BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: 2035/BKHCN-KHTC
V/v: Hướng dẫn xử lý tài sản của các đề tài
cấp nhà nước và các Chương trình KH&CN sau khi kết thúc
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006
|
Kính gửi:
|
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ,
- Cơ quan trực thuộc Chính phủ
- Các Tổng Công ty 91
- Các Ban chủ nhiệm chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước
|
Thực hiện Quyết
định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt phương hướng, Mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) chủ
yếu và danh Mục các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm
2001-2005 (sau đây gọi tắt là Chương trình), Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng
dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty 91 (sau đây
gọi tắt là các Bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN
và Chương trình KH&CN cấp Nhà nước.
Theo quy định,
các Bộ và Ban Chủ nhiệm Chương trình cần thực hiện việc xử lý tài sản của các
nhiệm vụ KH&CN và tài sản của Chương trình sau khi kết thúc. Bộ Tài chính
đã ban hành nhiều văn bản quản lý và sử dụng tài sản được hình thành từ nguồn
kinh phí ngân sách nhà nước. Để phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN,
sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính (tại công văn số 8338/BTC-QLCS ngày
5 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính), Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc
kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản của các đề tài cấp Nhà nước, tài sản của
Chương trình và tài sản của Văn phòng Chương trình KH&CN được hình thành từ
ngân sách sự nghiệp khoa học (sau đây gọi tắt là tài sản cần xử lý) khi kết
thúc đề tài, Chương trình như sau:
I. KIỂM KÊ
VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN:
1. Thành lập
Hội đồng: Thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài, hoặc đơn vị nơi đặt Văn phòng
Chương trình quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản (sau đây gọi tắt là
Hội đồng). Thành phần Hội đồng gồm:
- Đại
diện Thủ trưởng đơn vị.
- Chủ nhiệm đề
tài, thư ký đề tài (nếu là tài sản của đề tài).
- Kế toán đơn
vị.
- Một số cán
bộ, chuyên gia am hiểu về tài sản cần kiểm kê.
- Nếu đề tài
thuộc Chương trình thì có thêm đại diện của Ban Chủ nhiệm Chương trình.
2. Nhiệm vụ
của Hội đồng:
2.1. Xác định
tài sản cần xử lý trên sổ kế toán: Hội đồng thực hiện việc thống kê toàn bộ số
tài sản cần xử lý đã được mua sắm và tài sản là sản phẩm của đề tài theo số liệu
trên sổ kế toán (Mẫu số 1 kèm theo), bao gồm:
- Nguyên,
nhiên, vật liệu được mua sắm trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sử dụng
không hết.
- Dụng cụ, phụ
tùng, linh kiện gồm:
+ Công cụ lao
động, trang thiết bị không đủ Điều kiện xếp vào tài sản cố định.
+ Trang bị văn
phòng như bàn, ghế, tủ hồ sơ tài liệu…
+ Phụ tùng,
linh kiện thay thế.
- Sách, tạp
chí, tài liệu khoa học dịch thuật (kể cả bản sao chụp).
- Tài sản cố
định gồm:
+ Máy móc,
thiết bị mua mới.
+ Máy móc,
thiết bị, dây chuyền công nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Các loại
tài sản khác là sản phẩm của đề tài như giống cây trồng, giống vật nuôi, hóa chất,
kim loại quý…
- Nhà xưởng,
công trình kiến trúc, công trình hạ tầng cơ sở được xây dựng, sửa chữa bằng
ngân sách sự nghiệp khoa học.
2.2. Kiểm kê
tài sản thực tế và đối chiếu với sổ kế toán: Hội đồng tiến hành kiểm kê theo tự
tế và đối chiếu với số kế toán để xác định số lượng, chủng loại tài sản thừa hoặc
thiếu.
2.3. Đánh giá
tài sản:
2.3.1. Đối với
tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước:
Giá trị tài sản
cần xử lý được xác định theo giá trị trên sổ kế toán (nguyên giá, giá trị còn lại).
2.3.2. Đối với
tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Giá trị tài
sản được xác định theo chi phí hình thành tài sản hoặc giá của tài sản cùng loại
hiện có trên thị trường với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương đương.
- Đối với tài
sản chuyên dùng đơn chiếc (không có bán trên thị trường): giá trị tài sản được
xác định theo quy định tại Mục II, Phần B của Quy chế tính giá
tài sản, hàng hóa, dịch vụ ban hành theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày
18 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính.
2.4. Kiến nghị
các biện pháp xử lý tài sản:
2.4.1. Nguyên
tắc xử lý chung
Căn cứ vào
yêu cầu thực tế và nhu cầu sử dụng tài sản của các đơn vị, Hội đồng đề xuất
phương án xử lý theo hướng sau:
- Tài sản đề
nghị giữ lại để sử dụng: Căn cứ theo nhu cầu sử dụng của đơn vị.
- Tài sản đề
nghị bàn giao hoặc bán: Nếu đơn vị không có nhu cầu sử dụng số tài sản còn lại,
Hội đồng đề xuất đơn vị tiếp nhận hoặc bán nếu không có đơn vị tiếp nhận số tài
sản này.
- Tài sản đề
nghị thanh lý: Nếu tài sản không còn sử dụng được.
2.4.2. Trường
hợp tài sản kiểm kê thực tế thiếu hụt so với sổ kế toán:
Hội đồng xác
định rõ nguyên nhân thiếu hụt và đề xuất hướng giải quyết như sau:
- Nếu do
trách nhiệm cá nhân, tập thể thì cá nhân, tập thể đó có trách nhiệm bồi hoàn
giá trị của tài sản thiếu hụt;
- Nếu do
nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì đề xuất tính vào chi phí hợp lý của đề
tài hoặc chi phí hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình.
Tất cả các nội
dung trên được thể hiện trong Biên bản của Hội đồng kiểm kê tài sản theo Mẫu số
1 kèm theo hướng dẫn này.
II.
QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
Trên cơ sở kết
luận và kiến nghị xử lý tài sản của Hội đồng, đơn vị lập báo cáo tài sản cần xử
lý gửi về Bộ chủ quản (đối với đề tài độc lập cấp nhà nước và các Chủ nhiệm cấp
nhà nước khác) hoặc gửi về Văn phòng Chương trình (đối với đề tài thuộc Chương
trình). Bộ chủ quản có trách nhiệm tổng hợp tài sản cần xử lý báo cáo Bộ Tài
chính (đối với đề tài độc lập cấp nhà nước và các nhiệm vụ cấp nhà nước khác),
Văn phòng Chương trình có trách nhiệm tổng hợp tài sản cần xử lý báo cáo Bộ
Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ
Tài chính xử lý các trường hợp cụ thể theo Mẫu số 1 của văn bản hướng dẫn này.
Hội đồng kiểm
kê tài sản ở Mục I nói trên đồng thời thực hiện chức năng của Hội đồng thanh lý
tài sản. Việc thanh lý tài sản được thực hiện theo Mẫu số 2 của văn bản hướng dẫn
này.
Trong quá
trình tiến hành kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản, Thủ trưởng đơn vị chịu
trách nhiệm quản lý tài sản, hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng đến khi bàn
giao cho cơ quan, đơn vị được tiếp nhận hoặc đến khi hoàn thành việc bán, thanh
lý tài sản, không được tự ý thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện hoặc cho
thuê, cho mượn tài sản.
Sau khi có
quyết định về kết quả xử lý tài sản của cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởng đơn vị
tổng hợp báo cáo tình hình xử lý tài sản gửi về Bộ chủ quản (đối với đề tài độc
lập hoặc các nhiệm vụ cấp nhà nước khác), hoặc về Bộ Khoa học và Công nghệ và
Ban Chủ nhiệm Chương trình (đối với các đề tài thuộc Chương trình) để làm cơ sở
cho việc thanh lý hợp đồng.
Kinh phí phục
vụ cho công tác kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản được chi từ tiền thu bán,
thanh lý tài sản hoặc từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.
Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ và Ban Chủ nhiệm
Chương trình phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để giải quyết kịp thời.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Mạnh Hải
|
Mẫu
số 1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
……,
ngày …… tháng …… năm 200……
BIÊN
BẢN KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỦA ĐỀ TÀI, CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP
NHÀ NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Công văn số 2035/BKHCN-KHTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Khoa
học và Công nghệ)
1. Tên Đề
tài, Chương trình:
2. Thời Điểm
kiểm kê:……giờ…. ngày…… tháng…… năm
200…..
Căn cứ Quyết
định số:….. ngày….. tháng….. năm 200…. của…………….. về việc kiểm kê, đánh giá tài
sản của………………………………………………..
3. Hội đồng
kiểm kê tài sản gồm:
+
Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan…………
Chủ tịch Hội
đồng
+
Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan…………
Ủy viên
+ …….
4. Kết quả kiểm
kê tài sản:
a. Tài sản cố
định được mua sắm từ ngân sách nhà nước
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
|
Tên,
ký mã hiệu quy cách tài sản
|
Số
lượng
|
Năm
đưa vào sử dụng
|
Giá
trị tài sản theo sổ sách
|
Nguyên
giá
|
Hao
mòn
|
Giá
trị còn lại
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
I
II
III
|
Tài sản đơn
vị đề nghị giữ lại để sử dụng
………….
Tài sản đơn
vị không sử dụng, đề nghị bàn giao hoặc bán
………….
Tài sản
không còn sử dụng được, đề nghị thanh lý
………….
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
b. Tài sản được
tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài:
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
|
Tên
tài sản
|
Nơi
sản xuất
|
Năm
sản xuất
|
Năm
đưa vào sử dụng
|
Tính
năng kỹ thuật
|
Nguyên
giá tài sản
|
Hao
mòn
|
Giá
trị còn lại
|
Tài
liệu kỹ thuật
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
I
|
Tài sản đơn
vị đề nghị giữ lại để sử dụng
………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Tài sản đơn
vị không sử dụng, đề nghị bàn giao hoặc bán
………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Tài sản đơn
vị không sử dụng, đề nghị bàn giao hoặc bán
………….
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các Uỷ viên
(Ký,
ghi rõ họ và tên
|
Chủ
tịch Hội đồng
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Mẫu
số 2
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------
……,
ngày …… tháng …… năm 200……
BIÊN
BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỦA ĐỀ TÀI, CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC
(Ban
hành kèm theo Công văn số 2035/BKHCN-KHTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Khoa
học và Công nghệ)
Tên Đề tài,
Chương trình:
Căn cứ Quyết
định số:….. ngày….. tháng….. năm 200…. của…………….. về việc thanh lý tài sản của………………………………………………..
I. Hội đồng
thanh lý tài sản gồm:
+ Ông/Bà………………….
chức vụ……………………. cơ quan…………
Chủ tịch Hội
đồng
+
Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan…………
Ủy viên
+ …….
II. Tiến hành
thanh lý tài sản của Đề tài, Chương trình:
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên,
ký mã hiệu, quy cách
|
Nước
sản xuất, xuất xứ nguồn gốc
|
Năm
sản xuất
|
Năm
đưa vào sử dụng
|
Nguyên
giá tài sản
|
Giá
trị hao mòn đã tính đến thời Điểm thanh lý
|
Giá
trị còn lại của tài
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
III. Kết luận
của Hội đồng thanh lý:
IV. Kết quả
thanh lý tài sản:
Chi phí thanh
lý tài sản:
Giá trị thu hồi:
Đã ghi giảm
tài sản ngày…….. tháng…… năm…….
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký,
đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
|
Chủ
tịch Hội đồng
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|
Kế
toán trưởng
(Ký,
ghi rõ họ và tên)
|