BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
4202/TB-BNN-VP
|
Hà Nội, ngày 10
tháng 7 năm 2008
|
THÔNG
BÁO
VỀ Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ SƠ
KẾT CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG
CUỐI NĂM 2008 CỦA BỘ
Ngày 3 tháng 7 năm
2008, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác chỉ đạo điều
hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2008 của Bộ. Tham
dự cuộc họp có các Thứ trưởng; lãnh đạo các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra, Đảng
uỷ cơ quan Bộ, Công đoàn cơ quan Bộ; Ban Đổi mới và quản lý doanh nghiệp; các
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ lợi; các Trung tâm: Tin học
và Thống kê, Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Khuyến nông - Khuyến
ngư Quốc gia, Tiếp thị triển lãm Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo Nông
nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp; các Trường: Đại học Lâm nghiệp, Đại học
Thủy lợi, Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Cao đẳng Thủy sản;
các Viện: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Chính sách và chiến lược Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Khoa học Lâm nghiệp, Khoa học Thủy lợi, Điều tra Quy
hoạch rừng, Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1,
Nghiên cứu Hải sản;
Sau khi nghe các
đơn vị báo cáo và ý kiến các đại biểu dự họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận:
1. Trong 6
tháng đầu năm 2008, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thiên tai, dịch
bệnh,…Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ đã theo dõi sát sao diễn biến thực tiễn, nỗ
lực chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch, giải quyết kịp thời các bức xúc,
khó khăn; nhờ vậy, nhiều lĩnh vực sản xuất nông lâm thủy sản phát triển mạnh; dịch
bệnh được kiểm soát, giá trị kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tiếp tục tăng mạnh,
góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định kinh tế - xã hội nói chung. Các lĩnh
vực nổi bật là: sản xuất lương thực tăng mạnh, riêng sản lượng lúa tăng 1 triệu
tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 25%, riêng cá tra tăng 50%, tốc độ trồng
rừng đạt khá, nhất là trồng rừng sản xuất; giá trị xuất khẩu toàn ngành đạt
7,65 tỷ USD, tăng 24,8%... so với cùng kỳ 2007; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
đạt khá cả nguồn vốn ngân sách tập trung do Bộ quản lý và vốn Trái phiếu Chính
phủ, cải cách hành chính có nhiều tiến bộ.
2. Tuy vậy,
vẫn còn nhiều tồn tại trong chỉ đạo điều hành, nhiều công việc thực hiện chậm,
một số lĩnh vực tăng trưởng chưa cao (lĩnh vực chăn nuôi chỉ tăng 0,03%, sản lượng
khai thác thủy sản giảm 0,3% so với cùng kỳ 2007, mặc dù giá trị kim ngạch xuất
khẩu tăng nhưng chủ yếu do tăng giá còn sản lượng xuất khẩu nông lâm sản tăng
chậm); trong thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, còn 2 nhiệm vụ chưa
thực hiện tốt: đào tạo nguồn nhân lực và việc xây dựng hệ thống thể chế của
ngành thực hiện chậm (các chương trình, đề án, văn bản quy phạm pháp luật đã
đăng ký thực hiện chưa tốt, mới đạt 30%).
3. Để đảm bảo
hoàn thành các nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng cuối năm và cả năm 2008, công tác chỉ
đạo điều hành của các đơn vị thuộc Bộ cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng
tâm như sau:
3.1. Về trồng trọt
- bảo vệ thực vật:
* Cục Trồng trọt:
- Phối hợp các địa
phương, chỉ đạo sản xuất thắng lợi vụ Hè Thu, vụ Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu
Long và Nam Trung bộ; chỉ đạo sát sao việc xuống giống, phòng tránh thiên tai
cho vụ Mùa và triển khai vụ Đông ở miền Bắc và Bắc Trung bộ;
- Chỉ đạo sát sao
các địa phương phát triển mía, cao su, chè, cà phê, cây ăn trái để có sản lượng
cao phục vụ xuất khẩu 6 tháng cuối năm; có kết luận sớm về việc phát triển cao
su ở Tây Bắc; tháo gỡ khó khăn trong việc trồng mới cao su ở Tây Nguyên.
* Cục Bảo vệ thực vật
- Theo dõi sát
sao, chỉ đạo mạnh mẽ, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra trên diện rộng gây thiệt
hại cho cây trồng.
3.2. Về chăn nuôi -
thú y:
* Cục Thú y:
- Tiếp tục chỉ đạo
các địa phương tập trung phòng chống dịch bệnh, kiểm soát dịch bệnh, cấp bổ
sung vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm ở những nơi cần thiết, chú ý vùng
đồng bào miền núi; phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh.
* Cục Chăn nuôi:
- Chỉ đạo quyết liệt
để phát triển chăn nuôi 6 tháng cuối năm, phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng của
lĩnh vực chăn nuôi là 5-6% trong năm 2008, trong đó ưu tiên hàng đầu là đảm bảo
về giống, triển khai mạnh chương trình thụ tinh nhân tạo, chủ động ngay từ bây
giờ chỉ đạo phòng chống rét cho gia súc gia cầm, đảm bảo đủ thức ăn cho chăn
nuôi, làm việc với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi để tháo gỡ các khó
khăn, phối hợp với Cục Thú y để chủ động phòng chống dịch bệnh.
3.3. Về thuỷ sản:
* Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thuỷ sản:
- Chỉ đạo đẩy mạnh
sản xuất trên biển; tiếp tục triển khai nhanh Quyết định 289/2008/QĐ-TTg ngày
18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, giúp ngư dân nhanh chóng
đưa tàu đi khai thác hải sản, chú ý theo dõi, tháo gỡ khó khăn của từng khu vực
cụ thể;
- Triển khai nhanh
Dự án thông tin nghề cá, chỉ đạo thường xuyên liên tục để nắm bắt các thông tin
về người và tàu cá hoạt động trên biển, phục vụ cho công tác quản lý, phòng
tránh thiên tai;
- Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền cho ngư dân tuân thủ luật pháp quốc tế và nước ngoài để giảm
và tránh tình trạng ngư dân bị bắt giữ ở vùng biển nước ngoài, dự thảo Chỉ thị
của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc này;
- Tiếp tục phát
huy và làm tốt việc thông tin dự báo ngư trường, mùa vụ khai thác, nguồn lợi hải
sản; phối hợp chặt chẽ với Đài Tiếng nói Việt Nam để thông báo ngư trường tới
ngư dân.
* Cục Nuôi trồng thuỷ sản:
- Theo dõi sát sao,
nắm chắc và có thông tin đúng về tình hình nuôi cá tra; phối hợp với Cục Chế biến
thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối xử lý, giải quyết vướng mắc trong sản
xuất và tiêu thụ cá tra; phối hợp với các Hội, Hiệp hội để giải quyết, đảm bảo
lợi ích của cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu;
- Tăng cường quản
lý thức ăn cho nuôi thủy sản; chỉ đạo áp dụng kỹ thuật để hạ giá thành sản xuất
trong nuôi trồng thủy sản;
- Phối hợp với các
địa phương để chỉ đạo triển khai nhanh các chủ trương và biện pháp của Bộ về
chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thủy sản, phát triển cả tôm Sú và tôm Thẻ chân trắng.
* Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy
sản và nghề muối:
- Chủ động phối hợp
với các Bộ, Ngành liên quan để tham mưu chỉ đạo nhập nguyên liệu phục vụ chế biến
xuất khẩu thủy sản khi cần, nhưng không để ảnh hưởng đến nghề nuôi trong nước.
* Cục Thú y
- Hình thành nhanh
hệ thống thú y thủy sản; tăng cường quản lý kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh lây
lan vào Việt Nam qua việc nhập khẩu thuốc, giống phục vụ nuôi thủy sản.
4. Về lâm
nghiệp:
* Cục Lâm nghiệp:
- Tiếp tục đôn đốc
các địa phương phát triển trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng ;
đề xuất tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển rừng sản
xuất; phối hợp với Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối tháo
gỡ khó khăn vướng mắc, đảm bảo yêu cầu phát triển ngành chế biến lâm sản.
* Cục Kiểm lâm:
- Chỉ đạo quyết liệt
công tác bảo vệ rừng, chống phá rừng và phòng chống cháy rừng;
- Phối hợp với Ban
Đổi mới và quản lý doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn trong công tác sắp xếp các
Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, nhất là giải quyết các vấn đề về đất đai;
đẩy mạnh giao đất, giao rừng.
3.5. Về Thủy lợi-
Đê điều
* Cục Thủy lợi:
- Triển khai mạnh công
tác quản lý thủy nông;
- Tập trung chỉ đạo
đảm bảo an toàn hồ chứa, kiểm tra quy trình vận hành của các hồ chứa, chỉ đạo
các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đôn đốc, giám sát triển khai nhanh
các công trình vốn trái phiếu Chính phủ, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long.
* Cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt
bão:
- Tổ chức đi kiểm
tra công tác tu bổ đê điều và phương án phòng chống lụt bão của các địa phương
để chủ động trước mùa mưa bão; theo dõi sát sao, tham mưu chỉ đạo xử lý kịp thời
các tình huống đột xuất khi có thiên tai xảy ra.
3.6 Về chế biến,
thương mại
* Cục Chế biến,
thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối:
- Theo dõi sát
tình hình thị trường muối để có điều chỉnh cung cầu phù hợp, giữ giá muối ổn định tạo
động lực cho sản xuất; tham mưu cho Bộ có Thông cáo báo chí liên quan đến sản
xuất, thị trường, giá cả muối, nhập khẩu muối và quản lý nhà nước về muối của Bộ;
- Chủ trì, phối hợp
với Vụ Kế hoạch và các Cục theo dõi sát tình hình giá cả thị trường nông sản và
vật tư nông nghiệp để có chỉ đạo phù hợp, ổn định giá cả, hài hòa các lợi ích của
người sản xuất và tiêu dùng;
- Phối hợp với Cục
Quản lý chất lượng, nông lâm sản và thủy sản nghiên cứu kỹ Hiệp định SPS để bảo
hộ hàng sản xuất trong nước phù hợp yêu cầu Hiệp định trong điều kiện hội nhập.
3.7 Về Phát triển
nông thôn:
* Cục Kinh tế hợp tác và PTNT:
- Rà soát lại chính sách di dân tái định cư, chính sách đối với đồng bào
vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc, tham mưu cho Bộ trình Thủ tướng quyết định
sửa các định mức, đơn giá không còn phù hợp.
3.8. Về đầu tư xây
dựng cơ bản
* Cục Quản lý xây dựng
công trình:
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Các Ban CPO chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn
trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản vốn ngân
sách tập trung; tháo gỡ kịp thời các vướng mắc việc thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản từ nguồn vốn ODA và vốn sự nghiệp khoa học;
- Phối hợp, chỉ đạo các Ban CPO hướng dẫn về thủ tục hồ sơ xây dựng cơ bản;
chỉ đạo xử lý các chủ đầu tư vi phạm về tiến độ thực hiện.
3.9. Vụ Khoa học
công nghệ và môi trường:
- Chủ động đề xuất đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ, phối hợp
chặt chẽ với Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư quốc gia, các Cục để nâng cao hiệu
quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ;
- Tham mưu, đề xuất việc nhập khẩu, khảo nghiệm nhanh một số giống cây trồng
biến đổi gen (trước mắt là ngô, đỗ tương, bông);
- Khẩn trương thực
hiện các thủ tục công nhận các kết quả nghiên cứu khoa học để nhanh chóng chuyển
giao vào sản xuất.
3.10. Thanh tra Bộ
- Tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, triển khai thanh
tra theo kế hoạch; xử lý dứt điểm các vụ việc kéo dài.
3.11 Về Tổ chức cán
bộ- cải cách hành chính- phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và các công việc trọng tâm khác:
* Vụ Tổ chức cán bộ:
- Chỉ đạo xây dựng đề án và đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực
cho ngành.
* Thủ trưởng các đơn vị:
- Chủ động
phối hợp với các địa phương, đôn đốc và giúp các địa phương hình thành nhanh hệ
thống các đơn vị theo ngành dọc nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Thông
tư liên tịch số 61/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Nội vụ;
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng chống tham nhũng; thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Bộ.
- Xây dựng kế hoạch
2009 và các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án đã đăng ký đúng
thời hạn, có chất lượng.
- Chủ động phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam và các cơ quan thông tấn
báo chí đẩy mạnh và chủ động về công tác thông tin tuyên truyền, đảm bảo đúng
quy chế phát ngôn của Bộ.
Văn phòng Bộ xin
thông báo để các đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ (®Ó b/c);
- Đảng uỷ cơ quan Bộ;
- Công đoàn cơ quan Bộ
- Các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ;
- Ban Đổi mới &QLDN;
- Các Trung tâm: KN-KNgư QG, TH&TK, QGNS& VSMTNT, Tiếp thị TL NN
&PTNT;
- Các Trường: Đại học Lâm nghiệp, Đại học Thủy lợi, Cán bộ quản lý
NN&PTNT I, Cao đẳng Thủy sản;
- Các Viện: Khoa học NN VN, CS& chiến lược NN&PTNT, KH Lâm nghiệp, KH
Thủy lợi, Điều tra Quy hoạch rừng, KT&QH Thủy sản, Nghiên cứu NTTS 1,
Nghiên cứu Hải sản;
- Các BQL dự án: NN, LN, TL;
- Các đ/c lãnh đạo VP;
- Lưu: VT, TH.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG
PHỤ TRÁCH VĂN PHÒNG
Nguyễn Minh Nhạn
|