UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2696/2005/QĐ-UBND
|
Long
Xuyên, ngày 28 tháng 09 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CẤP CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy chế quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ cấp cơ
sở trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Các quy định trước đây về quản lý các hoạt động
khoa học và công nghệ cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh An Giang trái với Quy chế này
đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Giám
đốc các Sở, thủ trưởng các cơ quan, ban ngành và các tổ chức khoa học và công
nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- TT.UBND tỉnh;
- Sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Chánh VP.UBND tỉnh;
- Phòng VX, TH, KT;
- Lưu.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Minh Chiếu
|
QUY
CHẾ
QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Kèm theo Quyết định số
2696/2005/QĐ-UBND ngày 28 /9/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh
An Giang)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chi tiết thực hiện các nhiệm
vụ quản lý khoa học và công nghệ; tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp cơ sở; ứng dụng kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học
và Công nghệ cấp cơ sở; quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ cấp cơ sở
trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2 : Giải thích
thuật ngữ
Trong quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được
hiểu như sau:
1. Tổ chức khoa học, công nghệ cấp cơ sở trong bản
quy chế này bao gồm các tổ chức sau:
- Các bộ phận nghiên cứu và phát triển thuộc tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh; các tổ chức nghiên cứu ứng
dụng của doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm của trường đại học,
bệnh viện của Nhà nước có quyết định thành lập của cấp trên quản lý trực tiếp
và có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại điều 6, Nghị định
số 81/2002/ NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ.
- Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp, các hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã và có đăng ký hoạt động
khoa học công nghệ theo quy định của Chính phủ.
- Các trạm, trại thực nghiệm do Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập và có chức năng hoạt động khoa học,
công nghệ.
2. Hoạt động khoa học và công nghệ cấp cơ sở bao
gồm các hoạt động:
a) Nghiên cứu khoa học.
b) Cải tiến và phát triển công nghệ.
c) Khảo nghiệm, thử nghiệm các giống mới và quy
trình sản xuất mới.
d) Ứng dụng, thử nghiệm các tiến bộ khoa học,
công nghệ và quy trình công nghệ mới vào sản xuất.
e) Điều tra, khảo sát.
g) Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng phương
pháp mới nhằm cải tiến, nâng cao phương pháp giảng dạy , học tập tại các trường,
Trung tâm nghiên cứu trên địa bàn.
h) Các dịch vụ khoa học và công nghệ khác.
3. Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động
liên quan đến hoạt động sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, các dịch vụ
thông tin khoa học công nghệ, tư vấn, tập huấn về khoa học và công nghệ.
4. Báo cáo khoa học là báo cáo đánh giá toàn bộ
hoặc một phần nội dung nghiên cứu đã kết thúc đối với các các đề tài, dự án,
căn cứ theo thời gian tiến hành đã đăng ký hoặc được giao.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
1.Các tổ chức khoa học và công nghệ hoạt động
theo quy định tại chương II của Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của
Chính phủ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công
nghệ.
2. Các Sở, ban ngành.
3. Trường đại học An Giang, Trường Chính trị Tôn
Đức Thắng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và các cơ sở đào tạo khác trong tỉnh.
4. Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện
Đa khoa khu vực Châu Đốc, Trung tâm tim mạch và các cơ sở y tế khác.
5. Các trạm, trại trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện,
thị xã, thành phố.
Sau đây gọi chung là đơn vị cấp cơ sở.
Chương 2:
YÊU CẦU XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ
TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Điều 4. Yêu cầu đối với
việc xác định các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ
sở.
Các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học,
công nghệ cấp cơ sở được xác định theo các yêu cầu như sau:
1. Giải quyết những vấn đề cấp thiết của đơn vị
cơ sở và của tỉnh.
2. Đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học,
công nghệ cấp cơ sở phải có tính tiên tiến và tính khả thi, phục vụ cho nhu cầu
cấp thiết của đơn vị và của tỉnh.
3. Đề cương các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng
khoa học, công nghệ cấp cơ sở phải có mục tiêu, nội dung và giải pháp tổ chức,
phối hợp thực hiện hiệu quả, dự kiến kết quả, sản phẩm đạt được, phương pháp
nghiên cứu phù hợp và cụ thể.
4. Sản phẩm của đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng
khoa học, công nghệ cấp cơ sở phải là luận cứ khoa học, cơ sở để xây dựng chính
sách hoặc các sản phẩm như: giống mới, công nghệ, qui trình, mô hình đáp ứng
nhu cầu sản xuất, đời sống.
Điều 5. Điều kiện của tổ
chức, cá nhân chủ trì thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ
sở.
1. Đơn vị chủ trì thực hiện phải có đủ điều kiện
về nhân lực, thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết cho việc triển khai đề tài, dự
án thành công. Đơn vị chủ trì thực hiện cũng phải có khả năng phối hợp với các
cơ quan nghiên cứu khác có cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn để thực hiện nội
dung nghiên cứu.
2. Cá nhân chủ trì đề tài nghiên cứu ứng dụng
khoa học, công nghệ cấp cơ sở phải có bằng cấp tốt nghiệp đại học và có ít nhất
2 năm công tác theo đúng lĩnh vực chuyên môn của đề tài, dự án đăng ký chủ trì
thực hiện
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC, BỘ PHẬN QUẢN LÝ CẤP CƠ SỞ
Điều 6. Trách nhiệm và
quyền hạn của Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở.
1. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở có
trách nhiệm lựa chọn các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ
của đơn vị; xét tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện; xét duyệt đề
cương chi tiết; đánh giá và nghiệm thu kết quả thực hiện; theo dõi, đánh giá hiệu
quả ứng dụng của các đề tài, dự án.
2. Thành phần Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp
cơ sở.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở gồm có
Chủ tịch và các ủy viên, trong đó 1/2 thành viên là đại diện cho các tổ chức,
phòng ban quan trọng trong đơn vị, 1/2 thành viên là cán bộ khoa học hoạt động
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan. Thành viên Hội đồng Khoa học
và Công nghệ cấp cơ sở là các cán bộ khoa học, cán bộ quản lý có trình độ đại học
trở lên, có tham gia nhiều đề tài về lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Hội đồng
được giao tuyển chọn.
Điều 7. Trách nhiệm và
quyền hạn của thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở và bộ phận quản lý khoa học và công
nghệ cấp cơ sở.
1. Thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở.
a) Chịu trách nhiệm phê duyệt danh mục các đề
tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ sở đã được tuyển chọn
gởi về Sở Khoa học và Công nghệ. Thời gian vào cuối tháng 10 hàng năm.
b) Trực tiếp ký hợp đồng với các tổ chức, cá
nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp
cơ sở và giao trách nhiệm cho bộ phận quản lý khoa học theo dõi, giám sát tiến
độ thực hiện; tổ chức nghiệm thu, công bố, triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu
của đề tài, dự án.
c) Có nhiệm vụ tập hợp tất cả các hồ sơ của các
đề tài, dự án nghiên cứu có nhận từ các nguồn hỗ trợ kinh phí do đơn vị mình thực
hiện trong năm để báo cáo với Sở Khoa học và Công nghệ. Đối với các đề tài, dự
án thực hiện bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của cấp cơ sở hoặc các nguồn
ngoài ngân sách nhà nước thì Trưởng đơn vị cấp cơ sở có nhiệm vụ tập hợp danh mục
các đề tài, dự án nghiên cứu do đơn vị mình thực hiện trong năm để báo cáo với
Sở Khoa học và Công nghệ. Báo cáo mỗi năm 2 lần: lần 1 vào cuối tháng 5, lần 2
vào cuối tháng 11 .
2. Bộ phận quản lý khoa học cấp cơ sở có trách
nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện đề tài, dự án theo nội dung đã
được phê duyệt.
Điều 8. Trách nhiệm của
tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án.
1. Tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án nghiên
cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện các nội
dung nghiên cứu đã được phê duyệt, sử dụng kinh phí đúng theo quy định hiện
hành của Nhà nước, báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn kết quả thực hiện nội dung
nghiên cứu và sử dụng kinh phí.
2. Khi có thay đổi về nội dung, địa điểm, kinh
phí, chủ nhiệm đề tài phải báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng Khoa học và Công
nghệ cấp cơ sở và bộ phận quản lý khoa học cấp cơ sở.
3. Chủ nhiệm đề tài, dự án có thể lựa chọn, phối
hợp hoặc ký hợp đồng trách nhiệm với các tổ chức, cá nhân khác để triển khai
nghiên cứu.
Chương 4:
QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC
HIỆN CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Điều 9. Xây dựng danh mục
các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ sở.
1. Xác định nhu cầu ứng dụng của đơn vị:
Hàng năm, trên cơ sở đề xuất nhu cầu ứng dụng,
áp dụng khoa học công nghệ của đơn vị, bộ phận quản lý khoa học cấp cơ sở tiến hành
xác định danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng của đơn vị bằng cách tổ
chức lấy ý kiến rộng rãi các cán bộ khoa học và cán bộ quản lý trực thuộc đơn vị
mình về danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thiết.
2. Xét lựa chọn các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng
dụng ưu tiên thực hiện.
Trên cơ sở danh mục đề tài, dự án nghiên cứu ứng
dụng khoa học và công nghệ của đơn vị dự thảo. Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp
cơ sở xem xét, phân tích lựa chọn các đề tài, dự án ưu tiên thực hiện trong năm
theo các tiêu chuẩn như sau:
a) Tính cấp thiết: sự cần thiết phải thực hiện
các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.
b) Khả năng ứng dụng vào thực tiễn: những đề
tài, dự án có địa chỉ ứng dụng dụng vào sản xuất cụ thể hoặc có đơn đăng ký đề
xuất nhu cầu cấp thiết.
c) Tính khả thi: sự phù hợp về thời gian nghiên
cứu, năng lực khoa học, công nghệ của đơn vị cấp cơ sở có thể thực hiện được.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ bỏ phiếu lựa chọn
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở theo hai loại: “đề nghị thực
hiện” và “đề nghị không thực hiện”.
Các nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp cơ sở được
đề nghị thực hiện phải có ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ
có mặt đồng ý.
Sau khi Hội đồng Khoa học và Công nghệ xác định,
lựa chọn danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp
cơ sở cần thực hiện trong năm. Thủ trưởng đơn vị làm văn bản đề nghị gởi về Sở
Khoa học và Công nghệ (đính kèm danh mục và biên bản làm việc của Hội đồng Khoa
học và Công nghệ cấp cơ sở).
Điều 10. Xét duyệt đề
cương, đánh giá nghiệm thu đề tài, dự án cấp cơ sở.
1. Xét duyệt đề cương chi tiết.
Thủ trưởng đơn vị ra quyết định thành lập Hội đồng
Khoa học và Công nghệ để xét duyệt đề cương chi tiết đề tài, dự án.
Quy trình và thủ tục làm việc của Hội đồng Khoa
học va Công nghệ cấp cơ sở xét duyệt đề cương đề tài, dự án gồm các bước sau:
a) Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội
đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
b) Chủ tịch Hội đồng chủ trì
phiên họp.
c) Chủ nhiệm đề tài trình bày đề
cương nghiên cứu.
d) Hội đồng trao đổi, thảo luận,
bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết liên quan đến từng yếu tố cơ bản của đề
cương. Nội dung thảo luận gồm:
+ Mục tiêu cần đạt.
+ Nội dung nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu.
+ Kết quả dự kiến đạt được.
+ Tổng mức kinh phí dự kiến.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp
cơ sở dùng phiếu chấm điểm đề cương chi tiết cho từng đề tài. Biên bản xét duyệt
đề cương chi tiết cần ghi rõ các ý kiến thảo luận của các thành viên Hội đồng
và kết luận của Chủ tịch Hội đồng.
Các đề tài, dự án có đề cương
chi tiết được đánh giá với số điểm tổng cộng trên 60 điểm/100 điểm và số điểm về
nội dung nghiên cứu trên 40 điểm/60 điểm sẽ được cho thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện và theo dõi
giám sát tiến độ thực hiện.
a) Bộ phận quản lý khoa học của
đơn vị cấp cơ sở theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra định kỳ và đánh giá
quá trình triển khai thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng cấp cơ sở
theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra, giám sát khối lượng
công việc và nội dung công việc theo đề cương đã duyệt.
+ Kiểm tra tình hình sử dụng
kinh phí.
+ Có ý kiến trong việc điều chỉnh
một phần nội dung nghiên cứu cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, hoặc chấm dứt
việc thực hiện.
b) Chủ nhiệm đề tài, dự án nghiên
cứu ứng dụng cấp cơ sở có trách nhiệm báo cáo cho bộ phận quản lý khoa học định
kỳ sau mỗi đợt ứng kinh phí được quy định trong hợp đồng. Nội dung báo cáo cần
ghi rõ khối lượng công việc đã triển khai, đánh giá kết quả sơ bộ đạt được,
tình hình sử dụng kinh phí, kế hoạch triển khai giai đoạn tiếp theo.
3. Đánh giá nghiệm thu.
Khi đến thời gian hoàn thành
nghiên cứu theo hợp đồng đã ký, chủ nhiệm đề tài nộp báo cáo kết quả nghiên cứu
cho bộ phận quản lý khoa học để tổ chức nghiệm thu. Thủ trưởng đơn vị ra quyết
định thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ để đánh giá nghiệm thu kết quả thực
hiện đề tài, dự án.
Quy trình và thủ tục làm việc của
Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở đánh giá nghiệm thu gồm các bước:
a) Thư ký Hội đồng đọc Quyết định
thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
b) Chủ tịch Hội đồng chủ trì các
phiên họp.
c) Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết
quả đề tài nghiên cứu.
d) Hội đồng phản biện, đặt câu hỏi
để làm rõ kết quả nghiên cứu.
e) Hội đồng nghiệm thu bỏ phiếu
đánh giá kết quả đề tài.
Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá
kết quả đề tài bằng cách cho điểm; điểm tối đa về nội dung là 80 điểm, hình thức
20 điểm.
g) Hội đồng thông qua biên bản về
kết quả bỏ phiếu đề tài.
Chủ nhiệm đề tài đã được nghiệm
thu kết quả nghiên cứu tiến hành giao nộp sản phẩm theo hợp đồng, quyết toán
kinh phí và thanh lý hợp đồng với đơn vị theo hợp đồng.
Điều 11. Kinh
phí thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ
sở.
Kinh phí thực hiện các đề tài, dự
án nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ cấp cơ sở được phát triển từ các nguồn
sau:
1. Nguồn ngân sách nhà nước hỗ
trợ cho mỗi đề tài, dự án cấp cơ sở tối đa 30%. Tổng kinh phí thực hiện đề tài
hoặc dự án không quá 30 triệu đồng.
2. Nguồn của các đơn vị cấp cơ sở:
các đơn vị cơ sở tham gia thực hiện các đề tài, dự án cấp cơ sở sẽ cùng với nhà
nước chịu chi phí thực hiện, hoặc có thể sử dụng từ các nguồn tài trợ khác.
3. Nguồn tham gia đóng góp của
các doanh nghiệp hoặc các tổ chức có nhu cầu sử dụng kết quản nghiên cứu đặt
hàng.
Định mức chi cho các hoạt động của
các đề tài, dự án cấp cơ sở bằng 70% đinh mức chi của cấp tỉnh, thực hiện theo
Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/6/2001 của Bộ Tài chính
và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Chương 5:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Hướng dẫn thực hiện
Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ hướng
dẫn cho các đơn vị thực hiện đúng các quy định trong Bản quy chế này.
Điều 13. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này sẽ bị xử phạt
hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cá nhân có hành vi vi phạm tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các đơn vị cấp
cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện đúng những quy định trong Quy chế này.