Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 119/2007/NĐ-CP sản xuất kinh doanh thuốc lá

Số hiệu: 119/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/07/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 119/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2007 

 NGHỊ ĐỊNH

VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THUỐC LÁ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ  ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2000 - 2010”;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, bao gồm: các hoạt động về quy hoạch; đầu tư phát triển sản xuất; trồng, chế biến, mua bán nguyên, phụ liệu thuốc lá; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu và sản phẩm thuốc lá tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Áp dụng pháp luật có liên quan và Điều ước quốc tế

1. Hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá phải tuân theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này về sản xuất và kinh doanh thuốc lá thì áp dụng Điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuốc lá lá là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L. và Nicotiana rustica L. bao gồm lá thuốc phơi và lá thuốc sấy.

2. Nguyên liệu thuốc lá là thuốc lá dưới dạng lá rời, lá đã sơ chế tách cọng hoặc thuốc lá sợi, thuốc lá tấm, cọng thuốc lá và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.

3. Sản phẩm thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

4. Phụ liệu thuốc lá là tất cả các loại vật tư khác ngoài nguyên liệu thuốc lá được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thuốc lá.

5. Thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá là cơ chế nhập khẩu trên cơ sở Nhà nước chỉ định doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.

6. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá là khả năng của máy móc, thiết bị đồng bộ để sản xuất sản phẩm thuốc lá.

7. Chế biến nguyên liệu thuốc lá là hoạt động chế biến được thực hiện trên dây chuyền máy móc, thiết bị để tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.

Điều 5. Nguyên tắc quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc lá

1. Nhà nước thống nhất quản lý đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá, thực hiện độc quyền sản xuất, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.

2. Nhà nước thực hiện kiểm soát về mức cung cấp sản phẩm thuốc lá ra thị trường, kiểm soát sản lượng sản xuất, kiểm soát nhập khẩu sản phẩm thuốc lá; thực hiện thương mại nhà nước đối với nhập khẩu; kiểm soát việc tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường để giảm tác hại của thuốc lá.

3. Nguyên liệu thuốc lá là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Sản phẩm thuốc lá là hàng hóa hạn chế kinh doanh. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành nghề kinh doanh phải có giấy phép. 

4. Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu, giấy cuốn điếu, sản phẩm thuốc lá là hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp.

Chương II:

TRỒNG, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ

Điều 6. Đầu tư trồng cây thuốc lá và sử dụng giống thuốc lá

1. Việc đầu tư phát triển vùng trồng cây thuốc lá ở từng địa phương phải phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương và thực hiện theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.

2. Việc sử dụng giống cây thuốc lá phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý giống.

Điều 7. Phân cấp nguyên liệu thuốc lá

1. Người trồng thuốc lá, doanh nghiệp trồng, chế biến, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phải tiến hành phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định của pháp luật.

2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá.

Điều 8. Kinh doanh nguyên liệu thuốc lá

1. Tổ chức, cá nhân chỉ được kinh doanh nguyên liệu thuốc lá khi có giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

2. Các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, bao gồm:

a) Có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá;

b) Có cơ sở kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ; có quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá; địa điểm đặt cơ sở kinh doanh phải phù hợp với Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá;

c) Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp theo yêu cầu của pháp luật;

d) Có hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch hàng năm.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.

Điều 9. Chế biến nguyên liệu thuốc lá

1. Chế biến nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá do Bộ Công nghiệp cấp và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

2. Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá;

b) Hoạt động chế biến nguyên liệu thuốc lá phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt;

c) Có cơ sở vật chất phù hợp với quy mô kinh doanh: đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, máy móc thiết bị, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

d) Có cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên đảm bảo các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn theo yêu cầu của pháp luật;

đ) Có hợp đồng đầu tư vùng nguyên liệu thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và kế hoạch hàng năm;

e) Có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Lựa chọn vùng đầu tư và người trồng thuốc lá theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá. Ký hợp đồng đầu tư trồng và mua nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá;

2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Điều 11. Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá

1. Các doanh nghiệp đầu tư trồng thuốc lá được trích trong giá mua nguyên liệu thuốc lá để lập Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá nhằm mục đích phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.

2. Việc trích lập và sử dụng Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 12. Quản lý chuyên ngành nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá

1. Nguyên liệu thuốc lá thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp.

2. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước, sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau;

a) Có Giấy chứng nhận đủ các điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 hoặc Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

b) Nguyên liệu nhập khẩu phải phù hợp với năng lực và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp;

c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.

3. Đối với nguyên liệu thuốc lá lá nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp.

Chương III:

SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ

Điều 13. Điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá

Doanh nghiệp được phép sản xuất sản phẩm thuốc lá khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 – 2010”;

2. Sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt;

3. Nhà nước giữ tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;

4. Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

5. Có đầu tư phát triển vùng nguyên liệu và sử dụng nguyên liệu thuốc lá sản xuất trong nước theo Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá và Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt;

6. Có thiết bị đồng bộ, tiên tiến, đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường;

7. Đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm thuốc lá theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam;

8. Có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam.

Điều 14. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá

1. Sản xuất sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có Giấy phép do Bộ Công nghiệp cấp.

2. Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

3. Doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

Điều 15. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá

1. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá của từng doanh nghiệp và toàn ngành thuốc lá là năng lực máy móc thiết bị có tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ do Bộ Công nghiệp xác định và công bố.

2. Năng lực sản xuất của từng doanh nghiệp là cơ sở để quản lý đầu tư máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá và sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp.

Điều 16. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá

1. Sản lượng sản phẩm thuốc lá sản xuất hàng năm của doanh nghiệp không được vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

2. Bộ Công nghiệp quy định sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu trong nước, nước ngoài của doanh nghiệp trong từng thời kỳ theo định hướng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 17. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thuốc lá

1. Sản phẩm thuốc lá phải phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam.

2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm thuốc lá.

Điều 18. Giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá

1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp quy định giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá.

2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá không được bán thấp hơn mức giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định.

Điều 19. Nhãn hiệu sản phẩm thuốc lá và ghi nhãn

1. Sản phẩm thuốc lá chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam khi có nhãn hiệu đã được đăng ký và bảo hộ hợp pháp tại Việt Nam.

2. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài để tiêu thụ tại Việt Nam phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

3. Việc ghi nhãn trên bao bì sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Từ ngày 01 tháng 4 năm 2008 áp dụng in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ bằng chữ đen trên nền trắng, chiếm 30% diện tích vỏ bao thuốc lá với một trong các nội dung: "hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi"; "hút thuốc lá có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính". Quy định in lời cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ trên vỏ bao thuốc lá thực hiện có lộ trình theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC), phù hợp với tình hình chung của thế giới và đặc điểm Việt Nam.

4. Chỉ các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được phép in nhãn hoặc hợp đồng với cơ sở in để in nhãn bao bì thuốc lá.

Điều 20. Quản lý chuyên ngành giấy cuốn điếu thuốc lá

1. Các doanh nghiệp sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá trong nước chỉ được bán sản phẩm cho những doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc xuất khẩu.

2. Chỉ các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mới được mua giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất phù hợp với sản lượng được phép sản xuất và không được bán lại cho các tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.

3. Doanh nghiệp nhập khẩu giấy cuốn điếu thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

b) Số lượng giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với sản lượng sản phẩm thuốc lá được phép sản xuất của doanh nghiệp;

c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.

4. Việc đầu tư sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt.

Điều 21. Tem sản phẩm thuốc lá

1. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước phải dán tem trên bao gói theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sản phẩm thuốc lá sản xuất để xuất khẩu, chào hàng, triển lãm ở nước ngoài không dán tem theo quy định của Việt Nam.

3. Tem sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ tại Việt Nam chỉ được cấp cho doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá. Số lượng tem cấp cho doanh nghiệp hàng năm không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất.

4. Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được dán tem nhập khẩu trên bao gói.

5. Bộ Tài chính in phát hành và tổ chức cấp tem cho doanh nghiệp theo đúng quy định.

Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Bán các sản phẩm thuốc lá theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tổ chức hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này.

2. Phải công bố thông tin về sản phẩm và bảo đảm sản phẩm thuốc lá của doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh sản phẩm thuốc lá theo quy định của pháp luật.

3. Được phép thực hiện các hình thức giới thiệu về doanh nghiệp sau:

a) Đăng, phát giới thiệu sản phẩm thuốc lá, sợi thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất trên báo chí đối ngoại bằng tiếng nước ngoài;

b) Đăng phát một lần trên các phương tiện truyền thông lời chúc mừng, giới thiệu tên, địa chỉ, biểu tượng của doanh nghiệp trong các dịp lễ tết, ngày truyền thống hàng năm của doanh nghiệp.

Điều 23. Điều kiện đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá

1. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá được phê duyệt.

2. Không đầu tư xây mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất của các cơ sở sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước vượt quá tổng năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá được Bộ Công nghiệp xác định theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

3. Các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá, kể cả các hoạt động đầu tư theo hợp đồng để gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện:

a) Đầu tư trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá để đổi mới công nghệ, thiết bị, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm;

b) Nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối trong vốn điều lệ của doanh nghiệp;

c) Đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 13 và có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

d) Được Thủ tướng Chính phủ cho phép trên cơ sở đề nghị của Bộ Công nghiệp.

4. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm thuốc lá, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.

Chương IV:

KINH DOANH SẢN PHẨM THUỐC LÁ

Điều 24. Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá

1. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá thông qua Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá.

2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng và phê duyệt Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong cả nước.

Điều 25. Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuốc lá

1. Điều kiện kinh doanh bán buôn, đại lý bán buôn thuốc lá bao gồm:

a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá;

b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt;

c) Có cơ sở vật chất và năng lực tài chính phù hợp quy mô kinh doanh; 

d) Phải có hợp đồng mua bán sản phẩm thuốc lá và có hệ thống phân phối thuốc lá ổn định;

đ) Có giấy phép kinh doanh bán buôn hoặc đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định này.

2. Điều kiện kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ thuốc lá bao gồm:

a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua, bán sản phẩm thuốc lá;

b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá được phê duyệt;

c) Thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân bán buôn, đại lý bán buôn sản phẩm thuốc lá;

d) Có giấy phép kinh doanh bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Điều 26. Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá

1. Kinh doanh sản phẩm thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh phải có giấy phép do Bộ Thương mại cấp.

2. Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn, hoặc giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

3. Thương nhân chỉ được quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp Giấy phép bán buôn, đại lý bán buôn hoặc Giấy phép bán lẻ, đại lý bán lẻ sản phẩm thuốc lá.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp.

2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá được cấp.

3. Chỉ được bán buôn sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá.

Điều 28. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại

1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;

b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;

c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.

2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.

Điều 29. Nhập khẩu sản phẩm thuốc lá với mục đích phi thương mại

1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ.

2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn điều kiện, thủ tục, mức tiêu chuẩn đối với việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để làm mẫu sản xuất và sử dụng trong các hoạt động phi thương mại khác.

Điều 30. Phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại

1. Tất cả  thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả đều bị tịch thu để tiêu hủy.

2. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả.

Chương V:

MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ

Điều 31. Quản lý máy móc thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá

1. Tổ chức, cá nhân không có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức, trừ trường hợp sử dụng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.

2. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau:

a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất thuốc lá;

b) Máy móc, thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý do Bộ Công nghiệp thành lập.

3. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu huỷ theo quy định.

Điều 32. Nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá

1. Doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

b) Máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp;

c) Được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp.

2. Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này chỉ được phép nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Chương VI:

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Công nghiệp

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;

2. Xây dựng Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án tổ chức sắp xếp ngành thuốc lá; quản lý việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu và phụ liệu thuốc lá theo đúng các quy định của pháp luật;

4. Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và của Nghị định này;

5. Ban hành và kiểm tra các tiêu chuẩn ngành thuốc lá, chất lượng sản phẩm thuốc lá;

6. Tổ chức quản lý chuyên ngành, quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;

7. Quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá;

8. Quy định năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá;

9. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài tiêu thụ tại Việt Nam;

10. Phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cơ chế quản lý thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;

11. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với máy móc thiết bị thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp hoặc không tiêu hủy theo quy định.

12. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất và kinh doanh thuốc lá;

Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực thuốc lá;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng, phê duyệt và công bố Quy hoạch hệ thống mạng lưới kinh doanh sản phẩm thuốc lá trên phạm vi toàn quốc;

3. Hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá;

4. Chủ trì, phối hợp Bộ Công nghiệp hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu;

5. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước tổ chức kiểm tra, xử lý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá vi phạm Nghị định này;

6. Phối hợp với Bộ Công nghiệp quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá lá theo hạn ngạch thuế quan;

Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Tổ chức in, phát hành và cấp tem cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này và các quy định hiện hành.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp quy định giá bán tối thiểu sản phẩm thuốc lá.

3. Hướng dẫn việc trích lập và sử dụng Quỹ trồng và chế biến nguyên liệu thuốc lá.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tác hại của thuốc lá.

2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tác hại của thuốc lá.

Điều 37. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thuốc lá.

Điều 38. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành thuốc lá và giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền trên địa bàn quản lý.

2. Tham gia phối hợp với Bộ Công nghiệp thực hiện chủ trương sắp xếp các doanh nghiệp thuốc lá trên địa bàn quản lý.

3. Kiểm tra việc sản xuất, tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá, lưu thông sản phẩm thuốc lá trên địa bàn quản lý.

Chương VII:

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 39. Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

1. Sản xuất, kinh doanh thuốc lá không có Giấy phép.

2. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.

3. Sử dụng, thanh lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.

4. Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.

5. Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá, phòng chống tác hại của thuốc lá.

6. Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.

7. Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.

8. Mua bán thuốc lá không có Giấy phép kinh doanh thuốc lá do cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại có thẩm quyền cấp.

9. Bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.

10. Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hoá nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao, bán thuốc lá trên hè phố và các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.

11. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá dưới mọi hình thức.

12. Tài trợ để tổ chức các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao hoặc các hoạt động khác có gắn với quảng cáo thuốc lá.

13. Bán thuốc lá bằng máy bán hàng tự động, bán qua mạng internet, qua điện thoại.

14. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh thuốc lá tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VIII:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 76/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

2. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá hợp pháp trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động và xem xét cấp Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo các quy định của Nghị định này.

Điều 42. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành

1. Bộ Công nghiệp phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,

  cơ quan thuộc Chính phủ;

- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,

   chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh,

  thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,

  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,

  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, CN (8b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No.119/2007/ND-CP

Hanoi, July 18, 2007

 

DECREE

ON TOBACCO PRODUCTION AND TRADE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Government’s Resolution No. 12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000 on the national policy for prevention and combat of tobacco’s harms in the 2000-2010 period;
At the proposal of the Ministry of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree provides for tobacco production and trade, including planning activities; investment in production development; growing, processing, purchase and sale of tobacco raw and auxiliary materials; production and consumption of tobacco products; import and export of tobacco machinery and equipment, tobacco raw and auxiliary materials and tobacco products in the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.

Subjects of application

This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in tobacco production and trade and related activities in the Vietnam territory.

Article 3.

Application of relevant laws and treaties

1. Tobacco production and trade must comply with this Decree and relevant provisions of law.

2. If a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party provides for tobacco production and trade differently from this Decree, that treaty prevails.

Article 4.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Tobacco means tobacco leaves who scientific names are Nicotiana Tabacum L and Nicotiana Rustica L., including air-cured and fire-cured tobacco leaves.

2. Tobacco raw materials means tobacco leaves in bulk, stemmed tobacco leaves or pipe tobacco, tobacco plugs, tobacco stems and other tobacco substitutes used for the manufacture of tobacco products.

3. Tobacco products means products wholly or party made of tobacco raw materials and processed into cigarettes, cigars, pipe tobacco for pipe smoking, and other products used for smoking, chewing or snuffing.

4. Tobacco auxiliary materials means all supplies other than tobacco raw materials used for the manufacture of tobacco products.

5. State commerce in the import of tobacco products means an import mechanism under which the State designates major enterprises to import tobacco products.

6. Tobacco production capacity means the capacity of synchronous machinery and equipment used for the manufacture of tobacco products.

7. Processing of tobacco raw materials means processing activities carried out on machinery and equipment chains for tobacco stemming or processing into strips, plugs and other substitutes used to manufacture tobacco products.

means processing activities carried out on machinery and equipment chains for tobacco stemming or processing into strips, plugs and other substitutes used to manufacture tobacco products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Principles for management of tobacco production and trade

1. The State uniformly manages tobacco production and trade, and holds monopoly in the manufacture and import of tobacco products.

2. The State controls the supply of tobacco products to the market, tobacco production output and the import of tobacco products; applies state commerce to tobacco import; and controls the consumption of tobacco products on the market so as to reduce tobacco's harms.

3. Tobacco raw materials are commodities subject to conditional business. Trading in tobacco products is restricted. Investment in the manufacture of tobacco products is conditional. Manufacture of tobacco products requires licenses.

4. Tobacco machinery and equipment, tobacco raw materials, cigarette paper and tobacco products are subject to line management by the Ministry of Industry.

Chapter II

GROWING, PROCESSING OF, AND TRADING IN, TOBACCO RAW MATERIALS

Article 6.

Investment in the growing of tobacco use of tobacco varieties

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The use of tobacco varieties must comply with the provisions of law on management of plant varieties.

Article 7.

Grading of tobacco raw materials

1. Tobacco growers, enterprises engaged in tobacco growing or processing or tobacco raw material trading shall grade tobacco raw materials in accordance with law.

2. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries in, promulgating criteria for the grading of tobacco raw materials.

Article 8.

Trading in tobacco raw materials

1. Organizations and individuals may only trade in tobacco raw materials when obtaining related business eligibility certificates from competent state agencies and strictly observe related business conditions throughout their operation process.

2. Conditions for being granted an eligibility certificate for trading in tobacco raw materials:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Having business establishments which satisfy technical, equipment, environmental sanitation, and fire control requirements; having business processes suitable to the trading in tobacco raw materials; and locations of business establishments conformable with the planning on development of tobacco raw material regions;

c) Having managerial and technical staffs, and qualified and experienced employees as required by law;

d) Having contracts on investment in tobacco raw material regions under the planning on development of tobacco raw material regions and annual plans.

3. The Ministry of Industry shall guide in detail the competence, order and procedures for the grant of eligibility certificates for tobacco raw material trading.

Article 9.

Processing of tobacco raw materials

1. Processing of tobacco raw materials is a conditional business line. Enterprises may process tobacco raw materials only after obtaining eligibility certificates from the Ministry of Industry and strictly observe the set conditions throughout their operation process.

2. Conditions for being granted an eligibility certificate for tobacco raw material processing:

a) Being an enterprise set up according to law, having business registration for tobacco raw material processing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Having material foundations suitable to the business scope: meeting technical, technological, machinery and equipment, environmental sanitation, and fire control requirements;

d) Having managerial and technical staffs, and qualified and experienced employees as required by law;

e) Having contracts on investment in tobacco raw material regions under the planning on tobacco raw material regions and annual plans;

f) Having eligibility certificates for tobacco raw material trading according to Article 8 of this Decree.

3. The Ministry of Industry shall guide in detail the order and procedures for the grant of eligibility certificates for tobacco raw material processing.

Article 10.

Rights and obligations of traders engaged in tobacco raw material trading or processing

In addition to the rights and obligations provided for by the enterprise law, traders engaged in tobacco raw material trading or processing have the following rights and obligations:

1. To select investment regions and tobacco growers according to the planning on development of tobacco raw material regions. To sign investment contracts with tobacco growers for the growing and purchase of tobacco raw materials;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.

Funds for tobacco raw material growing and processing

1. Enterprises investing in tobacco growing may include in the purchasing prices of tobacco raw materials amounts for setting up funds for tobacco raw material growing and processing, aimed at developing tobacco raw material regions.

2. The setting up and use of funds for tobacco raw material growing and processing complies with regulations of the Ministry of Finance.

Article 12.

Specialized management of the import of tobacco raw materials

1. Tobacco raw materials are subject to specialized management by the Ministry of Industry.

2. An enterprise importing tobacco raw materials for domestic production and consumption, export or export processing must meet the following conditions:

a) Having an eligibility certificate for tobacco raw material processing according to Article 9 or a permit for the manufacture of tobacco products according to Article 14 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Obtaining consent of the Ministry of Industry.

3. For tobacco raw materials imported within quotas, enterprises must obtain import permits from the Ministry of Trade.

CHAPTER III

MANUFACTURE OF TOBACCO PRODUCTS

Article 13.

Conditions for the manufacture of tobacco products

An enterprise may manufacture tobacco products if it meets all the following conditions:

1. Having manufactured tobacco products before the time of promulgation of the Government's Resolution No. 12/2000/NQ-CP of August 14, 2000, on the national policy for tobacco harm prevention and fighting in the 2000-2010 period.

2. The manufacture of tobacco products conforms to the approved strategy and master plan of the tobacco industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Having a permit for the manufacture of tobacco products as prescribed in Article 14 of this Decree.

5. Investing in the development of raw material regions and using home-made tobacco raw materials according to the approved planning on development of tobacco raw material regions as well as the strategy and master plan of the tobacco industry.

6. Having synchronous and advanced equipment, satisfying the set conditions on labor safety and hygiene, fire control and environmental sanitation.

7. Ensuring hygiene and safety requirements for tobacco products according to regulations of the Ministry of Health, and quality of those products according to Vietnamese quality standards.

8. Having lawful ownership or use right of trademarks of tobacco products in Vietnam.

Article 14.

Tobacco product manufacture permits

1. Manufacture of tobacco products requires permits granted by the Ministry of Industry.

2. The Ministry of Industry shall guide in detail the order and procedures for the grant of tobacco product manufacture permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.

Tobacco production capacity

1. Tobacco production capacity of each enterprise and the entire tobacco industry means the capacity of existing machinery and equipment at the time of promulgation of the Government's Resolution No.12/2000/NQ-CP dated August 14, 2000, which shall be determined and announced by the Ministry of Industry.

2. Production capacity of each enterprise serves as a basis for the management of investment in its tobacco machinery and equipment and production output

Article 16.

Tobacco production output

1. The annual tobacco production output of an enterprise must not exceed its production capacity stated in the tobacco products-manufacture permit.

2. The Ministry of Industry shall specify production output with regard to tobacco products bearing domestic or foreign marks in each period according to the strategic orientations and master plan of the tobacco industry already approved by the Prime Minister.

Article 17.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Tobacco products must meet Vietnamese quality standards.

2. Enterprises manufacturing tobacco products must observe quality standards set for those products.

Article 18.

Minimum prices of tobacco products

1.The Ministry of Finance shall assume the prime responsibi/1ty for, and coordinate with the Ministry of Trade and the Ministry of Industry in, setting minimum prices of tobacco products.

2. Enterprises manufacturing tobacco products may not sell those products at prices below the minimum prices set by the Ministry of Finance.

Article 19.

Tobacco product marks and labeling

1. Tobacco products may be consumed in Vietnam only when their marks have been lawfully registered and protected in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.The labeling of tobacco product packages must comply with current provisions of law. From April1, 2008, health warnings will be displayed in black on white background, representing 30% of the principal display surface of a cigarette packet with one of the following contents: ''smoking may cause lung cancer' or '' smoking may cause chronic lung diseases.'' Regulations on the printing of health warnings on cigarette packets shall be implemented according to the schedule set in the Framework Convention on Tobacco Control, in suitability with the world's situation and Vietnam's characteristics.

4. Only enterprises directly manufacturing tobacco products may print labels or contract with printing establishments for the printing of labels of cigarette packets.

Article 20.

Specialized management of cigarette paper

1. Domestic enterprises manufacturing cigarette paper may only sell products to enterprises having tobacco product manufacture permits or export permits.

2. Only enterprises manufacturing tobacco products may purchase cigarette paper for manufacture in conformity with their permitted production output and may not resell paper to organizations and individuals that have no tobacco product manufacture permits.

3. An enterprise importing cigarette paper must meet the following conditions:

a) Having a tobacco product manufacture permit as prescribed in Article 14 of this Decree;

b) The imported cigarette paper quantity is suitable to the enterprise's permitted tobacco production output;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Investment in cigarette paper production must be compatible with the approved strategy and master plan of the tobacco industry.

Article 21.

Tobacco product stamps

1. Tobacco products manufactured for domestic consumption must bear stamps on their packages according to state regulations.

2. Tobacco products manufactured for export, offer or exhibition in foreign countries shall not bear stamps under Vietnamese regulations.

3. Stamps of tobacco products manufactured for consumption in Vietnam may only be allocated to enterprises having tobacco product manufacture permits. The quantity of stamps allocated annually to an enterprise must not exceed its permitted production output.

4. Tobacco products imported for consumption in Vietnam must bear import stamps on their packages.

5. The Ministry of Finance shall print, issue and allocate stamps to enterprises according to regulations.

Article 22.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In addition to the rights and obligations provided for by law, an enterprise manufacturing tobacco products has the following rights and obligations:

1. To sell tobacco products according to its business registration certificate; to organize a system of wholesale and retail distributors according to this Decree.

2. To publicize information about the products and ensure their compatibility with tobacco hygiene standards prescribed by law.

3. To apply the following forms of introduction about the enterprise:

a) Publicizing, introducing tobacco products and finished tobacco shreds on local foreign-language newspapers;

b) Publicizing once on the mass media congratulations introducing its name, address and logo on the occasion of Tet holidays or its annual anniversaries.

Article 23.

Conditions for investment in the manufacture of tobacco products

1. Investment in the manufacture of tobacco products must conform to the approved strategy and master plan of the tobacco industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Foreign investment projects on the manufacture of tobacco products, including investment under contracts for processing, cooperation in manufacture and industrial property franchise, must meet the following conditions:

a) The investment is made on the basis of joint venture or cooperation with enterprises having tobacco product manufacture permits for renewal of technologies, equipment or restructuring of products in order to raise product quality and value;

b) The State holds dominant shares in the enterprise's charter capital;

c) The enterprise meets the conditions prescribed in Article 13 and has a tobacco product manufacture permit as prescribed in Article 14 of this Decree;

d) The investment is licensed by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Industry.

4. Investment projects on the manufacture of tobacco products for export or export processing, on in-depth investment, renewal of tobacco product-manufacturing equipment or technologies, relocation of manufacture sites under plannings of tobacco product-manufacturing enterprises must be approved by the Ministry of Industry.

Chapter IV

TRADE IN TOBACCO PRODUCTS

Article 24.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State strictly controls the trade in tobacco products through the planning on tobacco product trading networks.

2. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry in, formulating and approving the planning on tobacco product trading networks nationwide.

Article 25.

Conditions for trade in tobacco products

1. Conditions for tobacco wholesale trade and wholesale agency:

a) The trader is an enterprise set up according to law and having business registration for purchase and sale of tobacco products;

b) Having a stable business place with a clear address conformable with the approved planning on tobacco product trading networks;

c) Having material foundations and financial capacity suitable to the business scope;

d) Having contracts for tobacco product sale and purchase and a stable tobacco distribution system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Conditions for tobacco retail trade or retail agency:

a) The trader has business registration for purchase and sale of tobacco products;

b) Having a stable business place with a clear address conformable with the approved planning on tobacco product trading networks;

c) Belonging to the distribution system of tobacco product-manufacturing enterprises or of tobacco product wholesalers or retailers;

d) Having a tobacco product retail trade or retail agency license according to Article 26 of this Decree.

Article 26.

Tobacco product trading licenses

1. Tobacco product trading is a business line to be licensed by the Ministry of Trade.

2. The Ministry of Trade shall guide in detail the order, procedures and competence for the grant of tobacco product wholesale trade, wholesale agency, retail trade and retail agency licenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.

Rights and obligations of traders processing tobacco product trading licenses

In addition to the rights and obligations prescribed by law, traders possessing tobacco product trading licenses also have the following rights and obligations:

1. To purchase tobacco products of lawful origin.

2. To organize the circulation and consumption of tobacco products on the market according to the granted tobacco product-trading licenses.

3. To wholesale tobacco products to only those traders that have tobacco product trading licenses.

Article 28.

Import of tobacco products for commercial purposes

1. The import of tobacco products for commercial purposes must adhere to the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Imported tobacco products must bear tobacco import stamps issued by the Ministry of Finance;

c) Imported tobacco products must comply with management requirements stipulated in this Decree and relevant provisions of law like home-made products.

2. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry in, guiding in detail the mechanism of state commercial management of imported tobacco products.

Article 29.

Import of tobacco product for non-commercial purposes

1. Individuals entering the Vietnamese territory may carry along tobacco not in excess of the permitted luggage quotas set by the Government.

2. Vietnam-based diplomatic mission, consulates and international organizations that wish to import tobacco products for use must adhere to Vietnamese law.

3. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry in, guiding the conditions, procedures and quotas for the import of tobacco products to serve as samples for production and use in other non-commercial activities.

Article 30.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1.All illegally imported tobacco and counterfeit tobacco must be confiscated and destroyed.

2. Enterprises producing or trading in tobacco shall coordinate with competent state agencies in preventing and fighting against smuggling of tobacco products and trading in counterfeit tobacco products.

Chapter V

TOBACCO MACHINERY AND EQUIPMENT

Article 31.

Management of tobacco machinery and equipment

1. Organizations and individuals having no permits for the manufacture of tobacco products may not use tobacco machinery and equipment in any form, except for the use of machinery and equipment by tobacco product-processing enterprises specified in Clause 2, Article 10 of this Decree.

2. The sale, export, re-export and liquidation of tobacco machinery and equipment by tobacco product-manufacturing enterprises comply with relevant laws and the following provisions:

a) An enterprise may sell its machinery and equipment which still have use value to enterprises having tobacco production permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant functional agencies in, inspecting, detecting and handling tobacco machinery and equipment of unlawful origin or not destroyed according regulations.

Article 32.

Import of tobacco machinery and equipment

1. An enterprise importing machinery and equipment of the tobacco industry must meet the following conditions:

a) Having a tobacco product manufacture permit as prescribed in Article 14 of this Decree;

b) Importing tobacco machinery and equipment suitable to its production capacity;

c) Obtaining consent of the Ministry of Industry.

2. Enterprises having eligibility certificates for tobacco raw material processing under Article 9 of this Decree and satisfying the conditions sets at Points b and c, Clause 1 of this Article may only import machinery and equipment for tobacco raw material processing.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 33.

Responsibilities of the Ministry of Industry

1. To submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or to promulgate according to its competence 1egal documents on tobacco production and trade.

2. To formulate strategies and master plans for Vietnam's tobacco industry and submit them to the Prime Minister for approval;

3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, formulating a scheme on reorganization of the tobacco industry; manage the establishment, division, split, merger and dissolution of enterprises manufacturing tobacco products, processing tobacco raw materials or auxiliary materials in accordance with law.

4. To exercise the state management of investment and construction activities in the tobacco industry in accordance with law and this Decree.

5. To promulgate and check standards of the tobacco industry and quality of tobacco products.

6. To organize the specialized management and management of the import of machinery and equipment for tobacco production, tobacco raw materials, cigarette paper, and the import of tobacco products.

7. To provide for the competence and procedures for the grant, adjustment, extension and withdrawal of eligibility certificates for trading in tobacco raw materials or processing tobacco raw materials and tobacco product manufacturing permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To submit to the Prime Minister for consideration and permission of the manufacture of tobacco products bearing foreign marks and consumed in Vietnam.

10. To coordinate with the Ministry of Trade in guiding the mechanism of state commercial management of the import of tobacco products.

11. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the functional agencies in, inspecting, detecting and handling tobacco machinery and equipment of unlawful origin or not destroyed according to regulations.

12. To inspect, examine, settle complaints and denunciations, and handle violations in tobacco production and trade.

Article 34.

Responsibilities of the Ministry of Trade

1. To draft and submit to the Government and the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on trade activities in the tobacco domain.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade in, formulating, approving and publicizing a planning on tobacco product trading networks nationwide.

3. To guide in detail the competence and procedures for the grant, adjustment, extension and withdrawal of tobacco product trading permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To coordinate with functional state agencies in inspecting and handling organizations and individuals trading in tobacco products in violation of this Decree.

6. To coordinate with the Ministry of Industry in managing the quota-based import of tobacco raw materials.

Article 35.

Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To organize the printing, issue and allocation of stamps to enterprises in accordance with this Decree and current regulations. 2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Trade and the Ministry of Industry in, setting the minimum selling prices of tobacco products.

3. To guide the setting up and use of funds for growing and processing tobacco raw materials.

Article 36.

Responsibilities of the Ministry of Health

l To draft and submit to the Government or the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on foodstuff hygiene and safety and prevention and fighting of tobacco harms.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 37.

Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within ambit of their powers, coordinate with the Ministry of Industry, the Ministry of Trade and the Ministry of Finance in exercising the state management of tobacco trade.

Article 38.

Responsibilities of provincial/municipal People's Committees

1. To perform the state management of the tobacco industry and handle issues falling within their competence in localities under their management.

2. Coordinate with the Ministry of Industry in implementing the undertaking on reorganization of tobacco enterprises in localities under their management.

3. To inspect the production and consumption of tobacco raw materials and circulation of tobacco products in localities under their management.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 39.

Acts in violation of legal provisions on tobacco production and trade

1. Producing or trading in tobacco without permits.

2. Producing or trading in smuggled tobacco products, counterfeit tobacco, tobacco products of trademarks not protected in Vietnam, not up to Vietnamese quality standards, of poor quality or with expired use duration, which fail to comply with labeling regulations or bear no stamps as prescribed by law.

3.Using, liquidating, importing, exporting, re-exporting or selling tobacco machinery and equipment in contravention of this Decree and law.

4. Producing tobacco products in excess of permitted production output.

5. Failing to comply with legal provisions on hygiene and safety of tobacco products, prevention and fighting of tobacco's harms.

6. Selling, purchasing or assigning tobacco product stamps.

7. Illegally selling, purchasing or assigning cigarette paper.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Selling tobacco to persons under 18 years of age.

10. Selling tobacco at head offices, schools, hospitals, cinemas, houses for art performances, sport competition gymnasiums, on streets or at other public places prescribed by law.

11. Advertising, conducting trade promotion with tobacco in any form.

12. Sponsoring cultural, artistic, sport or other activities in association with tobacco advertisement.

13. Selling tobacco through vending machines via the Internet or by telephone.

14. Other violations prescribed by law.

Article 40.

Handling of violations

Organizations and individuals committing acts in violation of law on tobacco production and trade shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administrative sanctioned or examined for penal liability, and pay compensations for damage in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 41.

Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Government's Decree No. 76/2001/ND-CP dated October 22, 2001, on tobacco production and trade.

2. Organizations and individuals lawfully conducting tobacco production and trading activities before the effective date of this Decree may continue operation and be considered for the grant of permits or eligibility certificates for production and trade in accordance with this Decree.

Article 42.

Implementation organization and responsibility

1. The Ministry of Industry shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 119/2007/NĐ-CP ngày 18/07/2007 về sản xuất và kinh doanh thuốc lá

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


21.472

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.68.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!