BÔ
TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
168/QĐ-BTP
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
- Căn cứ Nghị định số 15/CP
ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 06 năm 1993 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ và đào tạo Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt
động của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và
đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi việc tổ chức thực hiện Quy chế này và cùng với
Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật phát hiện những vướng mắc, những vấn
đề mới phát sinh (nếu có) báo cáo và đề nghị Bộ trưởng xem xét sửa đổi, bổ sung
cho phù hợp nhằm hoàn thiện Quy chế.
Nơi nhận :
- Các Thứ trưởng
- Các đơn vị thuộc Bộ (để thực hiện);
- Ban TCCBCP (để biết);
- Lưu VP, Vụ PBGDPL, Vụ TCCB&ĐT
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 168/ QĐ-BTP ngày 27 tháng 02 năm 2002 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN, TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ
Điều
1. Chức năng
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật là
đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản
lý nhà nước thống nhất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác quản
lý, khai thác Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, công tác hòa giải ở cơ sở
trên phạm vi cả nước; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trực
tiếp tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền về
công tác tư pháp.
Điều 2.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng các đề án, chương
trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, ngắn hạn và chỉ đạo tổ chức
thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch đó; chủ trì hoặc tham gia xây dựng,
thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng giao;
2. Giúp Bộ trưởng – chủ tịch Hội
đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ thực hiện nhiệm
vụ của cơ quan thường trực Hội đồng; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan ở
Trung ương theo dõi và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích
xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
3. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi
các cơ quan tư pháp địa phương, tổ chức Pháp chế các Bộ, Ngành thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật và xây dựng
lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi
các cơ quan tư pháp địa phương thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở; xây dựng đội
ngũ hòa giải viên;
5. Phối hợp với các cơ quan chức
năng của Bộ Giáo dục – Đào tạo và cuả các Bộ, Ngành hữu quan theo dõi, hướng dẫn,
chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường;
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ
chức hữu quan theo dõi, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
báo chí; điểm báo về thực tiễn xây dựng, thực hiện pháp luật phục vụ hoạt động
chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;
7. Chủ trì phối hợp với các đơn
vị thuộc Bộ biên soạn, phát hành các bản tin, tài liệu nghiệp vụ phục vụ công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, hòa giải
ở cơ sở và thực hiện các hoạt động tuyên truyền về công tác Tư pháp;
8. Tổng hợp thông tin, thống kê
số liệu về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách
pháp luật, hòa giải ở cơ sở trong phạm vi cả nước và giúp Bộ trưởng tổ chức sơ
kết, tổng kết công tác đó;
9. Phối hợp với các đơn vị hữu
quan xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác với nước ngoài, các tổ chức
quốc tế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác tủ sách
pháp luật, hòa giải ở cơ sở;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Cơ cấu
tổ chức, biên chế.
1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
gồm có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn nghiệp vụ.
2. Biên chế của Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư
pháp quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục
pháp luật, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo.
Chương II
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
CÔNG CHỨC THUỘC VỤ
Điều
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ trưởng.
Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục
pháp luật là công chức lãnh đạo đứng đầu Vụ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ
trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ được
quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
Vụ trưởng có các nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau đây:
1. Tổ chức xây dựng và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch công tác của Vụ;
2. Phân công nhiệm vụ cụ thể; phối
hợp hoạt động và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Vụ trưởng và các
công chức khác thuộc Vụ;
3. Ký thừa lệnh Bộ trưởng ban
hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Tư pháp địa phương, tổ chức Pháp chế
Bộ, Ngành về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý, khai thác Tủ sách
pháp luật, hòa giải ở cơ sở;
4. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả
kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng, quản lý, khai
thác Tủ sách pháp luật, hòa giải cơ sở;
5. Thực hiện thông tin cho các
công chức trong Vụ theo chế độ thông tin công tác hiện hành;
6. Thực hiện đúng Quy chế dân chủ
trong tổ chức, hoạt động của Vụ;
7. Đại diện cho Vụ trong quan hệ
với các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến
tổ chức và hoạt động của Vụ;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Bộ trưởng giao.
Điều 5. Nhiệm
vụ và quyền hạn của Phó Vụ trưởng.
Phó Vụ trưởng là công chức lãnh
đạo, giúp Vụ trưởng thực hiện những mặt công tác được Vụ trưởng phân công và chịu
trách nhiệm trước Vụ trưởng về những mặt công tác được phân công phụ trách.
Phó Vụ trưởng có nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch công tác
thuộc mặt công tác được phân công phụ trách trình Vụ trưởng quyết định;
2. Chủ động tổ chức thực hiện
các nội dung công việc trong mặt công tác được phân công phụ trách; theo dõi,
kiểm tra và báo cáo Vụ trưởng kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
3. Thông tin đến các công chức
thuộc Vụ về các vấn đề chuyên môn có liên quan đến mặt công tác được giao;
4. Nhân danh Vụ trưởng quan hệ với
các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được Vụ trưởng ủy quyền;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác
do Vụ trưởng giao.
Điều 6. Nhiệm
vụ và quyền hạn của các công chức chuyên môn nghiệp vụ
Công chức thuộc Vụ Phổ biến,
giáo dục pháp luật được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật đối với công chức và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch công tác và
thực hiện các nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng về kết
quả thực hiện các nhiệm vụ đó, đảm bảo cùng tập thể Vụ thực hiện và hoàn thành
chức năng, nhiệm vụ của Vụ;
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, chủ động giải quyết công việc theo đúng thủ tục, trình tự, thời hạn
quy định;
3. Trên cơ sở chương trình, kế
hoạch công tác, chủ động hoặc phối hợp với các công chức khác trực tiếp duy trì
quan hệ phối hợp với các công chức, các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức hữu quan
và các đơn vị thuộc Bộ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Nếu có vấn đề
mới phát sinh phải báo cáo Vụ trưởng để Vụ trưởng xử lý; đề xuất khen thưởng
các đơn vị được phân công theo dõi;
4. Xây dựng, bảo quản hồ sơ, tài
liệu công tác trong lĩnh vực được phân công;
5. Nghiên cứu tài liệu lý luận,
chính sách, pháp luật hiện hành và thực tiễn; nâng cao khả năng nói và viết;
6. Thực hiện nghiệm chỉnh kỷ luật
lao động, chế độ báo cáo công tác, Quy chế của Bộ, Quy chế của Vụ;
7. Được cung cấp thông tin liên
quan tới nhiệm vụ được giao và các thông tin khác theo quy định của pháp luật
hiện hành;
8. Được hưởng các chế độ, chính
sách theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 7.
Nguyên tắc làm việc.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với
việc phát huy năng lực và trách nhiệm cá nhân của từng công chức. Mỗi công chức
được giao theo dõi một hoặc một số nghiệp vụ và lĩnh vực pháp luật chuyên sâu;
nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Vụ trưởng.
Điều 8. Chế
độ xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác.
1. Căn cứ vào chương trình công
tác của Bộ, Vụ trưởng chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công
tác hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Vụ.
2. Căn cứ vào kế hoạch công tác
hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Vụ, Vụ trưởng định hướng cho công chức xây dựng
kế hoạch cá nhân, trên cơ sở chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn công chức tổ chức
thực hiện.
Điều 9. Chế
độ xây dựng văn bản, tài liệu.
1. Đối với văn bản do lãnh đạo Bộ
ký, sau khi được Vụ trưởng định hướng về nội dung văn bản, công chức hoặc nhóm công
chức được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản tổ chức soạn thảo văn bản.
Tùy theo tính chất, mức độ và tầm
quan trọng của từng văn bản cụ thể, công chức hoặc nhóm công chức được giao nhiệm
vụ xây dựng văn bản có thể đề xuất Vụ trưởng tổ chức lấy ý kiến của các công chức
trong Vụ hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan; tổng hợp ý kiến
đóng góp, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản báo cáo Vụ trưởng.
Trước khi trình Lãnh đạo Bộ, Vụ
trưởng kiểm tra, ký nháy vào vân bản và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Bộ khi
văn bản được ban hành.
2. Đối với các văn bản do Vụ trưởng
ký, sau khi được Vụ trưởng cho ý kiến định hướng, công chức hoặc nhóm công chức
được phân công xây dựng dự thảo văn bản.
Đối với các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, pháp chế Bộ, Ngành, công chức
hoặc nhóm công chức được giao nhiệm vụ xây dựng văn bản tùy theo tính chất, mức
độ và tầm quan trọng của từng văn bản cụ thể, có thể đề xuất với Vụ trưởng tổ
chức lấy ý kiến đóng góp của các công chức trong Vụ; chủ trì tiếp thu ý kiến,
hoàn chỉnh dự thảo và trình Vụ trưởng.
3. Đối với các tài liệu phổ biến
giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tài
liệu tuyên truyền về tổ chức, hoạt động Tư pháp, công chức hoặc nhóm công chức
được phân công chủ động sưu tầm, tập hợp tư liệu, xây dựng đề cương, kế hoạch
trình Vụ trưởng.
Sau khi được Vụ trưởng duyệt,
công chức hoặc nhóm công chức được phân công tổ chức xây dựng tài liệu đó.
Vụ trưởng phân công một hoặc một
nhóm công chức biên tập.Vụ trưởng chịu trách nhiệm về nội dung tài liệu và chỉ
đạo việc phát hành.
Điều 10. Chế
độ hội họp
1. Hàng tuần, Lãnh đạo Vụ hội ý
đánh giá tình hình thực hiện công việc, trao đổi những thông tin cần thiết liên
quan đến hoạt động của Vụ và thống nhất kế hoạch công tác tuần tiếp theo.
2. Định kỳ hàng tháng, Lãnh đạo
Vụ họp giao ban với toàn thể công chức của Vụ để đánh giá tình hình công tác của
Vụ trong tháng, nghe ý kiến phản ánh, đề xuất của công chức về các vấn đề liên
quan đến hoạt động của Vụ trong tháng tiếp theo.
Vụ trưởng có thể triệu tập các
cuộc họp đột xuất để kịp thời giải quyết những công việc quan trọng của Bộ, của
Vụ.
Điều 11. Chế
độ cử người đi công tác, hội họp.
1. Việc cử công chức đi công
tác, hội họp dựa trên cơ sở chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệm vụ của từng công chức
được phân công.
2. Công chức được cử đi công
tác, hội họp có trách nhiệm kịp thời báo cáo Vụ trưởng bằng văn bản hoặc trực
tiếp về những nội dung hội họp đã lĩnh hội được, kết quả công vụ đã được thực
hiện, những vấn đế phát sinh cần giải quyết và đề xuất ý kiến.
Điều 12. Chế
độ thông tin.
1. Hàng tháng, tại cuộc họp giao
ban toàn thể công chức của Vụ, Vụ trưởng hoặc Phó Vụ trưởng được Vụ trưởng ủy
quyền thông báo cho công chức về tình hình thực hiện các nhiệm vụ của ngành, của
Bộ, của Vụ.
2. Việc cung cấp thông tin, tài
liệu cho những đối tượng có liên quan phải được sự đồng ý của Vụ trưởng hoặc
Phó Vụ trưởng trực tiếp phụ trách.
Công chức không được tự ý công bố,
cung cấp thông tin, tài liệu khi Lãnh đạo Vụ chưa có ý kiến chỉ đạo chính thức.
Điều 13. Chế
độ quản lý văn bản, hồ sơ, tài liệu.
1. Công chức trong Vụ có trách
nhiệm quản lý các loại công văn, tài liệu thuộc lĩnh vực công tác được phân
công theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về lưu giữ, bảo quản hồ sơ, tài
liệu.
2. Công chức được giao nhiệm vụ
văn thư có trách nhiệm tập hợp theo dõi công văn, tài liệu sau khi dược Vụ trưởng
xử lý.
3. Công văn, tài liệu của Vụ gửi
đi phải được lưu ở Vụ một bản và công chức được giao nhiệm vụ văn thư của Vụ chỉ
được nhân bản nếu Lãnh đạo Vụ yêu cầu.
4. Công văn, tài liệu lưu giữ tại
Vụ phải được sắp xếp ngăn nắp, quản lý, lưu giữ theo đúng quy định hiện hành của
nhà nước, bảo đảm thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo khi cần thiết.
Điều 14. Chế
độ quản lý lao động của Vụ
1. Việc quản lý lao động của Vụ
tuân theo các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật.
2. Công chức nghỉ phép năm, nghỉ
đột xuất, nghỉ việc riêng phải báo cáo để Vụ trưởng sắp xếp, bố trí, bảo đảm
không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch công tác chung của Vụ.
3. Công chức được tham gia giảng
dạy, nghiên cứu khoa học sau khi đã báo cáo Vụ trưởng để xem xét, giải quyết, đồng
thời phải hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Điều 15.
Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức.
Hàng năm, Vụ tổ chức đánh giá
toàn diện kết quả công tác của công chức theo quy định của Bộ, tổ chức bình xét
các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng.
Việc xét, đề nghị khen thưởng, kỷ
luật, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác được tiến hành
dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật.
Chương IV
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều
16. Thực hiện sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật chịu
sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng phụ trách. Quan hệ giữa Vụ Phổ
biến giáo dục pháp luật với Lãnh đạo Bộ Tư Pháp được thực hiện theo Quy chế làm
việc của Lãnh đạo Bộ.
Điều 17.
Quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ.
Quan hệ giữa Vụ với các đơn vị
thuộc Bộ là quan hệ cùng cấp, phối hợp hoạt động.
1. Trong quan hệ với các đơn vị
báo chí thuộc Bộ, Vụ theo dõi, tổng hợp, đánh giá hoạt động tuyên truyền, phổ
biến, pháp luật, phản ánh các hoạt động của Bộ Tư Pháp; tổ chức sinh hoạt báo
chí định kỳ để Lãnh đạo Bộ chỉ đạo các trọng tâm phổ biến pháp luật và tuyên
truyền về công tác Tư pháp hàng quý, hàng năm.
2. Trong quan hệ với các đơn vị
xây dựng pháp luật, Vụ cung cấp thông tin được phản ánh trên Báo chí về thực tiễn
xây dựng, thi hành pháp luật; là đầu mối nắm bắt thông tin, phát hiện các văn bản
có những vấn đề nổi cộm về tính hợp hiến, hợp pháp, kém hiệu quả và kiến nghị,
đề xuất xử lý; được tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật do Bộ chủ trì; được
thông tin về hoạt động xây dựng pháp luật.
3. Trong quan hệ với Văn phòng Bộ
và Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ được cung cấp cơ sở vật chất, tài chính, phương
tiện làm việc theo quy định chung.
4. Trong quan hệ với các đơn vị
khác, Vụ phối hợp thực hiện các công việc có liên quan và tuyên truyền về công
tác Tư pháp.
Điều
18.Quan hệ với Ban chấp hành Đảng Bộ, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Bộ.
Trong quan hệ với Ban Chấp hành
Đảng Bộ, Ban Chấp hành Công Đoàn, Ban Chấp hành Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh
cơ quan Bộ, Vụ phối hợp truyền đạt các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Đảng Bộ, Công đoàn Bộ… đến công chức
trong cơ quan Bộ; phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa – xã hội.
Điều 19.
Quan hệ vói Chi bộ vả tổ Công đoàn, tổ Nữ công.
1. Lãnh đạo Vụ phối hợp với Chi ủy
Lãnh đạo công tác tư tưởng, công tác cán bộ và công tác chuyên môn, đảm bảo cho
công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
2. Lãnh đạo Vụ phối hợp với tổ
Công đoàn, tổ Nữ công động viên, tạo điều kiện để công chức hoàn thành nhiệm vụ
được giao; chăm lo đời sống công chức, xây dựng tình đoàn kết, tương trợ, giúp
đỡ nhau trong công tác và đời sống.
Điều 20.
Quan hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở Trung ương.
Trong quan hệ với các cơ quan, tổ
chức hữu quan ở Trung ương, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện:
1. Là đầu mối phối hợp với tổ chức
pháp chế, các đơn vị chức năng của các Bộ, Ngành hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách
pháp luật.
2. Phối hợp với các đơn vị chức
năng của Bộ Giáo dục – Đào tạo và các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng chương
trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy và học pháp luật; tập huấn,
bồi dưỡng giáo viên; theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo việc dạy và học pháp luật
trong nhà trường.
3. Phối hợp với các đơn vị chức
năng của Bộ Văn hóa – Thông tin bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ
văn hóa – thông tin; lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa
thông tin.
4. Phối hợp với các Báo, Đài xây
dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, giới thiệu các văn bản pháp luật,
các hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, những điển hình tiên tiến sống
và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
5. Phối hợp với các tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
công tác hòa giải ở cơ sở.
Điều 21.
Quan hệ với các cơ quan Tư pháp địa phương.
Trong quan hệ công tác với các
cơ quan Tư pháp địa phương, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện;
1. Hướng dẫn các cơ quan Tư pháp
địa phương xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và từng thời
kỳ; hướng dẫn thực hiện các hoạt động nghiệp Vụ, phổ biến, giáo dục pháp luật,
quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, công tác hòa giải ở
cơ sở;
2. Giúp các cơ quan Tư pháp địa
phương tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
và cập nhập thông tin pháp luật cho cán bộ phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải
viên;
3. Phối hợp chỉ đạo điểm, tổng kết
rút kinh nghiệm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ
sách pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở để nhân rộng các điển hình trong toàn
quốc;
4. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý, khai thác Tủ sách
pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở;
5. Bảo đảm chế độ thông tin hai
chiều trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật
Điều 22.
Quan hệ với các cơ quan, tổ chức Tư pháp khác.
Trong quan hệ với Tòa án nhân
dân, Đoàn luật sư, các cơ quan, tổ chức bổ trợ Tư pháp, hành chính Tư pháp, Vụ
Phổ biến, giáo dục pháp luật hướng dẫn về nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
và phối hợp tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật./