Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 540-TBXH tính trợ cấp hưu trí mất sức lao động công nhân viên chức đi công tác dài hạn ở Campuchia

Số hiệu: 540-TBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Kiện
Ngày ban hành: 26/11/1982 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 540-TBXH

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 1982

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 540-TBXH NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 1982 HƯỚNG DẪN TÍNH TRỢ CẤP HƯU TRÍ, MẤT SỨC LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC ĐI CÔNG TÁC DÀI HẠN Ở CAM-PU-CHIA

Trong Chỉ thị số 251-CT ngày 24-9-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có bổ sung một số điểm về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức đi công tác dài hạn ở Cam-pu-chia: "Thời gian công tác dài hạn ở Cam-pu-chia được tính bằng 1,5 lần khi tính thời gian công tác để xét điều kiện về hưu, mất sức lao động và khen thưởng".

Trong điều khoản thi hành chỉ thị có điểm:

- "Chế độ này chỉ thi hành với những cán bộ được giao nhiệm vụ đi công tác dài hạn (3 năm trở lên) ở Cam-pu-chia, hoặc những cán bộ, công nhân viên chức phục vụ dài hạn (3 năm trở lên) đoàn chuyên gia của ta ở Cam-pu-chia".

- "Chế độ này có giá trị thi hành từ ngày ký văn bản".

Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện những điểm đã quy định nói trên cho công nhân, viên chức khi về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động như sau:

1. Kể từ ngày 24 tháng 9 năm 1982, những cán bộ, công nhân, viên chức thuộc diện quy định tại điều khoản thi hành của Chỉ thị số 251-CT nói trên về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, được tính thời gian công tác dài hạn (3 năm trở lên) ở Cam-pu-chia bằng 1,5 lần để xét điều kiện về hưu, mất sức lao động và để tính trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức lao động một lần và hàng tháng. (Nếu có trường hợp nào do ban lãnh đạo Đoàn chuyên gia quyết định về trước thời hạn đó thì vẫn là đối tượng thi hành Chỉ thị số 251-CP và phải có quyết định kèm theo). Cán bộ, công nhân viên chức sang công tác ở Cam-pu-chia để làm từng việc cụ thể trong một thời gian ngắn (dưới 3 năm) thì không áp dụng cách tính theo hệ số 1,5 nói trên. Ví dụ:

a) Đồng chí A có 8 năm công tác liên tục, tháng 8 năm 1982 nghỉ việc vì mất sức lao động, trong 8 năm công tác có 4 năm được giao nhiệm vụ công tác dài hạn ở Cam-pu-chia. Theo quy định 4 năm công tác dài hạn ở Cam-pu-chia được tính bằng 1,5 lần (tức 6 năm). Đồng chí A được tính trợ cấp mất sức lao động một lần và trợ cấp hàng tháng theo thời gian công tác liên tục là 10 năm (không phải là 8 năm).

b) Đồng chí B 55 tuổi và có 13 năm 6 tháng công tác liên tục trong đó có 2 đợt đi công tác dài hạn ở Cam-pu-chia: một đợt đủ 3 năm, một đợt đủ 2 năm. Như vậy đợt đủ 3 năm được tính bằng 1,5 lần (tức 4 năm 6 tháng) và đồng chí B có 15 năm công tác liên tục nên thuộc diện hưởng chế độ hưu trí (không phải hưởng chế độ mất sức lao động) và được tính trợ cấp một lần khi mới nghỉ việc và trợ cấp hàng tháng theo thời gian 15 năm công tác liên tục (không phải 13 năm 6 tháng).

c) Đồng chí C có 22 năm công tác liên tục, trong đó có hai đợt đi công tác dài hạn ở Cam-pu-chia, mỗi đợt đều đủ 3 năm. Như vậy cả hai đợt đều tính bằng 1,5 lần (tức 9 năm). Vậy đồng chí C có 25 năm công tác liên tục nên đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, và được tính trợ cấp một lần khi mới nghỉ việc, trợ cấp hàng tháng theo thời gian 25 năm công tác liên tục.

2. Khoản trợ cấp theo Điều 8 của Quyết định số 21-HĐBT ngày 8-8-1981 của Hội đồng Bộ trưởng vẫn tính như cũ (không tính bằng 1,5 lần). Ví dụ trường hợp đồng chí B nói ở trên thì khoản trợ cấp theo Điều 8 của Quyết định số 21-HĐBT vẫn tính theo số năm công tác ở Cam-pu-chia (một đợt đủ 3 năm, một đợt đủ 2 năm cộng lại là 5 năm, như vậy trợ cấp 5 tháng lương).

3. Đối với những cán bộ, công nhân viên chức đã về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động từ ngày 24 tháng 9 năm 1982 trở đi (ngày ban hành Chỉ thị số 251-CT), nếu khi tính lại thời gian công tác dài hạn ở Cam-pu-chia bằng 1,5 lần có được tăng số tiền trợ cấp một lần khi mới nghỉ việc (trợ cấp một lần quy định ở Quyết định số 296-CP ngày 20-11-1978 của Hội đồng Chính phủ), hoặc tăng số tiền trợ cấp hàng tháng, thì Sở thương binh và Xã hội nơi đương sự cư trú sẽ làm điều chỉnh và trả số tiền chênh lệch đó. Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng với mức tối đa (tức là không thay đổi mức trợ cấp) thì không cần thiết phải làm điều chỉnh.

Đối với lực lượng vũ trang, Hội đồng Bộ trưởng đã chỉ thị Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ trình bổ sung. Khi có quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản hướng dẫn thực hiện.

 

Nguyễn Kiện

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 540-TBXH-1982 về tính trợ cấp hưu trí, mất sức lao động đối với công nhân viên chức đi công tác dài hạn ở Campuchia do Bộ Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.859

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.133.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!