NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
BỘ TÀI CHÍNH
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 770-TT/LB
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 06 năm 1976
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
HƯỚNG
DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC NGÂN HÀNG VÀ TÀI CHÍNH
TRONG ĐIỀU LỆ VỀ CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 54-CP
NGÀY 10-03-1975 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Ngày 10 tháng 03 năm 1975, Hội đồng Chính Phủ đã ra Nghị định
số 54-CP ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. ngày 23 tháng 06 năm 1975
Hội đồng trọng tài kinh tế nhà nước đã ra Thông tư số 525-HĐ hướng dẫn thực hiện
điều lệ. Nay liên bộ Ngân hàng Nhà nước – Tài chính - Hội đồng trọng tài kinh tế
Nhà nước ra Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều khoản trong Điều lệ về chế
độ hợp đồng kinh tê có liên quan đến công tác ngân hàng và tài chính.
I. QUAN HỆ GIỮA VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG
KINH TẾ VỚI VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN THANH TOÁN CHO VAY VÀ CẤP PHÁ VỐN.
A. Việc tổ chức thực hiện thanh toán và cho vay của
ngân hàng Nhà nước và ngân hàng kiến thiết.
1. Các cơ quan ngân hàng Nhà nước và ngân hàng kiến thiết (gọi
tắt là các cơ quan ngân hàng) có tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay và thanh
toán theo đúng chế độ Nhà nước đã quy định.
2. Các cơ quan ngân hàng có liên quan mật thiết đến việc tổ chức
chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế, cần thực hiện tốt các điều khoản sau :
a) Các cơ quan ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán và cho vay
khi hợp đồng kinh tế ( trừ các trường hợp được quy định ở điểm 3). Thực hiện điểm
này, các cơ quan ngân hàng kiểm soát số và ngày kí hợp đồng kinh tế ghi chép đầy
đủ trên các chứng từ thanh toán và chứng từ xin vay. Đối với các chứng từ thanh
toán và chứng từ cho vay không có dòng in sẵn để ghi số và ngày ký hợp đồng,
đơn vị lập chứng từ thanh toán hoặc xin vay phải ghi số, ngày ký hợp đồng vào
dòng ghi mục đích (hoặc nội dung) của số tiền xin thanh toán hoặc xin vay phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ghi đúng số, ngày ký hợp
đồng kinh tế trên các chứng từ đó.
b) Trong những trường hợp cần thiết, ngân hàng được quyền yêu
cầu các cơ quan, đơn vị kinh tế phải xuất trình hợp đồng kinh tế để tiến hành
kiểm soát trước khi thực hiện thanh toán và cho vay. Riêng việc mua bán vật tư,
hàng hoá đúng trong khu vực xây dựng cơ bản, khi áp dụng thể thức thanh toán
theo hợp đồng kinh tế ký kết giữa bên mua có tài khoản tại ngân hàng kiến
thiết và bên bán có tài khoản tại ngân hàng Nhà nước thì hợp đồng kinh tế phải
được gửi tới ngân hàng kiến thiết kiểm soát trước để bảo đảm có vốn thanh toán.
c) Trong quá trình thực hiện các mặt nghiệp vụ ngân hàng, nếu
các cơ quan ngân hàng phát hiện các đơn vị thực hiện thanh toán hoặc xin vay
không có hợp đồng kinh tế (trừ các trường hợp quy định ở điểm 3 tiếp
sau), hoặc ghi không đúng số và ngày ký hợp đồng kinh tế (trường hợp ghi số và
ngày ký hợp đồng của hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực cũng được coi như không
có hợp đồng kinh tế ), thì ngân hàng không tiến hành thanh toán và không cho vay,
đồng thời áp dụng kỹ thuật thanh toán, tín dụng theo chế độ quy định và thông
báo ngay sự việc vi phạm này cho Hội đồng trọng tài kinh tế để xét xử.
3. Các tổ chức, đơn vị kinh tế được thực hiện thanh toán và được
ngân hàng xét cho vay mà không đòi hỏi có hợp đồng kinh tế trong những hợp sau
đây:
a) Khi phải thi hành lệnh đặc biệt và khẩn cấp bằng văn bản của
Thủ Tướng Chính Phủ và lệnh đặc biệt, khẩn cấp bằng văn bản trong phạm vi quyền
hạn được phép của Thủ Tướng các Bộ, Tổng cục, Các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan
trực thuộc Hội đồng Chính Phủ, Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
b) Khi mua bán, cung ứng, vận chuyển nhất thời, đột xuất, thực
hiện và thanh toán xong trong một lần.
c) Khi tiến hành những hoạt động kinh tế có tính chất đặc biệt
của Hội đồng Chính Phủ cho phép, như thanh toán và cho vay hàng nhập khẩu khi
có đơn đặt hàng (theo Nghị định số 200-CP ngày 31-12-1973 ban hành Điều lệ kế
hoạch nhập khẩu, ký kết hợp đồng giao nhận và trả tiền hàng nhập khẩu - điều 13),
thanh toán và cho vay đề thanh toán công nợ dây dưa (theo Nghị định số 219-TTg
ngày 14-06-1975 của Thủ Tướng Chính Phủ.
d) Khi chưa được giao số kiểm tra, hoặc trong thời hạn tiến
hành ký hợp đồng kinh tế (theo điều 5 của Thông tư liên bộ ủy ban kế hoạch
Nhà nước của Hội đồng trọng tài kinh tế (theo điều 5 của Thông tư liên bộ ủy
ban kế hoạch Nhà nước và Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước số 573-TT/LB ngày
10-07-1975) thì thời hạn ký kết hợp đồng để xây dựng kế hoạch phải phù hợp với
tiến độ kế hoạch, bắt đầu từ khi nhận được số kiểm tra của cấp trên giao và phải
hoàn thành trước khi bảo vệ kế hoạch.
đ) Khi các đơn vị thương nghiệp hoặc sản xuất thu mua vượt mức
nghĩa vụ về hàng nông, lâm, thổ, hải sản cần thiết cho dự trữ sản xuất và lưu
thông.
4. Hợp đồng kinh tế được coi là hợp lệ để có thể tiến hành
thanh toán và cho vay, phải ghi đủ các điều khoản chủ yếu sau đây :
a) Tên địa chỉ, số hiệu tài khoản giao dịch tại ngân hàng và
tên ngân hàng phục vụ hai đơn vị ký kết hợp đồng;
b) Phải có hai chữ ký của mỗi bên ký kết ;
- Của thủ trưởng đơn vị.
- Của kế toán trưởng.
Đối với các đơn vị chưa có quyết định chính thức cử người làm
kế toán thì trưởng phòng hoặc tổ trưởng, hoặc người được chỉ định phụ
trách công tác kế toán của đơn vị được quyền ký trên các hợp đồng kinh tế
và phải chịu trách nhiệm như kế toán trưởng. Nếu những người này vắng mặt, thì
người được thủ trưởng đơn vị chỉ định thay thế (bằng văn bản) cũng có quyền hạn
và trách nhiệm như kế toán trưởng.
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng hoặc có thể ủy
nhiệm cho người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp ủy nhiệm,
thủ trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn như kế toán trưởng.
Thủ trưởng đơn vị trực tiếp ký kết hợp đồng hoặc có thể ủy
nhiệm cho người đại diện ký kết hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp ủy nhiệm, thủ
trưởng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng
kinh tế đó.
Nếu người ký hợp đồng kinh tế là người được ủy quyền thì trên
hợp đồng phải ghi rõ số, ngày của giấy ủy quyền.
c) Các điều khoản hai bên cam kết thực hiện phải được ghi thật
cụ thể, như đã quy định trong điểm c và d điều 11 của Điều lệ về chế độ hợp đồng
kinh tế, đặc biệt cần chú ý tới các điều khoản về số lượng, chất lượng, giá cả,
thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán và trách nhiệm
về vật chất trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế.
5. Trong hợp đồng kinh tế phải ghi một thể thức thanh toán nhất
định mà hai bên ký kết hợp đồng đã thoả thuận. Thể thực thanh toán đó phải đúng
với quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt theo quyết định số
70-Nha khoa/QĐ ngày 27-09-1975 của ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thể thức
thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế không đúng với quy định của chế độ
thanh toán không dùng tiền mặt, thì ngân hàng có quyền từ chối thanh toán và hướng
dẫn khách hàng áp dụng hình thức thanh toán thích hợp, có lợi cho cả hai bên.
Trường hợp đặc biệt, trong một hợp đồng kinh tế có thể
ghi hai hình thức thanh toán, nếu có hai phương thức mua bán, giao nhận, vận
chuyển hàng hoá và chi trả khác nhau, nhưng mỗi thể thức thanh toán nhất thiết
phải phù hợp với các quy định của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng kinh tế không thống nhất với
nhau về điều khoản thể thức thanh toán, hoặc trường hợp một trong hai bên vi phạm
kỷ luật thanh toán, thì ngân hàng phục vụ bên bán quyết định và hai bên ký kết
hợp đồng kinh tế có nhiệm vụ phải thi hành.
6. Việc tiến hành thanh toán và cho vay của ngân hàng còn phải
bảo đảm tôn trọng các chế độ thể lệ về thanh toán, tín dụng và quản lý tiền mặt
đã được Thủ tướng Chính Phủ và ngân hàng Nhà nước ban hành.
B. Việc cấp phát vốn của tài chính.
1. Các cơ quan tài chính và ngân hàng kiến thiết có nhiệm vụ kịp
thời xét duyệt và cấp phát vốn theo kế hoạch và hạn mức kinh phí cho các bộ,
các ngành các địa phương để đảm bảo hoạt động của các đơn vị.
2. Các đơn vị hạch toán kinh tế thì được phép ký kết hợp đồng
kinh tế mua vật tư, hàng hoá; cung ứng lao động trong phạm vi số vốn kinh doanh
Nhà nước giao cho mình quản lý (gồm vốn ngân sách cấp, vốn ngân hàng cho vay, vốn
tự có . . .). các đơn vị dự toán chỉ được phép ký kết các hợp đồng nói trên
trong phạm vi dự toán kinh phí được duyệt. Các hợp tác xã chỉ được phép ký kết
các hợp đồng kinh tế trong phạm vi số vốn tự có và vốn vay của ngân hàng.
Các đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, nếu vi phạm hợp đồng kinh tế mà bị phạt
thì phải trích ở quỹ phúc lợi để trang trải khoản tiền phạt đó.
3. Khi có những nhiệm vụ đột xuất do chính phủ giao ngoài chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước, căn cứ vào lệnh của Chính Phủ và Bộ tài chính cấp phát
vốn cho các Bộ, các ngành, các địa phương trong trường hợp thuộc vốn ngân sách
cấp, hoặc ngân hàng cho vay trong trường hợp thuộc vốn vay của ngân hàng.
II. THỦ TỤC, TRÍCH NỘP TIỀN PHẠT VÀ TIỀN BỒI
THƯỜNG DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ.
1. Tiền phạt :
a) Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế - là xí nghiệp quốc doanh
đã hạch toán kinh tế độc lập, phải lập ủy nhiệm chi trích từ tài khoản quỹ
phúc lợi của xí nghiệp mở tài ngân hàng để nộp phạt. Trường hợp tài khoản của
đơn vị vi phạm không đủ tiền để nộp phạt theo số tiền đã ghi trên ủy nhiệm
chi, thì ngân hàng trích hết số tiền còn lại trên tài khoản đó; số tiền nộp
phạt còn thiếu vào sổ sách kế toán như là khoản còn nợ ngân sách để theo dõi và
nộp tiếp.
b) Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế - là đơn vị dự toán, phải lập
giấy xin rút hạn mức kinh phí, trích từ hạn mức kinh phí được phê chuẩn (hạng,
mục dành để chi vào mục đích thi hành hợp đồng kinh tế), hoặc tiền gửi tài khoản
vãng lai của cơ quan dự toán nếu có, mở tại ngân hàng. Nếu hạng, mục dành để
chi vào mục đích hợp đồng kinh tế không còn tiền, đơn vị phải điều hoà kinh phí
từ các hạng mục khác trong phạm vi luật lệ tài chính cho phép để có tiền nộp phạt.
Đơn vị không được trích từ hạng, mục chi về tiền lương và phụ cấp lương của cán
bộ, công nhân viên và không được trích vào vốn kiến thiết cơ bản, nếu khoản mục
đó không thuộc hạng, kiến thiết cơ bản.
c) Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế - là đơn vị chủ quản
công trình (bên A) phải trích từ tài khoản vốn xây dựng cơ bản mở tại ngân hàng
kiến thiết để nộp phạt. Bên A phải lập báo cáo xin bộ chủ quản và ngân hàng kiến
thiết bổ sung vốn, nếu xét cần thiết.
d) Đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế - là hợp tác xã hay tổ sản
xuất có tài khoản mở tại ngân hàng Nhà nước, phải lập ủy nhiệm chi
trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình mở tại ngân hàng Nhà nước
để nộp phạt.
đ) Tất cả các tiền phạt trên được nộp vào ngân sách Nhà nước
(loại Việt Nam, khoản 116, hạng IV, thu linh tinh của mục lục ngân sách địa
phương, các đơn vị phải nộp phạt thuộc trung ương quản lý, nộp tiền phạt vào
ngân sách trung ương.
2. Tiền bồi thường.
a) Đơn vị bồi thường – là xí nghiệp quốc doanh đã hoạch toán
kinh tế độc lập, phải lập ủy nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi thanh toán của
mình mở tại ngân hàng và phải hoạch toán số tiền bối thường đó vào khoản mục Quản
lý phí xí nghiệp để tính vào giá thành hay phí lưu thông.
b) Đơn vị phải bồi thường – là đơn vị dự toán, phải trích nộp
tiền bồi thường như trích nộp tiền phạt do vị phạm hợp đồng kinh tế đã được quy
định ở điểm b, mục 1 nói trên.
c) Đơn vị phải bồi thường – là đơn vị chủ quản công trình (bên
A), phải nộp tiền bồi thường như trích nộp tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
đã quy định ở điểm c, mục 1 nói trên.
d) Đơn vị phải bồi thường – là hợp tác xã hoặc tổ sản xuất có
tài khoản mở tại ngân hàng Nhà nước phải trích nộp tiền bồi thường như trích tiền
phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế đã quy định ở điểm c, mục 1 nói trên .
đ) Tất cả các khoản tiền bồi thường nói trên phải được đơn vị
vi phạm chuyển trả qua ngân hàng cho các đơn vị được bồi thường có tài khoản mở
tại ngân hàng và ghi vào :
- Tài khoản Tiền gửi thanh toán của các đơn vị sản xuất, kinh
doanh và được coi là khoản thu nhập về sản xuất kinh doanh;
- Tài khoản hạn mức kinh phí được phê chuẩn hoặc tài khoản tiền
gửi vãng lai của đơn vị dự toán và được coi là hạn mức kinh phí được khôi
phục.
3. Thời hạn trích nộp tiền phạt và trích trả tiền bồi thường.
Các đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế phải nộp tiền phạt và tiền
bồi thường theo đúng tiền và thời hạn đã được ghi trong quyết định xét xử của Hội
đồng trọng tài kinh tế. Qua thời hạn đó mà bên vi phạm hợp đồng kinh tế không nộp
tiền phạt và trả tiền bồi thường, thì cơ quan ngân hàng (ngân hàng Nhà nước và
ngân hàng kiến thiết), căn cứ quyết định xét xử của trọng tài kinh tế, chủ động
trích từ các tài khoản của bên vi phạm hợp đồng kinh tế để nộp vào ngân sách.
Nhà nước số tiền phạt vi phạm hợp đồng và chuyển cho đơn vị được nhận tiền bồi
thường số tiền phải bồi thường; đồng thời trích phạt chậm nộp, chậm trả theo tỷ
lệ 0,025% một ngày trên số tiền chậm nộp, chậm trả. Tiền phạt do chậm nộp, chậm
trả được trích từ các tài khoản như đối với tiền phạt và tiền bồi thường, nộp
tiền phạt do chậm nộp vào ngân sách Nhà nước, chuyển số tiền phạt do chậm trả
tiền bồi thường cho các đơn vị được nhận tiền bồi thường.
Nếu các tài khoản của đơn vị vi phạm không đủ hoặc hết tiền để
trích nộp, trích trả, thì ngân hàng có trách nhiệm theo dõi để trích nộp, trích
trả ngay sau khi các tài khoản nay có tiền.
Nếu trong năm, các tài khoản để trích tiền phạt hoặc tiền bồi
thường của các đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế không đủ tiền, hoặc không có tiền
để trích, thì sang năm sau, khi các tài khoản của các đơn vị này có tiền, ngân
hàng sẽ tiếp tục trích đủ số tiền phạt hoặc tiền bồi thường chuyển trả cho đơn
vị được hưởng.
III. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÁC CƠ QUAN
GÂY RA VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ
1. Đối với cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 19 của bản Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế
đã quy định: “Nếu nguyên nhân vi phạm là do sự chỉ đạo có thiếu sót của cơ quan
cấp trên thì bên vi phạm vẫn phải nộp phạt và bồi thường thiệt hại. Cơ quan quản
lý cấp trên có thiếu sót có trách nhiệm giải quyết kịp thời những thiệt hại gây
ra cho đơn vị cơ sở”.
Trong trường hợp này, cơ quan quản lý cấp trên phải lập ủy nhiệm
chi trích từ tài khoản của mình mở tại ngân hàng từ tài khoản gửi tiền phải
thanh toán, nếu là đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập, hoặc trích từ tài
khoản hạn mức kinh phí được phê chuẩn, nếu là đơn vị dự toán. Với số tiền bằng
số tiền phạt và tiền bồi thường mà đơn vị cơ sở phải trả ngân hàng có nhiệm vụ
trích và chuyển số tiền phạt và số tiền bồi thường nói trên vào tài khoản trước
đây của đơn vị cơ sở đã trích nộp tiền phạt, trích trả bồi thường.
2. Đối với ngân hàng Nhà nước và ngân hàng kiến thiết .
Trường hợp các cơ quan ngân hàng không thực hiện đầy đủ trách
nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh toán, gây thanh toán chậm trễ
làm thiệt hại vật chất cho đơn vị, do đơn vị này khiếu nại bằng viết và nếu
cơ quan ngân hàng không chứng minh được là không phải do lỗi của mình, thì cơ
quan ngân hàng phải chịu phạt chậm trả theo tỷ lệ 0,2% một tháng trên số tiền
chậm trả cho đơn vị được bồi thường.
Trường hợp tài khoản của đơn vị vi phạm hợp đồng có tiền, mà
các cơ quan ngân hàng không chấp hành quyết định xét xử của Hội đồng trọng
tài kinh tế để chủ động trích nộp, trích trả kịp thời, sau khi có khiếu nại bằng
viết của đơn vị mà cơ quan ngân hàng không chứng minh được là do lỗi của mình,
thiếu sót của mình, thì các cơ quan ngân hàng phải chịu phạt về việc thực hiện
nghiệp vụ thanh toán chậm theo tỷ lệ 0,025% một ngày trên số tiền và số
ngày chậm trích nộp, chậm trích trả. Số tiền phạt do chậm trích nộp, chậm trích
trả được trích từ tài khoản Chi nghiệp vụ để nộp vào ngân sách Nhà nước (loại
V-khoản 116-hạng 4 - thu linh tinh của mục lục ngân sách Nhà nước) nếu là tiền
phạt do chậm trích nộp phạt, hoặc chuyển cho đơn vị được bồi thường, nếu là tiền
phạt do chậm trích trả tiền bồi thường.
IV. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT CỦA CÁC CÁ NHÂN
GÂY RA VI PHẠM HỢP ĐỒNG KINH TẾ.
Điều 23 của bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế đã quy định
; Những các nhân do thiếu tinh thần trách nhiệm để gây ra vụ vi phạm, làm thiệt
hại đến tài sản Nhà nước, thì tuỳ theo trường hợp nặng, nhẹ sẽ bị xử phạt theo
một hoặc cả 3 hình thức sau đây ;
- Bị phạt tiền trừ vào lương; hoặc tiền thưởng cá nhân
- Bị kỷ luật hành chính;
- Bị truy tố về hình sự theo pháp luật hiện hành.
Việc thực hiện cụ thể điều 23 nói trên được tiến hành theo Nghị
định số 49-CP ngày 09-04-1968 của Hội đồng Chính Phủ về chế độ trách nhiệm
vật chất.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH
TẾ VÀ QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI KINH TẾ VỚI CÁC CƠ QUAN TÀI CHÍNH, NGÂN
HÀNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ .
1. Khi nhận được các đơn khiếu nại về việc vi phạm chế độ hợp
đồng kinh tế của đơn vị gửi đền, hoặc các thông báo của các cơ quan ngân hàng,
tài chính về tình hình các cơ quan, đơn vị vi phạm hợp đồng kinh tế, Hội đồng
trọng tài kinh tế các ngành, các cấp phải tổ chức thẩm tra, nghiên cứu và xét xử
kịp thời. Trong quá trình xét xử. Hội đồng trọng tài kinh tế kiến nghị với cơ
quan quản lý cấp trên hoặc thủ trưởng của đơn vị vi phạm hợp đồng về hình thức
và mức độ xử phạt đối với cá nhân đó.
2. Hội đồng trọng tài kinh tế trong phạm vi chức năng, quyền hạn
của mình, tổ chức thanh tra việc trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế ở các cơ
quan, đơn vị và không báo kết quả cho các cơ quan chức năng cùng cấp theo dõi
việc chấp hành hợp đồng kinh tế, phát hiện với các cơ quan có thẩm quyền những
sai trái, thiếu sót trong hoạt động kinh tế của các ngành, các cấp, kiến nghị
những biện pháp để ngăn chặn, sữa chữa, khắc phục những sai trái, thiếu sót đó.
Các cơ quan tài chính, ngân hàng cần kịp thời giải quyết những
vấn đề về hợp đồng kinh tế có liên quan đến ngành minh.
Trong quá trình thực hiện những nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết
công tác của ngành, hoặc khi thi hành các quyết định xét xử của Hội đồng trọng
tài kinh tế, các cơ quan tài chính, ngân hàng cần phát hiện những vấn đề có
liên quan đến hoạt động của Hội đồng trong tài kinh tế và kiến nghị với Hội đồng
trọng tài kinh tế các biện pháp giải quyết những vấn đề đó.
K.T TỔNG GIÁM
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Lê Đức
|
K.T BỘ TRƯỞNG BỘ
TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Văn Bính
|
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRỌNG TÀI KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Nguyễn Quang Xá
|