Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2005/LPQT Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Hoàng Anh
Ngày ban hành: 28/01/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

HIỆP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC VỆ TINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ INTELSAT

 BỘ NGOẠI GIAO

 

Số: 02/2005/LPQT                                 Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2005

Hiệp định của tổ chức Vệ tinh viễn thông quốc tế INTELSAT có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 12 tháng 12 năm 2004./.

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Hoàng Anh

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HIỆP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC VỆ TINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ INTELSAT

Lời nói đầu

Các Quốc gia Thành viên của Hiệp định này,

Xét nguyên tắc nêu trong Nghị quyết số 1721 (XVI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc rằng việc thông tin liên lạc qua vệ tinh cần được cung cấp cho các quốc gia trên thế giới khi thực tiễn cho phép trên cơ sở toàn cầu và không phân biệt đối xử,

 Xét các điều khoản liên quan của Hiệp ­ước về các Nguyên tắc Điều chỉnh Hoạt động của các Quốc gia trong việc Thăm dò và Sử dụng Khoảng không Vũ trụ, Bao gồm cả Mặt trăng và các Thiên thể khác và đặc biệt là Điều I quy định rằng khoảng không vũ trụ sẽ được sử dụng vì lợi ích và quyền lợi của tất cả các nước, Nhận thấy rằng Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế, phù hợp với mục đích thành lập ban đầu, đã thiết lập hệ thống vệ tinh toàn cầu để cung cấp các dịch vụ viễn thông khu vực trên thế giới, góp phần vào nền hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau trên thế giới,

Xem xét rằng Đại hội Toàn thể lần thứ 24 các nước Thành viên của Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế đã quyết định cơ cấu lại tổ chức và tư nhân hóa bằng cách thành lập một công ty tư nhân dưới sự giám sát của một tổ chức liên chính phủ,

Xác nhận rằng sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc cung cấp các dịch vụ viễn thông dẫn đến việc Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế cần thiết phải chuyển hệ thống vũ trụ của mình cho Công ty được xác định tại Điều I(c) của Hiệp định này để hệ thống vũ trụ đó tiếp tục được sử dụng theo mục đích th­ương mại thích hợp,

Mong muốn rằng Công ty sẽ tuân thủ những Mục đích Căn bản được ghi tại Điều III của Hiệp định này và sẽ cung cấp trên cơ sở th­ương mại, các kênh vũ trụ cần thiết cho các dịch vụ viễn thông công cộng với chất lư­ợng cao và đáng tin cậy,

Xác định rằng, cần phải có một tổ chức giám sát liên chính phủ mà trong đó mọi Quốc gia thành viên của Liên hợp quốc hoặc của Liên minh Viễn thông Quốc tế đều có thể trở thành Thành viên, nhằm đảm bảo rằng Công ty thực hiện đầy đủ các Nguyên tắc Căn bản được tiếp tục thực hiện,

Nhất trí rằng:

Điều I. Định nghĩa

Vì những mục đích của Hiệp định này:

(a) "Hiệp định" là bản hiệp định này, bao gồm các bản Phụ lục kèm theo, và bất cứ sửa đổi bổ sung nào thêm vào, nhưng không bao gồm tiêu đề của các Điều khoản, được mở ngỏ cho các Chính phủ của các nước ký tại Washington ngày 20/8/1971, theo đó tổ chức vệ tinh viễn thông quốc tế được thành lập;

(b) “Kênh vũ trụ” là các vệ tinh viễn thông, trạm theo dõi, viễn thám, thiết bị điều khiển, kiểm soát, màn hình, và các ph­ương tiện liên quan và các thiết bị cần thiết cho việc hoạt động của các vệ tinh đó;

(c) "Viễn thông" là việc chuyển, phát hoặc nhận các ký hiệu, tín hiệu chữ viết, hình ảnh và âm thanh hoặc thông tin ở bất cứ dạng nào bằng dây dẫn, vô tuyến, quang học hoặc các hệ thống điện từ trường khác;

(d) "Công ty là thực thể tư nhân hoặc các thực thể được thiết lập theo luật của một hay nhiều Quốc gia mà theo đó hệ thống vũ trụ của tổ chức vệ tinh viễn thông quốc tế được chuyển giao và bao gồm quyền lợi của những thực thể thay thế,

(e) "Trên cơ sở th­ương mại" là phù hợp với hoạt động th­ương mại thông thường và của khách hàng trong lĩnh vực viễn thông;

(f) "Dịch vụ viễn thông công cộng" là các dịch vụ viễn thông cố định hay di động có thể được cung cấp bằng các vệ tinh và được sẵn sàng cho công chúng sử dụng như điện thoại, điện báo, telex, fac - simile, truyền số liệu, truyền các ch­ương trình phát thanh hay truyền hình giữa các trạm mặt đất được chấp nhận có quyền sử dụng kênh vũ trụ của Công ty để truyền tiếp cho các kênh công cộng và các thuê bao vì các mục đích trên; nhưng không gồm các dịch vụ di động không được quy định trong Hiệp đinh Tạm thời và Hiệp định Đặc biệt được áp dụng trước khi ký kết Hiệp định này, những dịch vụ này được cung cấp thông qua các các trạm di động hoạt động trực tiếp với các vệ tinh được chỉ định toàn bộ hoặc từng phần để cung cấp các dịch vụ liên quan đến sự an toàn của máy bay hoặc việc điều khiển bay của máy bay hoặc không l­ưu hay hàng hải bằng vô tuyến;

(g) "Hiệp định Tạm thời" là Hiệp định Thỏa thuận Tạm thời về Thiết lập Hệ thống Vệ tinh Viễn thông Th­ương mại Toàn cầu do các Chính phủ ký tại Wash- ington ngày 20/8/1964;

(h) “Nghĩa vụ kết nối tối thiểu” hoặc “LCO" là nghĩa vụ mà Công ty thực hiện nhằm tiếp tục cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các khách hàng đủ tiêu chuẩn là người sử dụng kết nối tối thiểu;

(i) "Hiệp định Đặc biệt" là hiệp định được các Chính phủ hoặc các tổ chức viễn thông được Chính phủ chỉ định ký ngày 20/8/1964 theo các quy định của Hiệp định Tạm thời;

(j) “Thỏa thuận công vụ” là văn bản pháp lý ràng buộc mà thông qua đó, ITSO đảm bảo rằng Công ty tuân thủ các Nguyên tắc Căn bản;

(k) "Các Nguyên tắc Căn bản" là những nguyên tắc căn bản được ghi ở Điều III;

(l) “Tài sản chung” là những tần số ấn định kết hợp với các trí quỹ đạo, trong quy trình phối hợp hoặc đăng ký dưới danh nghĩa các Thành viên với Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) phù hợp với các quy định tại Thể lệ Thông tin Vô tuyến của ITU, được chuyển giao cho một hay nhiều Thành viên theo quy định của Điều XII;

(m) “Phủ sóng toàn cầu” là phủ sóng tối đa về mặt địa lý trên trái đất song song Nam và Bắc bán cầu từ các vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh;

(n) “Kết nối toàn cầu” là khả năng kết nối đối với những người sử dụng của Công ty thông qua việc phủ sóng toàn cầu mà công ty cung cấp để thông tin liên lạc trong và giữa năm khu vực của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã được hội nghị toàn quyền ITU tổ chức tại Montreux năm 1965 xác định.

(o) "Truy nhập không phân biệt" là cung cấp cơ hội công bằng và bình đẳng để truy nhập hệ thống của Công ty;

(p) "Thành viên" là Quốc gia mà Hiệp định này đã có hiệu lực thi hành hoặc được áp dụng tạm thời;

(q) "Tài sản" bao gồm tất cả các vật thể ở bất cứ dạng nào có thể gắn liền quyền sở hữu cũng như các quyền về hợp đồng; và

(r) "Khách hàng LCO" là tất cả các khách hàng đủ tiêu chuẩn để ký các hợp đồng LCO;

(s) “Cơ quan quản lý” là các cơ quan chính phủ hoặc cơ quan có trách nhiệm phù hợp với các nghĩa vụ theo Hiến ch­ương của Liên minh Viễn thông Quốc tế và Công ư­ớc của Liên minh Viễn thông Quốc tế, và các Thể lệ Hành chính khác.

Điều II. Sự thành lập ITSO

Chú ý đầy đủ đến các nguyên tắc nêu ra trong Lời nói đầu của Hiệp định này, các Thành viên nhất trí thành lập Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế, sau đây gọi là "ITSO".

Điều III. Mục tiêu chính và các Nguyên tắc Căn bản của ITSO

(a) Xem xét việc thành lập Công ty, mục tiêu chính của ITSO là đảm bảo, thông qua Thỏa thuận Công vụ rằng Công ty cung cấp, trên cơ sở th­ương mại, các dịch vụ viễn thông công cộng quốc tế, nhằm đảm bảo việc thực hiện các Nguyên tắc Căn bản.

(b) Các Nguyên tắc Căn bản là:

(i) Duy trì khả năng kết nối toàn cầu và phủ sóng toàn cầu;

(ii) Phục vụ các khách hàng trong diện kết nối tối thiểu;

(iii) Cung cấp truy nhập không phân biệt vào hệ thống của Công ty.

Điều IV. Các dịch vụ viễn thông công cộng trong nước được phủ sóng

Vì các mục tiêu được nêu tại Điều III, các dịch vụ dưới đây sẽ được xem như là các dịch vụ viễn thông công cộng quốc tế.

(a) dịch vụ viễn thông công cộng trong nước giữa các vùng tách biệt với nhau nhưng không nằm dưới quyền tài phán của một nước láng giềng hoặc giữa các khu vực bị cách ly bởi biển khơi; và

(b) dịch vụ viễn thông công cộng trong nước giữa các vùng không được kết nối bởi các thiết bị băng rộng trên đất liền và nhũng vùng bị ngăn cách bởi các vật cản tự nhiên trong đó có những hiện tượng thiên nhiên bất thường cản trở việc thiết lập các thiết bị băng rộng trên đất liền giữa các vùng mới này, với điều kiện có sự thông qua một cách phù hợp.

Điều V. Giám sát

ITSO phải tiến hành các hoạt động thích hợp, bao gồm việc ký Thỏa thuận Công vụ, để giám sát việc Công ty thực hiện các Nguyên tắc Căn bản, đặc biệt là nguyên tắc truy nhập không phân biệt vào hệ thống của Công ty đối với các dịch vụ viễn thông công cộng do Công ty cung cấp hiện nay và trong t­ương lai khi sẵn có dung l­ượng kênh vũ trụ, trên cơ sở th­ương mại.

Điều VI. Tư cách pháp nhân

(a) ITSO có tư cách pháp nhân, Tổ chức này có đầy đủ năng lực cần thiết để thực hiện các chức năng và mục tiêu của mình, bao gồm các quyền: bao gồm các thỏa thuận với các Quốc gia hoặc tổ chức quốc tế:

(i) hợp đồng;

(ii) mua và bán tài sản;

(iii) là một bên trong quá trình tố tụng pháp lý.

(b) Mỗi Thành viên sẽ tiến hành các hoạt động nêu trên nếu thấy cần thiết trong phạm vi quyền tài phán của mình nhằm thi hành các quy định của Điều này trong khuôn khổ luật pháp riêng của nước mình.

Điều VII. Các nguyên tắc tài chính

(a) ITSO được cung cấp tài chính trong giai đoạn 12 năm theo Điều XXI bằng cách giữ lại một phần tài sản tài chính vào thời điểm chuyển giao hệ thống vũ trụ của ITSO cho Công ty.

(b) Trong trường hợp ITSO tiếp tục tồn tại quá 12 năm, ITSO phải nhận được nguồn tài chính thông qua Thỏa thuận Công vụ.

Điều VIII. Cơ cấu của ITSO

ITSO bao gồm các cơ quan sau đây:

(a) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên; và

(b) một cơ quan điều hành, đứng đầu là Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Đại hội Toàn thể các nước Thành viên.

Điều IX. Đại hội Toàn thể các nước Thành viên

(a) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên bao gồm tất cả các Thành viên và là cơ quan cao nhất của ITSO.

(b) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên xem xét chính sách chung và mục tiêu dài hạn của ITSO.

(c) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên xem xét các vấn đề mà các Thành viên là những quốc gia có chủ quyền quan tâm, đặc biệt đảm bảo rằng, Công ty cung cấp, trên cơ sở th­ương mại, các dịch vụ viễn thông quốc tế công cộng, nhằm:

(i) duy trì việc kết nối và phủ sóng toàn cầu;

(ii) phục vụ các khách hàng trong diện kết nối tối thiểu;

(iii) cho phép truy nhập không phân biệt vào hệ thống của Công ty.

(d) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên có chức năng và quyền hạn sau:

(i) chỉ đạo cơ quan điều hành của ITSO, một cách thích hợp, đặc biệt đối với việc cơ quan điều hành xem xét các hoạt động của Công ty có liên quan trực tiếp đến các Nguyên tắc Căn bản;

(ii) xem xét và thực hiện quyết định đối với những đề nghị về việc sửa đổi Hiệp định này phù hợp với Điều XV của Hiệp đinh này;

(iii) bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc theo Điều X;

(iv) xem xét và quyết định đối với các báo cáo trình lên Tổng giám đốc có liên quan đến việc Công ty tuân thủ những Nguyên tắc Căn bản;

(v) cân nhắc và quyết định đối với những khuyến nghị của Tổng giám đốc;

(vi) quyết định, theo khoản (b) của Điều XIV của Hiệp định này, liên quan

đến việc Thành viên rút khỏi ITSO;

(vii) quyết định các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ chính thức giữa ITSO và các Quốc gia là Thành viên hay không phải Thành viên, hoặc với các tổ chức quốc tế;

(viii) xem xét các khiếu nại của các Thành viên;

(ix) xem xét các vấn đề liên quan đến Tài sản Chung của các thành viên;

(x) đư­a ra những quyết định liên quan đến việc thông qua vấn đề nêu ở khoản (b) của Điều IV trong Hiệp đinh này;

(xi) xem xét và thông qua ngân sách của ITSO cho giai đoạn được Đại hội Toàn thể các nước Thành viên tán thành;

(xii) đưa ra những quyết định cần thiết đối với các khoản chi tiêu đột xuất vượt quá khỏi ngân sách đã thông qua;

(xiii) chỉ định kiểm toán viên để xem xét việc chi tiêu và quyết toán của ITSO;

(xiv) lựa chọn các chuyên gia pháp lý như nêu tại Điều 3 của Phụ lục A trong Hiệp định này;

(xv) xác định các điều kiện mà theo đó Tổng giám đốc có thể tiến hành các thủ tục tố tụng đối với Công ty theo Thỏa thuận Công vụ;

(xvi) quyết định sửa đổi bổ sung đối với Thỏa thuận Công vụ; và

( xvii) thực thi các chức năng khác tham chiếu theo bất cứ điều khoản nào khác của Hiệp đinh này.

(e) Hai năm một lần, Đại hội Toàn thể các nước Thành viên tổ chức họp kỳ thường niên, bắt đầu không muộn hơn 12 tháng từ sau khi chuyển các hệ thống vũ trụ của ITSO cho Công ty. Ngoài các kỳ họp thường niên của các Thành viên, Đại hội Toàn thể các nước Thành viên có thể được triệu tập bất thường theo yêu cầu của cơ quan điều hành phù hợp với các quy định của khoản (j) của Điều X, hoặc theo văn bản đề nghị của một hay nhiều Thành viên gửi tới Tổng giám đốc nêu lên mục đích của cuộc họp và được sự nhất trí của ít nhất 1/3 các Thành viên bao gồm cả những Thành viên gửi yêu cầu Đại hội Toàn thể các nước Thành viên phải xây dựng các điều kiện mà theo đó Tổng giám đốc có thể triệu tập cuộc họp bất thường của Đại hội Toàn thể các nước Thành viên.

(f) Số đại biểu cần thiết cho bất cứ một phiên họp nào của Đại hội Toàn thể các nước Thành viên phải bao gồm số đại biểu đại diện cho đa số các Thành viên. Mỗi thành viên sẽ có một phiếu. Các quyết định về các vấn đề căn bản chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 đại biểu đại diện cho Thành viên có mặt bỏ phiếu tán thành. Các quyết định về thủ tục chỉ được thông qua khi đa số quá bán các đại biểu đại diện cho các các Thành viên có mặt bỏ phiếu tán thành. Các tranh chấp về một vấn đề cụ thể là vấn đề thủ tục hay vấn đề căn bản chỉ được quyết định bằng cách bỏ phiếu kín và có đa số phiếu của các đại biểu đại diện cho đa số Thành viên có mặt tán thành. Các Thành viên có thể bỏ phiếu bằng cách ủy nhiệm hoặc các hình thức khác mà Đại hội toàn thể các nước Thành viên cho là thích hợp cũng như cung cấp các thông tin cần thiết trước khi tổ chức họp Đại hội Toàn thể các nước Thành viên.

(g) Đối với bất kỳ phiên họp nào của Đại hội Toàn thể các nước Thành viên, mỗi Thành viên đều có một phiếu bầu.

(h) Đại hội toàn thể các nước Thành viên phải thông qua các quy định về thủ tục của mình trong đó bao gồm cả việc bầu Chủ tịch và các quan chức khác, cũng như các quy định về việc tham dự và bỏ phiếu.

(i) Mỗi Thành viên sẽ tự trang trải chi phí cho các đại diện của mình tham dự Đại hội toàn thể các nước Thành viên. Các chi phí cho các Đại hội toàn thể các nước Thành viên được tính vào chi phí hành chính cửa ITSO.

Điều X. Tổng giám đốc

(a) Cơ quan điều hành do Tổng giám đốc đứng đầu, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đại hội Toàn thể các nước Thành viên.

(b) Tổng giám đốc sẽ:

(i) là người điều hành và đại diện pháp lý của INTELSAT chịu trách nhiệm thực thi tất cả các chức năng quản lý, bao gồm thực hiện các quyền theo hợp đồng đã ký;

(ii) hành động theo các chính sách và hướng dẫn của Đại hội toàn thể các nước Thành viên; và

(iii) do Đại hội toàn thể các nước Thành viên bầu ra trong nhiệm kỳ bốn năm hoặc theo giai đoạn được Đại hội toàn thể các nước Thành viên quyết định. Tổng giám đốc có thể bị Đại hội toàn thể các nước Thành viên miễn nhiệm. Không ai được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc quá tám năm.

(c) việc bổ nhiệm Tổng giám đốc và tuyển chọn các nhân viên khác của cơ quan điều hành cần phải được xem xét thận trọng để đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về phẩm chất trung thực, năng lực và hiệu quả cao, cân nhắc đến yếu tố phân bổ theo khu vực và địa lý. Tổng giám đốc và các nhân viên của cơ quan điều hành phải tự kiềm chế để tránh khỏi bất cứ một hành vi không phù hợp với các trách nhiệm của họ đối với ITSO.

(d) Tổng giám đốc, theo hướng dẫn và chỉ thị của Đại hội toàn thể các nước Thành viên, xác định cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân viên và các tiêu chuẩn tuyển chọn quan chức và nhân viên, và bổ nhiệm nhân sự của cơ quan điều hành. Tổng giám đốc có thể lựa chọn chuyên gia tư vấn và các cố vấn khác cho cơ quan điều hành.

(e) Tổng giám đốc giám sát việc Công ty nghiêm chỉnh thực hiện các Nguyên tắc Căn bản.

(f) Tổng giám đốc phải:

(i) giám sát Công ty tuân thủ các Nguyên tắc Căn bản để phục vụ các khách hàng LCO thông qua việc thực hiện hợp đồng LCO;

(ii) xem xét các quyết định của Công ty đối với các đơn xin đủ tiêu chuẩn ký hợp đồng LCO;

(iii) hỗ trợ các khách hàng Leo trong việc giải quyết các tranh chấp với Công ty bằng cách cung cấp dịch vụ hòa giải; và

(iv) tư vấn lựa chọn chuyên gia tư vấn và trọng tài trong trường hợp một khách hàng LCO quyết định tiến hành các thủ tục tố tụng đối với Công ty.

(g) Tổng giám đốc phải báo cáo cho các Thành viên về vấn đề nêu tại các khoản từ (d) đến (f).

(h) Căn cứ vào các thời hạn do Đại hội Toàn thể các nước Thành viên quy định, Tổng giám đốc có thể bắt đầu tiến hành các thủ tục tố tụng đối với Công ty theo Thỏa thuận Công vụ.

(i) Tổng giám đốc giải quyết công việc với Công ty trên cơ sở Thỏa thuận Công vụ

(j) Tổng giám đốc, thay mặt ITSO, xem xét tất cả các vấn đề phát sinh từ Tài sản chung của các Thành viên và trao đổi ý kiến của các Thành viên với (các) Cơ quan đăng ký tần số và quỹ đạo.

(k) Khi Tổng giám đốc có ý kiến rằng việc một Thành viên không thực hiện theo Điều XI(c) làm ảnh hư­ởng đến khả năng tuân thủ các Nguyên tắc Căn bản của Công ty, Tổng giám đốc liên hệ với Thành viên đó để giải quyết tình hình này và có thể, phù hợp với các điều kiện do Đại hội Toàn thể các nước Thành viên quy định theo Điều IX (e) sẽ triệu tập cuộc họp ,bất thường của Đại hội Toàn thể các nước Thành viên.

(l) Đại hội Toàn thể các nước Thành viên chỉ định một quan chức của cơ quan điều hành làm Quyền Tổng giám đốc để thay thế trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt hoặc không thể hoàn thành nhiệm vụ, hoặc nếu vị trí Tổng giám đốc của văn phòng bị bỏ trống. Quyền Tổng giám đốc có toàn quyền điều hành của Tổng giám đốc căn cứ theo Hiệp định này. Trong trường hợp có vị trí khuyết, Quyền Tổng giám đốc phải điều hành công việc cho đến khi có một Tổng giám đốc mới được nhanh chóng chỉ định theo khoản (b) (iii) của Điều này.

Điều XI. Các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên

(a) Các Thành viên thực hiện các quyền và các nghĩa vụ của mình trong Hiệp định này bằng cách tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trong Lời nói đầu, các Nguyên tắc Căn bản tại Điều III và các quy định khác của Hiệp định này.

(b) Tất cả các Thành viên đều có quyền dự và tham gia vào tất cả các Hội nghị và các cuộc họp, trong đó họ có quyền có đại diện phù hợp với các quy định của Hiệp đinh này, cùng như dự và tham gia vào các cuộc họp khác do ITSO triệu tập tổ chức hoặc bảo trợ theo các thỏa thuận của ITSO về các cuộc họp đó bất kể những cuộc họp này được tiến hành ở đâu. Cơ quan điều hành sẽ đảm bảo việc thu xếp với các Thành viên đăng cai tổ chức các Hội nghị và cuộc họp đó bao gồm các thỏa thuận về việc làm thủ tục nhập cảnh và lưu trú vào nước sở tại trong thời gian diễn ra Hội nghị hoặc cuộc họp cho các đại diện của tất cả các Thành viên tham dự.

(c) Tất cả các Thành viên phải tuân thủ theo thủ tục phù hợp của nước sở tại và các thỏa thuận quốc tế liên quan khác mà họ là một bên tham gia, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc Công ty thực hiện đầy đủ các Nguyên tắc Căn bản, trên cơ sở công khai, không phân biệt, mang tính cạnh tranh và trung lập.

Điều XII. Ấn định tần số

(a) Các Thành viên ITSO phải nắm giữ các vị trí quỹ đạo và tần số ấn định trong quá trình phối hợp hoặc đăng ký với Liên minh Viễn thông Quốc tế dưới danh nghĩa các Thành viên, phù hợp với các quy định của Thể lệ Thông tin Vô tuyến của ITU cho đến khi một hoặc nhiều Thành viên đăng ký tần số gửi văn bản cho Cơ quan Lưu chiểu thông báo rằng Hiệp định này đã được thông qua, chấp nhận hay phê chuẩn. Các Thành viên phải lựa chọn một Thành viên trong số các thành viên của ITSO để đại diện cho tất cả các nước Thành viên tại ITU trong giai đoạn các Thành viên của ITSO nắm giữ tần số được ấn định.

(b) Thành viên được lựa chọn phù hợp với khoản (a) để đại diện cho tất cả các Thành viên trong giai đoạn ITSO nắm giữ việc ấn định tần số và quỹ đạo phải chuyển giao tần số và quỹ đạo ấn định đó cho (nhiều) Thành viên đăng ký tần số và quỹ đạo, trên cơ sở nhận được thông báo của Cơ quan Lưu chiểu về việc thông qua, chấp nhận hoặc phê chuẩn đối với Hiệp định này của Thành viên do Đại hội Toàn thể các nước Thành viên lựa chọn.

(c) Bất kỳ Thành viên nào được lựa chọn với tư cách là Cơ quan Đăng ký của Công ty, trên cơ sở các thủ tục phù hợp của nước đó, phải

(i) ủy quyền sử dụng tần số được Công ty ấn định sao cho các Nguyên tắc Căn bản được thực hiện đầy đủ;

(ii) trong trường hợp việc sử dụng không được ủy quyền nữa, hoặc Công ty không yêu cầu ấn định tần số này, hủy bỏ ấn định tần số theo thủ tục của ITU.

(d) Bất kể có các quy định khác của Hiệp định này, trong trường hợp Thành viên được lựa chọn là Cơ quan đăng ký tần số của Công ty chấm dứt tư cách thành viên của ITSO phù hợp với Điều XIV, Thành viên đó phải bị ràng buộc với các điều khoản liên quan được ghi trong Hiệp định này và trong Thể lệ Thông tin Vô tuyến của ITU cho đến khi tần số ấn định được việc chuyển giao cho Thành viên khác theo các thủ tục của ITU.

(e) Mỗi Thành viên được lựa chọn là Cơ quan đăng ký tần số chiểu theo khoản (c) phải:

(i) tối thiểu hàng năm báo cáo lên Tổng giám đốc về công việc giải quyết giữa Cơ quan đăng ký của Thành viên đó với Công ty, đặc biệt là việc tuân thủ các nghĩa vụ của Thành viên đó theo Điều XI (c);

(ii) tham khảo ý kiến của Tổng giám đốc, thay mặt cho ITSO, liên quan đến các hành động cần thiết để Công ty thực hiện đầy đủ các Nguyên tắc Căn bản;

(iii) làm việc với Tổng giám đốc, thay mặt ITSO, về các hoạt động tiềm năng của Cơ quan đăng ký để mở rộng việc truy cập tới các nước kết nối tối thiểu;

(iv) thông báo và tham vấn Tổng giám đốc về việc phối hợp hệ thống vệ tinh ITU được thực hiện dưới danh nghĩa của Công ty để đảm bảo rằng việc kết nối toàn cầu và dịch vụ tới người sử dụng kết nối tối thiểu được duy trì; và

(v) tham vấn ITU về nhu cầu thông tin vệ tinh của người sử dụng kết nối tối thiểu.

Điều XIII. Trụ sở chính, quyền ưu đãi miễn trừ và bất khả xâm phạm của ITSO

(a) Trụ sở chính của ITSO đóng tại Washington D.C., trừ phi Đại hội toàn thể có quyết định khác.

(b) Trong phạm vi các hoạt động được ủy quyền bởi Hiệp định này, ITSO và tài sản của mình phải được miễn thuế thu nhập quốc dân và thuế tài sản quốc gia tại tất cả Quốc gia Thành viên của Hiệp định này Mỗi Thành viên bằng nỗ lực lớn nhất của mình, theo các thủ tục được áp dụng trong nước, đảm bảo thi hành những miễn trừ nêu trên đối với ITSO và các tài sản của Tổ chức khỏi thuế thu nhập và thuế tài sản trực tiếp cũng như thuế hải quan, mà ITSO mong muốn, có l­ưu ý đến tính chất đặc biệt của ITSO.

(c) Mỗi Thành viên không phải là nơi ITSO có trụ sở chính đóng trên phần lãnh thổ của mình sẽ căn cứ vào Nghị định thư nêu tại khoản này, và Thành viên mà ITSO có trụ sở chính trên phần lãnh thổ của mình sẽ căn cứ vào Thỏa thuận về Trụ sở nêu trong khoản này, sẽ dành các quyền ưu đãi, miễn trừ và bất khả xâm phạm thích hợp cho ITSO, cho các quan chức của tổ chức này, và cho các nhân viên được nêu trong Nghị định thư và Thỏa thuận về Trụ sở, cho cả các Thành viên và đại diện của các Thành viên. Đặc biệt, mỗi Thành viên phải dành cho các cá nhân đó quyền ưu đãi miễn trừ khỏi các quá trình tố tụng pháp luật về các hành vi đã làm hoặc những từ đã viết hoặc đã nói trong khi thực hiện các chức năng và trong phạm vi giới hạn các nhiệm vụ của mình, và trong những trường hợp được quy định trong Thỏa thuận về Trụ sở và Nghị định thư nêu trong khoản này. Thành viên mà ITSO đặt trụ sở chính trong lãnh thổ của mình sẽ ký càng sớm càng tốt Thỏa thuận về Trụ sở với ITSO bao gồm các quyền ưu đãi, miễn trừ và bất khả xâm phạm. Các Thành viên khác cũng sẽ ký một cách sớm nhất Nghị định thư bao gồm các quyền ưu đãi, miễn trừ và bất khả xâm phạm. Thỏa thuận về Trụ sở và Nghị định thư là văn bản độc lập với Hiệp định này và mỗi văn bản sẽ đưa ra các điều kiện về việc chấm dứt nó.

Điều XIV. Việc rút khỏi tổ chức

(a)(i) Bất cứ Thành viên nào đều có thể tự nguyện rút khỏi ITSO. Thành viên phải gửi thông báo bằng văn bản về quyết định rút khỏi ITSO của mình đến Cơ quan Lưu chiểu.

(ii) Thông báo về quyết định rút khỏi tổ chức của Thành viên phù hợp với khoản (a)(i) của Điều này phải được Cơ quan Lưu chiểu chuyển cho tất cả các Thành viên và cơ quan điều hành.

(iii) Chiểu theo Điều XII(d), việc tự nguyện rút khỏi tổ chức sẽ có hiệu lực và Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực đối với Thành viên đó sau 3 tháng kể từ ngày nhận được thông báo như đã đề cập đến trong khoản (a)(i) của Điều này.

(b)(i) Nếu một Thành viên không thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào trong Hiệp định này, Đại hội toàn thể các nước Thành viên khi nhận được thông báo về điều đó hoặc Thành viên đó chủ động hành động, và khi xem xét bất kỳ ý kiến nào của Thành viên, nếu phát hiện ra việc chứng thực hiện nghĩa vụ là có thật thì có thể sẽ quyết định cho Thành viên này rút khỏi tổ chức ITSO. Hiệp định này sẽ chấm dứt hiệu lực đối với các Thành viên đó kể từ ngày có quyết định trên. Một cuộc họp bất thường của Đại hội toàn thể các nước Thành viên có thể được triệu tập nhằm mục đích đó.

(ii) Nếu Đại hội toàn thể các nước Thành viên quyết định rằng một Thành viên phải rút khỏi tổ chức ITSO phù hợp với đoạn (i) của khoản (b), cơ quan điều hành phải thông báo cho Cơ quan Lưu chiểu, nơi sẽ chuyển thông báo này cho tất cả các Thành viên.

(c) Khi Cơ quan Lưu chiểu hoặc cơ quan điều hành nhận được thông báo về quyết định rút khỏi tổ chức theo khoản (a) (i) của Điều này, Thành viên có thông báo phải chấm dứt bất ký quyền đại diện và biểu quyết tại Đại hội toàn thể các nước Thành viên, và không có nghĩa vụ hoặc trách nhiệm sau khi nhận được thông báo.

(d) Phù hợp với khoản (b) của Điều này, nếu Đại hội toàn thể các nước Thành viên cho rằng một Thành viên được coi là đã rút khỏi ITSO, thì Thành viên đó sẽ không phải gánh chịu bất cứ một nghĩa vụ hoặc một trách nhiệm nào sau khi có quyết định nói trên.

(e) Không một Thành viên nào bị yêu cầu phải rút khỏi ITSO do kết quả trực tiếp của bất cứ thay đổi nào về địa vị của Thành viên đó trong Liên hợp quốc hoặc Liên minh Viễn thông Quốc tế.

Điều XV. Sửa đổi

(a) Mọi Thành viên đều có quyền yêu cầu sửa đổi Hiệp định này. Đề xuất sửa đổi phải được đệ trình lên cơ quan điều hành và sau đó được cơ quan này gửi ngay cho tất cả các Thành viên.

(b) Đại hội toàn thể các nước Thành viên sẽ xem xét mỗi yêu cầu sửa đổi trong cuộc họp thường ký đầu tiên của mình sau khi cơ quan điều hành gửi yêu cầu sửa đổi hoặc vào cuộc họp bất thường sớm nhất được triệu tập theo các quy định của Điều IX của Hiệp định này, với điều kiện là yêu cầu sửa đổi phải được cơ quan điều hành gửi đi ít nhất là 90 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp.

(c) Đại hội toàn thể các nước Thành viên sẽ quyết định về từng đề nghị sửa đổi phù hợp với các quy định liên quan đến số đại biểu tối thiểu và quyền bỏ phiếu nêu trong. Điều IX Hiệp định này. Đại hội toàn thể các nước Thành viên cũng có thể thay đổi bất cứ đề nghị sửa đổi nào đã được gửi đi theo quy định tại khoản (b) của Điều này và có thể quyết định về bất cứ sự sửa đổi nào không được gửi đi như trên nhưng là kết quả trực tiếp của đề nghị sửa đổi hoặc một sửa đổi đã được bổ sung.

 (d) Một sửa đổi được Đại hội toàn thể các nước Thành viên thông qua sẽ có hiệu lực theo quy định của khoản (e) của Điều này sau khi Cơ quan lưu chiểu nhận được thông báo về sự phê duyệt, chấp nhận hay phê chuẩn của hai phần ba các Quốc gia Thành viên vào ngày Đại hội toàn thể các nước Thành viên thông qua những sửa đổi nói trên.

(e) Cơ quan lưu chiểu phải thông báo cho tất cả các Thành viên ngay sau khi nhận được văn bản phê duyệt, chấp nhận hoặc phê chuẩn nêu tại khoản (d) của Điều này đối với việc sửa đổi có hiệu lực. Sau 90 ngày kể từ ngày Cơ quan lưu chiểu có thông báo nói trên, các sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Thành viên, kể cả các Thành viên chưa chấp nhận, phê duyệt hay phê chuẩn và chưa rút khỏi ITSO.

(f) Nếu không thỏa mãn các quy định tại khoản (d) và (e) của Điều này, thì sửa đổi nói trên sẽ không có hiệu lực trong vòng 8 tháng kể từ ngày nó được Đại hội toàn thể các nước Thành viên thông qua.

Điều XVI. Giải quyết các tranh chấp

(a) Tất cả các tranh chấp pháp lý liên quan đến các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này giữa các Thành viên với mỗi Thành viên hoặc giữa ITSO và một hay nhiều Thành viên, nếu không được giải quyết bằng cách khác nhau trong một khoảng thời gian thích hợp, phải được trình lên cơ quan trọng tài theo các quy định của Phụ lục A của Hiệp định này.

(b) Tất cả các tranh chấp pháp lý nảy sinh có liên quan đến các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này giữa một nước Thành viên và một Quốc gia đã chấm dứt tư cách Thành viên của ITSO hoặc giữa ITSO và Quốc gia đã chấm dứt tư cách Thành viên của ITSO, nếu không được giải quyết theo cách khác nhau trong một khoảng thời gian phù hợp, phải được đệ trình lên cơ quan trọng tài theo quy định tại Phụ lục A của Hiệp định này, với điều kiện có sự tán thành của Quốc gia đã chấm dứt tư cách Thành viên của ITSO. Nếu Quốc gia chấm dứt tư cách Thành viên, sau khi vấn đề tranh chấp mà Quốc gia đó là một bên tranh chấp được đệ trình lên cơ quan trọng tài theo quy định tại khoản (a) của Điều này thì cơ quan trọng tài vẫn tiếp tục xem xét và giải quyết tranh chấp.

(c) Tất cả các tranh chấp phát sinh do kết quả của các thỏa thuận giữa ITSO và bất cứ Thành viên nào phải được giải quyết bằng các quy định về giải quyết các tranh chấp trong mỗi thỏa thuận đó. Trong trường hợp không có những quy định này, những tranh chấp nh­ư vậy, nếu không được giải quyết một cách khác, có thể được đệ trình lên cơ quan trọng tài theo các quy định tại Phụ lục A của Hiệp định này nếu các bên tranh chấp đồng ý.

Điều XVII. Ký kết

(a) Hiệp định này mở ngỏ để ký tại Washington từ ngày 20/8/1971 cho đến khi Hiệp định này có hiệu lực hoặc cho đến khi hết thời hạn 9 tháng, Hiệp định này có thể được ký bởi trước hết là:

(i) Chính phủ của bất kỳ Quốc gia thành viên nào của Hiệp định Tạm thời;

(ii) Chính phủ của bất kỳ Quốc gia thành viên nào của Liên hợp quốc hoặc Liên minh Viễn thông Quốc tế.

(b) Bất cứ Chính phủ nào ký Hiệp định này có thể chỉ ký mà không cần phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt việc ký kết của mình hoặc tuyên bố kèm theo việc ký phê chuẩn, phê duyệt hoặc chấp nhận.

(c) Bất kỳ Quốc gia nào được nêu tại khoản (a) của Điều này có thể gia nhập Hiệp định này sau thời hạn ký kết chấm dứt.

(d) Không có bảo lư­u nào được chấp nhận đối với Hiệp định này.

Điều XVIII. Hiệu lực

(a) Hiệp định này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày ký mà không cần phải phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt hoặc được hai phần ba các nước là Thành viên của Hiệp định Tạm thời phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt hoặc gia nhập, kể từ ngày hiệp định này được mở ngỏ để ký kết, với điều kiện là hai phần ba các thành viên bao gồm các thành viên của Hiệp định Tạm thời cũng ít nhất là hai phần ba số lư­ợng các thành viên theo quy định theo Hiệp định Đặc biệt.

(b) Đối với một Quốc gia có văn bản phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc gia nhập được lưu chiểu sau ngày Hiệp định này có hiệu lực theo quy định tại khoản (a) của Điều này, Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với nước đó kể từ ngày nộp lưu chiểu văn bản trên.

(c) Khi Hiệp định này có hiệu lực theo khoản (a) của Điều này, Hiệp định này có thể được áp dụng tạm thời đối với bất kỳ Quốc gia nào mà Chính phủ của Quốc gia đó đã ký nhưng tùy thuộc vào việc phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt, nếu Chính phủ đó yêu cầu như vậy vào thời điểm ký hoặc bất cứ thời điểm nào trước khi Hiệp định này có hiệu lực. Việc áp dụng tạm thời sẽ kết thúc:

(i) khi Chính phủ nói trên nộp lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt Hiệp định này;

(ii) khi kết thúc thời hạn hai năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực nhưng Chính phủ đó chưa phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt; hoặc

(iii) trước khi kết thúc thời hạn nêu trong điểm (ii) của khoản này, Chính phủ đó thông báo về quyết định không phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt Hiệp định này.

Nếu khi việc áp dụng tạm thời đã chấm dứt theo điểm (ii) hay (iii) của khoản này, các quy định của khoản (c) tại Điều XIV của Hiệp định này sẽ điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của Thành viên.

(d) Khi có hiệu lực, Hiệp định này sẽ thay thế và chấm dứt Hiệp định Tạm thời.

Điều XIX. Các quy định khác

(a) Ngôn ngữ chính thức và làm việc của ITSO là tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.

(b) Các nội quy dùng cho cơ quan điều hành đảm bảo việc phân phát nhanh chóng cho tất cả các Thành viên và Bên Ký kết những bản sao về bất cứ tài liệu nào của ITSO theo yêu cầu của họ.

(c) Phù hợp với các quy định trong Nghị quyết 1721 (XVI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cơ quan điều hành sẽ gửi cho Tổng thư ký và các cơ quan chuyên môn liên quan của Liên hợp quốc báo cáo hoạt động hàng năm của ITSO nhằm mục đích thông tin cho họ.

Điều XX. Cơ quan lưu chiểu

(a) Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là Cơ quan lưu chiểu của Hiệp định này, nơi sẽ lưu chiểu các tuyên bố phù hợp với khoản (b) của Điều XVII của Hiệp định này, các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hay xin ra nhập, các yêu cầu về việc áp dụng tạm thời; các thông báo về phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt các sửa đổi; các quyết định xin rút khỏi ITSO hoặc các quyết định về việc kết thúc áp dụng tạm thời Hiệp định này.

(b) Hiệp định này được làm bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha có giá trị như nhau và được l­u trữ tại Cơ quan lưu chiểu. Cơ quan lưu chiểu sẽ gửi các bản sao Hiệp định được xác nhận tới tất cả các Chính phủ đã ký hoặc đã lưu chiểu văn bản ra nhập Hiệp định, gửi tới Liên minh Viễn thông Quốc tế, và sẽ thông báo cho các Chính phủ nêu trên, cho Liên minh Viễn thông Quốc tế về việc ký kết, tuyên bố phù hợp với khoản (b) của Điều XVII của Hiệp định này, về việc lưu chiểu văn bản phê chuẩn, chấp nhận, phê duyệt hoặc xin ra nhập, về đề nghị áp dụng tạm thời, về việc bắt đầu thời hạn 60 ngày như đã nêu tại khoản (a) của Điều XVIII của Hiệp định này, về hiệu lực của Hiệp định này, về các thông báo phê chuẩn, chấp nhận hay phê duyệt các sửa đổi, về hiệu lực của các sửa đổi đó, về quyết định rút khỏi ITSO, về quyết định rút khỏi và chấm dứt áp dụng tạm thời Hiệp định này. Thông báo về việc bắt đầu thời hạn 60 ngày sẽ được công bố vào ngày đầu tiên của thời hạn đó.

(c) Khi Hiệp định này có hiệu lực, Cơ quan lưu chiểu phải đăng ký Hiệp định này với Ban thư ký của Liên hợp quốc theo Điều 102 Hiến ch­ương Liên hợp quốc.

Điều XXI. Thời hạn

Hiệp định này có hiệu lực ít nhất 12 năm kể từ ngày ITSO chuyển giao hệ thống vũ trụ cho Công ty. Hội nghị các nước Thành viên có thể chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này sau 12 năm vào đúng ngày ITSO chuyển giao hệ thống vũ trụ cho Công ty bằng cách các Thành viên biểu quyết theo Điều IX(f). Quyết định này phải được coi là một vấn đề chính.

Để làm tin, các Đại diện toàn quyền của các Chính phủ có đầy đủ giấy tờ ủy quyền hợp lệ cùng nhóm họp tại thành phố Washington đã ký vào Hiệp định này.

Làm tại Washington, ngày hai mư­ơi tháng tám năm một ngàn chín trăm bảy m­ươi mốt.

Phụ lục A

Các quy định về thủ tục liên quan đến giải quyết các tranh chấp

Điều 1. Chỉ các bên tranh chấp trong các vụ tố tụng bằng trọng tài được tiến hành phù hợp Phụ lục này sẽ là các bên tranh chấp được nêu trong Điều XVI của Hiệp định này.

Điều 2. Hội đồng trọng tài có 3 thành viên được lập một cách hợp thức theo các quy định của Phụ lục này sẽ có thẩm quyền để đưa ra quyết định về bất cứ tranh chấp nào được thừa nhận theo Điều XVI của Hiệp định này.

Điều 3.

(a) Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc phiên họp đầu tiên và mỗi phiên họp thường kỳ tiếp theo của Đại hội toàn thể các nước Thành viên, mỗi Thành viên có thể đệ trình lên cơ quan điều hành tên của nhiều nhất là hai chuyên gia pháp lý sẽ có thể làm các chủ tịch hay thành viên của các hội đồng trọng tài được lập theo các quy định của Phụ lục này trong thời gian từ ngày kết thúc phiên họp đó cho đến ngày kết thúc phiên họp thường kỳ tiếp theo của Đại hội toàn thể các nước Thành viên. Từ những người được đề cử này, cơ quan điều hành sẽ chuẩn bị một danh sách tất cả những người được đề cử và kèm theo tiểu sử cá nhân của họ do Thành viên đề cử trình, và sẽ phân phát danh sách đó cho tất cả các Thành viên chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc của cuộc họp được nói đến. Nếu vì một lý do nào đó mà ứng cử viên thể tham gia để lựa chọn cho hội đồng trong thời gian 60 ngày trước ngày khai mạc của Đại hội toàn thể các nước Thành viên, Thành viên đề cử có thể thay thế tên của chuyên gia pháp lý khác chậm nhất là 14 ngày trước ngày khai mạc phiên họp của Đại. Hội toàn thể các nước Thành viên.

(b) Từ danh sách được nêu trong đoạn (a) của Điều này, Đại hội toàn thể các nước Thành viên sẽ lựa chọn 11 người sẽ là thành viên của một nhóm để từ đó chọn ra chủ tịch của hội đồng trọng tài, đồng thời sẽ lựa chọn thành viên dự bị cho mỗi thành viên đó. Nhiệm kỳ của các thành viên và thành viên dự bị được nêu trong đoạn (a) của Điều này. Nếu một thành viên không tham gia được vào nhóm thành viên hội đồng trọng tài thì người đó sẽ được thành viên dự bị của mình thay thế.

(c) Nhằm mục đích chỉ định một chủ tịch, nhóm thành viên hội đồng trọng tài sẽ được cơ quan điều hành triệu tập họp trong thời gian sớm nhất sau khi nhóm này được lựa chọn. Các thành viên của nhóm có thể đích thân tham gia cuộc họp này hoặc tham. gia qua các ph­ương tiện điện tử. Số đại biểu tối thiểu cho cuộc họp của nhóm thành viên hội đồng trọng tài là 9 trong tổng số 11 thành viên. Nhóm sẽ chỉ định một trong số các thành viên của mình làm chủ tịch bằng quyết định thông qua bỏ phiếu thuận của ít nhất 6 thành viên, trong một lần hoặc, nếu cần thiết, nhiều lần bỏ phiếu kín. Chủ tịch được bầu sẽ đảm nhiệm chức vụ trong thời gian như nhiệm kỳ của nhóm thành viên hội đồng trọng tài. Chi phí cho các cuộc họp của nhóm thành viên hội đồng trọng tài sẽ được tính vào chi phí quản lý của ITSO.

(d) Nếu cả thành viên của nhóm thành viên hội đồng trọng tài lẫn người dự bị của mình không tham gia được, Đại hội toàn thể các nước Thành viên sẽ lựa chọn người thay thế vào chỗ khuyết từ danh sách được nêu trong đoạn (a) của Điều này. Người được lựa chọn thay thế cho thành viên hay người dự bị có nhiệm kỳ chưa chấm dứt sẽ có nhiệm kỳ là nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm. Vị trí Chủ tịch khuyết sẽ được nhóm thành viên hội đồng trọng tài chỉ định từ một trong các thành viên của mình theo thể thức được nêu trong đoạn (c) của Điều này.

(e) Trong việc lựa chọn các thành viên của nhóm thành viên hội đồng trọng tài và những người dự bị phù hợp với đoạn (b) hoặc (d) của Điều này, Đại hội toàn thể các nước Thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo rằng thành phần của nhóm thành viên hội đồng trọng tài sẽ luôn phản ánh được sự đại diện về mặt địa lý một cách thích hợp cũng như các hệ thống pháp lý cơ bản mà họ đại diện trong số các nước Thành viên.

(f) Bất cứ thành viên hoặc người dự bị nào của nhóm thành viên hội đồng trọng tài vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của mình, sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi kết thúc vụ tố tụng trọng tài còn chưa được giải quyết trước hội đồng đó.

Điều 4.

(a) Bên nguyên đơn nào muốn đ­ưa tranh chấp pháp lý ra trọng tài sẽ phải cung cấp cho mỗi bên bị đơn và cơ quan điều hành tài liệu bao gồm những nội dung:

(i) bản tường trình nêu chi tiết tranh chấp được đưa ra cho trọng tài, các lý do tại sao mỗi bên bị đơn bị yêu cầu tham gia trọng tài và yêu cầu bồi thường;

(ii) bản tường trình nêu rõ tại sao vấn đề của trành chấp nằm trong phạm vi thẩm quyền của hội đồng được thành lập theo Phụ lục này và tại sao yêu cầu bồi thường. Bản tường trình có thể được Tòa án đó phán quyết nếu thấy có lợi cho bên nguyên đơn.

(iii) bản tường trình giải thích tại sao bên nguyên đơn lại không thể giải quyết được tranh chấp trong khoảng thời gian hợp lý bằng đàm phán hay các hình thức khác mà không có trọng tài;

(iv) trong trường hợp của bất kỳ tranh chấp nào, theo Điều XV của Hiệp định này, việc thỏa thuận của các bên tranh chấp là điều kiện để đưa ra trọng tài theo Phụ lục này, cần có chứng cứ về thỏa thuận đó; và

(v) tên của người do bên nguyên đơn chỉ định làm thành viên của hội đồng trọng tài.

(b) Cơ quan điều hành sẽ nhanh chóng phân phát cho mỗi quốc gia Thành viên và chủ tịch của nhóm thành viên hội đồng trọng tài, bản sao tài liệu được cung cấp theo đoạn (a) của Điều này.

Điều 5.

(a) Trong vòng 60 ngày kể từ ngày sao tài liệu nêu trong đoạn (a) của Điều 4 của Phụ lục này được tất cả các bên bị đơn nhận, phía các bị đơn sẽ chỉ định một cá nhân làm thành viên của hội đồng trọng tài. Trong thời hạn đó, các bị đơn có thể cung cấp, cùng nhau hoặc một cách độc lập, cho mỗi bên tranh chấp và cho cơ quan điều hành tài liệu phản hồi lại những tài liệu nêu trong đoạn (a) của Điều 4 của Phụ lục này và bao gồm cả các phản khiếu nại nảy sinh từ chủ đề của tranh chấp. Cơ quan điều hành phải cung cấp ngay cho chủ tịch của nhóm thành viên hội đồng trọng tài bản sao của tài liệu đó.

(b) Trong trường hợp bên bị đơn không chỉ định được một thành viên của hội đồng trọng tài nêu trên trong thời hạn cho phép, chủ tịch của nhóm thành viên hội đồng trọng tài sẽ chỉ định một trong số các chuyên gia đã được trình lên cho cơ quan điều hành phù hợp với đoạn (a) tại Điều 3 của Phụ lục này.

(c) Trong vòng 30 ngày sau khi chỉ định hai thành viên của hội đồng trọng tài họ sẽ thỏa thuận tuyển chọn người thứ ba từ nhóm thành viên hội đồng trọng tài được thành lập theo Điều 3 của Phụ lục này, người này sẽ là chủ tịch của hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về điều đó trong thời hạn trên, một trong hai thành viên đã được chỉ định có thể thông báo cho chủ tịch nhóm thành viên hội đồng trọng tài để chủ tịch của nhóm, trong vòng 10 ngày, chỉ định một thành viên của nhóm, trừ bản thân Chủ tịch, nhóm, làm chủ tịch của hội đồng trọng tài.

(d) Hội đồng trọng tài được thành lập ngay sau khi chủ tịch của hội đồng được lựa chọn.

Điều 6.

(a) Nếu có một vị trí khuyết trong hội đồng trọng tài vì các lý do mà chủ tịch hay các thành viên còn lại của hội đồng trọng tài quyết định là nằm ngoài sự kiểm soát của các bên tranh chấp hoặc thích hợp với sự tiến hành hợp thức thủ tục tố tụng trọng tài, vị trí khuyết sẽ được bổ sung theo các quy định dưới đây:

(i) nếu có vị trí khuyết do kết quả của việc rút một thành viên do một bên tranh chấp chỉ định thì khi đó bên tranh chấp sẽ chọn người thay thế trong vòng 10 ngày sau khi có vị trí khuyết

(ii) nếu có vị trí khuyết do kết quả của việc rút chủ tịch hội đồng trọng tài hay các thành viên khác của hội đồng trọng tài được chủ tịch chỉ định, người thay thế sẽ được lựa chọn trong nhóm các thành viên hội đồng trọng tài được nêu trong đoạn (c) hoặc (b) của Điều 5 của Phụ lục này.

(b) Nếu có vị trí khuyết vì lý do khác với các lý do được nêu trong đoạn (a) của Điều này, hoặc nếu có vị trí khuyết phù hợp với quy định của đoạn đó không được bổ sung, những thành viên còn lại của hội đồng trọng tài sẽ có quyền hạn, mặc dù có quy định tại Điều 2 của Phụ lục này, theo các yêu cầu của một bên, tiếp tục xét xử và đưa ra phán quyết cuối cùng của hội đồng trọng tài.

Điều 7.

(a) Hội đồng trọng tài sẽ quyết định thời gian và địa điểm họp.

(b) Việc phân xử sẽ được tiến hành kín và tất cả các tài liệu được trình cho hội đồng trọng tài sẽ được giữ bí mật, trừ ITSO và các quốc gia Thành viên là các bên tranh chấp trong vụ kiện sẽ có quyền có mặt và tiếp cận các tài liệu được trình. Khi ITSO là một bên tranh chấp trong vụ kiện, tất cả các quốc gia Thành viên đều có quyền tham dự và tiếp cận các tài liệu được trình bày.

(c) Trong trường hợp tranh chấp vư­ợt quá thẩm quyền của hội đồng trọng tài, hội đồng trọng tài phải giải quyết vấn đề này trước tiên và sau đó sẽ đưa ra quyết định của mình càng sớm càng tốt.

(d) Việc phân xử sẽ được tiến hành trên văn bản và mỗi bên sẽ có quyền đệ trình các chứng cứ bằng văn bản để hỗ trợ cho các luận cứ của mình dựa trên thực tế và luật pháp. Tuy nhiên, các tranh luận miệng và lời khai có thể được đưa ra nếu hội đồng trọng tài xét thấy thích hợp.

(e) Việc phân xử sẽ được bắt đầu với việc khiếu kiện của bên đệ đơn kiện bao gồm các lập luận, các sự việc có liên quan được hỗ trợ bằng các chứng cứ và các nguyên tắc luật được viện dẫn làm cơ sở pháp lý. Việc khiếu kiện của bên nguyên đơn sẽ được tiếp theo bằng việc bào chữa của bên bị đơn. Bên nguyên đơn có thể đệ trình đáp lại lời bào chữa của bên bị đơn. Các biện hộ bổ sung sẽ chỉ được đệ trình chỉ khi hội đồng trọng tài xác định là cần thiết.

(ì) Hội đồng trọng tài nghe và xác định các lời bào chữa chống lại phát sinh trực tiếp ngoài chủ đề của tranh chấp, với điều kiện là các lời bào chữa chống lại nằm trong thẩm quyền được định rõ tại Điều XV của Hiệp định này.

(g) Nếu các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận với nhau trong thời gian phân xử, thỏa thuận sẽ được ghi lại dưới dạng một quyết định của hội đồng trọng tài đưa ra với sự đồng ý của các bên tranh chấp.

(h) Vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian phân xử, hội đồng trọng tài có thể kết thúc phân xử nếu hội đồng quyết định rằng tranh chấp vư­ợt quá thẩm quyền được quyết định trong Điều XV của Hiệp định này.

(i) Các thảo luận của hội đồng trọng tài sẽ được giữ bí mật.

(j) Các quyết định của hội đồng trọng tài sẽ được trình bày bằng văn bản và được hỗ trợ bằng các ý kiến bằng văn bản. Các phán quyết và quyết định của hội đồng sẽ phải được sự tán thành của ít nhất hai thành viên. Thành viên không đồng ý với quyết định có thể đệ trình ý kiến bằng văn bản riêng rẽ.

(k) Hội đồng trọng tài phải chuyển quyết định của mình cho cơ quan điều hành để phân phát cho tất cả các quốc gia Thành viên.

(l) Hội đồng trọng tài có thể thông qua các quy định bổ sung về thủ tục, phù với các quy định về thủ tục được quy định trong Phụ lục này nếu thấy cần thiết cho việc phân xử.

Điều 8. Nếu một bên không chứng minh được các chứng cứ của mình thì bên kia có thể yêu cầu hội đồng trọng tài đưa ra quyết định có lợi cho mình. Trước khi đưa ra quyết định của mình, hội đồng phải tự xác định hội đồng có thẩm quyền và lý lẽ của Tòa là có cơ sở vững chắc về mặt thực tế và pháp luật.

Điều 9. Bất cứ quốc gia Thành viên nào không phải là bên tranh chấp trong một vụ khiếu nại, hoặc kể cả ITSO, nếu xét thấy có quyền lợi quan trọng trong quyết định của vụ kiện, có thể yêu cầu hội đồng trọng tài cho phép can thiệp và trở thành một bên tranh chấp bổ sung trong vụ kiện. Nếu hội đồng trọng tài quyết định rằng bên đệ đơn kiện có quyền lợi quan trọng trong quyết định của vụ kiện, hội đồng sẽ chấp nhận yêu cầu đó

Điều 10. Khi người tranh chấp yêu cầu hoặc theo sáng kiến của riêng mình, hội đồng trọng tài có thể chỉ định các chuyên gia để hỗ trợ nếu xét thấy cần thiết.

Điều 11. Mỗi quốc gia Thành viên và ITSO phải cung cấp tất cả các thông tin theo yêu cầu của hội đồng trọng tài, theo yêu cầu của người tranh chấp trong vụ kiện hoặc theo sáng kiến của riêng hội đồng, cần thiết để hội đồng nghiên cứu và xác định tranh chấp.

Điều 12. Trong quá trình vụ kiện được xem xét, hội đồng trọng tài có thể chỉ đư­a ra các biện pháp tạm thời nếu xét thấy có thể bảo vệ các quyền lợi t­ương ứng của các bên tranh chấp cho đến khi ra quyết định cuối cùng.

Điều 13.

(a) Quyết định của hội đồng trọng tài sẽ dựa trên:

(i) Hiệp định này; và

(ii) các nguyên tắc pháp luật được thừa nhận rộng rãi.

(b) Quyết định của hội đồng trọng tài bao gồm cả thỏa thuận đạt được giữa các bên tranh chấp phù hợp với đoạn (g) tại Điều 7 của Phụ lục này, sẽ ràng buộc tất cả các bên tranh chấp và được các bên tranh chấp một có thiện ý. Trong trường hợp ITSO là một bên tranh chấp, và hội đồng trọng tài quyết định rằng quyết định của một trong những cơ quan của ITSO là vô hiệu vì không được phép bởi/hoặc không tuân theo Hiệp định này, quyết định của hội đồng trọng tài sẽ có quyết định ràng buộc tất cả các quốc gia Thành viên.

(c) Trong trường hợp có tranh chấp về ý nghĩa hay phạm vi của quyết định của mình, hội đồng trọng tài phải giải thích vấn đề đó theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào.

Điều 14. Trừ khi hội đồng trọng tài quyết định khác do hoàn cảnh đặc biệt của vụ kiện, các chi phí của bội đồng trọng tài bao gồm cả tiền thù lao cho các thành viên của hội đồng, phải được phân đều cho mỗi bên tranh chấp trả. Khi một bên gồm nhiều người tranh chấp thì phần chi phí của bên đó sẽ được hội đồng phân bố cục các người tranh chấp của bên đó. Khi ITSO là bên tranh chấp thì các chi phí liên quan đến trọng tài sẽ được tính vào chi phí quản lý của ITSO./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định số 02/2005/LPQT ngày 28/01/2005 về tổ chức Vệ tinh viễn thông quốc tế INTELSAT có hiệu lực đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.327

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.239.207
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!