Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 138/2007/NĐ-CP tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Số hiệu: 138/2007/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 28/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 138/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 5 năm 2004;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Vốn hoạt động” là tổng số vốn chủ sở hữu và vốn huy động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại một thời điểm.

2. "Đầu tư trực tiếp vào các dự án" là việc Quỹ đầu tư phát triển địa phương sử dụng vốn hoạt động của mình để đầu tư vào các dự án; trong đó, Quỹ có thể trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

3. “Cho vay hợp vốn” là việc Quỹ đầu tư phát triển địa phương và các tổ chức khác cùng cho vay vốn đầu tư một dự án, trong đó Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc một tổ chức khác đứng ra làm đầu mối phối hợp và thực hiện cho vay.

Điều 3. Địa vị pháp lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương; thực hiện chức năng đầu tư tài chính và đầu tư phát triển. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có bảng cân đối kế toán riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Tên gọi của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là: Quỹ đầu tư phát triển, ghép với tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4. Phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thực hiện các hoạt động sau:

1. Huy động vốn trung, dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

2. Đầu tư, bao gồm đầu tư trực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư; góp vốn thành lập doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

3. Ủy thác cho vay đầu tư, thu hồi nợ; nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

Điều 5. Quản lý của Nhà nước đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương, quy định về tổ chức bộ máy, phê duyệt Điều lệ hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, trực tiếp quản lý hoạt động và quyết định các vấn đề khác của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này và pháp luật hiện hành.

2. Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

MỤC 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀO CÁC DỰ ÁN

Điều 6. Đối tượng đầu tư

Đối tượng đầu tư trực tiếp là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) thông qua, bao gồm:

1. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật;

2. Các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; các dự án phụ trợ bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;

3. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và các dự án phát triển khu đô thị mới;

4. Các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường;

5. Các dự án đầu tư trọng điểm khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 7. Điều kiện đầu tư

1. Dự án đầu tư đã được quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.

2. Dự án đầu tư phải có hiệu quả và có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

Điều 8. Phương thức đầu tư

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể thực hiện đầu tư với tư cách là chủ đầu tư hoặc tham gia góp vốn với các tổ chức khác để đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể trực tiếp quản lý dự án đầu tư hoặc thuê các tổ chức chuyên môn quản lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hình thức đầu tư

1. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, Quỹ đầu tư phát triển địa phương lựa chọn các hình thức đầu tư sau đây:

a) Đầu tư theo các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) theo quy định của pháp luật;

b) Tìm kiếm dự án, thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư sau đó thực hiện đầu tư, hoặc chuyển nhượng lại dự án cho chủ đầu tư khác thực hiện đầu tư.

2. Việc đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định đầu tư

1. Mức vốn đầu tư đối với một dự án đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định.

2. Mức vốn đầu tư đối với một dự án trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

MỤC 2: CHO VAY ĐẦU TƯ

Điều 11. Đối tượng cho vay

Đối tượng cho vay là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có phương án thu hồi vốn trực tiếp thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, bao gồm:

1. Các dự án về: giao thông; cấp nước; nhà ở khu đô thị, khu dân cư; di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất; xử lý rác thải của các đô thị;

2. Các dự án quan trọng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 12. Điều kiện cho vay

Quỹ đầu tư phát triển địa phương chỉ cho vay khi chủ đầu tư bảo đảm có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

2. Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi và phương án bảo đảm trả được nợ;

3. Có cam kết mua bảo hiểm đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam;

4. Chủ đầu tư là các tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Điều 13. Thẩm quyền quyết định cho vay đầu tư

1. Mức vốn cho vay đối với một dự án đến 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định.

2. Mức vốn cho vay đối với một dự án trên 15% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 14. Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 15 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 15 năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 15. Lãi suất cho vay

1. Lãi suất cho vay của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đối với các dự án theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.

2. Lãi suất cho vay lại đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 16. Bảo đảm tiền vay

Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, Quỹ đầu tư phát triển địa phương sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Quy định về cho vay hợp vốn

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được làm đầu mối cho vay hợp vốn hoặc cùng hợp vốn với tổ chức tín dụng và tổ chức khác để cho vay dự án.

2. Việc cho vay hợp vốn phải lập thành hợp đồng và phải tuân theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Nghị định này.

Điều 18. Phân loại nợ, trích lập Quỹ dự phòng xử lý rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư

Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư như các tổ chức tín dụng.

Điều 19. Xử lý rủi ro

Rủi ro xảy ra cho các dự án vay vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do nguyên nhân khách quan được xử lý như sau:

1. Trường hợp do chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án mà dẫn đến việc chủ đầu tư gặp khó khăn trong trả nợ vay thì chủ đầu tư được xem xét gia hạn nợ; xoá, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ;

2. Trường hợp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn do nguyên nhân khách quan gây thiệt hại tài sản mà chủ đầu tư không trả được nợ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, thì việc xử lý rủi ro được thực hiện theo trình tự như sau:

a) Sử dụng các nguồn tài chính của chủ đầu tư theo quy định để thu hồi nợ;

b) Tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có);

c) Được xem xét, xoá nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ vay còn lại.

Điều 20. Thẩm quyền xử lý rủi ro

1. Cấp nào quyết định cho vay thì quyết định gia hạn nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa không vượt quá 1/3 thời hạn của khoản vay.

2. Hội đồng quản lý quyết định việc xoá nợ lãi.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc khoanh nợ, xoá nợ gốc. Trường hợp xoá nợ, sau khi quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

MỤC 3: GÓP VỐN THÀNH LẬP CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

Điều 21. Hình thức góp vốn

Quỹ đầu tư phát triển địa phương được góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc các chương trình, mục tiêu theo chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

Điều 22. Thẩm quyền quyết định góp vốn

1. Mức vốn góp đối với một doanh nghiệp đến 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định.

2. Mức vốn góp đối với một doanh nghiệp trên 10% vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

MỤC 4: NHẬN UỶ THÁC VÀ ỦY THÁC

Điều 23. Nhận ủy thác

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được nhận uỷ thác: quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư và thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư cho các công trình, dự án từ ngân sách nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Quỹ đầu tư phát triển địa phương với tổ chức, cá nhân ủy thác.

2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được nhận ủy thác quản lý hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển nhà ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập.

3. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

4. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được hưởng phí dịch vụ nhận uỷ thác. Mức phí cụ thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng nhận uỷ thác.

Điều 24. Ủy thác

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương được uỷ thác cho các tổ chức tín dụng và Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện cho vay và thu hồi nợ một số dự án thuộc đối tượng vay vốn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thông qua hợp đồng uỷ thác giữa Quỹ đầu tư phát triển địa phương với tổ chức nhận uỷ thác.

2. Các tổ chức nhận uỷ thác được hưởng phí dịch vụ uỷ thác. Mức phí cụ thể được thoả thuận và ghi trong hợp đồng uỷ thác.

MỤC 5: GIỚI HẠN ĐẦU TƯ

Điều 25. Giới hạn đầu tư

1. Giới hạn tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp vào các dự án của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tối đa bằng 50% vốn hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại thời điểm thực hiện;

2. Giới hạn cho vay đối với một dự án tối đa bằng 15% vốn hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại thời điểm thực hiện.

3. Giới hạn đầu tư góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế tối đa bằng 20% vốn hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại thời điểm thực hiện.

Chương III

VỐN HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 26. Vốn chủ sở hữu

1. Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm:

a) Vốn điều lệ: được bố trí trong dự toán chi ngân sách hoặc nguồn tăng thu ngân sách địa phương hàng năm và được bổ sung từ Quỹ đầu tư phát triển theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 40 Nghị định này;

b) Tiền đóng góp tự nguyện, các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật để hình thành vốn chủ sở hữu.

2. Việc thay đổi vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và thông báo cho Bộ Tài chính; nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

Điều 27. Vốn huy động

Quỹ đầu tư phát triển địa phương được huy động các nguồn vốn trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm:

1. Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. Việc vay vốn ngoài nước thực hiện theo quy định của pháp luật về vay nợ nước ngoài;

2. Phát hành trái phiếu Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật;

3. Các hình thức huy động vốn trung và dài hạn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Giới hạn huy động vốn

Tổng mức vốn huy động theo các hình thức quy định tại Điều 27 Nghị định này tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương tại cùng thời điểm.

Điều 29. Vốn nhận uỷ thác

Vốn nhận uỷ thác theo quy định tại Điều 23 Nghị định này không thuộc vốn hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Chương IV

TỔ CHỨC CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

Điều 30. Điều kiện thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Có Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

2. Số vốn điều lệ tối thiểu phải có tại thời điểm thành lập là 100 (một trăm) tỷ đồng.

3. Bộ máy hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

4. Giám đốc và các Phó giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải có bằng đại học thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính hoặc ngân hàng; đồng thời, phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về quản lý hoặc điều hành một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng hoặc đầu tư.

5. Trưởng Ban kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải có bằng đại học thuộc một trong các ngành tài chính, kế toán, ngân hàng; đồng thời phải có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm về quản lý hoặc điều hành một trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng.

Điều 31. Trình tự thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Đề án thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm:

a) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sự cần thiết thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương; quy mô, phạm vi hoạt động; cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

b) Phương án cấp vốn điều lệ cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phù hợp với hướng dẫn tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Bộ Tài chính ban hành;

d) Dự kiến phương án hoạt động trong 02 (hai) năm đầu kèm theo danh mục các dự án dự kiến đầu tư tại thời điểm xét duyệt;

đ) Thuyết minh về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đáp ứng được các yêu cầu quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 30 Nghị định này.

2. Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

3. Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định thành lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo Bộ Tài chính biết và công bố rộng rãi việc thành lập Quỹ đầu tư phát triển địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và Trung ương.

Điều 32. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo toàn và phát triển vốn, tự bù đắp chi phí và tự chịu rủi ro. Ngân sách nhà nước không cấp kinh phí cho hoạt động của bộ máy của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

2. Quỹ đầu tư phát triển địa phương chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi nguồn vốn chủ sở hữu của mình.

Điều 33. Trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Thực hiện đầu tư trong phạm vi kế hoạch và cơ cấu đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

2. Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích.

3. Thực hiện đúng chế độ kế toán, thống kê và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo luật định; cung cấp số liệu, công bố công khai về tình hình tài chính theo quy định của pháp luật.

5. Mua bảo hiểm tài sản, bảo hiểm rủi ro và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật.

6. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Điều 34. Quyền hạn của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Tổ chức hoạt động phù hợp với mục tiêu và phạm vi hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của Nghị định này.

2. Được lựa chọn các dự án có hiệu quả phù hợp với kế hoạch và cơ cấu đầu tư của Ủy ban nhân cấp tỉnh để quyết định đầu tư. Trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

3. Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

4. Được từ chối mọi yêu cầu của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào về việc cung cấp thông tin và các nguồn lực khác của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, nếu yêu cầu đó trái với quy định của pháp luật và trái với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

5. Được liên hệ với các ngành chức năng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn để tìm kiếm, xây dựng các dự án đầu tư.

6. Được mời và tiếp các đối tác đầu tư, kinh doanh nước ngoài, được cử cán bộ và nhân viên của Quỹ đầu tư phát triển địa phương ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương tổ chức theo mô hình hoạt động độc lập.

2. Tổ chức bộ máy của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và bộ máy điều hành.

Điều 36. Thành phần Hội đồng quản lý

1. Hội đồng quản lý có tối đa 7 người. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện thực tế quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản lý theo nguyên tắc số lượng thành viên Hội đồng quản lý phải là số lẻ.

2. Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm.

3. Thành phần, cơ cấu, tiêu chuẩn, số lượng, nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý

1. Xem xét và thông qua phương hướng hoạt động, kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thẩm tra và thông qua báo cáo quyết toán của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

2. Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý.

3. Xem xét, thông qua khung lãi suất cho vay đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

4. Xem xét, quyết định đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền.

5. Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tế và các quy định hiện hành của pháp luật.

6. Xem xét, giải quyết các khiếu nại của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Quỹ theo quy định của pháp luật.

7. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng Ban Kiểm soát quỹ đầu tư phát triển địa phương; quyết định các thành viên khác của Ban Kiểm soát theo đề nghị của Trưởng Ban Kiểm soát.

8. Ban hành Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý.

9. Ban hành quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Quỹ.

10. Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Điều 38. Ban kiểm soát Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách chế độ và nghiệp vụ hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động và an toàn tài sản của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

b) Lập kế hoạch thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác giám sát, kiểm tra trước Hội đồng quản lý. Trưởng Ban Kiểm soát có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc trong trường hợp không được Chủ tịch Hội đồng quản lý chấp thuận thì đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triệu tập phiên họp bất thường để báo cáo những vấn đề khẩn cấp làm phương hại đến hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

c) Trình bày báo cáo, kiến nghị của mình về kết quả kiểm soát, kết quả thẩm định về quyết toán tài chính tại các cuộc họp của Hội đồng quản lý nhưng không tham gia biểu quyết.

2. Ban Kiểm soát có tối đa 5 thành viên, được hưởng phụ cấp và các quyền lợi khác theo quy định của Hội đồng quản lý.

Điều 39. Bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương

1. Bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm Ban Giám đốc (Giám đốc, Phó Giám đốc) và các Phòng, Ban nghiệp vụ.

2. Giám đốc Quỹ là Uỷ viên của Hội đồng quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, là người đại diện pháp nhân của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản lý và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

3. Phó Giám đốc và kế toán trưởng do Giám đốc Quỹ đề nghị Hội đồng quản lý xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm.

4. Việc tổ chức các Phòng, Ban Nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương do Hội đồng quản lý quyết định căn cứ thực tế hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, phù hợp với hướng dẫn tại Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

5. Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Quản lý và điều hành các hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, pháp luật của Nhà nước và các quyết định của Hội đồng quản lý;

b) Trình Hội đồng quản lý ban hành Quy chế hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương;

c) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý; ký các văn bản thuộc phạm vi điều hành của Giám đốc Quỹ;

d) Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột suất về tình hình hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương với Hội đồng quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính;

đ) Trực tiếp quản lý tài sản, vốn hoạt động và chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển vốn, tài sản của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật;

e) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh trưởng phòng, ban nghiệp vụ và tương đương trở xuống;

g) Các quyền khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Chương V

CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Điều 40. Chế độ tài chính

1. Năm tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

2. Khoản trích dự phòng rủi ro đối với hoạt động cho vay đầu tư được hạch toán vào chi phí hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

3. Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước.

4. Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.

5. Kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là khoản chênh lệch giữa tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả hợp lý, hợp lệ. Trường hợp tổng doanh thu lớn hơn tổng số chi phí, phần chênh lệch này được phân phối theo trình tự sau:

a) Bù đắp các khoản lỗ luỹ kế đến thời điểm quyết toán;

b) Trừ các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định của pháp luật;

c) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương thì không trích nữa;

d) Phần chênh lệch sau khi đã trừ các khoản quy định tại Mục a, b, và c khoản 5 Điều này được trích theo thứ tự sau:

- Trích quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 30%;

- Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Mức trích tối đa không quá 500 triệu đồng;

- Trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 03 tháng lương thực hiện. Mức trích cụ thể do Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương quyết định;

- Phần chênh lệch còn lại được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển.

6. Mục đích sử dụng các quỹ

a) Quỹ dự phòng tài chính được dùng để bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong hoạt động;

b) Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ;

c) Quỹ khen thưởng được dùng để thưởng định kỳ hoặc đột xuất cho cán bộ, nhân viên trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác;

d) Quỹ phúc lợi được dùng để chi cho các hoạt động, công trình phúc lợi công cộng của cán bộ, nhân viên; phúc lợi xã hội;

đ) Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành được sử dụng để thưởng cho Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Điều 41. Chế độ kế toán, kiểm toán

1. Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê, báo cáo theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

2. Báo cáo tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương phải được một tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chế độ kế toán, cơ chế quản lý tài chính, chế độ báo cáo đối với Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 43. Sắp xếp lại các Quỹ đầu tư phát triển địa phương đang hoạt động thí điểm

1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các Quỹ đầu tư phát triển địa phương đang hoạt động thí điểm phải thực hiện đăng ký lại Điều lệ tổ chức và hoạt động và tổ chức lại các hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

2. Tối đa trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có vốn điều lệ thực có dưới 100 (một trăm) tỷ đồng phải bổ sung đủ vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định này. Sau thời hạn này, Quỹ đầu tư phát triển địa phương có vốn điều lệ thực có thấp hơn 100 (một trăm) tỷ đồng phải chấm dứt hoạt động.

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện chuyển đổi hoạt động theo mô hình độc lập theo quy định của Nghị định này. Căn cứ vào tính chất hoạt động, Quỹ có thể thành lập bộ máy điều hành đầy đủ theo quy định tại Điều 39 của Nghị định hoặc ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như: thẩm định dự án, giải ngân, thu nợ, quản lý vốn đầu tư.

Điều 44. Hướng dẫn thực hiện

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 45. Tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN,

Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).Trang

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 138/2007/ND-CP

Hanoi, August 28, 2007

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND OPERATION OF LOCAL DEVELOPMENT INVESTMENT FUNDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on Organization of Peoples Councils and Peoples Committees;
Pursuant to the December 16, 2002 State Budget Law;
Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;
Pursuant to the December 12, 1997 Law on Credit Institutions and the May 16, 2004 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Operating capital means the total of owner capital and raised capital of a local Development Investment Fund at a given point of time.

2. Direct investment in projects means investment by a local Development Investment Fund of its operating capital in projects, whereby the Fund may directly manage the projects in accordance with the law on investment and construction management.

3. Syndicated lending means joint provision by a local Development Investment Fund and other organizations of loans for investment in a project, whereby the Fund or another organization acts as the major coordinating body.

Article 3. Legal status of local Development Investment Funds

1. A local Development Investment Fund is a locally based state financial institution functioning to make financial and development investments. A local Development Investment Fund has the legal person status, charter capital, its own balance sheet and seal. It may open accounts at the State Treasury and commercial banks lawfully operating in Vietnam.

2. The name of a local Development Investment Fund is Development Investment Fund combined with the name of a province or centrally run city.

Article 4. Scope of activities of local Development Investment Funds

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To raise medium- and long-term capital from domestic and foreign organizations and individuals in accordance with law.

2. To make investment, including direct investment, in projects; to provide investment loans; to contribute capital to setting up enterprises engaged in socio-economic infrastructure development.

3. To entrust others to provide investment loans and recover debts; to be entrusted to manage investment capital, provide investment loans, recover debts, allocate investment capital and issue local administration bonds in order to raise capital for local budgets under authorization of Peoples Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level Peoples Committees for short).

Article 5. State management of local Development Investment Funds

1. Provincial-level Peoples Committees shall decide on the setting up of local Development Investment Funds, provide for organizational apparatuses and approve operation charters of local Development Investment Funds, directly manage the operation and decide on other matters of local Development Investment Funds which fall within their competence defined in this Decree and current laws.

2. The Ministry of Finance shall perform the state management of financial matters; promulgate a model charter on the organization and operation of local Development Investment Funds and a financial management regulation applicable to local Development Investment Funds; and supervise, examine and inspect the operation of local Development Investment Funds.

Chapter II

OPERATION OF LOCAL DEVELOPMENT INVESTMENT FUNDS

Section 1. DIRECT INVESTMENT IN PROJECTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Direct investment is targeted to infrastructure investment projects under programs and objectives according to socio-economic development strategies and plans approved by Peoples Councils of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial-level Peoples Councils for short), including:

1. Projects on the construction of technical infrastructure;

2. Projects on the construction of infrastructure of industrial parks, export-processing zones, economic zones or hi-tech parks; subsidiary projects outside fences of industrial parks, export-processing zones, economic zones or hi-tech parks;

3. Investment projects on the construction of dwelling houses and projects on the development of new urban centers;

4. Projects on environmental protection and improvement;

5. Other key investment projects as decided by provincial-level Peoples Committees.

Article 7. Investment conditions

1. Investment projects for which investment decisions have been made under the provisions of law.

2. Investment projects must be efficient and capable of directly retrieving capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A local Development Investment Fund may make investment in the capacity as an investor or, together with other organizations, contribute capital to making investment, and take responsibility for its investment decisions according to responsibility decentralization by the provincial-level Peoples Committee.

2. A local Development Investment Fund may directly manage investment projects or hire professional organizations to do so in accordance with law.

Article 9. Investment forms

1. Depending on specific conditions, a local Development Investment Fund may select the following investment forms:

a/ Making investment under Build-Operate -Transfer (BOT) contracts, Build-Transfer-Operate (BTO) contracts or Build-Transfer (BT) contracts in accordance with law.

b/ Seeking projects, performing investment preparations, then making investment, or transferring projects to other investors for investment.

2. A local Development Investment Fund shall make investment in accordance with the law on investment and construction management.

Article 10. Investment-deciding competence

1. A local Development Investment Fund may decide on the investment capital amount for a project accounting for up to 10% of owner capital of the Fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. PROVISION OF INVESTMENT LOANS

Article 11. Investment loan-eligible objects

Loan-eligible objects are infrastructure investment projects with direct retrieval capital plans under programs or objectives according to socio-economic development strategies or plans approved by provincial-level Peoples Councils, including:

1. Projects in the domains of communications; water supply; dwelling houses in urban centers and residential areas; relocation and reorganization of production establishments; and treatment of urban wastes;

2. Important projects as decided by provincial-level Peoples Committees.

Article 12. Loan provision conditions

A local Development Investment Fund shall only provide loans to an investor that fully meets the following conditions:

1. Having completely carried out investment procedures in accordance with law;

2. Having a profitable production and business plan and a plan to secure the payment of debts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Being an organization having the legal person status or an enterprise of any economic sector.

Article 13. Competence to decide on investment loans

1. A local Development Investment Fund may decide on the loan amount for a project accounting for up to 15% of owner capital of the Fund;

2. The provincial-level People Committee may decide on the loan amount for a project accounting for over 15% of owner capital of a local Development Investment Fund.

Article 14. Loan term

Loan term shall be determined based on capital retrieval capability suitable to each projects production and business characteristics and the investors debt payment but must not exceed 15 years. Provincial-level Peoples Committees shall make decisions on special loans with a term of over 15 years.

Article 15. Lending interest rates

1. Lending interest rates set by local Development Investment Funds for projects must, in principle, not be lower than the States investment credit interest rates.

2. Sub-lending interest rates applied to ODA-funded projects comply with the Governments regulations on management of the provision of foreign loans and the payment of foreign debts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on each project, local Development Investment Funds shall apply loan security measures according to law.

Article 17. Provisions on syndicated lending

1. Local Development Investment Funds may act as major bodies in providing syndicated loans or, together with credit institutions or other organizations, contribute capital to providing loans for projects.

2. The provision of syndicated loans must be made in contracts and comply with the provisions of Articles 11, 12, 13, 14, 15 and 16 of this Decree.

Article 18. Classification of debts, setting up of risk provisions for investment loans

Local Development Investment Funds shall classify debts and set up risk provisions for investment loans like credit institutions.

Article 19. Handling of risks

Risks incurred due to objective causes to projects borrowing loans of local Development Investment Funds shall be handled as follows:

1. When state policy changes directly affect project activities, thus causing difficulties to investors in repaying loans, investors may be considered for debt prolongation, loan interest remission or reduction, or debt freezing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Using investors financial sources for debt retrieval according to regulations;

b/ Getting insurance agencies compensations (if any);

c/ Considering the remission of part or all of the remaining debts.

Article 20. Risk handling competence

1. An authority which decides to provide loans may decide to prolong debts. The debt prolongation duration must not exceed one-third of the term of the loan.

2. The Management Council may decide on the remission of interest debts.

3. Provincial-level Peoples Committee presidents may decide to freeze debts or remit principal debts, and shall, after deciding to remit debts, report such decision to provincial-level Peoples Councils.

Section 3. CAPITAL CONTRIBUTION FOR SETTING UP ECONOMIC ORGANIZATIONS

Article 21. Capital contribution forms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22. Competence to decide on capital contribution

1. A local Development Investment Fund may decide on capital amount contributed to an enterprise accounting for up to 10% of owner capital of the Fund.

2. The provincial-level Peoples Committee may decide on capital amount contributed to an enterprise accounting for over 10% of owner capital of a local Development Investment Fund.

Section 4. ENTRUSTMENT ACCEPTANCE AND ENTRUSTMENT

Article 23. Entrustment acceptance

1. Local Development Investment Funds may be entrusted to manage investment capital, provide investment loans and recover debts, and allocate investment capital for works or projects funded with the state budget, by the Vietnam Development Bank, enterprises, and domestic and foreign organizations and individuals under entrustment acceptance contracts between local Development Investment Funds and entrusting organizations or individuals.

2. Local Development Investment Funds may be entrusted to manage the operation of credit guarantee funds for small- and medium-sized enterprises, and housing development funds set up by provincial-level Peoples Committees.

3. Local Development Investment Funds may issue local administration bonds under authorization of provincial-level Peoples Committees in order to raise capital for local budgets in accordance with law.

4. Local Development Investment Funds are entitled to entrustment acceptance service charges. Specific charge levels shall be agreed and written in entrustment acceptance contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Local Development Investment Funds may entrust credit institutions and the Vietnam Development Bank to provide loans and recover debts for projects loaned by local Development Investment Funds under entrustment contracts between local Development Investment Funds and entrusted organizations.

2. Entrusted organizations are entitled to entrustment service charges. Specific charge levels shall be agreed and written in entrustment contracts.

Section 5. INVESTMENT LIMITS

Article 25. Investment limits

1. Direct investment capital of a local Development Investment Fund in projects must not exceed 50% of its operating capital at the time of investment.

2. Loans for a project must not exceed 15% of the operating capital of a local Development Investment Fund at the time of lending.

3. Capital contributed for setting up economic organizations must not exceed 20% of the operating capital of a local Development Investment Fund at the time of capital contribution.

Chapter III

OPERATING CAPITAL OF LOCAL DEVELOPMENT INVESTMENT FUNDS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Owner capital of a local Development Investment Fund is formed from the following sources:

a/ Charier capital: is included in the expenditure estimate or the increased revenue of the annual local budget and added with capital from the development investment fund under the provisions of Point b, Clause 6, Article 40 of this Decree;

b/ Voluntary contributions and aid of domestic and foreign organization and individuals, and other revenues as prescribed by law.

2. The provincial-level Peoples Committee shall decide to adjust the charter capital of a local Development Investment Fund and notify the Ministry of Finance of such adjustment; however, the charter capital must not be lower than the minimum level specified in Clause 2, Article 30 of this Decree.

Article 27. Raised capital

Local Development Investment Funds may raise medium- and long-term capital from domestic and foreign organizations and individuals by:

1. Borrowing loans from domestic and foreign financial and credit institutions. The borrowing of foreign loans complies with legal provisions on foreign loans and debts;

2. Issuing their bonds in accordance with law;

3. Applying other forms of capital raising in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The total capital amount raised by a local Development Investment Fund in the forms specified in Article 27 of this Decree may be up to 6 times its owner capital at a time.

Article 29. Entrusted capital

Entrusted capital provided for in Article 23 of this Decree is not included in the operating capital of a local Development Investment Fund.

Chapter IV

ORGANIZATION OF LOCAL DEVELOPMENT INVESTMENT FUNDS

Article 30. Conditions for setting up a local Development Investment Fund

1. There is a scheme on setting up a local Development Investment Fund, approved by the provincial-level Peoples Council.

2. The charter capital of a local Development Investment Fund by the time of its establishment must be at least VND 100 (one hundred) billion.

3. Personnel of the organizational apparatus of a local Development Investment Fund must possess professional capacity and skills suitable to the Funds operating requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The head of the Control Board of a local Development Investment Fund must possess a university degree in finance, accountancy or banking and at least 3 years managerial or administration experience in the finance, accountancy or banking domain.

Article 31. Order of setting up a local Development Investment Fund

1. The provincial-level Peoples Committee shall elaborate a scheme on setting up a local Development Investment Fund and submit it to the provincial-level Peoples Council for approval. Such a scheme comprises:

a/ The provincial-level Peoples Committees report on the necessity to set up the Fund; operation scale and scope, and organizational structure of the Fund;

b/ The provincial-level Peoples Committees plan to allocate charter capital for the Fund;

c/ A draft charter of organization and operation of the Fund which is compliant with the model charter on organization and operation of local Development Investment Funds, promulgated by the Ministry of Finance;

d/ A tentative operation plan for the first 2 (two) years, attached with a tentative list of investment projects at the time of approval;

dd/ Written explanations on the Funds organizational and operational apparatuses, as required in Clauses 3, 4 and 5, Article 30 of this Decree.

2. The provincial-level Peoples Committee shall decide to set up, and approve the organization and operation charter of, a local Development Investment Fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32. Operation principles of local Development Investment Funds

1. Local Development Investment Funds shall operate on the principles of enjoying financial autonomy, preserving and developing capital, offsetting expenses and taking risks by themselves. State budget funds shall not be allocated for the operation of the apparatuses of local Development Investment Funds.

2. Local Development Investment Funds shall take limited liability within the limits of their owner capital.

Article 33. Responsibilities of local Development Investment Funds

1. To make investment under investment plans and structures approved by provincial-level Peoples Committees in each period in conformity with socio-economic development strategies and plans approved by provincial-level Peoples Councils.

2. To use investment capital for proper purposes.

3. To implement accounting, statistical and financial reporting regimes in accordance with law.

4. To submit to inspection and examination by competent state management agencies according to law; to supply data on, and publicize, their financial situation in accordance with law.

5. To buy asset insurance, risk insurance and insurance of other kinds according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 34. Powers of local Development Investment Funds

1. To carry out activities in line with their operation objectives and scope in accordance with this Decree.

2. To select efficient projects in conformity with provincial-level Peoples Committees investment plans and structures in order to decide on investment. Special cases shall be decided by provincial-level Peoples Committees.

3. To recruit, arrange, employ and train laborers in accordance with law.

4. To refuse individuals or organizations request for supply of the Funds information or other resources if such request contravenes laws or their organization and operation charters.

5. To contact local functional branches and relevant units in order to seek and formulate investment projects.

6. To invite and receive foreign investment and business partners; send their officials and employees for overseas working missions, study tours or field surveys according to law.

Article 35. Managerial and administration apparatuses of local Development Investment Funds

1. Local Development Investment Funds are organized to operate on an independent basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 36. Composition of the Management Council

1. The Management Council is composed of up to 7 members. The provincial-level Peoples Committee shall, based on practical conditions, decide on the number of members of the Management Council on the principle that it must be an odd number.

2. The chairman, the vice chairman and other members of the Management Council shall be appointed, relieved from office or dismissed by the provincial-level Peoples Committee president.

3. The composition, structure, criteria, number of members and term of the Management Council are specified in the model organization and operation charter of local Development Investment Funds.

Article 37. Tasks and powers of the Management Council

1. To consider and approve operation orientations, capital raising plans, investment plans, and long-term and annual financial plans for submission to provincial-level Peoples Committee presidents for approval; to verify and approve finalization reports of the local Development Investment Fund.

2. To supervise and inspect the administration apparatus of the local Development Investment Fund in the observance of policies and laws and the implementation of its decisions.

3. To consider and approve interest-rate brackets for providing investment loans and submit them to the provincial-level Peoples Committee president for approval.

4. To consider and decide on investment in projects falling within its competence.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. To consider and settle complaints lodged by organizations or individuals involved in the operation of the local Development Investment Fund in accordance with law.

7. To submit to the provincial-level Peoples Committee president the appointment, relief from office or dismissal of the head of the Control Board of the local Development Investment Fund; decide on other members of the Control Board at the proposal of the Control Boards head.

8. To promulgate its operation regulation and assign tasks to its members.

9. To promulgate professional regulations of the local Development Investment Fund at the proposal of the Funds director.

10. Other powers defined in the organization and operation charter of the local Development Investment Fund.

Article 38. Control Board of a local Development Investment Fund

1. The Control Board has the following tasks and powers:

a/ To inspect and supervise the implementation of policies, regimes and professional operations of the local Development Investment Fund in order to ensure the operation efficiency of and asset security for the Fund;

b/ To work out plans and periodically or extraordinarily report on supervision and inspection work to the Management Council. The Control Boards head may request the Management Councils chairman or, in case of the Management Councils disapproval, request the provincial-level Peoples Committee president to convene an irregular meeting to report on urgent matters that negatively affect the Funds operation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Control Board is composed of up to 5 members who are entitled to allowances and other benefits as prescribed by the Management Council.

Article 39. Administration apparatus of a local Development Investment Fund

1. The administration apparatus of a local Development Investment Fund is composed of the Board of Directors (the director and deputy director) and professional sections and departments.

2. The Funds director is a member of the Management Council and appointed by the provincial-level Peoples Committee president. The director is a legal-person representative of the Fund and answerable before the provincial-level Peoples Committee, the Management Council and law for all professional operations of the Fund.

3. The Funds director shall propose the Management Council to consider and submit to the provincial-level Peoples Committee president the appointment, relief from office or dismissal of the Funds deputy director and chief accountant.

4. The Management Council shall, based on the Funds practical operation, decide on the organization of the Funds professional sections and departments in conformity with the guidance in the model organization and operation charter of local Development Investment Funds.

5. The director of a local Development Investment Fund has the following tasks and powers:

a/ To manage and administer the Funds activities strictly according to the Funds organization and operation charter, the Management Councils decisions and laws;

b/ To submit to the Management Council for promulgation the Regulation on the Funds professional operations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To periodically or extraordinarily report on the Funds operation to the Management Council, the provincial-level Peoples Committee and the Ministry of Finance;

dd/ To directly manage assets and operating capital, and are responsible for preserving and developing capital and assets of the Fund in accordance with law;

e/ To decide on the appointment, relief from office or dismissal of heads of professional sections or departments or persons holding equivalent and lower posts;

g/ Other powers defined in the Funds organization and operation charter.

Chapter V

FINANCIAL, ACCOUNTING AND AUDIT REGIMES

Article 40. Financial regime

1. A fiscal year of a local Development Investment Fund starts on January 1 and ends on December 31.

2. Deductions for risk provisions for providing investment loans shall be accounted as operating expenses of a local Development Investment Fund.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A local Development Investment Fund shall fulfill its obligations towards the state budget in accordance with law.

5. The operation outcome of a local Development Investment Fund is the balance between total receivables and total payables which are rational and valid. If total revenues are larger than total expenditures, their balance is distributed in the following order:

a/ Offsetting accumulated loss amounts by the time of finalization;

b/ Paying fines for violation of law which fall within the Funds responsibilities in accordance with law;

c/ Deducting 10% for the financial risk provision until this provisions balance is equal to 25% of the charter capital of the Fund;

d/ The balance after subtracting the amounts specified in Points a, b and c, Clause 5 of this Article shall be deducted in the following order:

- At least 30% for the development investment fund;

- Up to 5% for setting up the reward fund of the Management and Administration Board of the Fund. The deducted amount must not exceed VND 500 million;

- A maximum amount equal to 3 months paid salaries for the reward fund and the welfare fund. The specific deduction level shall be decided by the Management Council of the Fund;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Use purposes of funds

a/ The financial risk provision is used to offset losses resulting from irrecoverable assets or debts in the course of operation;

b/ The development investment fund is used to supplement the charter capital;

c/ The reward fund is used to grant periodical or extraordinary rewards to officials and employees based on their labor productivity and working achievements;

d/ The welfare fund is used to cover expenses for officials and employees public welfare activities and works and for social welfare;

dd/ The Management and Administration Councils reward fund is used to give rewards to the Management Council and the Board of Directors of the Fund.

Article 41. Accounting and audit regimes

1. A local Development Investment Fund shall implement accounting, statistical and reporting regimes in accordance with current provisions of law.

2. Financial statements of a local Development Investment Fund must be audited by an independent audit organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 42. Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

Article 43. Reorganization of local Development Investment Funds operating on a pilot basis

1. Within 12 months from the effective date of this Decree, local Development Investment Funds operating on a pilot basis shall re-register their organization and operation charters and reorganize their operation in accordance with this Decree.

2. Within 3 years from the effective date of this Decree, local Development Investment Funds which have the actual charter capital of under VND 100 (one hundred) billion each shall increase their charter capital to the level specified in Clause 2, Article 30 of this Decree. Past that time limit, those Funds with the actual charter capital of under VND 100 (one hundred) billion each must terminate their operation.

3. Within 3 years from the effective date of this Decree, provincial-level Peoples Committees shall direct local Development Investment Funds to reorganize their operation after an independent model in accordance with this Decree. Based on their operation nature, the Funds may organize a complete administration apparatus as stipulated in Article 39 of this Decree or authorize other organizations to conduct some operations such as project evaluation, capital disbursement, debt collection and investment capital management.

Article 44. Implementation guidance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45. Organization of implementation

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level Peoples Committees shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 138/2007/ND-CP of August 28, 2007, on the organization and operation of local development investment funds.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.284

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.151.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!