BỘ
NỘI THƯƠNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13-NT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1984
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ NỘI THƯƠNG SỐ 13-NT NGÀY 29-12-1984 HƯỚNG DẪN VỀ CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN.
Thi hành Nghị quyết số 86-HĐBT
ngày 4-8-1983 của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của
cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện. Bộ Nội thương hướng dẫn cụ thể
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của phòng thương nghiệp huyện,
quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) như sau:
I. VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG CỦA PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN.
Phòng thương nghiệp huyện là cơ
quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân huyện, đồng thời là cơ quan cấp dưới của Sở
thương nghiệp thuộc hệ thống Bộ Nội thương.
Phòng thương nghiệp huyện chịu sự
chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của Uỷ ban Nhân dân huyện và chịu sự chỉ đạo theo
ngành của Sở thương nghiệp, thực hiện các chức năng:
- Quản lý hành chính Nhà nước đối
với các thành phần thương nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện và quản lý thị
trường huyện;
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện chính sách, chế độ, kế hoạch và phương thức mua bán hàng hoá, các mặt nghiệp
vụ kinh doanh đối với các tổ chức kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa
trên địa bàn huyện.
Phòng thương nghiệp huyện được sử
dụng con dấu riêng theo mẫu và thể thức quy định của Nhà nước.
II. NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN CỦA PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN
1. Về công tác quy hoạch, kế
hoạch thương nghiệp:
a. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể
của địa phương và sự hướng dẫn của Sở thương nghiệp, xây dựng quy hoạch thương
nghiệp huyện, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế về sản xuất, lưu thông, cải
tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường trong huyện.
b. Hướng dẫn các tổ chức kinh
doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Nhân dân
huyện, xây dựng kế hoạch trên cơ sở số kiểm tra của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành
phố giao cho Uỷ ban Nhân dân huyện và theo sự hướng dẫn của Sở thương nghiệp.
Sau khi Uỷ ban Nhân dân huyện
giao kế hoạch cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh, phòng thương nghiệp huyện
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.
Phòng thương nghiệp huyện được
tham gia xét duyệt hoàn thành kế hoạch của các đơn vị kinh doanh thương nghiệp.
c. Xây dựng mạng lưới thương
nghiệp hợp lý về thu mua, bán lẻ, ăn uống và dịch vụ của các tổ chức kinh doanh
thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện và ở từng khu vực kinh tế - kỹ
thuật trong huyện. Tổ chức việc điều hoà phối hợp và kiểm tra sự thực hiện bố
trí mạng lưới của các tổ chức đó. Chỉ đạo việc bố trí, sắp xếp và quản lý các
hoạt động của các chợ trong huyện.
2. Về chính sách, nghiệp vụ
kinh doanh thương nghiệp:
a. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức
kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa hoạt động trên địa bàn huyện thực hiện
các chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước về thương nghiệp và phương thức mua
bán hàng hoá.
b. Kiểm tra, giám sát các tổ chức
kinh doanh thương nghiệp xã hội chủ nghĩa thực hiện các chế độ về nghiệp vụ kỹ
thuật kinh doanh (kể cả quy định về giờ giấc đóng mở cửa hàng, quy trình thao
tác và thái độ phục vụ khách hàng...) và nghiệp vụ quản lý, các quy định của
Nhà nước và của ngành dọc cấp trên về phân công kinh doanh ngành hàng trên địa
bàn huyện.
c. Giúp đỡ các tổ chức kinh
doanh thương nghiệp của trung ương, tỉnh, thành phố đóng tại địa phương trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, giám sát, kiểm tra các tổ chức
cơ sở này trong việc chấp hành các chính sách pháp luật về thương nghiệp của
Nhà nước.
3. Về công tác cải tạo và quản
lý thị trường:
a. Phối hợp với các ngành và
đoàn thể tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa đối
với thương nghiệp tư doanh, sắp xếp bố trí lại những người buôn bán nhỏ và chuyển
dần họ sang sản xuất; thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm xoá bỏ tư sản
thương nghiệp và bọn đầu cơ buôn lậu; kinh doanh trái phép trên địa bàn huyện.
b. Thực hiện các biện pháp để quản
lý thống nhất toàn bộ thị trường trên địa bàn huyện, bao gồm thị trường có tổ
chức và thị trường tự do.
c. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm
tra việc thực hiện công tác quản lý kinh doanh thương nghiệp và quản lý thị trường
trên địa bàn xã, thị trấn và các chợ trong huyện.
4. Về công tác cán bộ:
a. Kiểm tra, giám sát các đơn vị
kinh doanh thương nghiệp thuộc quyền quản lý của Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện
đúng các chính sách, chế độ của Đảng và Chính phủ đối với cán bộ, công nhân
viên thương nghiệp, nhất là trong việc sử dụng điều động, tuyển dụng và đãi ngộ.
b. Tham gia ý kiến với Ban tổ chức
huyện về công tác quy hoạch và quản lý cán bộ, đào tạo cán bộ của ngành ở huyện,
nhất là việc đào tạo theo phương pháp kèm cặp trong thực tế công tác.
III. TỔ CHỨC
BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN
Phòng thương nghiệp huyện do một
trưởng phòng phụ trách. Giúp việc trưởng phòng có từ một đến hai phó trưởng
phòng.
Tuỳ theo đặc điểm về lưu thông
hàng hoá của từng huyện mà Uỷ ban Nhân dân huyện xác định biên chế cụ thể của
phòng thương nghiệp huyện từ 5 đến 8 người (không kể các đội quản lý thị trường
và quản lý chợ đã có biên chế riêng).
Cán bộ chủ chốt và cán bộ nghiệp
vụ chuyên môn của phòng nhất thiết phải có trình độ chuyên môn thương nghiệp ít
nhất từ trung học trở lên.
Các đội quản lý thị trường, quản
lý chợ, với số lượng biên chế cụ thể do phòng thương nghiệp huyện đề nghị, Uỷ
ban Nhân dân huyện quyết định thành lập. Các tổ chức này do phòng thương nghiệp
huyện trực tiếp chỉ đạo.
IV. CÁC MỐI
QUAN HỆ CHỦ YẾU CỦA PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN
1. Với Uỷ ban Nhân dân huyện
Phòng thương nghiệp huyện chịu
trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân huyện thực hiện hai chức năng và bốn nhiệm vụ
như quy định ở phần I và phần II trên đây, và chấp hành các nghị quyết, chỉ thị,
quyết định của Uỷ ban Nhân dân huyện về các hoạt động thương nghiệp.
Phòng có trách nhiệm báo cáo kịp
thời tình hình hoạt động thương nghiệp, các vấn đề phát sinh trong kinh doanh về
các mặt thực hiện chính sách, chế độ, nghiệp vụ kinh doanh thương nghiệp, cải tạo
thương nghiệp tư doanh, quản lý thị trường trên địa bàn huyện và đề xuất hướng
giải quyết để Uỷ ban Nhân dân huyện chỉ đạo kịp thời.
2. Với Sở thương nghiệp:
Là cơ quan cấp dưới thuộc hệ thống
ngành của Sở thương nghiệp, phòng thương nghiệp huyện chịu trách nhiệm trước Sở
thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các chính
sách, chế độ của Nhà nước về thương nghiệp, phương thức mua bán hàng hoá, nghiệp
vụ kỹ thuật kinh doanh và các định mức kinh tế - kỹ thuật thương nghiệp.
Phòng có trách nhiệm tổng hợp và
báo cáo tình hình thị trường, tình hình hoạt động kinh doanh thương nghiệp và
những vụ việc phát sinh trong kinh doanh của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa ở
huyện cho Sở thương nghiệp để Sở có những hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời.
3. Với các phòng, ban chuyên
môn của Uỷ ban Nhân dân huyện:
Là những cơ quan cùng cấp, phòng
thương nghiệp có quan hệ phối hợp, hợp tác và tuỳ thuộc lẫn nhau. Riêng đối với
một số mặt công tác của một số phòng, ban sau đây, sự phối hợp đòi hỏi phải thường
xuyên và chặt chẽ:
- Với ban kế hoạch, phòng thống
kê, các phòng công nghiệp, phòng nông nghiệp... về công tác lập quy hoạch ngành
trên cơ sở quy hoạch tổng thể của toàn huyện.
- Với ban kế hoạch và phòng thống
kê về xây dựng, phân bổ điều chỉnh, kiểm tra, theo dõi và xét duyệt hoàn thành
kế hoạch thương nghiệp.
- Với phòng tài chính và ngân
hàng Nhà nước huyện về thực hiện các chính sách, chế độ quản lý vốn, vật tư,
hàng hoá, giá cả và tiền mặt của các đơn vị kinh doanh thương nghiệp.
- Với ban tổ chức chính quyền
huyện về công tác quy hoạch, bồi dưỡng và quản lý cán bộ thương nghiệp như nội
dung đã phân cấp cho huyện.
4. Với các đơn vị kinh doanh
thương nghiệp ở huyện:
Phòng thương nghiệp không phải
là cơ quan cấp trên của các tổ chức kinh doanh thương nghiệp, nhưng phòng là cơ
quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân huyện và cơ quan quản lý ngành dọc của Sở
thương nghiệp. Phòng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra những nội
dung như đã quy định ở phần II về nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.
Phòng không trực tiếp điều hành
các hoạt động kinh doanh thương nghiệp.
Các tổ chức kinh doanh thương
nghiệp có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
của phòng thương nghiệp, đồng thời báo cáo đầy đủ kịp thời tình hình hoạt động
kinh doanh cho phòng.
Căn cứ vào thông tư này Uỷ ban
Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và Sở thương nghiệp
hướng dẫn và có kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy phòng thương nghiệp huyện, quận,
thị xã nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý công tác thương nghiệp ở các cấp đó
trong giai đoạn hiện nay.
Thông tư này áp dụng cho tất cả
các huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh trong cả nước và được phổ
biến cho các đơn vị kinh doanh thương nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh.