Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 249-HK-BĐ Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện, Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam Người ký: Phạm Niên, Trần Mạnh
Ngày ban hành: 20/03/1981 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN-TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 249-HK-BĐ

Hà Nội , ngày 20 tháng 3 năm 1981

 

THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH

CỦA TỔNG CỤC HÀNG KHÔNG - TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 249-HK-BĐ NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1981 VỀ VIỆC TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN TÚI, GÓI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN QUA ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Để bảo đảm công tác thông tin bưu chính và phát hành báo chí phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, các ngành, các cấp và yêu cầu trao đổi văn hóa, tình cảm của nhân dân, bảo đảm yêu cầu thông tin bưu chính quốc tế;

Căn cứ Nghị định số 28-CP ngày 11-2-1976 của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam và điều lệ gửi, nhận chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện được ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 2-5-1973 của Hội đồng Chính phủ; theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điên; căn cứ vào khả năng vận chuyển của máy bay và tình hình thực tế của các sân bay;

Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam và Tổng cục Bưu điện thống nhất quy định các điểm sau đây.

A. TỔ CHỨC BƯU CỤC TẠI CÁC SÂN BAY

Tại các sân bay lớn như Nội Bài, Gia Lâm, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, v.v... ngành bưu điện được thiết lập một bưu cục sân bay với nhiệm vụ tại chỗ về bưu chính, điện chính và phát hành báo chí, đồng thời giao nhận các chuyến thư máy bay đi, đến, quốc tế và trong nước.

Tại các sân bay khác mà khối lượng bưu phẩm, bưu kiện chưa đòi hỏi phải thiết lập bưu cục, bưu điện cử cán bộ chuyên trách làm việc vào các ngày, giờ quy định để giao nhận các chuyến thư máy bay và phục vụ tại chỗ về bưu chính và phát hành báo chí.

Các sân bay, tuỳ theo khả năng của mình dành mặt bằng, nhà cửa cho bưu điện đặt bưu cục hoặc nơi làm việc cho cán bộ chuyên trách, đặt nhà kho tạm chứa bưu phẩm, bưu kiện trong khi chờ đợi chuyển đi.

Nơi đặt bưu cục ở các sân bay cần chọn ở vị trí trung tâm, thuận tiện cho người sử dụng gửi thư, gửi điện báo, gọi điện thoại và phải được sắp xếp khang trang, hài hòa với các công trình trong sân bay.

Số người và địa điểm do sân bay quy định.

Việc làm mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà bưu cục, việc trang bị máy móc, dụng cụ làm việc, do ngành bưu điện chịu trách nhiệm.

Bưu điện chịu mọi chi phí khi sử dụng nhà, đất, điện, nước của sân bay.

B. TỔ CHỨC VIỆC GIAO, NHẬN TÚI, GÓI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN TẠI CÁC SÂN BAY

I. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC LẬP, KÝ NHẬN VÀ CHUYỂN PHIẾU GIAO CHUYỂN THƯ MÁY BAY

Theo thông lệ quốc tế, mỗi chuyến thư máy bay đều lập thành năm bản phiếu giao AV7.

Khi giao chuyến thư đi, đại diện thương vụ sân bay lưu một bản, trao lại cho cán bộ bưu điện một bản, ba bản còn lại sẽ trao cho cán bộ tổ chức vận tải nhận chuyển thư đó.

Khi nhận chuyến thư đến, đại diện thương vụ sân bay, sau khi ký nhận chuyến thư với cán bộ tổ chức vận tải, sẽ lưu một bản và trao cho cán bộ bưu điện một bản.

II NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ GIAO, NHẬN TÚI, GÓI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN TẠI CÁC SÂN BAY

1. Đối với các sân bay đã tổ chức bưu cục và có giao nhận túi, gói bưu phẩm, bưu kiện quốc tế.

a) Giao chuyến thư đi:

Việc vận chuyển túi bưu phẩm, bưu kiện đến ga sân bay sẽ thực hiện bằng xe chuyên dùng của bưu điện.

Việc bố dỡ, vận chuyển từ nhà ga ra sân bay và từ sân bay lên máy bay do sân bay đảm nhiệm, bưu điện trả chi phí bốc dỡ.

Việc áp tải túi, gói bưu phẩm, bưu kiện từ trong nhà ga ra sân ga nơi máy bay đỗ do cán bộ bưu điện chịu trách nhiệm, mỗi chuyến bay một người.

Việc giao túi bưu phẩm, bưu kiện được thực hiện tại chân máy bay theo phương thức trực tiếp tay ba giữa bưu điện, thương vụ sân bay, chủ phương tiện, có sự chứng kiến và xác nhận của hải quan.

b) Nhận chuyến thư đến:

Khi có chuyến thư máy bay đến, cán bộ bưu điện tiếp nhân túi bưu phẩm, bưu kiện theo phương thức trực tiếp tay ba giữa chủ phương tiện, thương vụ sân bay, bưu điện tại chân máy bay, có sự chứng kiến và xác nhận của đại diện hải quan.

Việc áp tải túi bưu phẩm, bưu kiện từ nơi máy bay đỗ vào nhà ga, do bưu điện chịu trách nhiệm, mỗi chuyến bay một người.

Việc bố dỡ, vận chuyển túi, gói bưu phẩm, bưu kiện từ máy bay xuống sân ga và từ sân ga vào nhà ga sẽ do sân bay đảm nhiệm, bưu điện trả chi phí bốc dỡ.

Sau khi làm xong các thủ tục cần thiết đối với các cơ quan hữu quan ở nhà ga, cán bộ bưu điện chịu trách nhiệm bốc dỡ, vận chuyển túi, gói bưu phẩm, bưu kiện về bưu điện hoặc nhập kho của bưu điện trong khu bực sân bay.

2. Đối với các sân bay chưa thiết lập bưu cục sân bay và chỉ giao nhận các chuyến thư trong nước.

Ở những sân bay chưa có bưu cục và chỉ tiếp nhận các chuyến thư trong nước, bưu điện cử cán bộ chuyên trách làm việc theo ngày, giờ quy định. Việc giao, nhận túi, gói bưu phẩm, bưu kiện giữa cán bộ bưu điện và cán bộ thương vụ sân bay sẽ tiến hành tại nhà ga như sau:

a) Giao chuyến thư đi:

Một giờ ba mươi phút trước khi máy bay xuất phát theo lịch bay đã công bố, cán bộ bưu điện phải giao túi thư cho thương vụ sân bay.

b) Nhận chuyến thư đến:

Cán bộ bưu điện phải có mặt ở sân bay mười lăm phút trước giờ máy bay hạ cánh để nhận túi thư trong cùng thời gian với việc bốc dỡ hành lý của hành khách xuống sân bay.

III. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP MẤT MÁT SUY SUYỂN TÚI BƯU PHẨM, BƯU KIỆN

1. Xử lý khi giao chuyến thư đi:

a) Nếu phát hiện thấy thiếu túi so với phiếu gửi thì thương vụ sân bay yêu cầu cán bộ bưu điện ghi chú và xác nhận vào phiếu gửi rồi tiếp tục cho chuyến thư đi.

b) Nếu phát hiện thấy túi bưu phẩm, bưu kiện bị rách, nát, hư hỏng... thì cán bộ bưu điện phải củng cố lại rồi mới cho đi hoặc ghi chú vào phiếu hành trình xác nhận để lại túi đó.

2. Xử lý khi nhận chuyến thư đến:

a) Đối với các túi bưu phẩm, bưu kiện nước ngoài đến, nếu phát hiện thấy thiếu túi, hoặc túi bưu phẩm, bưu kiện bị rách, nát, hư hỏng, thiếu nội dung bên trong... thì cán bộ thương vụ sân bay, bưu điện, tổ chức vận tải và hải quan xác nhận tại chỗ rồi đưa vào bưu cục sân bay cùng lập biên bản xác nhận tình trạng trên và quy trách nhiệm.

b) Đối với các túi bưu phẩm, bưu kiện trong nước, nếu phát hiện thấy thiếu túi hoặc túi bưu phẩm, bưu kiện rách, nát, hư hỏng,v.v... thì cán bộ bưu điện cùng cán bộ thương vụ sân bay lập biên bản, xác nhận tình trạng trên và quy trách nhiệm.

C. QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ƯU TIÊN VẬN CHUYỂN CÔNG VĂN, THƯ TỪ, BÁO CHÍ TRÊN CÁC ĐƯỜNG BAY TRONG NƯỚC

Công văn, thư từ, báo chí phải được ưu tiên vận chuyển nhanh chóng, bí mật, an toàn đến nơi quy định.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.

Công văn, thư từ, báo chí vận chuyển bằng máy bay được đóng túi chia thành bốn loại và được ưu tiên vận chuyển như sau:

1. Túi thư đặc biệt (gọi là hệ I) túi và nhãn đều có màu đỏ, túi đựng các công văn, tài liệu quan trọng bậc nhất phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối;

2. Túi thư chính vụ (gọi là hệ II) có nhãn màu đỏ, túi đựng các loại công văn khác;

3. Túi báo chí có nhãn màu xanh;

4. Túi thư phổ thông (gọi là hệ III) có nhãn màu trắng, túi đựng thư từ của nhân dân gửi đường máy bay.

II. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

1. Trong tình hình bình thường:

a) Trên tuyến bay đã bố trí nhiều chuyến bay theo kế hoạch, tất cả các loại túi thư kể trên được vận chuyển trên cùng một máy bay có giờ đáp xuống sân bay tiếp nhận sớm nhất trong ngày.

b) Trên tuyến bay chỉ có một chuyến bay theo kế hoạch, thì các loại túi thư kể trên, nếu không quá trọng tải theo hợp đồng, được ưu tiên vận chuyển hết.

2. Trong trường hợp không bình thường:

a) Trên tuyến bay đã bố trí nhiều chuyến bay theo kế hoạch nhưng buổi sáng chỉ có một chuyến bay mà trọng tải lại rất hạn chế thì túi thư vải màu đỏ, nhãn mày đỏ được ưu tiên vận chuyển trước, các túi thư nhãn màu đỏ, nhãn màu xanh và nhãn màu trắng được vận chuyển tiếp theo bằng các chuyến bay sau.

b) Trên tuyến bay đã bố trí nhiều chuyến bay theo kế hoạch nhưng do sự trục trặc về kỹ thuật, thời tiết, v.v... chỉ có một chuyến bay, thì sân bay bố trí cố gắng sắp xếp các loại túi thư được vận chuyển hết. Trường hợp hãn hữu, sau khi đã tìm mọi cách mà không thể nào giải quyết được hết, thì túi thư vải màu đỏ, nhãn màu đỏ cũng phải được ưu tiên vận chuyển bằng chuyến này.

Ngoài ra, trong mùa bão lụt hoặc trong tình hình có chiến sự, nếu có tổ chức các chuyến bay đột xuất thì cơ quan hàng không hoặc các sân bay sẽ thông báo kịp thời và chấp nhận các yêu cầu vận chuyển công văn, tài liệu của bưu điện do hai bên thoả thuận.

D. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ PHÒNG GIAN BẢO MẬT TẠI CÁC SÂN BAY

1. Khi bố trí hoặc thay đổi cán bộ, công nhân viên làm nhiệm vụ chuyên trách tại sân bay, cơ quan bưu điện phải đăng ký và làm thủ tục cần thiết theo yêu cầu của sân bay.

2. Cán bộ, công nhân viên bưu điện làm việc, sinh hoạt tại sân bay phải chấp hành mọi quy chế của sân bay.

3. Cán bộ, công nhân viên bưu điện, ngoài lực lượng đã bố trí thường xuyên, nếu có yêu cầu cần thiết ra vào sân bay làm nhiệm vụ, phải có giấy giới thiệu từ cấp giám đốc bưu điện Tỉnh, Thành phố hoặc tương đương trở lên.

4. Cơ quan bưu điện phải bố trí xe chuyên dùng của ngành làm nhiệm vụ vận chuyển chuyên trách ra vào sân bay. Xe này phải được đóng thùng kín có khoá chắc chắn, có kẻ biển Xe thư báo. Số xe phải được đăng ký với sân bay.

5. Túi thư đựng các công văn, thư từ, tài liệu, sách báo không được đựng các thứ hành khác. Khi cần thiết, cơ quan nhân viên bưu điện đưa về bưu cục để kiểm tra.

6. Xe chuyên dung của bưu điện ra sân ga giao hoặc nhận bưu kiện phải theo đúng nội quy của sân bay và hướng dẫn của trật tự viên hàng không.

E. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Các bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu và các sân bay có trách nhiệm:

- Giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm về công tác vận chuyển nói trên thực hiện nghiêm túc những quy định trong thông tư này;

- Bàn các biện pháp phối hợp và ký hợp đồng cụ thể để làm tốt công tác phục vụ, giao nhận, bốc, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, phục vụ tốt hơn và kịp thời hơn các yêu cầu thông tin bưu chính và phát hành báo chí của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hàng năm, hai ngành cần gặp nhau để xem xét lại thông tư và thống nhất về những điều cần thêm, bớt hay sửa đổi. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Phạm Niên

(Đã ký)

Trần Mạnh

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên ngành 249-HK-BĐ ngày 20/03/1981 về việc tổ chức vận chuyển túi, gói bưu phẩm, bưu kiện qua đường hàng không do Tổng cục Hàng không - Tổng cục Bưu điện ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.356

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.19.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!