BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
497/TB-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2007
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG TẠI CUỘC HỌP GIAO
BAN CÔNG TÁC AN TOÀN GIAO THÔNG THÁNG 9 NĂM 2007
Ngày 24 tháng 10 năm 2007, Thứ
trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm công tác an
toàn giao thông tháng 9 và triển khai các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao
thông của các cục, vụ và đơn vị có liên quan. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh
đạo và chuyên viên: các Cục trực thuộc Bộ, Vụ Vận tải, Thanh tra Bộ, Văn phòng
thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban Quản lý dự án An toàn giao
thông, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Viện chiến lược và phát triển giao
thông vận tải.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của
Vụ Vận tải về tình hình tai nạn giao thông và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ bảo
đảm an toàn giao thông tháng 9, báo cáo và kiến nghị của đại diện các đơn vị dự
họp, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã kết luận như sau:
Sau hơn 03 tháng triển khai Nghị
quyết 32/2007/NQ-CP, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã có nhiều tiến
bộ, tai nạn giao thông đã bước đầu được kiếm chế (9 tháng đầu năm 2007 so với
cùng kỳ năm 2006 đã giảm được về số vụ và số người bị thương), các vụ tai nạn
giao thông đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng đã giảm hẳn; một số giải pháp
tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP đã được triển khai thực hiện tốt như đội mũ bảo hiểm,
tổ chức giao thông đô thị, bổ sung các công trình phòng ngừa TNGT tại các vị
trí đèo dốc …, điều này cho thấy các cấp, các ngành đã có sự quan tâm và chỉ đạo
mạnh mẽ hơn đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được
vẫn còn một số tồn tại như: tiến độ thực hiện các đề án, giải pháp được giao
còn chậm, kém hiệu quả mà nguyên nhân là do công tác triển khai thiếu đồng bộ,
chỉ đạo chưa sát sao và nhất là công tác phối hợp giữa các cơ quan có liên quan
còn yếu kém và chưa chặt chẽ. Vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu các Cục, Vụ,
các cơ quan có liên quan phải tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hiện
các kế hoạch và giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện được mục tiêu kiềm chế TNGT,
cụ thể:
1. Cục Đường bộ
Việt Nam
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ
đã được giao tại các Thông báo giao ban trước mà triển khai còn chậm, chưa có
báo cáo.
- Tăng cường công tác quản lý
hành lang an toàn giao thông đường bộ, đặc biệt là phải triển khai mạnh mẽ các
giải pháp phòng chống các hiện tượng đấu nối trái phép, tái lấn chiếm hành lang
ATGT, phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay các trường hợp vi phạm, thông báo cho
chính quyền địa phương và yêu cầu xử lý tháo dỡ, nếu sau 15 ngày địa phương
không giải quyết thì chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ kiên quyết rào chắn để
bảo đảm ATGT, trước mắt tập trung làm trên Quốc lộ 1.
- Tiếp tục rà soát và lắp đặt
các công trình phòng ngừa TNGT tại các vị trí đèo dốc nguy hiểm; Xây dựng kế hoạch
cụ thể (có thời gian, lộ trình, biện pháp …) để giải quyết tổng thể các vị trí
đèo dốc nguy hiểm trên hệ thống quốc lộ trình Bộ trước tháng 12 năm 2007.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với
các Vụ có liên quan thuộc Bộ để triển khai “đề án giáo dục quản lý đạo đức người
lái xe”.
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án an
toàn giao thông của WB.
2. Cục Đường sắt
Việt Nam
- Tổ chức cuộc họp do Lãnh đạo Bộ
chủ trì, thành phần tham dự gồm Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt,
Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Tài chính, Vụ Vận tải để thống nhất kế hoạch và giải
pháp giải quyết triệt để 146 đường ngang nguy hiểm cần phải nâng cấp ngay mà Cục
Đường sắt Việt Nam đã báo cáo.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai mạnh
mẽ Nghị quyết 32/2007/NQ-CP trong ngành đường sắt, cụ thể là việc bảo vệ hành
lang an toàn giao thông đường sắt, bảo đảm an toàn chạy tàu, thực hiện biện
pháp rào chắn các đường ngang dân sinh bất hợp pháp, không bảo đảm an toàn;
Kiên trì thông báo yêu cầu chính quyền địa phương giải tỏa các vi phạm phát
sinh và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương làm đường gom, xử
lý các vấn đề ATGT đường sắt.
3. Cục Đường
sông Việt Nam
- Tham mưu chuẩn bị các nội dung
phục vụ cho hội nghị tổng kết việc tổng điều tra phương tiện thủy nội địa, sơ kết
đánh giá cuộc vận động thí điểm mặc áo phao khi đi đò qua sông và sơ kết thực
hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP trong ngành đường thủy nội địa dự kiến tổ chức
vào đầu tháng 12 tới và phải có các nội dung sau: các văn bản pháp luật cần ban
hành để quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy nội địa (Dự thảo
ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung); đánh giá thực tế kết quả cuộc vận động mặc
áo phao đồng thời đề xuất mô hình mới để bảo đảm ATGT cho người đi đò qua sông.
- Tiếp tục nghiên cứu trình Bộ
cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí hoặc kêu gọi vốn đầu tư (đưa vào dự án
giao thông nông thôn…) để nâng cao điều kiện ATGT của các bến đò ngang.
- Dự thảo tiêu chuẩn ngành về bến
khách ngang sông phù hợp với tình hình thực tế để làm cơ sở cho việc chấn chỉnh
các bến khách ngang sông; Dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý và bảo vệ hành
lang an toàn giao thông đường thủy nội địa trình Bộ trong năm 2007.
4. Cục Hàng hải
Việt Nam
Chủ trì phối hợp với các Vụ có
liên quan làm rõ kinh phí cứu hộ tàu thuyền trên biển.
5. Cục Đăng kiểm
Việt Nam
Báo cáo và đề xuất biện pháp để
tháo gỡ các vướng mắc trong việc đăng kiểm đối với xe 3 bánh các loại.
Đẩy nhanh tiến độ các đề án thực
hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ của ngành đăng kiểm
6. Vụ Vận tải
- Tổng hợp ý kiến góp ý của các
Bộ, ngành có liên quan về “kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao
thông đường bộ, đường sắt” và phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt
Việt Nam để chỉnh sửa, chú ý rà soát và làm rõ kinh phí cho từng hạng mục và
giai đoạn. Hoàn thành trình Bộ trong tuần đầu tháng 11 năm 2007 để trình Thủ tướng
Chính phủ.
- Đôn đốc Viện Chiến lược và
phát triển giao thông vận tải hoàn chỉnh trình Bộ “Đề án bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đến năm 2010” và thực hiện các thủ tục để Bộ trình Thủ tướng
Chính phủ trong tuần đầu tháng 11 năm 2007.
- Chủ trì phối hợp với các Cục,
Vụ có liên quan trình Bộ dự thảo văn bản hướng dẫn các loại xe công nông phải
loại bỏ sau ngày 01/01/2008 theo Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
- Tiếp tục họp bàn với các cơ
quan có liên quan để xử lý các vướng mắc về dự thảo thông tư liên tịch thẩm định
an toàn giao thông đối với công trình đường bộ trước khi đưa vào khai thác sử dụng.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ
Giao thông vận tải xin thông báo tới các cơ quan, đơn vị có liên quan biết để
triển khai thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT. Nguyễn Hồng Trường (để b/c);
- Các đơn vị dự họp;
- Lưu: VT, V.Tải (Đ)
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Công
|