|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
16/2000/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
19/09/2000
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
16/2000/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2000
|
CHỈ THỊ
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2001-
2005
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2001-2005 nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới, đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng cường thế và lực của nước ta trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, kế hoạch 5 năm tới phải thu hút được trì tuệ của
toàn Đảng, toàn dân, mọi thành phần kinh tế cho phát triển đất nước, vì mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt dược chất
lượng và tính khả thi của kế hoạch 5 năm 2001-2005, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị
các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
một số việc sau:
1. Đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000
Tập trung đánh giá sát đúng tình
hình thực hiện kế hoạch qua 10 năm đổi mới, trong đó cần bám sát các Nghị quyết
của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết Trung ương lần thứ 4, 5, 6 để đi sâu phân
tích việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1996-2000
của ngành, địa phương mình; đánh giá việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các
vùng, các khu vực. Chú ý làm rõ một số nội dung như việc thực hiện mục tiêu
tăng trưởng trong từng ngành, từng địa phương; tình hình khai thác các nguồn lực
phát triển của các ngành, các vùng kinh tế, kết quả thực hiện các chủ trương
chính sách về phát triển kinh tế nhiều thành phần, đổi mới và phát triển khu vực
kinh tế nhà nước và phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế khác; chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trong từng ngành, từng vùng lãnh thổ; về phát triển kinh tế biển,
phát triển kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu; huy động và sử dụng các nguồn vốn
đầu tư cho phát triển (bao gồm cả nguồn vốn ODA và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài); việc khai thác nguồn đất đai và thực trạng sử dụng đất; nguồn lao
động và sử dụng lao động; khai thác và sử dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi
mới công nghệ; về lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, giải quyết
việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xoá đói, giảm nghèo,... an ninh, quốc
phòng và thu, chi ngân sách.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cần nêu rõ kết quả thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành
ủy và Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội, về dự toán ngân sách
hàng năm của địa phương mình.
Khi đánh giá các vấn đề trên, cần
phân tích sâu những mặt làm được, chưa làm được, các nguyên nhân và trách nhiệm
của từng ngành, từng cấp; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch,
tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Đồng thời xác định rõ mục tiêu phát triển trong 5
năm tới, kiến nghị những cơ chế, chính sách cần phải sửa đổi, bổ sung và các biện
pháp cụ thể thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005.
2. Những căn cứ
để xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005
- Đường lối, quan điểm đổi mới của
Đảng được thể hiện trong chiến lược 10 năm 2001-2010, nhiệm vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập;
thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, có hiệu quả; gắn phát triển kinh tế
với phát triển văn hoá - xã hội.
- Theo dự thảo định hướng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005, cần bám sát mục tiêu tổng quát,
các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, các cân đối lớn trong nền
kinh tế để xác định hướng phát triển cho từng ngành, từng lĩnh vực và các giải
pháp thực hiện kế hoạch.
Thực trạng kinh tế - xã hội của
từng ngành, từng vùng, khả năng mở rộng thị trường trong nước và ở ngoài nước;
khả năng huy động nội lực của từng ngành, từng địa phương và thu hút vốn nước
ngoài.
- Dự thảo định hướng kế hoạch
phát triển của các Bộ, ngành, địa phương và quy hoạch phát triển của từng vùng
lãnh thổ, từng ngành, sản phẩm đã được xây dựng, cập nhật, hiệu chỉnh.
3. Dự báo các
cân đối và xây dựng các phương án bố trí kế hoạch.
Dựa trên những dự báo về một số
cân đối vĩ mô đã được đề ra trong dự thảo Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2001-2005, các Bộ, ngành và địa phương tính toán, dự báo các cân
đối về nguồn lực phát triển của ngành và địa phương mình tập trung vào một số
cân đối lớn như lao động, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn và trong từng
ngành kinh tế, tài chính - ngân sách. Trong kế hoạch 5 năm tới, cần tập trung
vào những vấn đề chủ yếu như sau:
a) Cụ thể hoá chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn; xác định mục tiêu phát triển
cây trồng, vật nuôi trong từng vùng, hình thành các vùng cây công nghiệp tập
trung, cây ăn quả và mạng lưới công nghiệp chế biến; phát triển chăn nuôi, phát
triển kinh tế biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với các dịch vụ và
công nghiệp chế biến; tiếp tục triển khai thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừmg.
b) Dự báo và tập trung phát triển
những sản phẩm công nghiệp có yêu cầu, có lợi thế, nhất là sản phẩm có khả năng
nâng cao được sức cạnh tranh. Phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng
nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; phát triển công nghiệp
có công nghệ cao, hiện đại; tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển doanh nghiệp
Nhà nước; khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường thu hút đầu
tư nước ngoài.
c) Xây dựng chương trình xuất,
nhập khẩu hàng hóa theo lộ trình chủ động hội nhập khu vực và quốc tế; cần đặc
biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm sản
xuất trong nước.
d) Xây dựng kế hoạch tài chính -
ngân sách, kế hoạch đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn vốn với phương án huy động
và bố trí nguồn vốn cụ thể cho các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên từng năm; đồng
thời có giải pháp cụ thể và cơ chế chính sách bảo đảm cho việc thực hiện các
phương án đã đề ra; đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn
thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, huy động tối đa nguồn lực của các thành
phần kinh tế.
đ) Xây dựng các chương trình
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục đào tạo, phát
triển khoa học, đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường. Xây dựng các chương trình
giải quyết công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân
dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn liền với củng cố an ninh, quốc phòng.
e) Đẩy mạnh phát triển các ngành
kinh tế dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, thương mại, các loại
hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ khoa học công nghệ, tư vấn pháp luật....
g) Xây dựng chương trình, biện
pháp tổ chức thực hiện về cải cách hành chính trong Bộ, ngành, địa phương; nâng
cao chất lượng, hiệu lực hoạt động của bộ máy quản lý, tăng cường kỷ cương luật
pháp và chế độ trách nhiệm cá nhân.
4. Xác định mục
tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm 2001-2005 của bộ, ngành và địa phương
a) Trên cơ sở dự thảo Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, phương hướng nhiệm vụ của thời kỳ
2001-2005 và những phân tích, dự báo về xu thế phát triển của cả nước cũng như
của ngành, địa phương, cần xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, xây dựng các
phương án phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ
trong 5 năm tới để từ đó lựa chọn phương án phù hợp; đồng thời, phân bổ mục
tiêu cụ thể cho từng năm để triển khai thực hiện.
b) Các Bộ, ngành kinh tế - kỹ
thuật, các Tổng công ty nhà nước cần tập trung tính toán dự báo các chỉ tiêu
phát triển của ngành và Tổng công ty, mức độ tăng trưởng, khả năng thu hút lao
động và tạo việc làm; cơ cấu sản phẩm, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu đến
năm 2005.
c) Các Bộ, ngành quản lý lĩnh vực
xã hội,... cần cụ thể hoá các mục tiêu phát triển đã được nêu trong dự thảo định
hướng phát triển kế hoạch 5 năm 2001-2005, tập trung vào nhiệm vụ nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ; giải
quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của xã hội: xoá đói, giảm nghèo, chống tệ
nạn xã hội... Phát triển mạnh văn hoá, thông tin, y tế, thể dục thể thao, thực
hiện tích cực chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, nhằm ổn định, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
d) Các địa phương cần tập trung
tính toán và dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội tổng hợp, các mục
tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển các mặt xã hội,
xoá đói, giảm nghèo... Đối với các vùng kinh tế trọng điểm, cần phấn đấu đạt mức
tăng trưởng GDP cao hơn mức bình quân cả nước; các vùng còn khó khăn cần phấn đấu
phát huy các tiềm năng và lợi thế trong vùng, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao
hơn thời kỳ 5 năm trước.
5. Tiến độ xây
dựng kế hoạch
Việc xây dựng kế hoạch 5 năm
2001-2005 phải tiến hành đồng thời với xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội 10 năm 2001-2010.
Trong tháng 9 và tháng 10 năm
2000, các Bộ, ngành, địa phương tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2001-2005 của Bộ, ngành, địa phương mình; chậm nhất đến 15 tháng
10 năm 2000 gửi báo cáo kế hoạch này về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp tổng hợp
trình Chính phủ.
6. Tổ chức thực
hiện
Giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của các Bộ, ngành, địa
phương; phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 của cả nước để trình Chính phủ đúng tiến
độ đã nêu trên. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần
thiết về định hướng chiến lược, khả năng thu hút nguồn lực ở trong, ngoài nước,
xu hướng phát triển của kinh tế thế giới và khu vực để các Bộ, ngành, địa
phương tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch.
Các Bộ, ngành, địa phương chịu
trách nhiệm tổ chức xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 của Bộ, ngành, địa phương
mình theo đúng yêu cầu và tiến độ nêu trong Chỉ thị này.
Chỉ thị 16/2000/CT-TTg về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No:
16/2000/CT-TTg
|
Hanoi, September 19, 2000
|
DIRECTIVE ON ELABORATING THE 2001-2005 FIVE-YEAR
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN The 2001-2005
five-year socio-economic development plan aims to promote the process of
renewal, step up industrialization and modernization of the country and
increase the position and force of our country in international economic
integration. Therefore, the plan for the coming five years must concentrate the
intellect of the entire Party and people and all the economic sectors for
national development, for the target of a prosperous people, a strong country
and an equitable, democratic and civilized society. To assure the quality and
feasibility of the 2001-2005 five-year plan, the Prime Minister instructs the
ministries, branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run
cities to carry out the following tasks: 1. To appraise the implementation of the
1996-2000 five-year plan To focus on appraising accurately the
implementation of the plan through ten years of renewal by closely adhering to
the Resolutions of the Party, especially the Resolutions of the 4th, 5th and
6th Plenums of the Party Central Committee, while making in-depth analysis of
the implementation of the main targets and tasks of the 1996-2000 five-year
plan of their branches and localities; appraising the implementation of the
decisions of the Prime Minister on the orientation of overall planning for
socio-economic development in different regions and areas. Attention should be
paid to clarifying the content of a number of tasks such as the achievement of
the growth target in each branch and each locality; the exploitation of the development
potentials of the economic branches and areas; the results of the
implementation of the undertakings and policies on development of the
multi-sectoral economy, renewal and development of the State economic sector
and development of the potentials of the other economic sectors; the economic
restructuring in each branch and each territorial area; the development of the
maritime economy; the development of economic relations with other countries
and import and export; the mobilization and use of the investment sources for
development (including ODA and foreign direct investments); exploitation of the
land resources and the real situation of land use; the of labor sources and the
use of labor; the exploitation and use of the material and technical bases,
renewal of technology; the policies in the domain of culture, education and
training, health, social affairs, creation of jobs, prevention and fight
against social evils, hunger eradication and poverty alleviation,... security,
national defense, and budget revenues and expenditures. Besides, the provinces and centrally-run cities
must report on the results of the implementation of the Resolutions of the
provincial and municipal Party Committees, and of the People�s Councils on
socio-economic development, on the annual draft budgets of their respective
localities. In appraising the above questions, it is
necessary to make in-depth analysis of what has been achieved and what not, the
causes and responsibilities of each branch and each echelon, hence to draw the
experiences in the working out of plans and the organization and guidance of
their implementation. It is also necessary to determine clearly the objective
of development in the next five years, and to propose amendments and
supplements to the existing mechanisms and policies and concrete measures to
carry out the 2000-2005 five-year plan. 2. Bases for working out the 2001-2005 five-year
plan ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - In line with the draft orientation for the
plan of socio-economic development in the five years 2001-2005, it is necessary
to adhere to the overall objectives, the targets and tasks of socio-economic
development, the major balances in the economy in order to determine the
orientation for the development of each branch, each domain and the solutions
for the implementation of the plan. - The real socio-economic situation of each branch
and each area, the possibility of expanding the market in the country and
abroad; the possibility of mobilizing the internal forces of each branch, each
locality and drawing foreign capital. - The draft orientation for the development
plans of the ministries, branches and localities, and the planning for
development of each territorial area, each branch and each product which have
been elaborated, updated and readjusted. 3. Forecasting the balances and elaborating
projects to deploy plans Basing themselves on the forecasts on a number
of macro economic balances already laid down in the draft orientation for
socio-economic development in the five years 2001-2005, the ministries,
branches and localities shall make calculations and forecasts on the balances
in terms of development potentials of their branches and localities by focusing
on a number of major balances, such as labor, investment sources for
development in their localities and in each economic branch, finance and
budget. In the coming five years’
plan, it is necessary to focus on the following main questions: a/ To concretize the strategy of
industrialization and modernization of agriculture and rural areas, to
accelerate the tempo of restructuring agriculture and development of the rural
economy; to determine the target of developing crops and livestock in each
area, to form areas of concentrated industrial plants, fruit trees and the
network of processing industry; to develop livestock breeding, develop maritime
economy, fisheries, aquaculture and raising of sea products associated with
services and processing industries; to continue deploying the project of
planting 5 million hectares of forests. b/ To forecast and focus on developing necessary
and advantageous industrial products, especially those capable of raising
competitiveness. To develop processing industries, labor intensive industries
and industries producing exports; to develop high technology and modern
industries; to continue rearranging, renewing and developing State enterprises;
to encourage the development of medium and small enterprises; to attract more
foreign investments. c/ To elaborate the program of commodity import
and export along the itinerary of initiative in regional and international
integration; to pay special attention to raising the quality and
competitiveness of the products produced in the country. d/ To draw up the financial and budgetary plan,
the plan for development investment with various sources of capital with a
specific plan for capital mobilization and allocation to the investment
projects in the preferential order for each year; at the same time to adopt
concrete solutions, mechanism and policies to ensure the implementation of the
adopted projects; to propose mechanisms, policies and solutions aimed at continuing
to perfect the investment and business environment, to mobilize to the maximum
the source from the different economic sectors. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. f/ To promote the development of services such a
transport, post and telecommunications, tourism, trade, and various forms of
financial and banking services, science and technology, legal consultancy... g/ To work out programs and measures to organize
the implementation of administrative reforms in the ministries, branches and
localities; to raise the quality and efficiency of operation of the management
apparatus, to strengthen discipline, legislation and the regime of personal
responsibilities. 4. To determine the concrete objectives and
tasks of the 2001-2005 five-year plan of the ministries, branches and
localities a/ On the basis of the draft strategy for
socio-economic development in ten years 2001-2010, the orientations for the
tasks of the 2001-2005 period and the analyses and forecasts on the trend of
development of the whole country as well as in the branches and localities, it
is necessary to determine the concrete objectives and tasks, and to elaborate
the plans of socio-economic development of the branches, localities and
territorial areas in the coming five years in order to select therefrom the
appropriate plans; at the same time to assign the concrete objectives for each
year in order to deploy the implementation. b/ The ministries, economic-technical branches,
the State corporations must focus on calculating and forecasting the targets
for development of the branches and corporations, the growth rate, the
capabilities of drawing labor and job creation, the structure of products, and
the output of a number of main products up to the year 2005. c/ The ministries and branches managing the
social domains should concretize the targets for development laid down in the
draft of orientation for development in the 2001-2005 five-year plan, focusing
on the tasks of raising the quality of the human resources, developing
education and training, and science and technology, effectively solve urgent
problems of society: eradication of hunger, alleviation of poverty, fight against
social evils...To strongly develop culture and information, health work,
physical culture and sports, to actively carry out the program on population
and family planning, aimed at stabilizing and raising the material and
spiritual living standard of the people. d/ The localities should focus on calculating
and forecasting the targets for integrated socio-economic development, the
targets for restructuring the economy, the labor force, developing the social
aspects, eradicating famine and alleviating poverty... With regard to the key
economic areas, they must strive to get higher GDP growth rate than the average
in the whole country; the regions still meeting with difficulties must strive
to develop their potentials and advantages in the regions, and achieve higher
economic growth rates than in the previous five years. 5. Tempo of plan elaboration The elaboration of the five years plan 2001-2005
must be carried out together with the building of the Strategy for
socio-economic development for the ten years 2001-2010. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. Organization of implementation The Minister of Planning and Investment is
assigned with the task of guiding, urging and inspecting the elaboration of the
plans at the ministries, branches and localities; coordinating with the related
specialized agencies in elaborating the socio-economic development plans for
five years 2001-2005 of the whole country in order to submit to the Government
according to the said schedule. The Ministry of Planning and Investment shall
have to supply necessary information on strategic orientation, the
possibilities of attracting resources in the country and from abroad, the trend
of development of the world and regional economy as references for the
ministries, branches and localities during the process or elaborating plans. The ministries, branches and localities shall
have to organize the elaboration of their 2001-2005 five-year plans according
to the requirements and tempo laid down in this Directive. FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Chỉ thị 16/2000/CT-TTg ngày 19/09/2000 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
4.431
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|