lực ở trong lãnh thổ của mình phù hợp về cơ bản với các quy định của Công ước giao thông đường bộ ký tại Viên ngày 8 tháng 11 năm 1968 và Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ ký tại Viên ngày 8 tháng 11 năm 1968.

Điều 9. Các dịch vụ vận tải quá cảnh

1- Mỗi Bên ký kết sẽ cho phép việc sử dụng các phương tiện giao thông đã đăng ký ở các Bên ký kết khác để cung cấp các dịch vụ vận tải quá cảnh trên lãnh thổ của mình phù hợp với điều khoản 5 của Hiệp định này.

2- Các loại xe và số lượng xe đường bộ sử dụng cho việc vận tải quá cảnh sẽ được các Bên ký kết thoả thuận, như sẽ được nêu trong Nghị định thư 3, trước khi bắt đầu các dịch vụ vận tải. Sau đó, loại xe và số lượng xe đường bộ sẽ được thảo luận từng thời gian giữa các Bên ký kết.

Điều 10. Giấy phép vận tải đường bộ

Các Bên ký kết cam kết hài hoà các yêu cầu về giấy phép vận tải đường bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải quá cảnh.

Điều 11. Các yêu cầu kỹ thuật xe cơ giới

Phương tiện vận tải sử dụng trong vận tải quá cảnh bằng đường bộ sẽ phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật về kích thước xe, tải trọng trục và trọng lượng tối đa, tiêu chuẩn độ khói và các vấn đề có liên quan như sẽ được nêu cụ thể trong Nghị định thư 4.

Điều 12. Việc công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận kiểm tra kỹ thuật xe cơ giới

1- Các Bên ký kết cam kết tiến hành việc kiểm tra kỹ thuật định kỳ các xe cơ giới đường bộ đăng ký trong lãnh thổ của mỗi nước và được sử dụng cho các hoạt động vận tải quá cảnh.

2- Các Bên ký kết sẽ công nhận giấy chứng nhận kiểm tra kỹ định kỳ xe cơ giới đường bộ dùng vào việc vận tải quá cảnh do các Bên ký kết khác cấp phù hợp với Hiệp định Công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật xe cơ giới thương mại do các thành viên ASEAN cấp ký tại Singgapore ngày 10 tháng 9 năm 1998.

Điều 13. Công nhận lẫn nhau bằng lái xe cơ giới

Các Bên ký kết sẽ công nhận bằng lái xe nội địa do các Bên ký kết khác cấp phù hợp với Hiệp định về việc công nhận bằng lái xe nội địa của các nước ASEAN ký ngày 9/7/1985 ở Kualumpur.

Điều 14. Quy định về bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba của xe cơ giới

1- Xe cơ giới khi đi vào lãnh thổ của một Bên ký kết khác sẽ phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh luật lệ liên quan tới bảo hiểm đối với người thứ ba bao gồm việc bảo hiểm các phương tiện vận tải về trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba xảy ra trong quá trình vận tải quá cảnh.

2- Các Bên ký kết cam kết hài hoà hoặc xây dựng một quy định ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới. Quy định này sẽ được nêu cụ thể trong Nghị định thư 5.

3- Quy định ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới sẽ phải quy định ít nhất là tất cả các bảo đảm mà luật lệ về bảo hiểm bắt buộc đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới của Các Bên ký kết yêu cầu.

Điều 15. Các chi phí và các nghĩa vụ tài chính khác

Các Bên ký kết cố gắng đơn giản hoá, hợp nhất hoá và hài hoà các chi phí và các nghĩa vụ tài chính khác được đánh vào các phương tiện vận tải.

Phần 4:

CÁC ĐIỀU KIỆN CHUNG VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 16. Các dịch vụ quá cảnh và chuyển tiếp

1- Các dịch vụ quá cảnh và chuyển tiếp trên các tuyến đường sắt nối lãnh thổ các Bên ký kết sẽ được thực hiện tại các ga chuyển tàu chỉ định.

2- Các ga biên giới và ga chuyển tàu, loại và số lượng đầu máy toa xe sẽ được chỉ định trong Nghị định thư 6. Nghị định thư cũng sẽ quy định cụ thể các công tác khai thác cơ bản liên quan tới các vấn đề như kiểm tra kỹ thuật đầu máy toa xe.

3- Các Bên ký kết sẽ khuyến khích đường sắt của mình ký kết các thoả thuận về đường sắt, kể cả những thoả thuận về việc chấp nhận việc kiểm tra kỹ thuật đầu máy toa xe, phù hợp với các quy định của Hiệp định này và các Nghị định thư của nó.

Phần 5:

CÁC BIỆN PHÁP KIỂM DỊCH ĐỘNG, THỰC VẬT VÀ KIỂM SOÁT HẢI QUAN

Điều 17. Hài hoà và đơn giản hoá các thủ tục hải quan

1- Các Bên ký kết sẽ đơn giản và khi nào có thể thực hiện được sẽ hài hoà các thủ tục kiểm soát Hải quan về vận tải quá cảnh nhằm đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định mà Hải quan chịu trách nhiệm thực thi.

2- Các Bên ký kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra hải quan chung đối với vận tải quá cảnh, khi có thể được, tại các điểm biên giới đã chỉ định của mình.

3- Các Bên ký kết, khi nào có thể thực hiện được, sẽ cố gắng xem xét Bản phụ lục cụ thể về hải quan Quá cảnh trong công ước Kyoto sửa đổi do Tổ chức Hải quan Quốc tế bảo trợ.

Điều 18. Thiết lập chế độ quá cảnh hải quan

1- Các Bên ký kết sẽ thiết lập chế độ quá cảnh hải quan nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trên lãnh thổ của nước mình.

2- Các Bên ký kết đồng ý áp dụng chế độ quá cảnh hải quan như sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định thư 7.

Điều 19. Thiết lập Biện pháp kiểm dịch động, thực vật

Các Bên ký kết sẽ thiết lập biện pháp kiểm dịch động thực vật sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định thư 8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trên lãnh thổ của mình và đảm bảo phù hợp với luật pháp và thể lệ mà các cơ quan chức trách có liên quan chịu trách nhiệm thực thi.

Phần 6:

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 20. Các quy định đặc biệt về vận tải hàng nguy hiểm

Việc vận tải quá cảnh hàng hoá nguy hiểm như sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định thư 9 không được phép theo Hiệp định này trừ phi Bên ký kết mà việc vận tải được thực hiện trên lãnh thổ của Bên đó cấp giấy phép đặc biệt.

Điều 21. Các quy định đặc biệt về vận tải hàng cấm và/hoặc hàng bị hạn chế

Việc vận tải hàng cấm và/hoặc hàng bị hạn chế trong lãnh thổ quá cảnh của một Bên ký kết, đựoc quy định cụ thể trong Nghị định thư 7, sẽ bị cấm theo Hiệp định này.

Điều 22. Các quy định đặc biệt về vận tải hàng hoá dễ hư hỏng

Căn cứ vào các quy định của Hiệp định này, các Bên ký kết sẽ cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng dễ hư hỏng.

Điều 23. Việc cung cấp các phương tiện lớn hơn

Hiệp định này không dẫn đến dưới bất kỳ hình thức nào việc rút các phương tiện quá cảnh mà lớn hơn các phương tiện được quy định trong hiệp định này khi các điều khoản và điều kiện đó phù hợp với các nguyên tắc nêu trong Hiệp định này. Hiệp định này cũng không ngăn cản việc dành các phương tiện lớn hơn trong tương lai khi các Bên ký kết có thể thoả thuận với nhau hoặc một Bên ký kết đồng ý dành cho nhau.

Điều 24. Luật lệ nội địa

1- Luật pháp và thể lệ nội địa liên quan tới vận tải hàng hoá sẽ được áp dụng bình đẳng và không phân biệt đối xử với vận tải quá cảnh khi Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định không nêu ra.

2- Các Bên ký kết cố gắng hài hoà và đơn giản hoá quy tắc, thể lệ và các thủ tục hành chính của mình liên quan tới việc vận tải quá cảnh phù hợp với những quy định của Hiệp định này.

Điều 25. Các nhóm công tác

Sau khi Hiệp định này được ký kết, các nhóm công tác có liên quan sẽ được thành lập hoặc chỉ định để soạn thảo các Nghị định thư mà chúng sẽ là những bộ phận không tách rời Hiệp định này. Các Nghị định thư gồm:

Nghị định thư 1: Xác định các tuyến vận tải và các phương tiện hạ tầng

Nghị định thư 2: Xác định các cửa khẩu

Nghị định thư 3: Các loại xe và số lượng xe cơ giới đường bộ

Nghị định thư 4: Các yêu cầu kỹ thuật xe cơ giới

Nghị định thư 5: Quy định của ASEAN về bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với người thứ ba của chủ xe cơ giới

Nghị định thư 6: Các ga biên giới và các ga chuyển tàu

Nghị định thư 7: Chế độ quá cảnh hải quan

Nghị định thư 8: Biện pháp kiểm dịch động, thực vật

Nghị định thư 9: Hàng hoá nguy hiểm

Điều 26. Việc tuân thủ luật quốc gia

Trừ phi có quy định khác trong các Hiệp định giữa các Bên ký kết, kể cả trong hiệp định này:

a) Phương tiện vận tải của một Bên ký kết, bao gồm cả người và hàng hoá khi ở trong lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân thủ luật lệ và quy tắc quốc gia có hiệu lực trong lãnh thổ nước đó; và

b) Không Bên ký kết nào sẽ đặt ra cho người và hàng hoá của Bên ký kết kia các yêu cầu hạn chế hơn các yêu cầu áp dụng bởi luật lệ và quy tắc đối với các phương tiện vận tải của nước mình.

Điều 27. Tính công khai, rõ ràng

1- Các Bên ký kết sẽ đảm bảo tính công khai, rõ ràng của luật pháp, quy chế và thủ tục hành chính có liên quan ảnh hưởng tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải quá cảnh hàng hoá theo quy định tại Hiệp định này và các Nghị định thư của Hiệp định.

2- Vì mục đích này, trong vòng 6 tháng sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Các Bên ký kết sẽ nộp lưu chiểu với ban Thư ký ASEAN các luật, quy chế và các thủ tục hành chính của mình nêu trên đây.

3- Nếu các tài liệu trên đây không bằng tiếng Anh thì các bản dịch tiếng Anh cũng sẽ nộp lưu chiểu trong vòng một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực.

Điều 28. Việc giúp đỡ khi xẩy ra các tai nạn giao thông

Nếu phương tiện vận tải của một bên ký kết bao gồm cả người và hàng hoá gặp tai nạn giao thông trên lãnh thổ của một bên ký kết kia, thì Bên ký kết đó sẽ giúp đỡ hết khả năng đối với phương tiện vận tải kể cả người và hàng hoá, đồng thời thông báo cho nhà chức trách thích hợp của Bên ký kết có phương tiện bị tai nạn càng sớm càng tốt.

Phần 7:

CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỂ CHẾ

Điều 29. Các quy định về thể chế

1- Một Uỷ ban quốc gia Phối hợp Vận tải quá cảnh sẽ được thành lập ở mỗi Bên ký kết để điều phối và thực hiện Hiệp định này một cách có hiệu quả và hiệu lực.

2- Một Ban lãnh đạo phối hợp vận tải Quá cảnh sẽ được thành lập bao gồm quan chức cấp cao do mỗi Bên ký kết chỉ định và một đại diện của ban thư ký ASEAN nhằm giám sát việc điều phối và thực hiện hiệp định này một cách toàn diện. Ban này được phép mời và nhờ các tổ chức phối hợp có liên quan khác của ASEAN giúp đỡ về các vấn đề có liên quan tới việc thực hiện Hiệp định.

3- Ban lãnh đạo phối hợp Vận tải Quá cảnh sẽ thường kỳ báo cáo việc thực hiện Hiệp định này và xin ý kiến của các cơ quan cấp Bộ trưởng ASEAN có liên quan về các vấn đề quan trọng khi cần thiết.

4- Ban thư ký ASEAN sẽ giúp đỡ Ban lãnh đạo Phối hợp vận tải Quá cảnh trong việc thực hiện các chức năng và trách nhiệm của mình theo Hiệp định này và đặc biệt trong việc giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện hiệp định. Ban thư ký ASEAN sẽ gửi các báo cáo đánh giá cho ban lãnh đạo Phối hợp Vận tải Quá cảnh để xử lý tiếp.

Phần 8:

CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 30. Giải quyết tranh chấp

Các quy định của Nghị định thư ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp ký tại Manila ngày 20/11/1996 sẽ được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết các tranh chấp theo Hiệp định này.

Điều 31. Việc gia nhập của các thành viên mới

Các nước thành viên mới của ASEAN sẽ gia nhập hiệp định này theo các điều kiện và điều khoản phù hợp với Hiệp định và đã được nhất trí giữa nước thành viên mới và các Nước Thành viên ASEAN hiện nay. Việc gia nhập sẽ được tiến hành qua việc ký và nộp lưu chiểu Văn bản gia nhập Hiệp định với Tổng Thư ký ASEAN và Tổng Thư ký sẽ cung cấp cho mỗi Bên ký kết một bản sao có chứng thực Văn bản đó.

Điều 32. Các Hiệp định có hiệu lực khác

Hiệp định này hoặc các hoạt động của nó sẽ không ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết theo quy định của các hiệp định hiện hành hoặc các công ước quốc tế mà các Bên ký kết cũng ký kết hoặc tham gia.

Điều 33. Các điều khoản cuối cùng

1- Hiệp định này sẽ được các Nước Thành viên ASEAN phê chuẩn hoặc phê duyệt.

2- Văn bản phê chuẩn hoặc phê duyệt sẽ được nộp lưu chiểu cho Tổng Thư ký ASESAN và Tổng Thư ký ASEAN sẽ thông báo ngay cho mỗi Nước Thành viên về sự nộp lưu chiểu đó.

3- Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi tất cả các Bên ký kết đã nộp lưu chiểu Văn bản phê chuẩn hoặc Phê duyệt với Tổng Thư ký ASEAN.

4- Không có việc bảo lưu đối với Hiệp định khi ký kết hoặc khi phê chuẩn/phê duyệt.

5- Mọi sửa đổi đối với các quy định của Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi tất cả các Bên ký kết đồng ý.

Để làm bằng những người ký dưới đây, đã được uỷ quyền, đã ký Hiệp định khung ASEAN về tạo Điều kiện Thuận lợi Cho Hàng Hoá Quá Cảnh.

Làm tại Hà Nội, Việt Nam ngày 16 tháng 12 năm 1998 thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh.

Thay mặt Chính phủ Bru-nây Đa-ru-xa-lam

(ký)

ABDUL RAHMAN TAIB

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Tài nguyên cơ bản

Thay mặt Chính phủ Cộng hoà In-đô-nê-xi-a

(ký)

GINADJAR KARTASASMITA

Bộ trưởng phối hợp kinh tế, Tài chính và Công nghiệp

Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

(ký)

SOULIVONG DARAVONG

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ công nghiệp

Thay mặt Chính phủ Ma-lai-xi-a

(ký)

DATO’SERI RAFIDAH AZIZ

Bộ trưởng Bộ thương mại Quốc tế và Công ngiệp

Thay mặt Chính phủ Liên bang Mi-an-ma

(ký)

Chuẩn tướng DAVID O.ABEL

Bộ trưởng Phụ trách văn phòng Chủ tịch Hội đồng

Hoà bình và Phát triển

Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Phi-lip-pin

(ký)

JOSE TRINIDAD PARDO

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp

Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xing-ga-po

(ký)

LEE YOCK SUAN

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp

Thay mặt Chính phủ Vương quốc Thái Lan

(ký)

SURIN PITSUWAN

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Thay mặt Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

(ký)

TRUONG DINH TUYEN

Bộ trưởng Bộ Thương mại

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 62/1999/QĐ-CTN ngày 04/06/1999 phê chuẩn hiệp định khung ASEAN về tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh do Chủ tịch nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.525

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.187.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!