Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Bộ luật Tố tụng hình sự 2000 sửa đổi số 20/2000/QH10

Số hiệu: 20/2000/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 09/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/2000/QH10

Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2000

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ SỐ 20/2000/QH10 NGÀY 09 THÁNG 6 NĂM 2000

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1988 và được sửa đổi, bổ sung theo các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990, ngày 22 tháng 12 năm 1992.

Điều 1

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

1. Bổ sung Điều 10a về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng:

"Điều 10a. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình.

Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật."

2. Điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 63 về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp được sửa đổi, bổ sung như sau:

"a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;"

"4. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Nếu Viện kiểm sát không phê chuẩn thì phải trả tự do ngay cho người bị bắt."

3. Điều 70 về tạm giam được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 70. Tạm giam

1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng;

b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp đặc biệt.

3. Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại Điều 62 Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam. Lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 62 Bộ luật này phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Trong thời hạn không quá ba ngày, kể từ khi nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc tạm giam, Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn.

4. Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết."

4. Điều 71 về thời hạn tạm giam được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 71. Thời hạn tạm giam

1. Thời hạn tạm giam để điều tra không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

a) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên có quyền gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng đối với tội ít nghiêm trọng, có quyền gia hạn tạm giam lần thứ nhất không quá hai tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội rất nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng;

b) Trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà vẫn không thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu trở lên có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai không quá một tháng đối với tội nghiêm trọng. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai không quá hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

3. Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ hai quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đã hết và vụ án có nhiều tình tiết rất phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn tạm giam lần thứ ba không quá bốn tháng.

Trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.

4. Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

5. Khoản 1 Điều 88 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại."

6. Khoản 1 Điều 93 về quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và các cơ quan khác của lực lượng Cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan và cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền:

a) Đối với tội ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;

b) Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án."

7. Điều 97 về thời hạn điều tra được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 97. Thời hạn điều tra

1. Thời hạn điều tra vụ án không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội ít nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

b) Đối với tội nghiêm trọng được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

c) Đối với tội rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

d) Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp được quy định như sau:

a) Đối với tội ít nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

b) Đối với tội nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

c) Đối với tội rất nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

d) Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án không thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm.

6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra."

8. Điều 98 về thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 98. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại

1. Trong trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 140 Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá hai tháng đối với tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.

Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

b) Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng được gia hạn điều tra một lần không quá ba tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội theo quy định tại khoản 3 Điều 97 Bộ luật này.

2. Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.

3. Trong trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra theo thủ tục chung.

Thời hạn điều tra được tính từ khi cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.

4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, để điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Điều 71 Bộ luật này."

9. Khoản 1 và khoản 2 Điều 142 về quyết định của Viện kiểm sát sau khi kết thúc điều tra được sửa đổi, bổ sung như sau:

". Trong thời hạn không quá hai mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Truy tố bị can trước Toà án bằng bản cáo trạng;

b) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thêm, nhưng không quá mười ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can và người bào chữa biết những quyết định nói trên. Bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ vụ án phải được giao cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép những điều cần thiết và đề xuất yêu cầu.

2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này."

10. Điều 145 về thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 145. Thẩm quyền xét xử của Toà án các cấp

1. Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt từ bảy năm tù trở xuống, trừ những tội sau đây:

a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

b) Các tội quy định tại các điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các điều 222, 223, 263, 293, 294, 295, 296 Bộ luật Hình sự .

2. Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử."

11. Khoản 2 Điều 151 về thời hạn chuẩn bị xét xử được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Trong thời hạn không quá ba mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội nghiêm trọng, hai tháng đối với tội rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, thẩm phán phải ra một trong những quyết định sau đây:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Toà án có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử, phải mở phiên toà trong thời hạn mười lăm ngày; trong trường hợp có lý do chính đáng thì có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, thẩm phán phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử."

12. Khoản 1 Điều 226 về những bản án và quyết định được thi hành được sửa đổi như sau:

"1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:

a) Những bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;

b) Những bản án và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;

c) Những quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm."

13. Các khoản 1, 5 và 6 Điều 227 về cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Toà án được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Cơ quan Công an thi hành án trục xuất, phạt tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia Hội đồng thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 229 Bộ luật này."

"5. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp."

"6. Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong Quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất."

14. Khoản 1 và khoản 5 Điều 229 về thi hành hình phạt tử hình được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và thành lập Hội đồng thi hành án tử hình gồm đại diện Toà án, Viện kiểm sát và Công an. Hội đồng thi hành án phải kiểm tra căn cước của người bị kết án trước khi thi hành án.

Trong trường hợp người bị kết án là phụ nữ thì trước khi ra quyết định thi hành án, Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm phải tổ chức kiểm tra các điều kiện không áp dụng hình phạt tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự. Nếu có căn cứ người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.

Trước khi thi hành án đối với người bị kết án là phụ nữ thì Hội đồng thi hành án ngoài việc kiểm tra căn cước, phải kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện không thi hành án tử hình được quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp Hội đồng thi hành án phát hiện người bị kết án có điều kiện quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự thì Hội đồng thi hành án hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án."

"5. Trong trường hợp có tình tiết đặc biệt, Hội đồng thi hành án hoãn thi hành và báo cáo Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án để báo cáo Chánh án Toà án nhân dân tối cao."

15. Điều 231 về hoãn thi hành án phạt tù được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 231. Hoãn thi hành án phạt tù

Đối với người bị xử phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Toà án có thể tự mình hoặc theo đề nghị của Viện kiểm sát, cơ quan Công an hoặc người bị kết án cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 61 Bộ luật hình sự."

16. Điều 234 về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội được sửa đổi như sau:

"Điều 234. Thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ

Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo và người bị kết án cải tạo không giam giữ được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc để giám sát, giáo dục."

17. Bổ sung Điều 234a về thi hành hình phạt trục xuất

"Điều 234a. Thi hành hình phạt trục xuất

Người bị trục xuất phải rời khỏi Việt Nam trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ khi có quyết định thi hành án. Trong trường hợp người bị phạt trục xuất phải chấp hành các hình phạt khác hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ khác thì thời hạn họ rời khỏi Việt Nam do pháp luật quy định."

18. Điều 236 về thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 236. Thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản

Quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

Việc tịch thu tài sản được tiến hành theo quy định tại Điều 40 Bộ luật hình sự."

19. Khoản 1 Điều 237 về điều kiện để được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Người đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú hoặc quản chế có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 57, 58, 59 và 76 Bộ luật hình sự; nếu họ chưa chấp hành hình phạt thì có thể được miễn chấp hành toàn bộ hình phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 57 Bộ luật hình sự.

Người đang được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Bộ luật hình sự.

Người đã chấp hành được một phần hình phạt tiền có thể được miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật hình sự."

20. Khoản 1 và khoản 2 Điều 238 về thủ tục giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Toà án có thẩm quyền quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu, nơi người bị kết án chấp hành hình phạt.

Toà án có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù là Toà án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc.

Việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành các hình phạt khác hoặc giảm thời gian thử thách thuộc thẩm quyền quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực, nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc chịu thử thách.

2. Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt tù còn lại, miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại phải có đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp.

Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù phải có đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù.

Hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phải có đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ trực tiếp giám sát, giáo dục.

Hồ sơ đề nghị xét giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khác hoặc rút ngắn thời gian thử thách của án treo phải có đề nghị hoặc nhận xét của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án quy định tại Điều 227 Bộ luật này."

21. Điều 273 về bắt, tạm giữ, tạm giam được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 273. Bắt, tạm giữ, tạm giam

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng."

22. Điều 279 về chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp và giảm thời hạn chấp hành hình phạt được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 279. Chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt

Người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 hoặc Điều 76 Bộ luật hình sự."

Điều 2

Sửa đổi các chữ số và cụm từ của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

1. Sửa đổi chữ số các điều, khoản của Bộ luật hình sự được viện dẫn trong Bộ luật tố tụng hình sự thành số điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

a) Thay chữ số "Điều 242" tại khoản 3 Điều 39, khoản 4 Điều 43, khoản 3 Điều 44 bằng chữ số "Điều 308";

b) Thay chữ số "Điều 241" tại khoản 4 Điều 43, khoản 3 Điều 44, khoản 2 Điều 45 bằng chữ số "Điều 307";

c) Thay chữ số "Điều 236" tại khoản 3 Điều 57 bằng chữ số "Điều 300";

d) Thay các chữ số "Điều 246", "Điều 247" tại Điều 95 bằng các chữ số "Điều 313", "Điều 314";

đ) Thay các chữ số "điều 92, 93, 222, 223, 262, 263" tại Điều 101 bằng các chữ số "điều 263, 264, 286, 287, 327, 328";

e) Thay các chữ số "Điều 234", "Điều 235" tại khoản 3 Điều 107 bằng các chữ số "Điều 298", "Điều 299";

g) Thay chữ số "Điều 244" tại khoản 2 Điều 121, Điều 122 bằng chữ số "Điều 310";

h) Thay các chữ số "Đoạn 1 khoản 1 Điều 48" tại khoản 3 Điều 139 bằng các chữ số "khoản 1 và khoản 3 Điều 25";

i) Thay các chữ số "Điều 16, khoản 1 Điều 48 và khoản 3 Điều 59" tại khoản 1 Điều 143b bằng các chữ số "Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69";

k) Thay chữ số "Điều 231 Bộ luật này" tại khoản 1 Điều 232 bằng các chữ số "khoản 1 Điều 61 và Điều 62 Bộ luật hình sự";

l) Thay chữ số "Điều 44" tại khoản 2 Điều 237 bằng chữ số "Điều 60" ;

m) Thay chữ số "Điều 53" tại Điều 239 bằng chữ số "Điều 64";

n) Thay các chữ số "Điều 54", "Điều 55" tại khoản 1 Điều 240 bằng các chữ số "Điều 65", "Điều 66";

o) Thay chữ số "Điều 45" tại khoản 1 Điều 265 bằng chữ số "Điều 23";

p) Thay chữ số "Điều 60" tại khoản 2 Điều 277 bằng chữ số "Điều 70";

q) Thay chữ số "Điều 67" tại Điều 280 bằng chữ số "Điều 77";

r) Thay chữ số "Điều 12" tại khoản 1 Điều 281 bằng chữ số "Điều 13".

2. Sửa đổi các cụm từ của Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

a) Cụm từ "tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia" tại Điều 36 được thay bằng cụm từ "tội xâm phạm an ninh quốc gia";

b) Cụm từ "Hội đồng Bộ trưởng" tại Điều 72 được thay bằng cụm từ "Chính phủ";

c) Cụm từ "Hội đồng Nhà nước" tại Điều 92 và Điều 93 được thay bằng cụm từ "Uỷ ban thường vụ Quốc hội";

d) Cụm từ "Hội đồng Nhà nước" tại Điều 228 và Điều 229 được thay bằng cụm từ "Chủ tịch nước";

đ) Cụm từ "Toà án quân sự cấp cao" tại các điều 146, 215, 244, 248, 250 và 266 được thay bằng cụm từ "Toà án quân sự trung ương";

e) Cụm từ "Xoá án" tại tên Chương XXVIII, tên các điều 239, 240, 280 và tại các điều 239, 240, 280 được thay bằng cụm từ "Xoá án tích".

Điều 3

Bãi bỏ Điều 160a về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm.

Điều 4

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

Điều 5

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2000.

Nông Đức Mạnh

(Đã ký)

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 20/2000/QH10

Hanoi, June 09, 2000

 

LAW

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE CRIMINAL PROCEDURE CODE

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law amends, supplements a number of articles of the Criminal Procedure Code passed by the National Assembly on June 29, 1988 and amended, supplemented by the laws amending, supplementing a number of articles of the Criminal Procedure Code, which were passed by the National Assembly respectively on June 30, 1990 and December 22, 1992.

Article 1.- To amend, supplement a number of articles of the Criminal Procedure Code as follows:

1. To add Article 10a on responsibility of agencies conducting legal proceedings, persons conducting legal proceedings:

"Article 10a.- Responsibility of agencies conducting legal proceedings, persons conducting legal proceedings

In the process of legal proceedings, the agencies conducting the legal proceedings and the persons conducting the legal proceedings must strictly observe the provisions of law and take responsibility for their acts and decisions.

Those who act against law in arrest, detention, custody, investigation, prosecution, trial and/or judgement execution shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability according to the provisions of law."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"a) Where there exist grounds to believe that a person is preparing to commit a very serious offense or particularly serious offense;"

"4. In all circumstances, the urgent arrest must be notified in writing to the Procuracy of the same level and the materials related to the urgent arrest must also be sent thereto for consideration and approval.

The Procuracy shall have to strictly control the grounds for urgent arrests provided for in this Article. If the Procuracy refuses to approve the arrest, the arrested persons must be immediately set free."

3. Article 70 on detention is amended, supplemented as follows:

"Article 70.- Detention

1. Detention may apply to defendants, accused persons in the following cases:

a) The defendants, accused persons commit particularly serious offenses or very serious offenses;

b) The defendants, accused persons commit serious offenses, commit less serious offenses subject to the imprisonment of over two years as prescribed by the Penal Code and there are grounds to believe that such persons may escape or hinder the investigation, prosecution, trial or may continue committing offenses.

2. To defendants or accused persons who are pregnant women or nursing their children of under 36 months old, who are old and weak persons, or who are seriously ill while their places of residence are obvious, no detention but other preventive measures shall apply, except for special cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The agencies issuing the detention warrants shall have to examine identity cards of the detainees and notify their families and commune, ward or township administration or the agencies or organizations, where the detainees reside or work thereof."

4. Article 71 on detention period is amended, supplemented as follows:

"Article 71.- The detention duration

1. The detention time for investigation shall not exceed two months for less serious offenses, three months for serious offenses and four months for very serious and particularly serious offenses.

2. Where a case involves many complicated circumstances and is deemed necessary to require a longer duration for investigation and where there exist no grounds to change or cancel the detention measure, the investigation body shall, at least ten days before the expiry of the detention time, have to file a document requesting the director of the Procuracy to extend the detention.

The extention of detention is stipulated as follows:

a) The director of the People’s Procuracy of the provincial or higher level and the director of the Military Procuracy of the military zone or higher level may permit an extension of no more than one month for less serious offenses, may permit the first extension of no more than two months for serious offenses, no more than three months for very serious offenses and no more than four months for particularly serious offenses;

b) Where the first extension duration prescribed at Point a of this Clause has expired while the investigation cannot be terminated and there appear no grounds for change or cancellation of the detention measure, the director of the People’s Procuracy of the provincial or higher level and the director of the Military Procuracy of the military zone or higher level may give the second extension of no more than one month for less serious offenses. The chairman of the Supreme People’s Procuracy and the chairman of the Central Military Procuracy may give the second detention extension of no more than two months for very serious offenses and no more than four months for particularly serious offenses.

3. For particularly serious offenses, where the second extension of the detention duration prescribed at Point b, Clause 2 of this Article has expired and the case involves many complicated circumstances while there appear no grounds for change or cancellation of the detention measure, the chairman of the Supreme People’s Procuracy may give the third extension of no more than four months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. During the detention, if deeming it unnecessary to continue with the detention, the investigation body shall promptly propose the Procuracy to cancel the detention in order to set free the detainee or to apply other preventive measures if deeming it necessary.

Upon the expiry of the detention duration, the persons who issue the detention warrants shall have to set free the detainees or apply other preventive measures if deeming it necessary."

5. Clause 1, Article 88 on institution of criminal cases at the request of the victims is amended, supplemented as follows:

"1. Cases involving offenses prescribed in Clause 1 of Articles 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 and 171 of the Penal Code shall be instituted only when so requested by the victims."

6. Clause 1 of Article 93 on the investigating powers of the border guards, the customs, the rangers and agencies of the peoples police force, the people’s security force, the peoples army, which are tasked to conduct certain investigating activities, is amended, supplemented as follows:

"1. Upon the discovery of any criminal acts which must be examined for penal liability within their respective fields of management, the border guard units, the customs offices and the ranger agencies shall have the powers:

a) For less serious offenses caught in the act with obvious evidences, to issue decision to institute the case, prosecute the convicts, conduct the investigation and transfer the dossiers to the competent procuracy within fifteen days from the date of issuing the decision to institute the case.

b) For serious, very serious and particularly serious offenses or less serious but complicated offenses, to issue decision to institute the case, conduct the initial investigating activities and transfer the dossiers to the competent investigating bodies within seven days from the date of issuing the decision to institute the case."

7. Article 97 on the time limit for investigation is amended, supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The time limit for investigating a case shall not exceed two months for less serious offenses, three months for serious offenses, four months for very serious and particularly serious offenses, from the time the case is instituted till the time the investigation ends.

2. Where it is necessary to extend the investigation due to the complexity of the case, the investigating body must send a written request at least ten days before the expiry of the investigation time limit to the director of the Procuracy for the extension of the investigation.

The investigation extension is stipulated as follows:

a) For less serious offenses, the investigation shall be extended once for not more than two months;

b) For serious offenses, the investigation shall be extended twice, the first extension shall not exceed three months and the second extension shall not exceed two months;

c) For very serious offenses, the investigation shall be extended twice, each extension shall not exceed four months;

d) For particularly serious offenses, the investigation shall be extended thrice, each extension shall not exceed four months.

3. The investigation extending competence of the directors of the Procuracies of different levels is stipulated as follows:

a) For less serious offenses, the director of the district-level People’s Procuracy and the director of the Military Procuracy of the military zone level shall extend the investigation. Where a case is received and processed at the provincial or military zone level, the director of the provincial-level People’s Procuracy or the director of the Military Procuracy of the military-zone level shall extend the investigation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) For very serious offenses, the director of the provincial-level People’s Procuracy and the director of the Military Procuracy of the military zone level shall extend the investigation;

d) For particularly serious offenses, the directors of the provincial-level People’s Procuracy and the director of the Military Procuracy of the military zone level shall give the first and second extensions of the investigation; the chairman of the Supreme People’s Procuracy and the chairman of the Central Military Procuracy shall give the third extension.

4. Where a case is received and processed for investigation at the central level, the extension of investigation shall fall under the competence of the chairman of the Supreme People’s Procuracy or the chairman of the Central Military Procuracy.

5. For particularly serious offenses where the investigation extension duration has expired, but due to the case’s great complexity which disenables the conclusion of the investigation, the chairman of the Supreme People’s Procuracy may give another extension for not more than four months.

For offenses of infringing upon the national security, the chairman of the Supreme Peoples Procuracy may permit further extension.

6. Upon the expiry of the investigation extension duration while it is unable to prove that the defendant has committed the offense, the investigating body shall have to issue a decision to suspend the investigation."

8. Article 98 on time limits for restoration of investigation, additional investigation, re-investigation is amended, supplemented as follows:

"Article 98.- The time limits for restoration of investigation, additional investigation, re-investigation.

1. In case of investigation restoration prescribed in Article 140 of this Code, the time limit for continued investigation shall not exceed two months for less serious offenses, serious offenses and very serious offenses and three months for particularly serious offenses, from the time of issuing the decision on investigation restoration till the time of concluding the investigation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) For serious and very serious offenses, the investigation shall be extended once for not more than two months;

b) For particularly serious offenses, the investigation shall be extended once for not more than three months.

The competence to extend the investigation for each type of offense shall comply with the provisions in Clause 3, Article 97 of this Code.

2. Where a case is remanded by the Procuracy for additional investigation, the time limit for additional investigation shall not exceed two months; if it is remanded by the court for additional investigation, the time limit for additional investigation shall not exceed one month. The Procuracy and the court may return the files for additional investigation for not more than twice. The time limit for additional investigation shall be counted from the date the investigating body receives the returned case files and the request for investigation.

3. Where a case is remanded for re-investigation, the investigation time limit and investigation extension shall comply with the general procedures.

The investigation time limit shall be counted from the time the investigating body receives the files and the request for re-investigation.

4. Upon the restoration of investigation, additional investigation or re-investigation, the investigating body may apply, change or cancel preventive measures according to the provisions of this Code.

Where there exist grounds for detention as provided for by this Code, the detention duration for the restored investigation or additional investigation must not exceed the time limit for restored investigation or additional investigation prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

The time limits for detention and detention extension where the case is re-investigated shall comply with the general procedures prescribed in Article 71 of this Code."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



"1. Within a period of not more than twenty days for less serious offenses and serious offenses and not more than thirty days for very serious offenses and particularly serious offenses, after the receipt of the case files and the written investigation conclusion, the Procuracy shall have to issue one of the following decisions:

a) To prosecute the defendant before court with a bill of indictment;

b) To remand the case file for additional investigation;

c) To stop or temporarily suspend the case.

In case of necessity, the director of the Procuracy may permit the extension which, however, must not exceed ten days for less serious offenses and serious offenses, fifteen days for very serious offenses or thirty days for particularly serious offenses.

The Procuracy shall have to inform the defendant and his/her defense counsel of the above-mentioned decisions. The bill of indictment, the decision to stop or temporarily suspend the case must be handed to the defendant. The defense counsel shall be entitled to read the bill of indictment, take note of necessary things and make requests.

2. After receiving the case file, the Procuracy may decide to apply, change or cancel the preventive measures. The detention duration must not exceed the time limits prescribed in Clause 1 of this Article."

10. Article 145 on the jurisdiction of courts at all levels is amended, supplemented as follows:

"Article 145.- The jurisdiction of courts at all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The offenses of infringing upon the national security;

b) The offenses prescribed in Articles 95, 96, Clause 1 of Article 172 and Articles 222, 223, 293, 294, 295 and 296 of the Penal Code.

1. The provincial-level people’s courts and the military courts of the military zone level shall conduct first-instance trial of criminal cases involving offenses which do not fall under the jurisdiction of the district-level people’s courts and the regional military courts or cases falling under the jurisdiction of the subordinate courts and taken to trial by their discretion."

11. Clause 2, Article 151 on the time limits for trial preparation is amended and supplemented as follows:

"2. Within no more than thirty days for less serious offenses, forty five days for serious offenses, two months for very serious offenses and three months for particularly serious offenses, from the date of receiving the case files, the judge must issue one of the following decisions:

a) To bring the case to trial;

b) To return the files for additional investigation;

c) To stop or temporarily suspend the case.

For complicated cases, the president of the court may decide to prolong the time limits of trial preparation, but for not more than fifteen days for less serious and serious offenses and thirty days for very serious and particularly serious offenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With regard to remanded cases for additional investigation, the judge must, within fifteen days after receiving the returned case files, issue a decision to bring the case to trial."

12. Clause 1 of Article 226 on to be- executed judgements and decisions is amended as follows:

"1. The to be- executed judgements and decisions are those which have already taken legal effect, including:

a) The judgements and decisions made by the courts of first instance which are not appealed or protested according to the appeal procedures;

b) The judgements and decisions made by the courts of appeal;

c) The decisions made by the courts of casassion or trial review."

13. Clauses 1, 5 and 6 of Article 227 on agencies and organizations, which are charged with the duty to execute judgements and decisions of courts are amended, supplemented as follows:

"1. The police shall execute expulsions, termed imprisonment, life imprisonment and join the council for the execution of death sentence as prescribed in Article 229 of this Code."

"5. The civil judgement executing agencies shall execute the judgement on pecuniary penalty, property confiscation. The commune, ward or township administration or agencies and organizations shall have the duty to assist the executor of court in the execution of judgement. If it is necessary to apply coercive measures for judgement execution, the police and other concerned agencies shall have the duty to coordinate therefor."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. Clause 1 and Clause 5 of Article 229 on the execution of death penalty are amended, supplemented as follows:

"1. The president of the court which has conducted the first-instance trial shall issue the judgement execution decision and establish the death setence execution council comprising representatives of the court, the procuracy and the police. The judgement execution council must check the identity card of the convicted before the execution.

Where the convicted is a woman, before issuing the judgement execution decision, the president of the first-instance court shall have to organize the examination of the conditions for non-application of the death penalty as prescribed in Article 35 of the Penal Code. If there appear the grounds showing that the convicted has the conditions prescribed in Article 35 of the Penal Code, the president of the first-instance court shall not issue the judgement execution decision and report such to the president of the Supreme People’s Court for considering the conversion of the death penalty into the life imprisonment for the convicted."

"5. In cases where exists a special circumstance, the judgement execution council shall postpone the execution and report such to the president of the court who has issued the judgement execution decision for further report to the president of the Supreme People’s Court."

15. Article 231 on reprieve of execution of imprisonment judgement is amended, supplemented as follows:

"Article 231.- Reprieve of execution of imprisonment judgement

For persons sentenced to imprisonment and being let out on the bail, the court president may postpone on his/her own or at the request of the Procuracy, the police or the convicted the execution of imprisonment judgement in cases prescribed in Clause 1, Article 61 of the Penal Code."

16. Article 234 on execution of suspended sentence, non-custodial reform and reform at disciplinary units of the army is amended as follows:

"Article 234.- The execution of suspended sentence, non-custodial reform

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17. To add Article 234a on execution of expulsion penalty

"Article 234a. Execution of expulsion penalty

The expelled persons shall have to leave Vietnam within fifteen days after the issuance of the judgement execution decision. Where persons penalized with expulsion have to serve other penalties or to fulfill other obligations, the time limits for their departure from Vietnam shall be prescribed by law."

18. Article 236 on execution of pecuniary penalty or property confiscation

Decisions on the execution of pecuniary penalty or property confiscation must be addressed to the Procuracy of the same level, the executor, the convicted and the administration of the communes, wards or townships where the convicted reside.

The property confiscation shall be effected according to the provisions in Article 40 of the Penal Code."

19. Clause 1, Article 237 on conditions for reduction of penalty-serving terms or exemption of penalty is amended, supplemented as follows:

"1. Persons who are serving the penalty of imprisonment, non-custodial reform, residence ban or probation may have their penalty-serving terms reduced according to the provisions in Articles 57, 58, 59 and 76 of the Penal Code; if they have not yet served their penalties, they may be exempt from the execution of the entire penalty as provided for in Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 57 of the Penal Code.

Persons enjoying temporary suspension of the execution of imprisonment penalty may be exempt from the execution of the remainder of their penalties as provided for in Clause 4, Article 57 of the Penal Code.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20. Clause 1 and Clause 2 of Article 238 on procedures for penalty term reduction or penalty execution exemption are amended, supplemented as follows:

"1. The courts competent to decide the reduction of imprisonment terms shall be the provincial-level people’s courts and the military courts of the military zone level, where the convicted serve their penalties.

The courts competent to decide the exemption from execution of imprisonment penalty shall be the provincial-level courts and the military courts of the military zone level, where the convicted reside or work.

The reduction of terms or exemption from execution of other penalties or the reduction of probation period fall under the deciding competence of the district-level people’s courts and the regional military courts in localities where the convicted serve their penalties or are put under probation.

2. The dossiers proposing the consideration of the exemption of non-custodial reform penalty, the exemption from the execution of whole or remaining part of imprisonment penalty, the exemption for the execution of the remaining part of pecuniary penalty must be made with the recommendation of the director of the Procuracy of the same level.

The dossiers proposing the consideration of the reduction of imprisonment terms must be made with the recommendation of the imprisonment execution agencies.

The dossiers proposing the consideration of the reduction of non-custodial reform terms must be made with the recommendation of the agencies, organizations or local administrations which have been assigned the tasks of direct supervision and education.

The dossiers proposing the consideration of reduction of or exemption from other penalties or reduction of the period under probation of the suspended sentence must include the recommendations or remarks of agencies or organizations which are tasked to execute judgements as provided for in Article 227 of this Code."

21. Article 273 on arrest, custody, detention is amended, supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Persons aged between full 14 and under 16 may be arrested, put into custody or detained if there are enough grounds provided for in Articles 62, 63, 64, 68 and 71 of this Code, but only in cases of intentionally committing serious offenses, committing very serious offenses or committing particularly serious offenses."

22. Article 279 on termination of execution of judicial measures and reduction of penalty-serving terms is amended, supplemented as follows:

"Article 279.- Termination of execution of judicial measures, penalty service reduction or exemption

Minor convicted may be entitled to the termination of execution of judicial measures, the penalty service reduction or exemption when there appear all conditions prescribed in Article 70 or Article 76 of the Penal Code."

Article 2.- To replace numerals and phrases of the Criminal Procedure Code as follows:

1. To amend the numerals of articles and clauses of the Penal Code cited in the Criminal Procedure Code into the corresponding numbers of articles and clauses of the 1999 Penal Code as follows:

a) To replace the numeral "Article 242" in Clause 3 of Article 39, Clause 4 of Article 43, Clause 3 of Article 44 with the numeral "Article 308";

b) To replace the numeral "Article 241" in Clause 4 of Article 43, Clause 3 of Article 44, Clause 2 of Article 45 with the numeral "Article 307";

c) To replace the numeral "Article 236" in Clause 3 of Article 57 with the numeral "Article 300";

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) To replace the numerals "Articles 92, 93, 222, 223, 262, 263" in Article 101 with the numerals "Articles 263, 264, 286, 287, 327, 328";

f) To replace the numerals "Article 234", "Article 235" in Clause 3 of Article 107, with the numerals "Article 298", "Article 299";

g) To replace the numeral "Article 244" in Clause 2 of Article 121 and Article 122 with the numeral "Article 310";

h) To replace the numerals "Paragraph 1, Clause 1, Article 48" in Clause 3 of Article 139 with the numerals "Clause 1 and Clause 3 of Article 25";

i) To replace the numerals "Article 16, Clause 1 of Article 48 and Clause 3 of Article 59" in Clause 1, Article 143b with the numerals "Article 19, Article 25 and Clause 2 of Article 69";

j) To replace the numeral "Article 231 of this Code" in Clause 1 of Article 232 with the numerals "Clause 1 of Article 61 and Article 62 of the Penal Code";

k) To replace the numeral "Article 44" in Clause 2, Article 237 with the numeral "Article 60";

l) To replace the numeral "Article 53" in Article 239 with the numeral "Article 64";

m) To replace the numerals "Article 54", "Article 55" in Clause 1, Article 240 with the numerals "Article 65", "Article 66";

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



o) To replace the numeral "Article 60" in Clause 2, Article 277, with the numeral "Article 70";

p) To replace the numeral "Article 67" in Article 280 with the numeral "Article 77";

q) To replace the numeral "Article 12" in Clause 1, Article 281 with the numeral "Article 13".

2. To amend the phrases of the Criminal Procedure Code as follows:

a) The phrase " particularly dangerous offenses of infringing upon the national security" in Article 36 is replaced by the phrase "the offenses of infringing upon national security";

b) The phrase "the Council of Ministers" in Article 72 is replaced by the phrase "the Government";

c) The phrase "the State Council" in Article 92 and Article 93 is replaced by the phrase "the National Assembly Standing Committee";

d) The phrase "the State Council" in Article 228 and Article 229 is replaced by the phrase "the State President";

e) The phrase "the supreme court martial" in Articles 146, 215, 244, 248, 250 and 266 is replaced by the phrase "the Central Court Martial";

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3..- To annul Article 160a on composition of the collegiate bench acting as court of first instance-cum-final tribunal.

Article 4.- This Law takes implementation effect as from July 1st, 2000

Article 5.- The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, guide the implementation of this Law.

This Law was passed on June 9, 2000 by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.

 

 

NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Tố tụng hình sự sửa đổi 2000

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.457

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.43.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!