|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
168/2001/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phan Văn Khải
|
Ngày ban hành:
|
30/10/2001
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
SỐ 168/2001/QĐ-TTG
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 168/2001/QĐ-TTG NGÀY 30
THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN, KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001 - 2005 VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Công nghiệp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Định
hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (bao gồm các tỉnh: Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum
và Lâm Đồng) nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, tạo sự phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững,
bảo vệ môi trường sinh thái, tiến tới trở thành một trong những vùng kinh tế
động lực của cả nước. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân,
trước hết là vùng đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó
khăn. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng. Mục tiêu phát triển chủ
yếu là:
1. Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) đến năm 2005 gấp 2,0 lần so với năm 2000, tăng bình quân khoảng 9%/năm,
trong đó công nghiệp tăng 16%/năm, nông lâm nghiệp tăng 7%/năm, dịch vụ tăng
12%/năm; Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa, có hiệu quả và có sức cạnh tranh cao,
tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng, ngành dịch vụ, giảm dần tỷ
trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP. Đến năm 2005 tỷ trọng của các
ngành trên là 22; 25; 53. Trong nông nghiệp tập trung phát triển loại nông sản
góp phần thay thế hàng nhập khẩu như: ngô, đậu tương, bông, thuốc lá, bò
sữa,... đồng thời tiếp tục phát triển các mặt hàng nông sản có lợi thế xuất
khẩu như: cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ, rau, hoa,... theo hướng
thâm canh cao, nâng cao chất lượng và hiệu quả góp phần nâng kim ngạch xuất
khẩu, để đến năm 2005 có mức xuất khẩu bình quân đầu người đạt 200 đôla Mỹ/năm.
3. Đến năm 2005 không còn hộ
đói, không còn xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 13%; 100% người có
công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cùng xã nơi cư
trú.
4. Hầu hết các xã có đường ô tô
đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hóa, về cơ bản, người dân được dùng nước
sạch từ giếng, nước máy hoặc bể chứa; 90% số xã có điện.
5. Tất cả các trạm y tế có đủ
điều kiện (điện, nước, thiết bị, thuốc, cán bộ y tế) để chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân.
6. Hoàn thành phổ cập giáo dục
tiểu học và xóa mù chữ ở các xã chưa đạt chuẩn. Đến năm 2005 có 30% số xã và
tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn - đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; có
18-20% số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân đã qua đào tạo;
mỗi huyện có ít nhất 1 trường nội trú; hầu hết các huyện, thị xã, thị trấn,
thành phố có cơ sở dạy nghề ngắn hạn.
7. Giải quyết tốt hơn các vấn để
xã hội, nâng cao dân trí và cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân, đặc biệt là
đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
8. Thực hiện tốt an ninh chính
trị, bảo đảm quốc phòng vững mạnh.
Điều 2. Định
hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
I. VỀ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM
NGHIỆP
Nhịp độ tăng trưởng bình quân
hàng năm 7%, trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn, tập trung, chuyên canh, phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương,
nâng cao mức thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác gấp hơn 2,0 lần so
với năm 2000.
1. Về sản xuất lương thực: Mức
sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn, tập trung phát triển ngô lai (nhất là giống ngô
cao đạm), sắn cao sản, nhằm phát huy thế mạnh của vùng để giải quyết lương thực
cho người và sản xuất thức ăn chăn nuôi và các ngành công nghiệp sử dụng nguyên
liệu từ sắn.
a) Cây lúa: Tập trung áp dụng
các biện pháp thâm canh và tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa lai trên diện tích lúa
hiện có, chỉ mở rộng diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện. Đặc biệt ưu
tiên xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ để sản xuất lương thực tại chỗ
cho đồng bào vùng sâu, vùng xa.
b) Cây màu: Tây Nguyên có nhiều
tiềm năng để phát triển mạnh cây màu như: ngô, sắn. Cần hình thành vùng sản
xuất ngô, nhất là ngô lai theo hướng tập trung, chuyên canh đến năm 2005 đạt
sản lượng khoảng 1,0 triệu tấn/năm. Hình thành vùng sắn tập trung ở nơi có điều
kiện, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến từ nguyên liệu sắn.
2. Về cây công nghiệp:
a) Cây cà phê: Không mở thêm
diện tích trồng mới, chuyển diện tích cà phê già cỗi, xấu không có khả năng
giải quyết nước tưới sang trồng cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Chuyển một phần diện tích cà phê vối sang cà phê chè ở nơi có điều kiện. Tập
trung thâm canh, cải tạo giống trên diện tích còn lại. Uỷ ban nhân dân các tỉnh
Tây Nguyên rà soát lại diện tích cà phê hiện có, xây dựng cơ chế chính sách, hướng
dẫn cụ thể việc giảm, chuyển diện tích cà phê sang trồng cây trồng khác.
Tổng công ty Cà phê Việt Nam,
các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2005 hoàn thành việc đầu tư các cơ sở chế biến
(thô, tinh), cơ sở sau thu hoạch như sân phơi, sấy,... nhằm nâng cao chất
lượng, tiêu chuẩn và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
b) Cây cao su: Chỉ tiếp tục
trồng mới theo quy hoạch của dự án vay vốn AFD trong các công ty cao su quốc
doanh và cao su tiểu điền vay vốn dự án WB (dự án đa dạng hóa nông nghiệp), ưu
tiên trồng ở vùng biên giới. Tiếp tục đầu tư, thâm canh diện tích hiện có. Đến
năm 2005 có khoảng 120.000 ha.
Tổng công ty Cao su Việt Nam,
các tỉnh Tây Nguyên phải hoàn thành việc đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến (sơ
chế cao su) và điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường để
sau năm 2010 hình thành ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su.
c) Cây chè: Tập trung thâm canh
diện tích chè hiện có, chỉ trồng mới ở những nơi có điều kiện, chủ yếu ở Lâm
Đồng. Thay thế dần giống chè hiện có bằng giống chè mới có năng suất và chất
lượng phù hợp với thị trường trong nước và ngoài nước. Đến năm 2005 diện tích
đạt khoảng 23.000 ha. Tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các cơ
sở chế biến, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh trên thị
trường.
đ) Cây điều: Mục tiêu đến năm
2005 có diện tích khoảng 31.000 ha và sau đó nâng lên khoảng 60.000 ha, trên cơ
sở cải tạo vườn điều cũ và mở thêm diện tích mới ở vùng đất thích hợp, trồng
điều thâm canh, với giống điều có năng suất cao, chất lượng tốt để đạt sản
lượng trên 30.000 tấn nhân/năm. Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến nhân hạt điều
phù hợp với vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm giải quyết thêm việc làm cho dân.
đ) Cây mía: Tiếp tục mở thêm
diện tích trồng mới bảo đảm đủ nguyên liệu mía cho các nhà máy đường hiện có.
Thực hiện biện pháp thâm canh, nâng tỷ lệ diện tích trồng giống mía mới có năng
suất và tỷ lệ đường cao, mở rộng diện tích mía có tưới ở nơi có công trình thủy
lợi.
e) Cây bông: Cần phát triển
nhanh cây bông để thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Phát triển bông gắn với việc
đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như Easuốp thượng, Easuốp hạ, Ia Lâu,
Ia Mơ, để hình thành vùng chuyên canh tập trung và được thâm canh cao. Phấn đấu
đến năm 2005 đạt khoảng 25.000 ha và sau đó nâng dần lên trên 50.000 ha, sử
dụng rộng rãi giống bông lai có năng suất cao, chất lượng xơ tốt, có thu nhập
cao trên một đơn vị diện tích.
g) Cây dâu tằm: Tập trung khôi
phục lại vùng trồng dâu, nuôi tằm ở Lâm Đồng. Sau năm 2005 về cơ bản đảm bảo
nguyên liệu cho các nhà máy ươm tơ, dệt lụa đã đầu tư ở vùng. Giữ diện tích
khoảng 5.000 ha, áp dụng các biện pháp tiến bộ để nâng cao năng suất dâu, đạt
sản lượng kén tằm khoảng 2.000 tấn.
h) Cây tiêu: Vẫn là cây trồng có
giá trị kinh tế cao ở Tây Nguyên, trong những năm qua phát triển nhanh, hình
thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung cao, cần tập trung thâm
canh, nâng cao chất lượng số hồ tiêu hiện có.
i) Cây thuốc lá: Trồng ở nơi có
điều kiện thuận lợi, với các giống có năng suất và chất lượng cao phù hợp với
nhu cầu, thị hiếu của thị trường, vừa bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho các
nhà máy sản xuất thuốc lá, vừa có thể xuất khẩu nguyên liệu thuốc lá.
3. Rau, hoa, quả và các loại cây
khác:
a) Về rau, hoa: Chủ yếu trồng ở
tỉnh Lâm Đồng, phải hình thành được vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo
hướng sản xuất công nghiệp với công nghệ tiên tiến tạo ra loại rau, hoa cao cấp
đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để xuất khẩu (đặc biệt là hoa tươi xuất khẩu)
và phục vụ nhu cầu trong nước. Đến năm 2005 đạt khoảng 30.000 ha, trong đó
khoảng 500-600 ha trồng hoa.
b) Về cây ăn quả: Phát triển các
loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ và phù hợp với điều kiện thời tiết khí
hậu và đất đai của vùng.
c) Cây thực phẩm: Phát huy lợi
thế của Tây Nguyên để phát triển mạnh cây đậu tương và các loại đậu đỗ khác.
Hình thành vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa, gắn với cơ sở chế biến
tại chỗ. Đến năm 2005 có khoảng 100.000 ha.
d) Cây dược liệu: Tiếp tục mở
rộng diện tích ở Kon Tum, Đà Lạt và những nơi có điều kiện. Bảo vệ vùng cây
dược liệu quý ở Kon Tum.
4. Chăn nuôi và thủy sản: Tây
Nguyên có nhiều tiềm năng và thế mạnh hơn hẳn các vùng khác của cả nước để phát
triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, nhất
là bò thịt, bò sữa. Triển khai các dự án phát triển chăn nuôi bò thịt chất
lượng cao ở Đắc Lắc bảo đảm cung cấp thịt chất lượng cao cho các khu đô thị và
khu công nghiệp. Từng bước phát triển chăn nuôi bò sữa ở các tỉnh gắn với việc
đầu tư cơ sở chế biến sữa. Đến năm 2005 đạt khoảng 700 ngàn con bò: trong đó có
5.000 bò sữa. Việc phát triển chăn nuôi ở Tây Nguyên theo hướng phát triển hộ
gia đình và trang trại là chính, các doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã làm
dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm và chế biến các sản
phẩm chăn nuôi. Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt, nhất là ở các hồ chứa để có
thêm sản phẩm cung cấp cho thị trường tại chỗ.
5. Lâm nghiệp: Phát triển mạnh
lâm nghiệp ở Tây Nguyên là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nâng độ che phủ lên
65%, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước và trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, hình thành vùng nguyên liệu chính cho công nghiệp giấy, gỗ ván nhân
tạo, chế biến đồ gỗ xuất khẩu và gia dụng, góp phần tăng thu nhập, giải quyết
việc làm.
a) Tiếp tục thực hiện tốt việc
bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có, bao gồm: rừng tự nhiên, rừng
phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, có biện pháp nghiêm ngặt
bảo vệ rừng tự nhiên.
b) Tập trung trồng rừng kinh tế,
hình thành vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến giấy, bột giấy, ván dăm, ván
nhân tạo, đồ gỗ gia dụng,...
Phấn đấu đến sau năm 2005 trồng
mới ít nhất 200.000 ha với các loại cây trồng như: keo bạch đàn, keo lai,
thông, tre,... bảo đảm đủ nguyên liệu cho nhu cầu chế biến các sản phẩm từ gỗ.
Trước mắt, phải bảo đảm cung cấp
đủ nguyên liệu cho Nhà máy MDF Gia Lai, Nhà máy Bột giấy ở Kon Tum, Lâm Đồng và
ở những nơi khác có điều kiện để hướng tới sản lượng bột giấy và giấy đạt
khoảng 1,0 triệu tấn/năm, sản lượng ván nhân tạo các loại khoảng 500.000
m3/năm.
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong lai tạo giống theo phương thức mô hom, để phát triển nhanh các loại
cây có độ tăng trưởng nhanh (khoảng trên 20-30 m3/ha/năm trở lên), có hiệu quả
cao.
c) Phát triển mạnh việc trồng cây
lấy gỗ lớn ở những nơi có điều kiện để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng bao gồm
cây lấy gỗ lớn mọc nhanh và một số loài gỗ quý hiếm (giáng hương, gõ, sao,
dầu,...).
d) Từng bước giao khoán diện
tích rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng (buôn, bản, làng, xã) quản lý,
bảo vệ theo quy ước của cộng đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
quý 3 năm 2001 trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách quyền hưởng lời,
nghĩa vụ khi được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp để khuyến khích
người trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng.
đ) Thực hiện nghiêm ngặt việc
khai thác gỗ theo đúng kế hoạch, quy trình quy phạm, khai thác các đặc sản dưới
tán rừng, kết hợp với phát triển công nghiệp rừng để tăng giá trị sử dụng tài
nguyên rừng. Gắn việc khoanh nuôi bảo vệ rừng với du lịch sinh thái dưới tán
rừng. Hướng dẫn việc tiêu dùng đồ gia dụng gia đình, thay việc xây dựng từ gỗ
rừng bằng vật liệu khác; khuyến khích việc thay thế sử dụng chất đốt từ gỗ cho
sinh hoạt và sản xuất vật liệu bằng nguồn chất đốt khác. Hạn chế tiến tới chấm
dứt việc chặt phá rừng làm nương rẫy và săn bắt thú rừng theo quy định của pháp
luật. Với rừng tự nhiên không cho phép khai thác được chuyển thành rừng đặc
dụng để được bảo vệ nghiêm ngặt.
II.VỀ CÔNG NGHIỆP
Mục tiêu phát triển công nghiệp
ở Tây Nguyên chủ yếu là công nghiệp hóa nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến
nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện và công nghiệp khai khoáng.
1. Công nghiệp chế biến: Tập
trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến nông
lâm sản theo quy hoạch để sau năm 2005 về cơ bản đầu tư xong cơ sở chế biến
nông, lâm sản và công nghệ sau thu hoạch, trước hết là công nghiệp chế biến
chè, cà phê, chế biến hoa quả và các ngành chế biến sâu sử dụng nguyên liệu là
nông, lâm sản gồm: công nghiệp giấy, sản xuất gỗ, cao su, công nghiệp dệt,...
Trước mắt phải:
Hoàn thành việc xây dựng Nhà máy
Bột giấy Kon Tum công suất 130.000 tấn/năm, Nhà máy Bột giấy ở Lâm Đồng công
suất 150.000 tấn/năm và một số nhà máy giấy ở tỉnh khác.
Hoàn thành Nhà máy Gỗ ván MDF
Gia Lai công suất 54.000 m3/năm đúng tiến độ gắn với vùng gỗ nguyên liệu và
tiếp tục phát triển các cơ sở chế biến đồ gỗ trên địa bàn.
Đầu tư mới cơ sở chế biến bông
xơ, kéo sợi ở vùng trồng bông tập trung quy mô lớn, từng bước hình thành cơ sở may
mặc hoặc gia công may mặc để giải quyết việc làm và tham gia xuất khẩu. Khai
thác sử dụng hết công suất các cơ sở ươm tơ, dệt lụa đã đầu tư trên địa bàn để
nâng cao số lượng và chất lượng hàng tơ tằm xuất khẩu. Khôi phục lại nghề dệt
vải truyền thống trong dân, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc.
Ngành chế biến nông, lâm sản
phải trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và được ưu tiên áp dụng
công nghệ tiên tiến và hiện đại để có sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị
trường trong nước và xuất khẩu.
2. Công nghiệp thủy điện: Tây
Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp thủy điện có thể đạt đến
công suất 2.383MW, sản lượng điện đạt 12,7 tỷ KWh/năm, tiềm năng thủy điện nhỏ
có thể đạt khoảng 1,5 tỷ KWh/năm.
Hoàn thành các công trình thủy
điện: Hàm Thuận Đa Mi để phát điện vào đầu năm 2002, thủy điện Ialy hòa điện tổ
máy còn lại vào cuối năm 2001.
Hoàn thành lập dự án khả thi đầu
tư các công trình thủy điện thuộc hệ thống sông Đồng Nai (thượng nguồn thuộc
tỉnh Lâm Đồng), hệ thống sông Sê San thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum phù hợp
với tổng sơ đồ phát triển điện thời kỳ 2001-2010 và có tính đến năm 2020. Cải
tạo lưới điện cho 4 thành phố và thị xã, xây đựng thêm đường dây 500 KV thứ 2
Pleiku - Buôn Mê Thuột - Di Linh - Phú Lâm; xây dựng đường điện 110 KV tới các
huyện Ma Đrắc, Đắc Min (Đắc Lắc).
Tiếp tục nghiên cứu đầu tư những
công trình thủy lợi gắn với thủy điện; ưu tiên đầu tư thủy điện nhỏ ở vùng có
điều kiện. Xây dựng xong đường điện đến 142 xã hiện chưa có điện đến trung tâm
xã, đến năm 2005 đảm bảo trên 70% số hộ dân cư được dùng điện.
3. Công nghiệp khai khoáng và
hóa chất: Trên cơ sở cân nhắc hiệu quả kinh tế và khả năng nguồn vốn, sẽ xây
dựng các nhà máy khai thác quặng bauxit và luyện nhôm ở Lâm Đồng và Đắc Lắc. Mở
rộng quy mô dự án khai thác các loại khoáng sản thiếc, vàng, đá quý và các loại
vật liệu xây dựng tại địa phương. Xây dựng nhà máy chế biến phân hỗn hợp NPK ở
Đắc Lắc.
4. Công nghiệp cơ khí, tiểu thủ
công nghiệp: Tổ chức lại sản xuất ngành cơ khí, đổi mới thiết bị đầu tư chiều sâu
ở những cơ sở cơ khí hiện có. Trước hết tăng năng lực ngành cơ khí sửa chữa,
sản xuất sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp tại chỗ và chế
biến nông sản. Khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp ở khu vực thành thị
và nông thôn, nhất là trung tâm cụm xã có điều kiện.
5. Xây dựng các khu công nghiệp:
Hoàn thành thủ tục triển khai khu công nghiệp Trà Đa, chuẩn bị điều kiện để xây
dựng với quy mô thích hợp khi có nhu cầu các khu công nghiệp: Tâm Thắng, Cư Jút
(Đắc Lắc), Chưpah (Gia Lai), Hòa Bình (Kon Tum), Bảo Lộc (Lâm Đồng), v.v...
III. THƯƠNG MẠI, DU LỊCH,
DỊCH VỤ
Phát triển ngành thương mại, du
lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng nhằm phát huy
lợi thế, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra, với nhịp độ tăng trưởng
12%/năm.
1. Phát triển mạng lưới kinh
doanh thương mại đa dạng, phù hợp với địa bàn Tây Nguyên, khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hóa, nhằm tạo động lực cho sản xuất
phát triển. Xây dựng các trung tâm thương mại ở đô thị cấp tỉnh và một số huyện
trọng điểm. Tổ chức tốt mạng lưới thương mại từ tỉnh, huyện đến xã để lưu thông
hàng hóa thông suốt theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng
3 năm 1998 của Chính phủ về việc triển khai thương mại miền núi, hải đảo và
vùng đồng bào dân tộc. Đến năm 2005 hoàn thành việc xây dựng các chợ và cửa
hàng tại các trung tâm cụm xã.
Đầu tư, xây dựng các cửa khẩu,
chợ biên giới và khu kinh tế cửa khẩu để tăng cường các hoạt động mua bán và
trao đổi hàng hóa với Lào, Cămpuchia.
Hoàn thành việc đầu tư xây dựng
một số trung tâm thương mại cửa khẩu trong vùng.
2. Tập trung đầu tư theo chiều
sâu các trung tâm du lịch hiện có, lựa chọn đầu tư mới ở những nơi có điều kiện
theo các hình thức du lịch phong phú, đa dạng như: sinh thái, văn hóa, lịch
sử...
Hình thành các tuyến du lịch nội
vùng và liên vùng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch phù hợp với đặc thù của Tây
Nguyên, gắn với du lịch ở các tỉnh ven biển miền Trung và Đông Nam Bộ.
IV. VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, Y
TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
1. Về giáo dục, đào tạo: Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông, từng bước tiếp cận trình độ
chuẩn của cả nước. Củng cố thành quả phổ cập tiểu học, tăng tỷ lệ học sinh
trong độ tuổi đến trường. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở cho toàn
vùng vào năm 2010.
Đầu tư xây dựng đủ phòng học
kiên cố và bán kiên cố cho các cấp học trong đó có khoảng 50% trường học được
trang bị các đồ dùng dạy học, thí nghiệm, thư viện, sân chơi và khu thể thao
theo chuẩn tối thiểu; 80 - 90% các trường có trang thiết bị đạt chuẩn vào năm
2010. Hoàn thành xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú cho tất cả các
huyện, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trung học phổ thông dân tộc nội
trú tỉnh.
Phát triển các trường bán trú,
các trường nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật ở các tỉnh. Củng cố và phát triển các
cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo. Tập trung đầu tư tăng cường khả năng và quy mô đào tạo
cho Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Nguyên. Mở khoa dự bị đại học
dành cho học sinh dân tộc đặt tại Trường Đại học Tây Nguyên.
Nâng cấp Trường Trung cấp Văn
hóa nghệ thuật Đắc Lắc thành Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắc Lắc vào năm
2005 và dự kiến thành lập Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Gia Lai và Trường
Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Kon Tum trong giai đoạn 2006 - 2010. Đầu tư nâng
cấp Trường Đào tạo nghề thanh niên dân tộc ở Đắc Lắc, Trường Kỹ thuật Đà Lạt,
Lâm Đồng; Nâng cấp, mở rộng 4 trường dạy nghề hiện có, đầu tư xây dựng mới
Trường Dạy nghề Kon Tum và 4 trung tâm dạy nghề trọng điểm quận, huyện (mỗi
tỉnh 1 trung tâm). Tất cả các huyện, thành phố đều có trung tâm giáo dục thường
xuyên.
2. Về y tế: Cải tạo và xây dựng
mới các cơ sở y tế, trước hết là xây dựng các bệnh viện khu vực (liên huyện)
Đăknông, Ajunpa, Ngọc Hồi, An Khê, Krông pa, v.v... củng cố các trung tâm y tế
huyện; duy trì và phát triển phòng khám đa khoa khu vực có hiệu quả. Xây dựng
và phát triển trung tâm y tế vùng mà nòng cất là Bệnh viện Buôn Mê Thuột - Đắc
Lắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Khoa Y Đại học Tây Nguyên.
Thành lập và xây dựng Bệnh viện
Y học cổ truyền tại tỉnh Kon Tum. Tất cả các xã phải có trạm y tế được xây dựng
kiên cố cùng với việc bố trí đủ yêu cầu cán bộ chuyên môn để bảo đảm tốt công
tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Có chính sách thích hợp để tăng
cường thực hiện việc đưa bác sĩ về xã. Phấn đấu đến năm 2005 đạt 50% số xã có
bác sĩ; 100% trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, mỗi trạm y tế có từ
3 - 5 cán bộ y tế, trên phạm vi toàn vùng có số bác sĩ trên một vạn dân lên
khoảng 4 - 5 người; 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo về chuyên môn.
Phấn đấu đến năm 2010 thanh toán bệnh dịch hạch trên quy mô toàn vùng. Nâng cấp
4 trung tâm bảo trợ xã hội.
3. Văn hóa, xã hội: Coi trọng
đầu tư các công trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở
hoạt động thể thao, nhà văn hóa, nhà rông ở các buôn phục vụ các lễ hội, phát
huy truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Tổ chức giao lưu văn hóa giữa các
vùng và trong khu vực, các lễ hội truyền thống của các dân tộc. Bảo tồn, phát
triển văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tăng
cường thể chế văn hóa cơ sở ở các thôn bản thông qua việc thực hiện Quy chế Dân
chủ. Phấn đấu đến năm 2005 có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 50%
số làng, bản, xóm, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa quốc gia, từng bước có nhà
văn hóa xã, phường; bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm. Tất cả các xã có
điểm bưu điện văn hóa.
Phấn đấu đến năm 2005 có 100% số
xã được phủ sóng truyền hình. Đầu tư thêm 1 đài phát sóng FM công suất 5KW của
Trung ương tại Đắc Lắc, mỗi tỉnh 1 bộ thiết bị sản xuất các chương trình tiếng
dân tộc và 1 máy phát sóng FM công suất từ 2 - 5 KW, các cụm truyền thanh sóng
FM; tăng lượng phát sóng bằng tiếng dân tộc.
Xây dựng đài truyền thanh cho
từng xã và cụm xã. Hiện đại hóa trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng
các chương trình bằng tiếng dân tộc, mỗi huyện có một máy thu phát lại truyền
hình với công suất 100-150W, xây dựng ăng ten chảo ở các vùng lõm và cột truyền
sóng ở núi Hàm Rồng (Gia Lai), một máy phát sóng VTV1 công suất 2 KW tại thị xã
Kon Tum.
Thực hiện có hiệu quả Chương
trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
4. Xóa đói giảm nghèo và giải
quyết việc làm:
Xóa đói giảm nghèo là một chương
trình bức xúc của Tây Nguyên. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên phải có kế
hoạch tổ chức thực hiện và giải pháp cụ thể về đất đai, giống, vốn và khuyến
nông, khuyến lâm cho các hộ đói, nghèo; giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo
túng một cách bền vững.
Thực hiện có hiệu quả Chương trình
quốc gia giải quyết việc làm, đến năm 2005 giải quyết việc làm cho 400-420 ngàn
lao động (bình quân mỗi năm khoảng 80-85 ngàn, hỗ trợ cho vay giải quyết việc
làm cho khoảng 16 ngàn lao động); phấn đấu giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
xuống khoảng 4%, tỷ lệ sử dụng lao động khu vực nông nghiệp tăng lên khoảng
82%, tạo bước chuyển biến trong cơ cấu, chất lượng lao động và năng suất lao
động.
5. Định canh, định cư, di dân
phát triển vùng kinh tế mới:
Trước năm 2003 phải định canh
định cư và ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc tại chỗ, đặc biệt là đồng bào
ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới. Thực hiện định
canh, định cư cho số đồng bào di cư tự do đang gặp khó khăn, giải quyết ổn định
đời sống cho đồng bào kinh tế mới đã đến Tây Nguyên trong những năm qua. Hạn
chế và tiến tới chấm dứt việc di dân tự do.
Quy hoạch và chuẩn bị xây dựng
dự án tái định cư theo hướng xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
(giao thông, thủy lợi, điện, nước, trường học, trạm y tế,...), đất đai cho sản
xuất và đất ở nhằm tiếp nhận thêm dân địa phương và một bộ phận dân ở vùng khác
đến lập nghiệp, trong đó có dân tái định cư của một số dự án thủy điện.
Điều 3. Mục
tiêu đầu tư các cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội thời kỳ 2001 - 2005 như sau:
1. Tập trung phát triển cơ sở hạ
tầng phục vụ phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện, nâng cao đời sống nhân
dân, đặc biệt là giao thông (bao gồm cả đường huyện lộ), thủy lợi, trường học,
bệnh viện (đặc biệt là bệnh viện khu vực), những công trình trực tiếp phục vụ,
cải thiện, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều
khó khăn.
- Về giao thông: Hoàn thành
đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch; nâng cấp các tuyến đường sang Lào, Cămpuchia,
các quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 27 và 28 và các tuyến đường ngang xuống phía
Đông. Đầu tư nâng cấp để thông xe toàn tuyến quốc lộ 14C, xây dựng quốc lộ 40
theo tiêu chuẩn cấp 3 miền núi, nối với quốc lộ 18B của Lào. Nâng cấp 32 tuyến
tỉnh lộ với tổng chiều dài 3.030 km. Phấn đấu 80% hệ thống tỉnh lộ được rải mặt
thảm nhựa theo tiêu chuẩn cấp 5 miền núi, kiên cố hóa 100% các cầu cống trên
toàn tuyến tỉnh lộ. Hoàn thành đường vào 12 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm
xã. Nghiên cứu đầu tư cải tạo đường hạ cánh, sân đỗ và nhà ga 4 sân bay hiện có
trong vùng một cách hợp lý. Chuẩn bị dự án và triển khai xây dựng hệ thống
đường sắt nối đường sắt quốc gia vào Đắc Nông (Đắc Lắc) và Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Về các công trình thủy lợi: ưu
tiên các công trình tưới nước đồi cây công nghiệp, cây trồng khác có hiệu quả
kinh tế cao. Tiếp tục đầu tư đồng bộ các công trình nhỏ, công trình đầu mối đến
các kênh mương, kiên cố hóa kênh mương, các công trình hồ giữ nước bảo đảm tưới
tiêu cho mùa khô. Hoàn thành công trình thủy lợi Easuốp Thượng, công trình thủy
lợi Ia Lâu, Ia Mơ để tạo thêm đất sản xuất và chuẩn bị tiếp nhận dân tái định
cư ở các địa phương khác.
2. Coi trọng đầu tư các công
trình phục vụ văn hóa, truyền thanh, truyền hình và các cơ sở hoạt động thể
thao, nhà văn hóa, nhà rông phục vụ các lễ hội phát huy truyền thống văn hóa và
bản sắc dân tộc.
3. Ưu tiên đầu tư các cơ sở giáo
dục, đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ
thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống nhân dân, trước hết là lĩnh vực tạo
giống cây, giống con, công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản, khai thác và
chế biến khoáng sản.
4. Phát triển mạng lưới đô thị
theo hướng đầu tư xây dựng các đô thị trung tâm vùng như: Buôn Mê Thuột, trung
tâm các tỉnh như: Pleiku, Bảo Lộc, Đà Lạt, Kon Tum. Hình thành các đô thị mới
trên cơ sở phát triển các khu vực kinh tế đặc thù như: kinh tế cửa khẩu, du
lịch, khai khoáng công nghiệp. Phát triển mạng lưới thị trấn tại các trung tâm
huyện lỵ và ở những vùng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các thị tứ giữ chức năng
trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ ở các cụm, điểm dân cư nông thôn. Hình
thành chương trình xây dựng các khu dân cư nông thôn.
Nâng cấp hệ thống cấp thoát nước
ở các khu đô thị, giải quyết cơ bản nhu cầu nước sạch cho dân cư nông thôn.
5. Hiện đại hóa mạng lưới bưu
chính viễn thông theo hướng đồng bộ hóa, số hóa đáp ứng yêu cầu thông tin trong
nước và quốc tế.
(Danh mục Đầu tư các công trình
cụ thể có phụ lục kèm theo).
Điều 4. Về
một số chính sách và giải pháp.
1. Chính sách đất đai:
a) Thực hiện ngay các giải pháp
đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất và thiếu đất có đất để sản xuất, theo
hướng:
Khai hoang mở rộng diện tích ở
những vùng có điều kiện;
Điều chỉnh lại đất của các nông,
lâm trường;
Nhận giao, khoán đất của các
nông, lâm trường;
Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây
Nguyên phải xác định số hộ đồng bào không đất và thiếu đất, có biện pháp giải
quyết xong trong năm 2002;
Các địa phương phải tổ chức tốt
việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản
phẩm nhằm giúp cho đồng bào có cuộc sống ổn định, định canh định cư, không du
canh du cư, phá rừng, phát nương làm rẫy.
b) Hoàn thành cơ bản việc quy
hoạch sử dụng đất đai cấp huyện, xã, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở để đồng bào yên tâm sản xuất.
c) Nghiêm cấm việc mua bán,
chuyển nhượng đất đai trái pháp luật, nhất là đất đai của đồng bào dân tộc
thiểu số. Giải quyết dứt điểm những vụ việc nổi cộm về khiếu kiện tranh chấp
đất đai giữa dân với dân, giữa dân với doanh nghiệp và tổ chức của Nhà nước
2- Về đầu tư và tín dụng:
a) Về đầu tư: Vốn ngân sách nhà
nước (bao gồm cả vốn ODA) hỗ trợ đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực hạ tầng phục
vụ kinh tế - xã hội sau đây:
- Về giao thông: Phải dành sự ưu
tiên thỏa đáng về vốn cho việc phát triển giao thông phục vụ phát triển kinh
tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, các xã thuộc Chương
trình 135, các thôn, bản thuộc diện vùng III nhưng không ở các xã thuộc Chương
trình 135.
- Về thủy lợi: Các công trình
thủy lợi vừa và lớn, các công trình tạo nguồn, các công trình cấp nước sinh
hoạt cho đô thị, các vùng dân cư tập trung và khu công nghiệp. Kiên cố hóa kênh
mương theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Các cơ sở hạ tầng phục vụ giáo
dục, đào tạo, y tế và văn hóa.
- Trồng và chăm sóc rừng theo
Quyết định số 661/1998/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chương trình mục tiêu quốc gia
về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia về
giáo dục, đào tạo và dạy nghề, Chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội,
bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS.
- Đầu tư phát triển khoa học
công nghệ và công tác khuyến nông, khuyến lâm, các cơ sở nghiên cứu khoa học,
cơ sở nhân tạo giống phục vụ sản xuất (bao gồm cả việc nhập khẩu giống).
Từng địa phương có kế hoạch phân
bổ và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để quản lý và
sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
b) Vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước: Thực hiện tốt các quy định hiện hành tại Nghị định số
43/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Chính phủ về việc tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước và Quyết định số 02/2001/ QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm
2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ
phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản
xuất nông nghiệp; Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2001 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. Cần ưu tiên
thoả đáng nguồn vốn cho các dự án đầu tư ở Tây Nguyên, đặc biệt là các dự án
tập trung khai thác lợi thế, tiềm năng của vùng trong lĩnh vực công nghiệp, sản
xuất, chế biến nông, lâm nghiệp.
c) Vốn tín dụng: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm đủ nguồn vốn cho nhu cầu
vay vốn trong vùng; tiếp tục cải tiến thủ tục vay vốn, có biện pháp cụ thể cử
cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn giúp người dân lập thủ tục vay vốn, để đồng
bào vay vốn được của ngân hàng. Phối hợp với Hội Nông dân mở rộng hình thức xây
dựng tổ vay vốn để giúp nông dân tiếp cận tốt hơn với vốn tín dụng và sử dụng
nguồn vốn vay có hiệu quả và trả được nợ.
Tăng thêm nguồn vốn cho Ngân
hàng phục vụ người nghèo, Chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm ở
Tây Nguyên và tập trung cho các hộ nghèo, nhất là hộ nghèo là đồng bào dân tộc
thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, vượt nghèo.
Khuyến khích các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế thực hiện hình thức ký hợp đồng với nông dân tiêu
thụ nông sản phẩm và làm dịch vụ vốn, vật tư phục vụ cho sản xuất, trước hết
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dựa vào vùng nguyên liệu
của dân để chế biến nông, lâm sản, xây dựng phương thức tổ chức nhất thể hóa
sản xuất - chế biến - tiêu thụ trong quá trình phát triển sản xuất hàng hóa
trong cơ chế thị trường.
d) Khuyến khích các hình thức
huy động vốn trong dân, vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư tăng năng lực sản
xuất, đầu tư phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang
trại và hộ gia đình.
3. Chính sách
trợ cước trợ giá: Giao Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì cùng các Bộ, ngành có
liên quan nghiên cứu đề xuất đổi mới việc trợ cước trợ giá hiện nay cho phù hợp
với điều kiện và tập quán của đồng bào trong cả nước.
Trước mắt, ở các tỉnh Tây Nguyên
từ năm 2001 thực hiện cấp không thu tiền 5,0 kg/người/năm muối iốt; trợ cấp
tiền thuốc với mức 20.000 đồng/người/năm cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số
thuộc vùng III; cấp 4 mét vải/người/năm cho những hộ đói, nghèo (theo chuẩn mực
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), già làng, trưởng bản có khó khăn, gia
đình có công với nước bằng loại vải thông thường. Về ánh sáng, đối với nơi chưa
có điện lưới thì được cấp dầu hỏa không thu tiền mỗi hộ 5 lít/năm, đối với nơi
có điện hỗ trợ giá điện tương đương mức 5 lít dầu hỏa/năm cho các hộ là đồng
bào dân tộc thiểu số và hộ thuộc diện chính sách.
4. Chính sách hỗ trợ về nhà ở:
Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ thích hợp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
thực sự có khó khăn về nhà ở. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể trình Thủ
tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải có kế
hoạch vận động các doanh nghiệp và nhân dân có điều kiện giúp đỡ thêm và có kế
hoạch khai thác tận thu gỗ cây rừng tại các lòng hồ thủy điện, thủy lợi để giúp
đồng bào làm nhà ở để sau năm 2003 cơ bản giải quyết xong nhà ở cho các hộ là
đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn và hộ thuộc diện chính sách.
5. Chính sách giáo dục, đào tạo:
Từ năm 2002 thực hiện chính sách giáo dục đối với con em là người dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên:
a) Miễn đóng góp xây dựng
trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập.
b) Biên soạn giáo trình và sách
giáo khoa dạy tiếng dân tộc, thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc tại các cấp
học phù hợp đặc thù của vùng. Tiến hành dạy tiếng dân tộc cho giáo viên, y tế,
cán bộ công chức nhà nước, cán bộ đoàn thể và cán bộ chính quyền xã không phải
là người dân tộc làm việc ở các vùng đồng bào dân tộc.
c) Nhà nước chi phí toàn bộ tiền
ăn ở, học tập cho học sinh dân tộc thiểu số tại các trường dân tộc nội trú. Đối
với con em thuộc diện học ở trường nội trú nhưng không ở nội trú mà tham dự học
ở các trường công lập, bán công thì được cấp học bổng bằng 50% số học bổng nội
trú.
d) Thực hiện chính sách tuyển cử
và sử dụng con em đồng bào dân tộc đi đào tạo nghề, học trung học chuyên
nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học trở về quê
hương nhận công tác. Các cấp chính quyền phải có kế hoạch đào tạo và sử dụng,
bố trí người dân tộc tại chỗ có đủ điều kiện vào làm việc ở các cơ quan nhà
nước, tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội ở địa phương. Từng bước tiến tới đại
bộ phận cán bộ làm công tác y tế, giáo dục đào tạo ở nông thôn vùng đồng bào
dân tộc là người dân tộc thiểu số.
đ) Có chính sách giải quyết nhà
ở cho giáo viên đến công tác tại các xã đặc biệt khó khăn trong vùng.
e) Có chính sách thu hút cán bộ
khoa học kỹ thuật đến Tây Nguyên công tác.
6. Về y tế:
a) Nhà nước bố trí ngân sách
thực hiện việc miễn phí toàn bộ tiền khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung
tâm y tế, bệnh viện cho đồng bào dân tộc thiểu số.
b) Đối với các hộ đói nghèo và
nhân dân nói chung ở các xã vùng III không thực hiện việc dùng thẻ bảo hiểm y
tế như hiện nay mà thực hiện khám, chữa bệnh miễn phí; các cơ sở y tế sẽ thực
thanh thực chi từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do các tỉnh thành
lập và Sở Y tế quản lý thực hiện.
c) Mở lớp đào tạo bác sĩ cử
tuyển hệ chính quy cho đối tượng là người dân tộc ở vùng II, vùng III. Có chế
độ phụ cấp phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho bác sĩ công tác tại các xã
đặc biệt khó khăn trong vùng.
7. Về văn hóa:
a) Tăng cường kinh phí cho việc
thực hiện chương trình văn hóa và đưa sách báo xuống tận buôn, xã, làng, công
tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kể cả văn hóa vật thể và văn
hóa phi vật thể.
b) Tăng thời lượng phát sóng
truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc trong khu vực, làm báo hình
bằng tiếng dân tộc.
c) Hỗ trợ kinh phí để tăng cường
các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục
vụ cho đồng bào dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
8. Về chính sách các thành phần
kinh tế.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế, xã hội ở các tỉnh
Tây Nguyên. Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên sau khi xin ý kiến của Tỉnh ủy,
thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh có cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai,
thuế, hỗ trợ đào tạo,... với thủ tục đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
của địa phương và các miền của đất nước.
a) Đối với doanh nghiệp nhà
nước:
- Thực hiện tốt việc sắp xếp đổi
mới và phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Đối với các nông, lâm trường trên
địa bàn, rà soát lại quỹ đất đai, trước mắt chuyển giao đất chưa sử dụng hoặc
sử dụng kém hiệu quả cho địa phương để giao cho nông dân sử dụng ổn định lâu
dài. Diện tích đất còn lại phải giao, khoán theo nội dung của Nghị định số
01/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 187/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng
9 năm 1999 của Chính phủ. Nông, lâm trường thực sự làm tốt nhiệm vụ dịch vụ
giống, vật tư, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ nông sản phẩm. Các doanh nghiệp
phải có trách nhiệm ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với hộ nông dân
hoặc hợp tác xã để bảo vệ quyền lợi của người sản xuất.
Trường hợp đất đai trước đây của
dân nhất là đồng bào dân tộc khi vào nông, lâm trường giao cho các nông, lâm
trường quản lý, sử dụng, nhưng trong quá trình thực hiện tổ chức sắp xếp lại
sản xuất, một bộ phận lao động là công nhân phải nghỉ việc theo chế độ hoặc
không còn tham gia lao động ở nông trường nên không có đất để sản xuất, thì
nông, lâm trường phải giao cho số lao động này một số diện tích đất hợp lý hoặc
giao khoán đất để dân có đất sản xuất, bảo đảm cuộc sống.
- Hỗ trợ vốn lưu động cho những
doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31
tháng 3 năm 1998 của Chính phủ và các quy định hiện hành khác.
- Tiếp tục phát triển loại hình
doanh nghiệp nhà nước kết hợp với an ninh quốc phòng, nhất là việc tiếp tục xây
dựng và phát huy hiệu quả các khu kinh tế quốc phòng ở địa bàn xung yếu, dọc
biên giới để thu hút dân (bao gồm cả đồng bào tại chỗ và nơi khác đến) tham gia
sản xuất theo hướng dân nhận đất sản xuất gắn với cụm dân cư, thôn, bản phù hợp
với phương hướng sản xuất và nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Ưu tiên việc giao đất
và hướng dẫn kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc tại địa phương.
b) Đối với hợp tác xã: Thực hiện
chuyển đổi hợp tác xã, tập đoàn sản xuất theo Luật Hợp tác xã, đồng thời từng
bước hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã do người dân thực sự tự
nguyện tham gia để giúp nhau về dịch vụ kỹ thuật, giống, vật tư, tiêu thụ, chế
biến nông sản phẩm, trước hết đối với một số người sản xuất tập trung chuyên
canh sản xuất hàng hóa.
c) Đối với kinh tế hộ, kinh tế
trang trại, doanh nghiệp dân doanh được khuyến khích và tạo điều kiện phát
triển nhằm khai thác tiềm năng về vốn, kỹ thuật lao động.
9. Chính sách đối với cán bộ,
xây dựng hệ hống chính trị trong sạch vững mạnh đặc biệt là cơ sở:
- Chính sách hỗ trợ thêm ngoài
lương và các đãi ngộ khác đối với cán bộ tăng cường cơ sở (huyện, xã, buôn,
làng), đối với giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ đến công tác tại vùng đồng bào dân
tộc.
- Chính sách ưu tiên bồi dưỡng,
đào tạo nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ
cơ sở nhất là khu vực nhà nước.
- Nâng mức phụ cấp đối với
trưởng buôn, làng, bản và có chế độ đối với già làng.
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu mức hỗ trợ cụ thể
trình Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2001.
Điều 5. Tổ
chức thực hiện.
1. Các tỉnh Tây Nguyên phải xác
định nội dung trong Quyết định này là nhiệm vụ chủ yếu của các cấp ủy Đảng và
chính quyền địa phương mình và được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch
của từng ngành chuyên môn, từng cấp chính quyền, từng tổ chức đoàn thể để tổ
chức thực hiện.
Trước hết, lựa chọn, xác định
một số chương trình mục tiêu, trọng điểm, có nội dung cụ thể, có yêu cầu cấp
bách để tổ chức chỉ đạo thực hiện trong quý IV năm 2001 và năm 2002 và có kế
hoạch cụ thể triển khai thực hiện nội dung của Quyết định này trong các năm
tiếp theo và đến năm 2010.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh
phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và các địa
phương trong vùng điều chỉnh, xây dựng quy hoạch, kế hoạch của tỉnh gắn với quy
hoạch tổng thể vùng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án đề ra.
2. Các Bộ, ngành căn cứ vào chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình chủ trì cùng với các tỉnh Tây Nguyên, tổ
chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi trách nhiệm
quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình theo các mục tiêu và nội dung của Quyết
định này.
Trên cơ sở các chương trình, dự
án đã được phê duyệt cần phải có kế hoạch cụ thể hàng năm, bắt đầu đầu tư ngay
từ năm 2001 và tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện theo mục tiêu chương
trình, dự án của Quyết định này.
Mỗi Bộ, ngành có liên quan cần
chọn cử cán bộ chuyên môn, kỹ thuật giỏi, am hiểu sâu sắc về Tây Nguyên để theo
dõi giúp lãnh đạo Bộ trong việc phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên cũng như
các Bộ, ngành có liên quan cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên thực hiện
Quyết định này.
Định kỳ hàng quý, hàng năm,
trong báo cáo đánh giá kết quả công tác của Bộ, ngành phải có kiểm điểm đánh
giá thực hiện chương trình công tác ở Tây Nguyên, phát hiện những khó khăn trở
ngại để có biện pháp khắc phục.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và các Bộ, ngành có liên quan trên cơ sở các chương trình, dự án đã được
phê duyệt, bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, cụ thể hóa các chính sách để
thực hiện theo mục tiêu đề ra.
4. Thành lập Ban Chỉ đạo phát
triển kinh tế xã hội Tây Nguyên gồm lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Uỷ
ban Dân tộc và Miền núi, một số Bộ, ngành có liên quan, một số cán bộ có am
hiểu về Tây Nguyên và lãnh đạo Uỷ ban nhân dân 4 tỉnh Tây Nguyên do một Phó Thủ
tướng Chính phủ làm Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn làm Phó trưởng Ban thường trực.
Điều 6. Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 7. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh Tây Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
DỰ KIẾN DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG TÂY NGUYÊN
THỜI KỲ 2001-2005
Kèm theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001)
Số
TT
|
Danh
mục
|
Địa
điểm xây dựng
|
Thời
gian khởi công hoàn thành
|
Năng
lực thiết kế
|
Tổng
vốn
đầu tư
|
Đã
đầu tư đến 31/12/ 2000
|
Tổng
vốn đầu tư 2001-2005
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
Chia
theo nguồn vốn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngân
sách
Nhà nước
|
Tín
dụng
ưu đãi
|
Nguồn
khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
số
|
Tr.
đó: NN cấp
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
|
TỔNG
SỐ
|
|
|
|
|
|
35500
|
12000
|
899
|
17063
|
63000
|
|
I
|
Công nghiệp
|
|
|
|
|
|
19224,5
|
529,5
|
|
13432,7
|
5262,3
|
|
1
|
Công nghiệp khai thác
|
|
|
|
|
|
4500
|
|
|
4500
|
|
|
|
-Tổ hợp Bô xit nhôm
|
Lâm Đồng
|
2002-2005
|
30 vạn tấn Alunim
7,62 vạn tấn nhôm
|
7500
|
|
4500
|
|
|
4500
|
|
Vay tín dụng trongnước và vay
nước ngoài
|
|
- Liên doanh sản xuất Alumin
|
Đắc Lắc
|
2005
|
1đến 3 triệu tấn Alumin
|
13500
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Công nghiệp chế biến
|
|
|
|
|
|
4452,5
|
|
|
2401,7
|
|
|
2.1
|
Đầu tư qua bộ
|
|
|
|
|
|
3952,5
|
|
|
1901,7
|
2044,3
|
|
*
|
Dệt may
|
|
|
|
|
|
225
|
|
|
225
|
|
|
|
- Nhà máy sơ chế bông
|
Đắc Lắc
|
2002-2003
|
2vạn tấn/ năm
|
25
|
|
25
|
|
|
25
|
|
50% vay tín dụng;lãi suất
3%;50% lãi suất 5,4%
|
|
- Nhà máy kéo sợi
|
Đắc Lắc
|
2002-2003
|
4vạn cọc sợi/năm
|
200
|
|
200
|
|
|
200
|
|
|
*
|
Gỗ và lâm sản
|
|
|
|
|
|
305,9
|
6,5
|
|
299,4
|
|
|
|
-Nhà máy gỗ MDF
|
Gia Lai
|
1999-2002
|
5,4 vạn m/năm
|
353,4
|
47,5
|
307,9
|
6,5
|
|
299,4
|
|
|
*
|
Giấy và sản phẩm lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
3421,6
|
|
|
1377,3
|
2044,3
|
|
|
- Dự án nhà máy bột giáy
|
Kon Tum
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Giai đoạn I
|
|
2002-2005
|
13 vạn tấn/ năm
|
3421,6
|
|
3421,6
|
|
|
1377,3
|
2044,3
|
Vay tín dụng lãi suất 5,4%,
thiết bị vay nước ngoài
|
*
|
Công nghiệp hoá chát
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nhà máy phân bón NPK
|
Đắc Lắc
|
2005
|
10 vạn tấn/năm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2
|
Đầu tư qua địa phương
|
|
2001-2005
|
|
|
|
500
|
|
|
500
|
|
|
|
- Chế biến nông lâm sản cỡ
nhỏ, ngành nghề nông thôn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Sản xuất và phân phối điện
|
|
|
|
|
|
10772
|
523
|
|
7031
|
3218
|
|
3.1
|
Thuỷ điện
|
|
|
|
|
|
8731
|
|
|
7031
|
1700
|
|
a
|
Công trình chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
3061
|
|
|
3061
|
|
|
|
- Thuỷ điện Ialy
|
Gia Lai
|
1993-2001
|
720MW
|
8300
|
7500
|
750
|
|
|
750
|
|
|
|
- Thuỷ điện Hàm Thuận - Đa Mi
|
Lâm Đồng
|
1996-2001
|
475MW
|
6300
|
4880
|
1420
|
|
|
1420
|
|
|
|
- Phục hồi thuỷ điện Đa Nhim
|
Lâm Đồng
|
2001-2003
|
160MW
|
890,7
|
|
890,7
|
|
|
890,7
|
|
|
b
|
Khởi công mới
|
|
|
|
|
|
5670
|
|
|
3970
|
1700
|
|
|
- Thuỷ điện Đại Ninh
|
Lâm Đồng
Bình Thuận
|
2002-2007
|
300MW
|
433,64
|
|
250
|
|
|
175
|
75
|
|
|
- Thuỷ điện Sê San 3
|
Kon Tum
Gia Lai
|
2002-2007
|
273MW
|
4102
|
|
1840
|
|
|
1290
|
550
|
|
|
- Thuỷ điện Sê San 4
|
Kon Tum
Gia Lai
|
2004-2008
|
330MW
|
|
|
650
|
|
|
455
|
195
|
|
|
- Thuỷ điện Bun Kốp - Chư pông Krông (chuẩn bị)
|
Đắc Lắc
|
2005-2009
|
280MW
|
|
|
150
|
|
|
105
|
45
|
|
|
- Thuỷ điện Thượng Kon Tum
(chuẩn bị)
|
|
2005-2009
|
220MW
|
|
|
150
|
|
|
105
|
45
|
|
|
- Thuỷ điện PLây Krông
|
Kon Tum
|
2004-2008
|
120MW
|
2340
|
|
1330
|
|
|
930
|
400
|
|
|
- Thuỷ điện Đồng Nai 3+4
|
Lâm Đồng
|
2004-2008
|
510MW
|
9180
|
|
1300
|
|
|
910
|
390
|
|
3.2
|
Lưới điện thành phố và nông
thôn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Cải tạo lưới điện 4 thành
phố, thị xã (Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, Plây Ku, Kon Tum)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Điện đến trung tâm các xã
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
142 xã
|
523
|
|
523
|
523
|
|
|
|
Vốn khấu hao ngành và vốn ngân
sách nhà nước
|
a
|
Tỉnh Gia Lai
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đường dây 110 KV (Plây Ku -
Ayunpa, Đồng Phó - An Khê, Plây Ku - Chư Sê)
|
|
2000-2003
|
87 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trạm 110 KV (Ayunpa, Diên
Hồng, An Khê, Chư Sê)
|
|
2000-2004
|
116 MVA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b
|
Tỉnh Kon Tum
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đường dây 110 KV (Kon Tum -
Đắc Tô)
|
|
2001-2002
|
45 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trạm 110 KV (Mở rộng trạm
Kon Tum - Đắc Tô)
|
|
2000-2002
|
31 MVA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
c
|
Tỉnh Đắc Lắc
|
|
|
|
722
|
|
722
|
|
|
|
722
|
|
|
+ Đường dây 110 KV (Krông Búc
- Buôn Mê Thuột, Krông Búc - Ea Ka, Buôn Mê Thuột - Cư Jút)
|
|
2000-2002
|
119 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trạm 110 KV (Buôn Mê Thuột,
Krông Búc, Cư Jút, Ea Ka)
|
|
2000-2003
|
115 MVA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trạm 220 KV (Mở rộng trạm
Krông Búc)
|
|
2001-2003
|
63 MVA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
d
|
Tỉnh Lâm Đồng
|
|
|
|
|
|
796
|
|
|
|
796
|
|
|
* Đường dây
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đường dây 110 KV (Đa Nhim -
Đà Lạt, Đà Lạt - Đức Trọng, ĐL - Đà Lạt 2, Đa Nhim - Đà Lạt 2, Đà Lạt 2 -
Suối Vàng, Bảo Lộc - Di Linh, Đức Trọng - Phú Hội, Di Linh - Phú Hội)
|
|
2000-2004
|
139 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Đường dây 220 KV (Hàm Thuận
- Bảo Lộc, Đại Ninh - Di Linh, Di Linh - Bảo Lâm)
|
|
2000-2004
|
220 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Trạm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trạm 110 KV (Đà Lạt 1+2, Di
Linh, Bảo Lộc, Đại Bình, Đức Trọng, Phú Hội, Suối Vàng)
|
|
2000-2005
|
365 km
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Trạm 220 KV
|
|
2000-2004
|
75 MVA
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
|
|
|
|
|
|
6020,48
|
3598,85
|
94
|
2230,29
|
191,34
|
|
1
|
Trồng mới cây công nghiệp dài
ngày
|
|
|
|
|
|
480
|
|
|
480
|
|
|
|
- Trồng mới và chăm sóc cao su
(Tổng công ty Cao su và địa phương) (1)
|
3 tỉnh
|
2001-2005
|
Trồng mới 2,4 vạn hecta
|
288
|
|
288
|
|
|
288
|
|
|
|
- Trồng mới điều
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
1,0 vạn hecta
|
25
|
|
25
|
|
|
25
|
|
|
|
- Ca cao
|
Đắc Lắc
Gia Lai
|
2001-2005
|
5000 ha
|
175
|
|
175
|
|
|
175
|
|
|
2
|
Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
1223,4
|
495,4
|
94
|
728
|
|
|
2.1
|
Trồng rừng
|
|
|
|
|
|
1025,5
|
297,5
|
|
|
|
|
|
- Trồng rừng phòng hộ trong
chương trình 5 triệu ha rừng
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
10 vạn ha
|
250
|
|
250
|
250
|
|
|
|
|
|
- Trồng và bảo vệ rừng nguyên
liệu giấy
|
Kon Tum
|
2001-2010
|
16,39 vạn ha (trong đó trồng
mới 6,4 vạn ha)
|
2050
|
40
|
643,5
|
47,5
|
|
596
|
|
|
|
- Trồng rừng nguyên liệu gỗ
(MDF)
|
Gia Lai
|
1998-2010
|
1,7 vạn ha
|
180
|
48
|
132
|
|
|
132
|
|
|
2.2
|
Bảo vệ rừng
|
|
|
|
|
|
197,9
|
197,9
|
94
|
|
|
|
|
- Vườn quốc gia Gioóc Đôn
|
Đắc Lắc
|
1991-2005
|
5,8 vạn ha
|
54,5
|
10,6
|
43,9
|
43,9
|
|
|
|
|
|
- Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
|
Lâm Đồng
Đồng Nai
|
1998-2005
|
7,38 vạn ha
|
126
|
32
|
94
|
94
|
34
|
|
|
ODA Hà Lan
|
|
- Khu bảo tồn Chu Mo Ray
|
Kon Tum
|
2001-2007
|
|
100
|
|
60
|
60
|
60
|
|
|
ODA của WB
|
3
|
Kinh tế quốc phòng (2)
|
|
|
|
|
|
2046,24
|
840,61
|
|
1014,29
|
191,34
|
|
a
|
- Khu kinh tế quốc phòng: Tổng
công ty 15
|
|
|
|
|
146,95
|
468,62
|
95,82
|
|
299,25
|
73,54
|
|
|
+ Khu kinh tế Mo ray
|
Kon Tum
|
1996-2006
|
Trồng 5000 ha cao su, 408 ha
cà phê
|
220,359
|
14,241
|
206,11
|
59,93
|
|
146,18
|
|
|
|
+ Khu kinh tế quốc phòng Ia
Grai
|
Gia Lai
|
1998-2005
|
Trồng 6000 ha cao su
|
153,952
|
45,759
|
108,19
|
11,72
|
|
74,64
|
21,82
|
|
|
+ Khu kinh tế quốc phòng Đức
Cơ
|
Gia Lai
|
1998-2005
|
Trồng 7000 ha cao su
|
180,257
|
65,436
|
114,81
|
17,38
|
|
68,81
|
28,62
|
|
|
+ Khu kinh tế quốc phòng 715
|
Gia Lai
|
1996-2006
|
Trồng 2400 ha cao su, 150 ha
cà phê
|
61,039
|
21,518
|
39,52
|
6,79
|
|
9,62
|
23,108
|
|
b
|
+ Khu kinh tế quốc phòng Tổng
công ty 16
|
Nam Đắc Lắc, Bắc Bình Phước
|
1998-2006
|
Trồng 1900 ha cao su, 4000 ha
cà phê
|
1270
|
34,2
|
1235,8
|
546,72
|
|
604,91
|
84,161
|
|
c
|
Khu kinh tế quốc phòng Ea Suốp
|
Đắc Lắc
|
2002
|
Trồng 10000 ha điều, 3000
bông, khoanh nuôi 7500 rừng
|
251
|
|
251
|
175,17
|
|
76,55
|
|
|
d
|
- Binh đoàn 12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
+ Công ty 53 (Quảng Sơn)
|
Đắc Lắc
|
1999-2005
|
Trồng 1500 ha cà phê, 408 ha
lúa, khoanh nuôi 5800 ha rừng
|
96,033
|
2,9
|
93,13
|
22,9
|
|
33,587
|
36,64
|
|
4
|
Trạm trại giống cây con
|
|
|
|
|
|
52,84
|
52,84
|
|
|
|
|
|
- Phát triển giống cà phê, chè
|
Đắc Lắc
|
2001.00
|
|
1,88
|
|
1,88
|
1,88
|
|
|
|
|
|
- Phát triển giống ca cao
|
Đắc Lắc
|
2000-2001
|
|
1,503
|
0,39
|
1,13
|
1,13
|
|
|
|
|
|
- Nâng cấp chất lượng giống
dâu
|
Lâm Đồng
|
2000-2005
|
700 ha
|
9
|
|
9
|
9
|
|
|
|
|
|
- Nâng cấp Trung tâm nghiên
cứu Nông Lâm nghiệp
|
Lâm Đồng
|
2001-2002
|
|
5,18
|
|
5,18
|
5,18
|
|
|
|
|
|
- Trung tâm quốc gia giống
thuỷ sản nước ngọt miền Trung
|
Đắc Lắc
|
2003-2005
|
|
30
|
|
30
|
30
|
|
|
|
|
|
- Hỗ trợ 2 vườn ươm nhân giống
cây trồng bằng công nghệ mô hom
|
|
2002-2005
|
|
6
|
0,35
|
5,65
|
5,65
|
|
|
|
|
5
|
Thuỷ lợi
|
|
|
|
|
|
2210
|
2210
|
|
|
|
|
a
|
Đầu tư qua Bộ
|
|
|
|
|
|
1210
|
1210
|
|
|
|
|
|
- Công trình chuyển tiếp
|
|
|
|
|
|
289,5
|
289,5
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ayun hạ
|
Gia Lai
|
1993-2001
|
1,35 vạn ha
|
435
|
425
|
10
|
10
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ialâu đợt I
|
Gia Lai
|
2001.00
|
1200 ha
|
16,9
|
13,9
|
3
|
3
|
|
|
|
|
|
+ Hệ thống Hà Ra
|
Gia Lai
|
2001.00
|
800 ha
|
20
|
19
|
1
|
1
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Đắk Yên
|
Kon Tum
|
1999-2003
|
1400 ha
|
44,2
|
1,3
|
42,9
|
42,9
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Đắk Lót
|
Kon Tum
|
1999-2002
|
700 ha
|
31,3
|
0,7
|
30,6
|
30,6
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ea Suôp Thượng
|
Đắc Lắc
|
1999-2003
|
8000 ha
|
179
|
22
|
157
|
157
|
|
|
|
|
|
+ Sửa chữa hồ Ea Kao
|
Đắc Lắc
|
2000-2002
|
2250 ha
|
33
|
10
|
23
|
23
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Đắk Blô
|
Lâm Đồng
|
1999-2001
|
960 ha
|
46,3
|
24,3
|
22
|
22
|
|
|
|
|
|
- Công trình khởi công mới
|
|
|
|
|
|
920,5
|
920,5
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ea Thun
|
Gia Lai
|
2002-2008
|
5000 ha
|
400
|
|
180
|
180
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ea Hrin
|
Gia Lai
|
2001-2006
|
2000 ha
|
120
|
|
108
|
108
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ia Lâu - Ia Mơ
|
Gia Lai
|
2003-2008
|
8000 ha
|
420
|
|
150
|
150
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Đắk Lôi - Đắk Pát
|
Kon Tum
|
2002-2006
|
1000 ha
|
70
|
|
60
|
60
|
|
|
|
|
|
+ Hệ thống thuỷ lợi Cà Sâm
|
Kon Tum
|
2001
|
150 ha
|
6,5
|
|
6,5
|
6,5
|
|
|
|
|
|
+ Hệ thống Chư Prông
|
Gia Lai
|
2001-2004
|
800 ha
|
56
|
|
56
|
56
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Suối Lơ
|
Gia Lai
|
2003-2005
|
700 ha
|
40
|
|
40
|
40
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Buôn Jông
|
Đắc Lắc
|
2001-2006
|
1700 ha
|
53
|
|
53
|
53
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ea Hleo
|
Đắc Lắc
|
2002-2005
|
1000 ha
|
80
|
|
80
|
80
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Ka La
|
Lâm Đồng
|
2001-2008
|
5400 ha
|
300
|
|
137
|
137
|
|
|
|
|
|
+ Hồ Đắc Lây
|
Lâm Đồng
|
2002-2004
|
800 ha
|
50
|
|
50
|
50
|
|
|
|
|
b
|
Đầu tư qua địa phương
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
|
|
1000
|
1000
|
|
|
|
|
III
|
Giao thông Bưu điện
|
|
|
|
|
|
5100,6
|
4297
|
|
|
803,6
|
|
1
|
Đường bộ
|
|
|
|
|
|
4000
|
4000
|
280
|
|
803,6
|
|
|
- Quốc lộ 26
|
Đắc Lắc
|
1996-2010
|
119 km
|
120
|
|
20
|
20
|
|
|
|
|
|
- Quốc lộ 27 (Lâm Đồng - Đắc
Lắc)
|
|
2001-2010
|
176 km
|
270
|
|
150
|
150
|
|
|
|
Vay tín dụng; ngân sách trả
sau
|
|
- Quốc lộ 28 (Đắc Lắc - Lâm
Đồng)
|
|
2001-2005
|
170 km
|
300
|
|
300
|
300
|
|
|
|
Vay tín dụng; ngân sách trả
sau
|
|
- Quốc lộ 20( nâng cấp đoạn
Lâm Đồng)
|
Lâm Đồng
|
2002-2005
|
170km
|
370
|
|
100
|
100
|
|
|
|
|
|
- Đường Hồ Chí Minh: đoạn Ngọc
Hồi- Buôn Mê Thuột
|
|
2001-2005
|
282km
|
800
|
|
800
|
800
|
|
|
|
|
|
-Đoạn Đaks zôn Ngọc Hồi, Kon
Tum
|
|
2001-2005
|
82
|
503
|
|
363
|
363
|
|
|
|
|
|
- Quốc lộ 14C( Gia Lai, Kon
Tum, Đắc Lắc)
|
|
2001-2010
|
248
|
100
|
|
85
|
85
|
|
|
|
|
|
- Quốc lộ 19
|
Gia Lai
|
2002-2010
|
248
|
100
|
|
85
|
85
|
|
|
|
|
|
- Quốc lộ 24
|
Kon Tum
|
1999-2005
|
164
|
200
|
|
140
|
140
|
|
|
|
Vay tín dụng; ngân sách trả
sau
|
|
- Quốc lộ 25
|
Gia Lai
|
1999-2010
|
114
|
110
|
|
76
|
76
|
|
|
|
|
|
- Quốc lộ 40
|
Kon Tum
|
2001-2005
|
20,5km
|
60
|
|
60
|
60
|
|
|
|
|
|
- Đường giao thông do địa
phương quản lý
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
280
|
|
1073
|
1073
|
|
|
|
|
|
- Giao thông nông thôn
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
280
|
|
280
|
280
|
280
|
|
|
Trung ương 20%, địa phương 80%
|
2
|
Hàng không
|
|
|
|
|
|
297
|
297
|
|
|
|
|
|
- Sân bay Liên Khương
|
Lâm Đồng
|
2002-2005
|
Đường cất hạ cánh 300, Nhà ga
3000m2
|
230
|
|
245
|
245
|
|
|
|
|
|
- Kéo dài đường cất hạ cánh
sân bay Buôn Mê Thuột
|
- Đắc Lắc
|
2005
|
Đường cất hạ cánh 2400m, nhà
ga 3000m2
|
30
|
|
37
|
37
|
|
|
|
|
|
- Sân bay Plây Ku
|
Gia Lai
|
2001-2005
|
Xây dựng nhà ga
|
|
|
15
|
15
|
|
|
|
|
3
|
Bưu điện
|
|
|
|
|
|
803,6
|
|
|
|
803,6
|
|
|
- Điểm bưu điện văn hoá xã (GL
77 điểm, KT 19, ĐL 110, LĐ 43)
|
|
2001-2005
|
249 điểm
|
16,5
|
|
16,5
|
|
|
|
16,5
|
|
|
- Bưu điện cấp tỉnh: cải tạo
mở rộng mạng cấp bể cáp, mở rộng hệ thống AXE-10, dự án viễn thông nông thôn
2001
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
787,1
|
|
787,1
|
|
|
|
787,1
|
|
IV
|
Cấp nước và công cộng
|
|
|
|
|
|
1187,7
|
1187,7
|
575
|
|
|
|
|
- Hệ thống cấp nước Đà Lạt
|
Lâm Đồng
|
1997-2001
|
25.000 m3/ngđ
|
155
|
152
|
3
|
3
|
|
|
|
ODA Đan Mạch
|
|
- Hệ thống cấp nước Buôn Mê
Thuột
|
Đắc Lắc
|
1999-2001
|
49.000m3.ngđ
|
276
|
221
|
54,9
|
54,9
|
40,9
|
|
|
ODA Đan Mạch
|
|
- Hệ thống cấp nước Plây Ku
|
Gia Lai
|
1998-2002
|
15.000m3/ngđ
|
92
|
40,2
|
51,8
|
51,8
|
40,5
|
|
|
Vay ADB
|
|
- Hệ thống cấp nước thị xã Kon
Tum
|
Kon Tum
|
2001-2003
|
12.000m3/ngđ
|
60
|
2
|
58
|
58
|
43
|
|
|
Pháp
|
|
- Thoát nước thành phố Đà Lạt
|
Lâm Đồng
|
2001-2005
|
|
385
|
|
385
|
385
|
321
|
|
|
ODA Đan Mạch
|
|
- Thoát nước thành phố Buôn Mê
Thuột
|
Đắc Lắc
|
2001-2007
|
|
249
|
|
160
|
160
|
129,6
|
|
|
ODA Đan Mạch
|
|
- Hệ thống cấp nước các thị
trấn
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
33.300m3/ngđ
|
145
|
|
145
|
145
|
|
|
|
|
|
- Nước sạch nông thôn (80% số
hộ, tăng 40%)
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
|
|
330
|
110
|
|
|
220
|
Ngân sách hỗ trợ 30%
|
V
|
Văn hoá thông tin
|
|
|
|
|
|
400
|
400
|
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Đài phát sóng FM (TW)
|
Đắc Lắc
|
2001-2005
|
5 KW
|
3,5
|
|
3,5
|
3,5
|
|
|
|
|
|
- Máy phát sóng ngắn
|
|
2001-2005
|
20 KW x 2
|
11,8
|
|
11,8
|
11,8
|
|
|
|
|
|
- Các đài phát thanh và truyền
hình địa phương (HT không dây)
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị cho các vòng lõm TH
|
4 tỉnh
|
2001-2005
|
74 vùng
|
220
|
|
220
|
220
|
|
|
|
|
|
- Nhà văn hoá tỉnh (Lâm Đồng,
Gia Lai)
|
|
2001-2005
|
|
15
|
|
15
|
15
|
|
|
|
|
|
- Thư viện tỉnh (Lâm Đồng, Kon
Tum)
|
|
2001-2005
|
|
7
|
|
7
|
7
|
|
|
|
|
|
- Bảo tàng tổng hợp (Kon Tum,
Lâm Đồng, Đắc Lắc0
|
|
2001-2005
|
|
15
|
|
15
|
15
|
|
|
|
|
VI
|
Y tế, xã hội, thể dục thể
thao
|
|
|
|
|
|
600
|
600
|
150
|
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện đa khoa Gia Lai
|
Plây Ku
|
1998-2001
|
500 giường
|
52
|
26
|
26
|
26
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện đa khoa Kon Tum
(giai đoạn II)
|
Kon Tum
|
1998-2001
|
350 giường
|
2
|
17
|
17
|
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện I Lâm Đồng
|
Đà Lạt
|
2002-2005
|
500 giường
|
52
|
|
52
|
52
|
|
|
|
|
|
- Bệnh viện II Lâm Đồng
|
Bảo Lộc
|
1998-2002
|
350 giường
|
19
|
9
|
10
|
10
|
|
|
|
|
|
- Các bệnh viên khu vực (7
bệnh viện)
|
4 tỉnh
|
2002-2005
|
|
140
|
|
140
|
140
|
|
|
|
|
|
- Nâng cấp một số bệnh viện
tuyến huyện (dự kiến của địa phương)
|
4 tỉnh
|
2002-2005
|
|
|
|
115
|
115
|
|
|
|
|
|
- Thiết bị 4 bệnh viện thành
phố, thị xã
|
4 tỉnh
|
2002-2005
|
|
150
|
|
150
|
150
|
150
|
|
|
Lâm Đồng, Gia Lai (ODA Tây Ban
Nha); Đắc Lắc: WB, Kon Tum (Đức)
|
VII
|
Giáo dục Đào tạo
|
|
|
|
|
|
1045
|
1000
|
|
|
45
|
|
1
|
Trường Đại học và Cao đẳng
|
|
|
|
|
|
315
|
270
|
|
|
45
|
|
|
- Trường Đại học Tây Nguyên
|
Đắc Lắc
|
2001-2010
|
7500 SV
|
307
|
|
100
|
95
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Đại học Đà Lạt
|
Lâm Đồng
|
1999-2005
|
12.500 SV
|
50
|
|
25
|
20
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Sư phạm Gia
Lai
|
Gia Lai
|
1998-2005
|
1200 SV
|
30
|
5
|
25
|
20
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh
Kon Tum
|
Kon Tum
|
1998-2005
|
1200 SV
|
30
|
5
|
25
|
20
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Sư phạm Lâm
Đồng
|
Lâm Đồng
|
1998-2005
|
1200 SV
|
30
|
5
|
25
|
20
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ
thuật Tây Nguyên
|
Đắc Lắc
|
2002-2005
|
|
30
|
|
30
|
25
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật
|
Gia Lai
|
2002-2005
|
|
30
|
|
30
|
25
|
|
|
5
|
|
|
- Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ
thuật
|
Kon Tum
|
2002-2005
|
|
30
|
|
30
|
25
|
|
|
5
|
|
2
|
Trường Dân tộc nội trú
|
|
|
|
|
|
160
|
160
|
|
|
|
|
|
- Trường Phổ thông Dân tộc nội
trú tỉnh Gia Lai
|
Gia Lai
|
1996-2005
|
500 học sinh
|
20
|
5
|
15
|
15
|
|
|
|
|
|
- Trường Phổ thông Dân tộc nội
trú tỉnh Kon Tum
|
Kon Tum
|
1996-2005
|
500 học sinh
|
20
|
5
|
15
|
15
|
|
|
|
|
|
- Trường Phổ thông Dân tộc nội
trú tỉnh Lâm Đồng
|
Lâm Đồng
|
1996-2005
|
500 học sinh
|
20
|
5
|
15
|
15
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú các
huyện của Gia Lai
|
Gia Lai
|
2001-2005
|
2000 học sinh
|
20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú các
huyện của Kon Tum
|
Kon Tum
|
2001-2005
|
2000 học sinh
|
20
|
|
20
|
20
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú các
huyện của Đắc Lắc
|
Đắc Lắc
|
2001-2005
|
2000 học sinh
|
20
|
|
20
|
20
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú các
huyện của tỉnh Lâm Đồng
|
Lâm Đồng
|
2001-2005
|
2000 học sinh
|
20
|
|
20
|
20
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú cụm
xã của tỉnh Gia Lai
|
Gia Lai
|
2001-2005
|
500 học sinh
|
5
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú cụm
xã của tỉnh Đắc Lắc
|
Đắc Lắc
|
2001-2005
|
500 học sinh
|
5
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú cụm
xã của tỉnh Kon Tum
|
Kon Tum
|
2001-2005
|
500 học sinh
|
5
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
|
- Trường Dân tộc nội trú cụm
xã của tỉnh Lâm Đồng
|
Lâm Đồng
|
2001-2005
|
500 học sinh
|
5
|
|
5
|
5
|
|
|
|
|
3
|
Trường phổ thông các cấp
|
4 tỉnh
|
|
|
|
|
500
|
500
|
|
|
|
|
VIII
|
Du lịch - Dịch vụ
|
|
|
|
|
|
900
|
|
|
900
|
|
|
|
- Đầu tư 3 cửa khẩu: Đức Cơ,
Bờ Y, Đắk Bơ
|
Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc
|
2001-2008
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vay tín dụng và vốn để lại
|
|
- Các khu du lịch và nghỉ
dưỡng
|
|
2001-2010
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vay tín dụng
|
IX
|
Các ngành khác (an ninh
quốc phòng, QLNN, ứng dụng khoa học)
|
|
2001-2005
|
|
|
|
387
|
387
|
|
|
|
|
|
- Hạ tầng các đồn biên phòng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Hạ tầng các huyện mới chia
tách
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- ứng dụng khoa học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: (1) và (2) là vốn trồng
và chăm sóc cao su, xây dựng 11 cơ sở chế biến bao gồm vốn vay tín dụng trong nước,
vốn tự có của các Công ty và Tổng công ty Cao su, vốn vay Cộng hoà Pháp (AFD)
theo Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 07/5/2001.
Quyết định 168/2001/QĐ-TTg về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No:
168/2001/QD-TTg
|
Hanoi,
October 30, 2001
|
DECISION ON THE LONG-TERM ORIENTATION, 2001-2005 FIVE-YEAR PLAN AND
FUNDAMENTAL SOLUTIONS FOR THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF CENTRAL HIGHLANDS THE PRIME MINISTER Pursuant to the September 30, 1992 Law on
Organization of the Government;
At the proposal of the Ministers of Planning and Investment; Finance;
Agriculture and Rural Development; Industry and the Minister-Chairman of the
Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas, DECIDES: Article 1.- The
long-term orientation, 2001-2005 five-year plan and fundamental solutions for
the socio-economic development of Central Highlands (which embraces the
provinces of Dak Lak, Gia Lai, Kon Tum and Lam Dong) aim to bring into full
play the region’s potentials, geographical advantages as well as natural
conditions, creating a dynamic development with high and sustainable growth
rate, protecting the ecological environment and proceeding to make it one of
the dynamic economic regions of the whole country; to step by step improve and
raise the living standards of people, first of all, in deep-lying, remote areas
inhabited by ethnic minority people and areas meeting with exceptional
difficulties; to build a strong and clean political system and an equitable,
democratic and civilized society, contributing to the maintenance of security
and defense. The major development targets are: 1. The gross domestic product (GDP) in 2005
shall double that of 2000, with the average growth rate of about 9%/year, in
which the industrial production shall grow by 16%/year, the agricultural and
forestrial production by 7%/year, service sector by 12%/year; the average
per-capita gross production shall increase by 1.5 fold over 2000. 2. The economic restructure shall be effected
along the direction of diversification, specialization, efficiency and high
competitiveness, gradually increasing the industrial, construction and service
proportions and gradually reducing the agricultural, forestrial and fishery
proportions in the GDP, which shall be 22, 25 and 53 respectively by the year
2005. In agriculture, efforts shall be concentrated on the development of farm
produce which can substitute the import goods, such as maize, soybean, cotton,
tobacco, milch cow, while continuing to develop the agricultural products of
export advantage, such as coffee, rubber, pepper, cashew, paper pulp, timber,
vegetables, flowers’ along the direction of highly intensive farming, raising
the quality and efficiency, thus contributing to raising the export turnover so
as to achieve the average per-capita export turnover of USD 200/year by 2005. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Almost all communes will have
motorways to the commune centers, have post and cultural spots and basically
have clean water from drilled wells, taps or storage tanks for people; and 90%
of the communes will be supplied with electricity. 5. All health stations will be provided with
adequate conditions (electricity, water, equipment, machinery, medicines,
health workers) in order to ensure primary healthcare for people. 6. To complete primary education
universalization and illiteracy eradication in communes which have not yet
reached the standards therefor. By 2005, 30% of the communes and all cities,
provincial capitals and district towns will reach the junior-high education
universalization standards; 18-20% of the laborers working in various sectors
of the national economy will have gone through training; each district will
have at least one boarding school; almost all districts, provincial capitals,
district towns and cities will have short-term job training establishments. 7. To better settle the social issues,
raise the population’s intellectual level and markedly improve the living
conditions of people, particularly ethnic minority people. 8. To well maintain the political
security and strong national defense. Article 2.- Orientations
for development of branches, domains I. REGARDING AGRICULTURAL AND
FORESTRIAL PRODUCTION To reach the average annual growth rate of 7% on
the basis of restructuring production along the direction of large-scale,
concentrated and specialized commodity production suitable to the ecological
conditions of each locality, doubling the output per acreage unit of arable
land over 2000. 1. On food production: The output will reach
about 1.5 million tons, focusing on the development of hybrid maize
(particularly maize of high protein), high-yield manioc with a view to
promoting the region�s
strengths so as to ensure food for people and produce animal feed for husbandry,
and industries using manioc raw materials. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. b) Subsidiary food crops: Central Highlands has
great potentials for strong development of subsidiary food crops such as maize,
manioc. It is necessary to formulate regions producing maize, particularly
cross-bred maize along the direction of concentrated and specialized production
in order to reach the output of 1 million tons/year by 2005. To formulate
concentrated manioc regions where conditions permit, ensuring raw materials for
manioc-processing industry. 2. On industrial plants: a/ Coffee: Not to expand the acreage, to put the
coffee areas which cannot be irrigated under other crops of higher economic
efficiency. To convert part of the area being under robust coffee into area
cultivated with Arabian coffee where conditions permit. To focus on intensive
farming and strain improvement on the remaining areas. The People’s Committees
of the Central Highlands provinces shall devise the existing coffee acreage,
work out mechanisms and policies and guide in detail the reduction of coffee
acreage for cultivation of other crops. Vietnam Coffee Corporation, the Central
Highlands provinces will, by 2005, complete the investment in building
(preliminary, refined) processing establishments, post-harvest foundations such
as sun-drying yards, heat-drying establishments, in order to raise the product
quality, standards and competitiveness on domestic and world markets. b/ Rubber plant: Only to continue with new
cultivation as planned under the AFD capital-borrowing project within the State
rubber companies and small rubber farms borrowing WB capital (agricultural
diversification project), prioritizing the growing in border regions. To
continue with the investment, intensive farming on the existing acrease. By
2005, to have some 120,000 ha. Vietnam Rubber Corporation and the Central
Highlands provinces must complete the investment in upgrading the processing establishments
(for preliminary processing of rubber) and restructure the products to meet the
market demands so as to formulate the rubber latex- processing industry by
2010. c/ Tea plant: To focus on intensive farming on
the existing tea acreage. To cultivate tea on new areas only where conditions
permit, chiefly in Lam Dong. To gradually replace the existing tea varieties
with new ones of yield and quality suitable to domestic and foreign markets. By
2005, the acreage is expected to reach about 23,000 ha. To continue building
new processing establishments and upgrading the existing ones, raising the
product value, quality and competitiveness on the market. d/ Cashew: By 2005, the cashew acreage will
reach about 31,000 ha, which will later increase to 60,000 ha, based on the
betterment of the old cashew gardens and the acreage expansion to appropriate
soil areas for intensive farming of high-yield and high-quality cashew in order
to reach the output of over 30,000 tons of nut/ year. To invest in the construction
of cashew nut- processing establishments compatible with the on-spot raw
material regions, in order to create more jobs for people. e/ Sugarcane: To continue expanding new
sugarcane acreage in order to ensure the adequate supply of raw materials for the
existing sugar factories. To practice intensive farming, raising the percentage
of area under new sugarcane varieties of high yield and high sugar content and
expanding the irrigated sugarcane acreages in areas where exist irrigation
works. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. g/ Mulberry: To focus on restoring the mulberry
acreage and silkworm raising in Lam Dong. After 2005, to basically ensure the
adequate supply of raw materials for spinning and silk weaving plants already
built in the region. To maintain the acreage of about 5,000 ha with the
application of advanced methods to raise the mulberry productivity and achieve
the silkworm output of about 2,000 tons. h/ Pepper plant: which remains to be plants of high
economic value in Central Highlands has strongly developed in recent years,
thus formulating highly concentrated specialized commodity production region;
it is necessary to focus on intensive farming, raising the quality of existing
pepper. i/ Tobacco: To be grown in areas with favorable
conditions, with high-yield and high-quality strains suitable to the market
demand and taste, ensuring the adequate supply of raw materials for cigarette
factories while being able to export cigarette raw materials. 3. Vegetables, flower, fruit and other trees: a/ Regarding vegetables and flowers: To be grown
mainly in Lam Dong province, to formulate the concentrated specialized farming
regions along the direction of industrial production with modern technologies
to produce high-class flowers and vegetables reaching the food safety standards
for export (particularly fresh flowers for export) and domestic consumption. By
2005, to reach about 30,000 ha, including some 500-600 ha for flower growing. b/ Regarding fruit trees: To develop trees
yielding fruits with outlets and suitable to climatic and soil conditions of
the region. c/ Food plants: To bring into full play Central
Highlands advantages for strong development of soybean and assorted beans and
peas. To formulate the concentrated specialized farming zones of commodity
production, associated with on-spot processing establishments. By 2005, to have
some 100,000 ha. d/ Pharmaceutical plants: To continue expanding
the acreage in Kon Tum, Da Lat and areas where conditions permit. To protect
the precious pharmaceutical zones in Kon Tum. 4. Husbandry and aquaculture: Central Highlands
is endowed with more potentials and strengths than other regions of the whole
country to develop cattle rearing along the direction of commodity production
with high quality, particularly beef cattle and milch cow. To deploy projects
on development of high-quality beef cattle rearing in Dak Lak, ensuring the
supply of high-quality meat for urban centers and industrial zones. To step by
step develop the milch cow rearing in provinces together with the investment in
milk-processing establishments. By 2005, to reach a herd of 700,000 bovines,
including 5,000 milch cows. To develop husbandry in Central Highlands mainly
along the direction of household- and farm-based rearing; while State
enterprises and cooperatives shall provide services regarding breeds,
veterinary, agricultural promotion, product sale and husbandry product
processing. To develop fresh-water aquaculture, chiefly in reservoirs, in order
to have more products to be supplied for the local market. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. a/ To continue well performing the tasks of
forest protection, zoning of existing forests for regeneration, including
natural forests, protective forests, national gardens, nature preservation
zones, to apply strict measures to protect natural forests. b/ To concentrate on planting economic forests,
formulate raw material zones closely linked to establishments producing paper,
paper pulp, plank bits, artificial board, wood furniture,... To strive to plant
at least 200,000 ha of new forests by 2005, with such trees as eucalyptus,
hybrid acacia, pine, bamboo, ensuring enough raw materials for processing wood
products. In the immediate future, to ensure adequate supply of raw materials
for Gia Lai MDF plant, paper pulp factories in Kon Tum, Lam Dong and other
localities where conditions permit in order to reach the pulp and paper output
of 1 million tons/year and the assorted-board output of about 500,000 m3/ year. To apply scientific and technical advances to
hybridization by mode of tissue culture and cuttings in order to quickly
develop fast-growing trees (about more than 20-30 m3/ha/year or more) with high
efficiency. c/ To strongly develop the growing of big timber
trees in areas where conditions permit in order to satisfy the consumption demands,
including fast-growing big timber trees and some kinds of spacious timber
(padauk, sin-dora-wood, boggy starwort, dipterocarpus). d/ To step by step contract natural forest
acreage to households, communities (hamlets, villages, communes) for management
and protection under the community rules. The Ministry of Agriculture and Rural
Development in the third quarter of 2001 submits to the Prime Minister for
promulgation the policy on benefits and obligations of people who are assigned,
leased, contracted forests and forestry land in order to encourage the forest
planters to manage and protect forests. e/ To strictly observe the regulations on timber
exploitation according to plans, process and procedures for exploitation of
special products under forest foliage, in combination with the development of
forest industry in order to increase the use value of forest resources. To
combine the forest protection zoning with eco-tourism under the forest foliage.
To guide the consumption of domestic wood furniture, replacing forest timber
used in construction with other materials; to encourage the replacement of fuel
wood used in daily life and material production with other fuel sources. To
restrict then put an end to forest slash and burn for farming and forest hunting
according to law provisions. For natural forests banned from exploitation, they
shall be transferred into special-use forests for strict protection. II. INDUSTRIALLY The industrial development in Central Highlands
aims mainly at the industrialization of agriculture, forestry, processing of
agricultural and forestrial products, hydro-electric power industry and mining
industry. 1. The processing industry: To focus on the
completion of investment in the construction of new farm produce processing
establishments and the upgrading of the existing ones according to planning so
as after 2005 to basically complete the investment in the construction of
agricultural, forestrial product-processing establishments and post-harvest
technologies, first of all tea, coffee and fruit-processing technologies, and
intensive-processing industries which use agricultural and/or forestrial
products, including paper industry, wood production, rubber, textile
industries,… In the immediate future, to: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Complete the construction of Gia Lai MDF board
plant with the capacity of 54,000 m3/year as scheduled in association with the
raw material timber zones and continue developing wood furniture-making
establishments in the locality. Invest in the construction of a new large-scale
cotton fiber, spinning plant, gradually formulate establishments for garment
production and/or order-production in order to create jobs and take part in
export. To fully tap the capacity of silkworm, silk-weaving establishments
already built in the region in order to raise the quantity and quality of export
silk articles. To restore traditional weaving crafts among the population,
especially people of ethnic minority. The agricultural and forest product-processing
industry must become one of the spearhead economic branches and be given
priority in the application of advanced and modern technologies in order to
turn out products of good competitiveness on domestic and foreign markets. 2. Hydro-electric power industry: The Central
Highlands has great potentials for developing hydro-electric power industry which
may achieve the capacity of 2,383 MW, the electricity output of 12.7 billion
kWh/year, and mini-hydro-electric power stations with the output of about 1.5
billion kWh/year. To complete the hydro-electric power projects:
Ham Thuan Dami for power generation in early 2002, Ialy hydro-electric power
station with the remaining turbogenerator being put into operation at the end
of 2001. To complete the elaboration of feasible
investment projects for hydro-electric power stations within Dong Nai river
system (upstream being under Lam Dong province), Se San river system in Gia Lai
and Kon Tum provinces in line with the general scheme on electricity
development in the 2001-2010 period and to the year 2020. To reform the power
grids for 4 cities and provincial capitals, to build the second 500 kV
transmission line linking Pleiku, Buon Ma Thuat - Di Linh and Phu Lam; to build
the 110 kV power transmission line to Ma Drac and Dac Min districts (Dak Lak
province). To continue studying the investment in
hydro-electric power-cum-irrigation projects; prioritize the investment in
small-sized hydro-electric power stations in areas where conditions permit. To
complete the construction of power transmission line to 142 communes where
electricity is yet available even at the communal centers, ensuring that by
2005 over 70% of the population will be supplied with electricity. 3. Mining and chemical industries: On the basis
of taking into account the economic efficiency and possible capital sources, to
construct the bauxite mining and aluminium-refining factories in Lam Dong and
Dak Lak. To expand the scales of projects on exploitation of tin, gold,
precious stones and assorted building materials in the locality. To build a NPK
fertilizer plant in Dak Lak. 4. Mechanical engineering industry, handicraft
and cottage industry ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To build industrial parks: To complete all
procedures for the construction of Tra Da industrial park, prepare conditions for
the construction of the industrial parks of Tam Thang, CuJut (Dak Lak), Chupah
(Gia Lai), Hoa Binh (Kon Tum), Bao Loc (Lam Dong), etc., of appropriate sizes,
when there appears demand therefor. III. COMMERCE, TOURISM,
SERVICE To develop commerce, tourism and service sector,
creating the driving force for stepping up the economic development throughout
the whole region in order to bring into full play its advantages and achieve
the set socio-economic targets with the growth rate of 12%/year. 1. To develop the diversified trade
network suitable to the Central Highlands terrain, and encourage all economic
sectors to join in goods circulation in order to create motive force for
production to develop. To build trade centers in provincial cities and some key
districts. To well organize the trade network from the provincial, district to
commune level for smooth goods circulation as provided for in the Government�s Decree No. 20/1998/ND-CP of
March 31, 1998 on trade deployment in mountainous areas, islands and regions
inhabited by ethnic minority people. By 2005, to complete the construction of
markets and shops in centers of the commune clusters. To invest in the construction of border gates,
border markets and border-gate economic zones in order to step up trading
activities and goods exchanges with Laos and Cambodia. To complete investing in
the construction of a number of border-gate trade centers in the region. 2. To concentrate intensive investment in
the existing tourist centers, to make selective new investment in areas where
conditions permit in diversified forms of tourism, such as ecological tourism,
cultural tourism, historic tourism… To formulate intra-regional and
inter-regional tourist routes and diversify tourist products suitable to
Central Highlands’ particularities, in association with tourism in Central
Vietnam coastal provinces and eastern South Vietnam provinces. IV. REGARDING EDUCATION AND
TRAINING, HEALTHCARE, CULTURE AND SOCIAL MATTERS 1. Regarding education and training: To raise
the quality of comprehensive general education, step by step approaching the
standard level of other countries. To consolidate the fruits of primary
education universalization, increasing the rate of school-goers within the
school-age bracket. To strive to achieve the standards of unversalization of
junior-high education for the entire region in 2010. To invest in building
enough solid or semi-solid classrooms for all educational levels; about 50% of
schools will be equipped with teaching aids, labs, libraries, play grounds and
sport areas of minimum standards; 80-90% of the schools will be furnished with
standard equipment and facilities by 2010. To complete the construction of
boarding schools for ethnic minority pupils of all districts, improve the
material foundations of boarding high schools for ethnic minority pupils in all
provinces. To develop semi-boarding schools and schools for disabled pupils in
all provinces. To consolidate and develop creches and kindergartens. To
concentrate investment to raise the training capacity and scale of Da Lat
university and Central Highlands university. To open pre-entrance courses at
Central Highlands university for ethnic minority pupils. To upgrade Dak Lak
culture and art intermediate school into Dak Lak Culture and Art College by
2005 and to plan the establishment of Gia Lai economic and technical College
and Kon Tum Economic and Technical College in the 2006-2010 period. To invest
in upgrading the job-training schools for ethnic minority youths in Dak Lak,
the technical training school in Da Lat, Lam Dong; to upgrade and expand 4
existing vocational-training schools, invest in building a new Kon Tum
vocational-training school and 4 key district job-teaching centers (one center
for each province). All districts and cities shall have their own regular
education centers. 2. On public health: To upgrade and build
medical establishments, first of all to build regional hospitals
(inter-district) of Daknong, Ajunpa, Ngoc Hoi, An Khe, Krongpa,…, consolidate
district health centers; to maintain and develop regional polyclinics with
efficiency. To build and develop the regional health center with Buon Me Thuot
- Dak Lak hospital, the Central Highlands Hygiene and Epidemics Institute and
the medical department of the Central Highlands university as the core. To set
up and build the traditional medicine hospital in Kon Tum province. All
communes must have solid health stations adequately staffed with professional
cadres in order to well ensure the primary healthcare for people. To work out appropriate
policies to step up the posting of doctors to communes. To strive to achieve by
2005 the target of 50% of the communes to have medical doctors; 100% of the
commune health stations to have midwives or obstetric-pediatric assistant
doctors, each medical station to be staffed with 3-5 medical workers; to have
4-5 medical doctors per ten thousand people throughout the region; 100% hamlets
to have professionally trained medical workers. To strive to eliminate plague
throughout the region by 2010. To upgrade 4 social support centers. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To strive to achieve, by 2005, 100% of the communes
to be covered with television. To invest in one more centrally-run FM radio
station with 5 kW capacity in Dak Lak; each province will be furnished with an
equipment set to produce ethnic minority language programs and one FM
transmitter of 2-5 kW, clusters of FM public-addressing stations; to increase
the transmission in ethnic minority languages. To build a television station
for each commune and each commune cluster. To modernize equipment, increase the
time volume for broadcasting programs in ethnic minority languages, each
district will be equipped with a television receiver-relay transmitter of
100-150 W, to build satellite antennas in concave regions and the transmission
tower on Ham Rong mountain (Gia Lai), one VTV1 transmitter of 2 kW in Kon Tum provincial
capital. To implement with efficiency the national target
program on crime and social evils prevention and combat. 4. Hunger elimination and poverty alleviation
and employment: Hunger elimination and poverty alleviation
constitute an urgent program of Central Highlands. The People’s Committees of
the Central Highlands provinces must work out plans for implementation
organization and concrete solutions regarding land, breeds, capital,
agricultural and forestrial promotion for hungry and poor households; to help
poor households, with their own efforts, get out of poverty in a sustainable
manner. To efficiently implement the national program on
employment in order, by 2005, to create jobs for 400,000-420,000 laborers (an
average of 80,000-85,000 laborers a year, providing loans as support for
creation of jobs for 16,000 laborers); to strive to reduce the urban
unemployment rate to 4% and to raise the use rate of agricultural working time
to 82%, creating an upturn in the labor structure, quality and productivity. 5. Sedentarization and population migration for
development of new economic zones: To complete the sedentarization of local ethnic
minority people, first of all those in deep-lying and remote areas, former
revolutionary bases, border regions. To sedentarize free migrants who are being
confronted with difficulties and stabilize the lives of people who have come to
build economic zones in Central Highlands over recent years. To limit then put
an end to free migration. To plan and prepare to build the projects on
resettlement along the direction of building complete economic and social
infrastructure (traffic, irrigation, electricity, water supply, schools, health
stations), production land as well as residential land, aiming to receive more
locals and part of new settlers from other regions, including resettlement
people under a number of hydro-electric power projects. Article 3.- Objectives
of investment in socio-economic infrastructure in the 2001-2005 period are as
follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Regarding traffic: To complete Ho Chi Minh
road as scheduled; to upgrade roads leading to Laos, Cambodia, highways 14, 19,
20, 24, 25, 27 and 28 and roads from west to east. To invest in upgrading the
whole length of highway 14C for early opening to traffic, to build highway 40
of mountain grade 3 standards, linking with highway 18B of Laos. To upgrade 32
provincial roads with the total length of 3,030 km. To strive to have 80% of
the provincial roads asphalted according to mountain grade 5 standards, to
solidify 100% of the bridges and sluices on all the provincial roads. To
complete the construction of roads leading into 12 communes which have no
motorways leading to commune centers. To study and invest in proper renovation
of landing ways, parking yards and terminals of 4 existing airports in the
region. To prepare and implement the project on construction of railway systems
from the national railways into Dak Nong (Dak Lak) and Bao Loc (Lam Dong). - Regarding irrigation projects: To prioritize
works irrigating hills cultivated with industrial trees and other trees of high
economic efficiency. To continue investing synchronously in small projects,
projects leading to canals, solidifying canals, projects on water reservoirs to
store enough water for irrigation in the dry-season. To complete the irrigation
projects of Upstream Easuop, IaLau and IaMo in order to create more land for
production and to prepare for reception of new settlers from other localities. 2. To attach importance to investment in
projects in service of culture, public-addressing, television and sport
establishments, cultural houses, communal houses in service of rituals to
promote the cultural traditions and ethnic traits. 3. To prioritize investment in educational,
training, job-teaching establishments, the research, application and transfer
of scientific, technical and technological advances to production and daily
life of people, first of all the domains of creating plant varieties, animal
breeds, technologies for agricultural and forest product preservation,
processing, mineral exploitation and processing. 4. To develop the urban networks along the direction
of investing in the construction of regional cities such as Buon Me Thuot,
provincial centers such as Pleiku, Bao Loc, Da Lat, Kon Tum. To formulate new
urban centers on the basis of developing particular economic zones such as
border-gate economic zones, tourist sites, ore-mining zones. To develop the
network of district towns in district centers and in commodity-manufacturing
areas. To construct townships functioning as economic, cultural and service
centers at rural population clusters and spots. To work out the program for
construction of rural population quarters. To upgrade water supply and drainage systems in
urban areas, basically meeting the rural population’s demand for clean water. 5. To modernize the post and
telecommunication networks along the direction of synchronization and
digitalization to meet the domestic and international communication
requirements. Article 4.- On a number
of policies and solutions 1. Land policy: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Reclaiming virgin land for acreage expansion in
areas where conditions permit; Readjusting land of State agricultural and
forestrial farms; Undertaking land contracted from State
agricultural and forestrial farms. The People’s Committees of the Central Highlands
provinces must determine the number of ethnic minority households having no or
inadequate land and work out measures to settle the situation in 2002. The localities must well settle the question of
land, guide production, provide loan capital, consume agricultural products in
order to help people stabilize their sedentary life, quit nomadic forest slash
and burn farming. b/ To basically finanlize the planning on land
use at district and commune levels, granting certificates of the right to use
agricultural, forestrial and residential land so that people feel at ease to
carry out their production. c/ To strictly forbid illegal trading and
transfer of land, particularly the land of ethnic minority people. To
definitely settle burning issues regarding land complaints and disputes among
people, between people and State enterprises or organizations. 2. Regarding investment and credit: a/ Regarding investment: The State budget
capital (including ODA capital) in support of investment primarily in the
following infrastructures in service of socio-economic development: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Regarding irrigation: The medium- and small-sized
irrigation projects, source-generating projects, projects on water supply for
urban centers, concentrated population quarters and industrial parks. To
solidify canals under Decision No. 66/2000/QD-TTg of June 13, 2000 of the Prime
Minister. - Educational, training, medical and cultural
infrastructures. - Forest planting and tending under Decision No.
661/1998/QD-TTg of July 29, 1998 of the Prime Minister. - The national target program on employment,
hunger elimination and poverty alleviation, the national target program on
education, training and job-teaching, the program to prevent and combat a
number of social and dangerous diseases and HIV/AIDS. - To invest in scientific and technological
development, agricultural and forestrial promotion, scientific research
institutions, crossbreeding establishments in service of production (including
the importation of breeds). Each locality works out plans to distribute and
incorporate the national target programs in its respective area for management
and efficient use of various sources of State budget capital. b/ The State’s development investment credit
capital: To well observe the current provisions of Decree No. 43/1999/ND-CP of
June 29, 1999 of the Government on the State’s development investment credit and
Decision No. 02/2001/QD-TTg of January 2, 2001 of the Prime Minister on the
policies for investment support from the Development Assistance Fund for
projects on production or processing of export goods and projects on
agricultural production; Decision No. 133/2001/QD-TTg of September 10, 2001 of
the Prime Minister promulgating the Regulation on export support credit. It is
necessary to provide, with satisfactory priority, capital sources for
investment projects in Central Highlands, especially the projects on
exploitation of the region’s advantages and potentials in the fields of
industry, production and processing of agricultural and forestrial products. c/ Credit capital: The State Bank of Vietnam
shall direct commercial banks to ensure adequate capital to satisfy the
borrowing demands in the region; continue improving the capital-borrowing
procedures and apply concrete measures by nominating credit officials to
directly guide people in carrying out the capital-borrowing procedures so that
they can borrow capital from banks; coordinate with the Peasants’ Association
in expanding forms of setting up borrowing teams in order to help peasants have
a better access to credit capital and use the borrowed capital efficiently and
repay their debts. To increase capital sources for the Bank for the
Poor, the national target program on employment in Central Highlands and
provide capital largely for poor households, particularly poor households of
ethnic minority people so that they develop production and get out of poverty. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. d/ To encourage forms of mobilizing capital
among population, capital from enterprises for investment in raising production
capacity, investment in developing medium- and small-sized enterprises,
cooperatives, farms and family households. 3. Freight and price subsidy policies: To assign
the Committee for Ethnic Minorities and Mountainous Areas the prime
responsibility to study, together with the concerned ministries and branches,
and propose the renewal of current freight and price subsidies to suit the
conditions and practices of ethnic minority people throughout the country. In the immediate future, in the Central
Highlands provinces as from 2001, the ethnic minority poor households in Region
III are provided free of charge with 5 kg of iodized salt/person/year; VND
20,000/ person/year as medicine support; hungry and poor households (according
to the criteria set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs),
village patriarchs and hamlet chiefs who meet with difficulties and families
with meritorious services to the country, with 4 meters of ordinary
fabrics/person/year. Regarding the lighting, for the localities where
electricity is yet available, they shall be supplied free of charge with
kerosene at the level of 5 liters/household/year, and for localities where
electricity is available, the electricity price subsidy shall be provided
corresponding to the level of 5 liters of kerosene/year for ethnic minority
households and families entitled to social policies. 4. Housing support policy: The State adopts the
policy of providing appropriate support for ethnic minority people who really
meet difficulties regarding dwelling houses. The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and
coordinate with the concerned ministries and branches in mapping out specific
support policy and submit it to the Prime Minister in the fourth quarter of
2001. The provincial People’s Committees must work out plans to mobilize
enterprises and people with conditions to provide assistance and draw up plans
to exploit to the utmost forest tree timber in the basin of the hydro-electric
power and irrigation reservoirs in order to help people build their dwelling
houses so that after 2003, the housing question shall be basically solved for
ethnic minority households meeting with difficulties and households entitled to
social policies. 5. The policies on education and training: As
from 2002 the following educational policies shall be implemented for ethnic
minority children in Central Highlands: a/ Exemption of school-building contributions,
school fees, support in textbooks and writing papers. b/ Compiling teaching materials and textbooks in
ethnic minority languages, implementing the teaching and learning of ethnic
minority languages at different educational levels, suitable to the
particularities of the region. To teach ethnic minority languages for teachers,
medical workers, State officials and employees, mass-organization officials and
commune administration cadres, who are not ethnic minority people but work in
areas inhabited by ethnic minority people. c/ The State shall cover all expenses for meals,
accommodation and study of ethnic minority pupils in their boarding schools.
For children who are entitled to study at boarding schools but stay outside the
school dormitories and study at public or semi-public schools, they shall be
provided with scholarship being equal to 50% of the scholarship enjoyed by the
boarding pupils. d/ Adopting the policy of recruiting and sending
ethnic minority children to intermediate vocational schools, colleges and
universities for training, giving priority to subjects who volunteer to return
to their native places to work after their study. The administration at all
levels must work out plans to train, employ and arrange qualified local people
of ethnic minorities to work at State agencies, mass organizations, political
and/or social organizations in their respective localities. To step by step achieve
the norm that the vast majority of medical and educational workers in rural
areas inhabited by ethnic minority people are people of ethnic minorities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ Adopting the policy to attract science
workers and technicians to Central Highlands for working. 6. Regarding public health: a/ The State shall provide budget for
implementation of the regime of full exemption of medical examination and
treatment charges at health stations, medical centers and hospitals for ethnic
minority people. b/ For hungry and poor households and people in
general in communes of region III, the current medical insurance cards shall
not be used, but the free-of-charge medical examination and treatment shall
apply; the health establishments shall settle their actual expenses from the
medical examination and treatment funds for the poor, set up by the provinces
and managed by the provincial Health Services. c/ Opening regular courses for training of
recruited and nominated people of ethnic minority people in region II and
region III to be medical doctors. To work out appropriate allowance regime and
adopt the policy of providing dwelling houses for medical doctors working in
particularly difficult communes in the region. 7. Regarding culture: a/ To increase funding for the implementation of
cultural program on sending books and newspapers to hamlets, villages and
communes, as well the preservation and promotion of the cultural traits of
ethnic groups, including material culture and non-material culture. b/ To increase the time volume of radio and
television broadcasts in the languages of ethnic minority groups in the region,
and publish pictorial newspapers in ethnic minority languages. c/ To provide funding support so as to
consolidate art troupes, mobile information teams, mobile film protection teams
in service of ethnic minority people, particularly in deep-lying, remote and
border regions. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To encourage all organizations and individuals
of all economic sectors to invest in socio-economic development in the Central
Highlands provinces. The People’s Committees of the Central Highlands provinces
shall consult with the provincial Party Committees through the provincial
People’s Councils before adopting specific policies on land, tax preferences,
training support, with convenient investment procedures in order to attract
investors in their respective localities and other parts of the country. a/ For State enterprises: - To well carry out the restructuring,
renovation and development of State enterprises. For State-run agricultural and
forestrial farms in the locality, they must revise the land fund, first of all
transferring land which has been left unused or used inefficiently to the
locality for assignment to peasants for long-term and stable use. The remaining
land areas must be assigned, contracted according to Decree No.01/ND-CP of
January 4, 1995 and Decree No.187/1999/ND-CP of September 16, 1999 of the
Government. The State-run agricultural and forestrial farms shall well perform
the tasks of providing services on strains and breeds, supplies, techniques,
farm produce processing and consumption. Enterprises shall have to sign
contracts for consumption of commodity farm produce with peasant households or
cooperatives in order to protect the producers interests. In cases where the land formerly belonging to
people, especially ethnic minority people, and was handed over to the State-run
agricultural or forestrial farms for management and use when such people joined
such farms, and a section of laborers being workers, in the course of
restructuring production, have to leave their jobs according to the prescribed
regimes or no longer work in the agricultural or forestrial farms, thus having
no land for production, the State-run agricultural or forestrial farms must
assign such laborers with appropriate land areas or contract land to them for
production and maintenance of their livelihood. - To support State enterprises with working
capital as provided for in Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the
Government and other current regulations. - To continue developing form of State
enterprises with the combination of economic tasks with national security and
defense, especially to continue building and promoting the efficiency of,
economic-defense zones in key regions and along the borders in order to attract
people (including locals and immigrants from other localities) in production
along the direction of receiving production land associated with population
clusters, villages and hamlets in line with the production orientations and
security as well as defense tasks. To prioritize the provision of land and
technical guidance to ethnic minority people in the locality. b/ For cooperatives: To transform cooperatives
and production groups according to the Cooperative Law, and at the same time
step by step formulate economic cooperation organizations and cooperatives with
voluntary participation by people in order to help one another in the services
on techniques, breeds, supplies, consumption and processing of agricultural
products, first of all by a number of people engaged in concentrated specialized
commodity production. c/ The household economy, farm economy,
people-founded businesses are encouraged and given conditions to thrive with a
view to tapping their potentials in capital, techniques and labor. 9. The policies towards officials,
building of strong and clean political system, especially at the grassroots. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - The policy of prioritizing the fostering and
training to raise the managerial and leading skills, the teaching of ethnic
minority languages for grassroots officials, particularly those working in the
State sector. - Raising the allowance levels for village and
hamlet chiefs and working out regimes for village patriarchs. The Government’s Commission for Organization and
Personnel shall assume the prime responsibility and coordinate with the
concerned ministries and branches in studying the specific support levels and
submit them to the Prime Minister in the fourth quarter of 2001. Article 5.-
Implementation organization 1. The Central Highlands provinces must
determine the contents of this Decision as the primary tasks of the Party
Committees and administrations in their respective localities and concretize
them into programs and plans of each specialized branch, each administration
level, each mass organization in order to organize the implementation thereof. First of all, to select and determine some
target and key programs with concrete contents and their urgency in order to
direct the implementation thereof in the fourth quarter of 2001 and in 2002,
and work out concrete plans for realization of the contents of this Decision in
the subsequent years and till 2010. The presidents of the provincial People’s
Committees shall have to closely coordinate with ministries, branches and
localities in the region in readjusting, elaborating the plannings and plans of
the provinces in line with the overall planning of the region and organize the
execution of elaborated programs and projects. 2. The ministries and branches, depending
on their respective functions, tasks and powers, shall, together with the
Central Highlands provinces, organize the direction of the implementation of
specific programs and projects under their respective State management
responsibility according to the objectives and contents of this Decision. Based on the approved programs and projects, to
work out concrete annual plans, starting the investment right from 2001 and
organize the direction, supervision of their implementation according to
objectives of the programs and projects under this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. In their quarterly and annual reports on the
evaluation of their work results, the ministries and branches must review and
assess the working programs in Central Highlands and detect difficulties and
obstacles in order to work out remedial measures. 3. The Ministry of Planning and Investment, the
Ministry of Finance and the concerned ministries and branches shall, on the
basis of the approved programs and projects, map out annual investment capital
plans, concretize policies for execution according to the set objectives. 4. To set up the Steering Committee for
socio-economic development in Central Highlands, comprising leading officials
of the Ministries of Agriculture and Rural Development; Communications and
Transport; Industry; Planning and Investment; Finance, the Committee for Ethnic
Minorities and Mountainous Areas; and a number of concerned ministries and
branches, a number of officials knowledgeable about Central Highlands and
leading officials of four Central Highlands provinces, which is led by a
Deputy-Prime Minister as its head, the Minister of Agriculture and Rural Development
as its standing deputy-head. Article 6.- This
Decision takes effect 15 days after its signing. Article 7.- The
ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the
agencies attached to the Government and the presidents of the Central Highlands
provinces shall have to implement this Decision. PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên do Thủ tướng Chính phủ ban hành
8.498
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|