Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 07/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNG Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Phú Bình
Ngày ban hành: 03/06/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ NGOẠI GIAO

********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNG

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NGOẠI GIAO SỐ 07/2004/TTLT/BLĐTBXH-BNG NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐĐIỀU KHOẢN THUỘC NGHỊ ĐỊNH 183/CP NGÀY 18/11/1994 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH VỀ CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Thực hiện các Điều 134, 135, 135a và Điều 184 Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2002, các Điều 7, 9, 10 và 23 Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Điều 4, 5, 7, 12, 15, 20 Nghị định 183/CP ngày 18/11/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nêu trên, Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao hướng dẫn các cơ quan Đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi lắt là cơ quan Đại diện), các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài thực hiện như sau:

I. TÊN GỌI

Các Ban Quản lý lao động, Bộ phận Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài hiện nay thuộc các cơ quan Đại diện có tên gọi thống nhất là Ban Quản lý lao động và chuyên gia thuộc Đại sứ quán nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ban Quản lý lao động). Tên giao dịch tiếng Anh là LABOUR MANAGEMENT SECTION OF THE EMBASSY OF S.R. VIETNAM (nơi nào không có Đại sứ quán thì gọi theo tên của cơ quan Đại diện).

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:

1. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và người đứng đầu cơ quan Đại diện phân công.

2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu tiếp nhận lao động, chính sách và phương thức nhận lao động nước ngoài của nước sở tại để đề xuất với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ trương, chính sách và giải pháp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cùng với mô hình quản lý phù hợp.

3. Hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng theo đúng pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.

4. Thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam; thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép tiếp nhận lao động nước ngoài của đối tác.

5. Hướng dẫn, kiểm tra Đại diện các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến cung ứng, tiếp nhận lao động và giải quyết các tranh chấp; thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động, của doanh nghiệp, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan đại diện, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Nghiên cứu, đề xuất những biện pháp thúc đẩy phát triển quan hệ và triển khai các hoạt động hợp tác với nước sở tại trong lĩnh vực lao động và xã hội; Thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ và kết quả hợp tác trong lĩnh vực lao động với nước bạn theo sự chỉ đạo của Cục Quản lý lao động ngoài nước và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cơ quan Đại diện.

7. Xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, tin cậy lẫn nhau với các bộ phận thuộc cơ quan đại diện và với các cơ quan hữu quan của nước sở tại.

8. Căn cứ vào đặc điểm công tác của từng địa bàn và hướng dẫn cụ thể của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hàng năm lập dự toán kinh phí hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và báo cáo quyết toán với Cục Quản lý lao động ngoài nước.

III. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY:

1. Ban Quản lý lao động chịu sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về công tác chính trị đối ngoại và quản lý nội bộ của người đứng đầu cơ quan Đại diện, đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ và chuyên môn của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trưởng Ban Quản lý lao động có trách nhiệm thông báo với người đứng đầu cơ quan Đại diện những chủ trương, chỉ thị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, xin ý kiến về các chương trình, kế hoạch công tác, chủ trương và báo cáo kết quả thực hiện, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan Đại diện để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp cấp bách cần xử lý các công việc thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành, nếu cơ quan chuyên ngành trong nước có ý kiến khác với ý kiến của người đứng đầu cơ quan Đại diện nhưng chưa kịp trao đổi, thống nhất thì Ban Quản lý lao động thực hiện quyết định của người đứng đầu cơ quan Đại diện; người đứng đầu cơ quan Đại diện sau đó phải báo cáo ngay với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thủ trưởng cơ quan chuyên ngành ở trong nước.

2. Ban Quản lý lao động có thể gồm viên chức ngoại giao từ Tuỳ viên đến Tham tán và một số chuyên viên. Việc xét bổ nhiệm chức ngoại vụ giao căn cứ vào nhu cầu công tác tại địa bàn, năng lực, phẩm chất cán bộ.

Tại những địa bàn trọng điểm, Trưởng Ban Quản lý lao động được cử là cán bộ cấp Cục, Vụ, chuyên viên cao cấp được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét, bổ nhiệm chức vụ Tham tán. Các cán bộ được cử Làm Trưởng ban Quản lý lao động phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, trình độ đại học trở lên, nắm được các chủ trương, đường lối phát triển của ngành lao động - thương binh và xã hội, hiểu biết nước sở tại và nắm vững quan hệ hợp tác hai bên, có khả năng độc lập xử lý công việc, sử dụng thông thạo tiếng địa phương hoặc ít nhất 1 ngoại ngữ thông dụng ở nước sở tại, nắm được các quy định về ngoại giao và có khả năng giao tiếp tốt.

Trường hợp đặc biệt nằm ngoài các tiêu chuẩn trên sẽ do Lãnh đạo hai Bộ thoả thuận quyết định.

3. Ban Quản lý lao động có con dấu và tài khoản tiêng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trưởng Ban Quản lý lao động chịu trách nhiệm quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, tài chính và hồ sơ tài liệu theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước

4. Ban Quản lý lao động sử dụng kinh phí hoạt động riêng theo quy định của Chính phủ.

IV. VIỆC CỬ VÀ ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ SANG CÔNG TÁC TẠI BAN QUẢN LÝ LAO ĐỘNG

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ vào chỉ tiêu biên chế được Thủ tướng Chính phủ duyệt và tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Nghị định 183/CP ngàỵ 18/11/1994 của Chính phủ xét chọn và quyết định nhân sự cụ thể giới thiệu sang Bộ Ngoại giao.

Sau khi nhận được danh sách giới thiệu, Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra theo yêu cầu tiêu chuẩn hiện hành, quyết định bổ nhiệm chức vụ ngoại giao cho cán bộ cử sang công tác tại Ban Quản lý lao động thuộc cơ quan Đại diện.

Chức vụ ngoại giao cho cán bộ được cử đi công tác tại Ban Quản lý lao động do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, nhu cầu công tác và năng lực phẩm chất của cán bộ, phù hợp với Pháp lệnh về cơ quan Đại diện ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Nhiệm kỳ công tác của các cán bộ Ban Quản lý lao động là 3 năm.

Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, trên cơ sở ý kiến của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ Ban Quản lý lao động sau khi tham khảo ý kiến của người đứng đầu cơ quan đại diện. Thời gian kéo dài không quá 18 tháng. Người được kéo dài nhiệm kỳ công tác được hưởng chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp may mặc và các chế độ khác do Nhà nước quy định phù hợp với thời gian được kéo dài.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, các cơ quan đại diện cần báo cáo Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - thương binh và xã hội để phối hợp giải quyết.

Nguyễn Lương Trào

(Đã ký)

Nguyễn Phú Bình

(Đã ký)

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIR
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 07/2004/TTLT-BLDTBXH-BNG

Hanoi, June 03, 2004

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 183/CP OF NOVEMBER 18, 1994 DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON FOREIGN-BASED REPRESENTATION OFFICES OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM IN THE FIELD OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

In furtherance of Articles 134, 135, 135a and 184 of the 2002 amended and supplemented Labor Code, Articles 7, 9, 10 and 23 of the Ordinance on Representation Offices of the Socialist Republic of Vietnam and Articles 4, 5, 7, 12, 15 and 20 of the Government's Decree No. 183/CP of November 18, 1994 detailing the implementation of the above-said Ordinance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Foreign Affairs hereby jointly guide representation offices of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter called the representation offices for short) and Boards for Management of Vietnamese Laborers Overseas to implement them as follows:

I. APPELLATION

The Labor Management Boards and the current sections for management of Vietnamese laborers overseas under the Representation Offices are uniformly appelled the Labor Management Section of the Embassy of the S.R. Vietnam (in areas where the embassies are unavailable, it is named after the Representation Offices; hereinafter called the Labor Management Section for short).

II. TASKS AND POWERS

1. To perform tasks assigned by the State management agencies in charge of labor export and the heads of the Representation Offices.

2. To study and inquire into the markets, labor demands, policies and modes of accepting foreign labor of the host countries in order to propose to the Overseas Labor Management Department of the

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To appraise conditions and feasibility of contracts on acceptance of Vietnamese labor; to appraise the legal person status and the foreign labor accepting permits of partners.

5. To guide and check representatives of Vietnamese enterprises overseas, to handle arising matters related to labor supply and reception and settle disputes; to take measures to protect the lawful rights and interests of laborers and enterprises; in cases they fall beyond their competence, to report them to the heads of the Representation Offices, the director of the Overseas Labor Management Department and/or the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs for directing opinions.

6. To study and propose measures to boost ties and deploy activities of cooperation with the host countries in the labor and social affairs domain; to regularly report on the situation, progress and results of cooperation in the labor domain with the host countries under the direction of the Overseas Labor Management Department and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs through Representation Offices.

7. To build up the relations of friendship, cooperation and mutual understanding with various sections of the Representation Offices and the concerned agencies of the host countries.

8. Based on the working characteristics of each locality and the specific guidance of the Overseas Labor Management Department, to annually estimate the operation funding for the performance of assigned tasks and reports on settlement with the Overseas Labor Management Department.

III. WORKING REGIME AND ORGANIZATIONAL APPARATUS

1. The Labor Management Sections submit to the personal and constant direction of the heads of the Representation Offices regarding external political work and internal management, and at the same time to the professional direction of the Overseas Labor Management Department, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. The heads of the Labor Management Sections have the responsibility to notify the heads of the Representation Offices the undertakings and directives of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, ask for their opinions on working programs, plans, undertakings and report on the implementation results, and at the same time make full use of the Representation Offices' support to fulfill their assigned tasks. In case of urgency to handle affairs belonging to the specialized management fields, if the specialized agencies at home hold opinions different from those of the heads of the Representation Offices while exchange of ideas has not yet been made and agreement has not yet been reached, the Labor Management Sections shall comply with the opinions of the heads of the Representation Offices; later the heads of the Representation Offices must immediately report thereon to the Foreign Minister and the heads of the specialized agencies at home.

2. The Labor Management Sections may consist of diplomats ranking from attaché to counselor and a number of specialists. The consideration of appointment of diplomatic titles shall be based on the working demands in the areas and the capabilities and qualities of officials.

In key areas, the appointed heads of the Labor Management Sections shall be department-level leading officials or senior specialists, considered and appointed to the rank of counselor by the Foreign Minister. The officials appointed to be heads of the Labor Management Sections must possess good political quality and morality, have university or higher degree, firmly grasp the development policies and lines of the labor, war invalids and social affairs sector, have knowledge about the host countries and firmly grasp the bilateral relationship of cooperation, have the capability to independently handle affairs, are fluent in the local languages or at least one common foreign language in the host countries, firmly grasp the regulations on diplomacy and have good communications skills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Labor Management Sections have their own seals and accounts under the current regulations of the State. The Labor Management Section heads shall have to manage their respective personnel, material foundations, finance and documental dossiers strictly according to the current regulations of the State.

4. The Labor Management Sections shall use their own operation fundings according to the Government's regulations.

IV. THE APPOINTMENT AND MOBILIZATION OF OFFICIALS TO WORK IN LABOR MANAGEMENT SECTIONS

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall base itself on the payroll norms approved by the Prime Minister and the criteria prescribed in Article 5 of the Government's Decree No. 183/CP of November 18, 1994 to consider, select and decide on specific personnel for recommendation to the Ministry of Foreign Affairs.

After receiving the lists of recommended persons, the Ministry of Foreign Affairs shall have to organize tests as required by the current standards, decide on the appointment to diplomatic ranks of officials sent to work in the Labor Management Sections of the Representation Offices.

The diplomatic ranks conferred on officials sent to work in Labor Management Sections shall be decided by the Foreign Minister on the basis of the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the working demands and the officials' capability and quality, compatible with the Ordinance on the Socialist Republic of Vietnam's Diplomatic Missions overseas.

2. The term of office of the Labor Management Section officials is 3 years.

In special cases, prompted by working demands and based on the opinion of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Foreign Minister shall decide to extend the term of office of officials of Labor Management Sections after consulting with the heads of the Representation Offices. The extension duration shall not exceed 18 months. The persons eligible for office term extension are entitled to enjoy the cost-of-living allowances, apparel allowances and other regimes prescribed by the State in compatibility with the extended duration.

V. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If any problems arising in the course of implementation, the Representation Offices shall report them to the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for coordination in the settlement thereof.

 

FOR THE MINISTER OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
STANDING VICE-MINISTER




Nguyen Luong Trao

FOR THE MINISTER OF FOREIGN AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Phu Binh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2004/TTLT-BLĐTBXH-BNG ngày 03/06/2004 hướng dẫn Nghị định 183/CP 1994 thi hành Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và xã hội do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.901

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.76.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!