Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/2000/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 20/09/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 17/2000/CT-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐỐI PHÓ VỚI LŨ LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lũ năm 2000 về sớm hơn so với hàng năm gần 01 tháng, lũ lên nhanh và mức nước lũ cao làm các tỉnh đầu nguồn: Long An, Đồng Tháp và An Giang, Kiên Giang bị ngập sâu trong nhiều ngày gây thiệt hại lớn cho lúa Hè - Thu, đường xá, trường học, nhà cửa ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống nhân dân trong vùng.

Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng, Thuỷ văn lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vẫn đang tiếp tục lên nhanh, trong vòng 5 đến 10 ngày tới có khả năng đạt tới đỉnh ở mức tương đương đỉnh lũ năm 1961, diện ngập sâu lớn hơn lũ năm 1978 và năm 1996. Đỉnh lũ cao, diện ngập sâu còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ Chỉ thị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số việc cấp bách sau đây:

I. UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH THUỘC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:

1. Phải khẩn trương bổ sung các giải pháp để đối phó với lũ lớn, trên diện rộng và kéo dài, phương án cứu hộ, cứu trợ phải rất cụ thể. Vấn đề số một là phải bảo vệ an toàn tính mạng cho dân, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền các cấp vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long.

2. Tập trung lực lượng, phương tiện di dời ngay dân ở những vùng bị ngập sâu, sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn; động viên đồng bào di dời, trường hợp cần thiết phải bắt buộc di dời để bảo vệ an toàn tính mạng cho dân, trước hết là người già và trẻ em; đồng thời phải có biện pháp để đảm bảo ổn định đời sống số dân ở các khu vực sơ tán và bảo vệ tài sản của bà con khi phải di dời sơ tán.

3. Tổ chức triển khai ngay việc cứu trợ đồng bào nghèo vùng ngập lũ đang gặp khó khăn gay gắt, kể cả số người từ vùng khác đến làm ăn, sinh sống. Kiên quyết không để dân đói, càng không được để dân chết do đói, đảm bảo đủ thuốc, phòng chữa bệnh, hạn chế dịch bệnh, nhất là sau khi lũ rút. Thực hiện việc cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai, công bằng, không được để thất thoát, tiêu cực.

4. Các tỉnh phải tổ chức lực lượng trực cứu hộ khẩn cấp ngay ở huyện, xã, ấp và những khu vực xung yếu; có phân công chỉ huy, chỉ đạo và xử lý kịp thời các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bảo đảm đủ lực lượng xung kích và phương tiện ứng cứu.

5. Lực lượng Quân khu 7, Quân khu 9 và các đơn vị bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ giúp các địa phương trong việc ứng cứu, di dời, tổ chức cứu trợ cho nhân dân kịp thời.

6. Y tế phải có biện pháp thật cụ thể để chăm lo sức khoẻ cho dân, nắm chắc số người ốm đau, số chị em phụ nữ đến kỳ sinh nở trên cùng địa bàn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Có phương án xử lý vấn đề vệ sinh phòng dịch bệnh phát sinh (bệnh đường tiêu hoá, đau mắt, bệnh ngoài da...), xử lý nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường, có phương án chủ động dập tắt dịch bệnh ngay từ khi phát hiện.

7. Những vùng ngập sâu, việc đến trường không đảm bảo an toàn cần cho học sinh nghỉ học, nhưng phải có kế hoạch học bù phù hợp, đảm bảo chương trình, chất lượng dạy và học.

8. Chính quyền địa phương các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng tiếp tục vận động nhân dân giúp đỡ lẫn nhau với tinh thần tương thân, tương ái vượt qua khó khăn hoạn nạn.

9. Các tỉnh phải chủ động làm bờ bao để bảo vệ vùng cây ăn trái; có phương án bảo vệ kho tàng, vật tư hàng hoá và nhà cửa, tài sản của dân cố gắng giảm tối đa thiệt hại do lũ gây ra. Các tỉnh vùng phía dưới hạ lưu phải chủ động đề phòng, có phương án đối phó với lũ ở mức cao đang dồn về và sẽ có thể duy trì trong nhiều ngày.

10. Cùng với việc đối phó với lũ, các tỉnh phải chuẩn bị ngay kế hoạch cho sản xuất vụ Đông Xuân, khôi phục các công trình cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi cấp bách bị hư hại để phục vụ sản xuất và lo việc xây cất lại nhà cửa, trường học, trạm xá bị hư hại để nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân khi nước rút.

11. Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành rà soát lại và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong toàn tỉnh và trên từng địa bàn, nhất là quy hoạch cụ thể các cụm dân cư, tuyến dân cư để có kế hoạch đầu tư cho phù hợp, phấn đấu trong một số năm bảo đảm được cho dân vùng lũ có thể chung sống với lũ, ổn định và phát triển bền vững.

II. CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG CÙNG CÁC ĐỊA PHƯƠNG XỬ LÝ MỘT SỐ VIỆC NGAY SAU KHI LŨ RÚT:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có kế hoạch cân đối vốn để khôi phục các công trình cơ sở hạ tầng bị hư hại.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị hoàn tất các thủ tục, cân đối vốn của ngành để thực hiện việc khôi phục, nâng cấp các tuyến lộ 62, 30, 91; phối hợp với các địa phương khôi phục, sửa chữa các công trình giao thông nông thôn.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thành các công trình thoát lũ ra biển Tây, các công trình giữ ngọt, ngăn mặn; nghiên cứu mở rộng kênh Hồng Ngự, kênh 79; chỉ đạo các Sở Nông nghiệp chuẩn bị đủ giống, phân bón, thuỷ lợi để khi nước rút tổ chức sản xuất vụ đông xuân được kịp thời vụ.

Chủ trì phối hợp với các Bộ: Giao Thông vận tải, Xây dựng, Thủy sản tiến hành kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các công trình cơ sở hạ tầng đã xây dựng theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ để rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung cho phù hợp nhằm phát huy tác dụng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ gây ra.

4. Bộ Xây dựng giúp các tỉnh rà soát lại quy hoạch cụm, tuyến dân cư, đặt biệt là các thị xã, thị tứ; đánh giá, rút kinh nghiệm các phương án làm nhà trên cọc, tôn nền để có phương án hoàn chỉnh, hiệu quả, phù hợp với vùng ngập lũ; cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ giao thông vận tải chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát lại quy hoạch các khu dân cư, các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã ở các vùng bị ngập sâu để tuỳ theo địa hình, địa chất từng nơi có phương án xử lý cho thích hợp như làm đê bao, tôn nền, lập khu dân cư tránh lũ theo tuyến hoặc điểm; gắn việc đào kênh thuỷ lợi với xây dựng khu dân cư.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc miễn, giảm thuế cho các hộ dân bị thiệt hại do lũ; có kế hoạch sử dụng một phần vượt thu ngân sách năm 2000 để hỗ trợ khắc phục hậu quả lũ lụt.

6. Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn khoanh nợ và cho vay tiếp đối với các hộ bị thiệt hại do lũ để có vốn kịp sản xuất vụ Đông - Xuân.

7. Các bộ: Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Khoa học, Công nghệ và Môi trường có kế hoạch giúp các địa phương trong việc sửa chữa trường học, trạm y tế, đảm bảo kế hoạch học tập của học sinh, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

8. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn việc cứu trợ các hộ dân bị đói, hộ có người bị nạn do thiên tai, hộ phải sơ tán di dời...

9. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn nắm chắc tình hình diễn biến lũ; dự báo, cảnh báo và có phương án chỉ đạo đối phó kịp thời.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 17/2000/CT-TTg

Hanoi, September 20, 2000

 

DIRECTIVE

ON COPING WITH FLOODING IN MEKONG RIVER DELTA

In 2000, floods came nearly a month earlier than annually and rose quickly, and high water level caused deep immersion for many days in the upstream provinces of Long An, Dong Thap, An Giang and Kien Giang, thus causing great damages to t

he Summer-Autumn rice crop, roads, schools and houses, affecting production and the life of the population in the region.
According to forecast by the Hydro-Meteorology General Department, the flood in the Mekong River delta continues to rise quickly and in five to ten days to come may reach the peak equivalent to the peak in 1961. The deeply immersed area may be larger than in the floods of 1978 and 1996. High flood peak and deep immersion many drag for many days. In view of this situation, the Prime Minister instruct the ministries, branches and People
s Committees of the provinces in the Mekong River delta to carry out the following urgent tasks:

I. THE PEOPLE’S COMMITTEES OF THE PROVINCES IN THE MEKONG RIVER DELTA:

1. To urgently supplement measures to cope with big and prolonged floods over large areas, adopt very concrete plans of rescue and assistance. The number one question is to ensure safety for the peoples lives, considering this to be the foremost political task of the Party organizations and administrations at all levels in the flooded region in the Mekong River Delta.

2. To concentrate forces and means to evacuate immediately the population of the deeply immersed and dangerously washed areas to safe places; to urge the population to remove, and when necessary, to force them to remove in order to ensure safety of life for the population, first of all for old people and children; at the same time to adopt measures to ensure stability of life for the population in the evacuation areas and to protect the properties of those who are evacuated.

3. To organize and deploy immediately the assistance to the poor people in the immersed areas who are meeting with acute difficulties, including the people coming from other areas to earn their living. Resolutely not to let famine, still less death of starvation, occur. To ensure enough medicine, preventive drugs, to limit epidemics, especially after the flood recedes. To carry out timely assistance to the needy, in an open and equitable manner, not to let losses and negativism happen.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The military units of the 7th and 9th Military Zones and units of the border armies shall closely coordinate to help the localities in the rescue operations, in the evacuation and organization of timely assistance to the population.

6. The health service must take very concrete measures to care for the health of the population, have a firm grasp of the number of sick and pregnant women nearing their time in each locality in order to provide timely assistance, adopt plans to deal with the problem of hygiene to prevent the outbreak of epidemics (diseases of the digestive system, eye and skin diseases...); treat the source of water and conduct environmental sanitation, adopt plans to put down epidemics right after they are detected.

7. In the deeply immersed areas where going to school is not safe for the pupils, class must be discontinued so that pupils may stay home, but there must be plans for appropriate compensatory schooling to ensure the curriculum and the quality of teaching and learning.

8. The local administration at all levels shall have to cooperate with the Fatherland Front and other mass organizations to continue the campaign for mutual aid among the population in the spirit of mutual love and mutual support to overcome difficulties and disasters.

9. The provinces must take the initiative in building embankments to protect the fruit tree areas, and adopt plans to protect storages, materials and commodities, and houses and properties of the people, strive to reduce to the minimum the damage caused by the flood. The provinces in the lower basin of the river must take the initiative in prevention, adopt plans to cope with high level floods which are converging and may last for several days.

10. As well as coping with flood, the provinces must prepare immediately the plans for the Winter-Spring crops, restoring the damaged infrastructures and essential welfare projects in order to serve production, rebuilding the damaged houses, schools and medical stations in order to quickly stabilize production and life of the population after the flood recedes.

11. The Peoples Committees of the provinces must coordinate with the related ministries and branches to revise and supplement the plans of socio-economic development in the whole province and each specific locality, especially concrete plans for the population clusters and lines in order to make appropriate investments, so that after a number of years the population in the flood-prone areas could cohabit with flood, stabilize their life and achieve sustainable development.

II. THE MINISTRIES AND CENTRALLY-RUN BRANCHES AND THE LOCALITIES MUST HANDLE THE FOLLOWING JOBS AFTER THE FLOOD RECEDES:

1. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall adopt plans to allocate funds to restore the damaged infrastructure projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall continue to complete the project of flood drainage into the West Sea, the project of fresh water retention and salt water prevention; study to broaden the Hong Ngu canal and canal 79; direct the provincial Agricultural Services to prepare enough seeds, fertilizer and water conservancy measures in order to start the Winter-Spring crop in time right after the water recedes.

To assume the prime responsibilities and cooperate with the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of Construction, and the Ministry of Aquatic Products to inspect and appraise the effect of the infrastructure works already built according to Decision No. 99/TTg of the Prime Minister to draw experiences and amend or supplement them appropriately in order to develop their effect and limit to the lowest level the damage caused by the flood.

4. The Ministry of Construction shall help the provinces to review the plans for the population clusters and lines, especially the towns and townships, evaluate and draw experiences from the projects of building houses on stilts, or heightening the house foundations in order to work out plans for completing them and making them more effective and suitable for the conditions in the flood-prone areas. Together with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Communications and Transport shall direct the localities to revise the planning of the population areas, the towns, townships and centers of commune clusters in the areas prone to deep immersion in order to adopt plans, depending on the terrain and geology of each area, for appropriate solutions, such as building dyke embankments, heightening the house foundations, establishing flood-aversion population areas according to rows or clusters of houses, associating the digging of water conservancy canals with the building of population areas.

5. The Ministry of Finance shall guide the exemption or reduction of taxes for the households damaged by floods, and adopt plans of using part of the budget revenue excess in 2000 to assist in overcoming the consequences of floods.

6. The State Bank shall guide the debt freezing and continue to grant loans to the households damaged by floods in order to help them have enough capital for timely production of the Winter-Spring crops.

7. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Health, and the Ministry of Science, Technology and Environment shall adopt plans to help the localities in the repair of schools and medical stations, to ensure the schooling plans of the students, prevent and fight against epidemics, and assure environmental hygiene.

8. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall guide the assistance to the hungry households, households victimized by disasters, households which are evacuated...

9. The Central Steering Committee for Flood and Storm Control, the Hydro-Meteorology General Department must have a firm grasp of the evolution of the floods, give timely forecasts and warnings and adopt plans of guidance for timely handling.

The ministers, the heads of ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces in the Mekong River Delta shall have to seriously implement this Directive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 17/2000/CT-TTg ngày 20/09/2000 về việc đối phó với lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.911

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.239.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!