Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 137/2006/QĐ-TTg “Chiến lược nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ đến 2020”

Số hiệu: 137/2006/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 14/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 137/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ ĐẾN NĂM 2020”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 22 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010;
Xét đề nghị của Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam đến năm 2020” kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Chiến lược:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b). A.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Gia Khiêm

 

 

CHIẾN LƯỢC

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

MỞ ĐẦU

Công nghệ vũ trụ (CNVT) là một lĩnh vực công nghệ cao được hình thành nhờ tích hợp nhiều ngành công nghệ khác nhau nhằm tạo ra các phương tiện như vệ tinh, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất, v.v… để khám phá, chinh phục và sử dụng khoảng không vũ trụ phục vụ lợi ích của con người.

Tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới. Bốn năm sau, vào tháng 4 năm 1961, con tàu vũ trụ đầu tiên do phi công vũ trụ người Nga Y. Gagarin điều khiển đã bay quanh trái đất. Tháng 7 năm 1969, nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Những sự kiện lịch sử này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ của loài người.

Qua gần 50 năm phát triển, ngày nay khoa học và công nghệ vũ trụ đã được ứng dụng hết sức rộng rãi và có hiệu quả thiết thực trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng, … của hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới, kể cả tại nhiều nước đang phát triển. Bước sang thế kỷ 21, một số nước đã đặt mục tiêu cao hơn: xây dựng căn cứ trên mặt trăng để khai thác và trung chuyển người lên sao Hoả.

Nhà nước ta đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ. Ngày 27 tháng 12 năm 1979, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 454/CP thành lập “Ủy ban Nghiên cứu vũ trụ Việt Nam” và giao cho Ủy ban thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị nội dung khoa học cho “Chuyến bay vũ trụ Liên Xô - Việt Nam”. Từ 23 đến 31 tháng 7 năm 1980, chuyến bay hỗn hợp Xô - Việt đã được thực hiện thành công. Phi công vũ trụ đầu tiên của Việt Nam Phạm Tuân đã cùng bay với nhà du hành vũ trụ Nga V.V Gorơbatcô và thực hiện một số thí nghiệm khoa học trong vũ trụ.

 Trong những năm qua, một số thành tựu của khoa học và công nghệ vũ trụ đã được triển khai ứng dụng ở nước ta, đặc biệt trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh, ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, phạm vi và hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai của đất nước.

Nhằm mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNVT, đưa CNVT phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nước, từ giữa năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”. Ngày 31 tháng 12 năm 2003, tại Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010” trong đó đã khẳng định CNVT là một trong các hướng công nghệ trọng điểm.

“Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” nhằm xác định mục tiêu, nội dung và giải pháp nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta và phân công thực hiện chiến lược giữa các Bộ, ngành, địa phương.

Nội dung của Chiến lược gồm 6 phần:

I. Tình hình phát triển và ứng dụng CNVT trên thế giới.

II. Tình hình và nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam.

III. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu của chiến lược.

IV. Nhiệm vụ.

V. Các giải pháp.

VI. Tổ chức thực hiện.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNVT TRÊN THẾ GIỚI

1. Các xu thế chính phát triển và ứng dụng của CNVT

a) Công nghệ vệ tinh ngày càng phát triển mạnh, được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả. Nhờ vệ tinh, ngày nay hàng tỷ người trên các châu lục khác nhau có thể liên lạc với nhau hoặc cùng theo dõi tức thời những sự kiện trọng đại của thế giới thông qua truyền hình, phát thanh,…. Vệ tinh còn tạo khả năng để người dân ở những vùng sâu, vùng xa có cơ hội học tập, chữa bệnh và thông tin liên lạc thuận tiện.

Trong lĩnh vực vệ tinh viễn thông, sẽ xuất hiện các vệ tinh thông tin liên lạc hiệu năng cao với nhiều dịch vụ mới, đặc biệt giải quyết vấn đề thông tin liên lạc giữa các vật thể đang cùng bay trong vũ trụ.

Ảnh của vệ tinh viễn thám ngày càng được hoàn thiện theo hướng nâng cao độ phân giải không gian, độ phân giải phổ và giảm thời gian chụp lặp lại. Các ảnh vệ tinh có độ phân giải cao và siêu cao (đến dưới 1m) trước đây chỉ được dùng trong quân sự nay đã được thương mại hoá và được sử dụng rộng rãi vào nhiều mục đích khác nhau.

Các vệ tinh nghiên cứu trở thành phương tiện không thể thiếu được trong nghiên cứu vật lý thiên văn, vật lý khí quyển và vật lý địa cầu. Hệ thống vệ tinh quan trắc trọng trường trái đất, quan trắc độ cao mực nước biển, nhiệt độ hoặc độ mặn của các vùng biển đạt độ chính xác rất cao cho phép xác định hoạt động thường ngày của bề mặt các đại dương. Các vệ tinh chuyên dụng quan trắc trường vật lý trái đất và các tham số khí tượng ngày càng phát triển, tạo ra một công cụ mới phục vụ nghiên cứu khoa học trái đất và nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu.

Công nghệ định vị nhờ vệ tinh đã đạt được độ chính xác cao, thiết bị gọn nhẹ và đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực như xây dựng lưới toạ độ trên mặt đất, dẫn đường cho hàng hải, hàng không, giao thông trên bộ và các loại vũ khí có điều khiển, quan trắc biến động vỏ trái đất, v.v…. Tại một số nước phát triển, thiết bị định vị nhờ vệ tinh được dùng rộng rãi trong phương tiện giao thông cá nhân.

Đặc biệt hiện nay, vệ tinh nhỏ được nhiều nước trên thế giới quan tâm do giá thành thấp mà vẫn đảm bảo các tính năng cần thiết. Xu thế hợp tác giữa các nước trong việc chia sẻ thông tin khai thác chùm vệ tinh nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến. Làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ là một trong những con đường đi vào CNVT có tính khả thi và phù hợp với các nước đang phát triển. Những năm gần đây nhiều nước đang phát triển đã lựa chọn công nghệ này để tiếp cận CNVT như Hàn Quốc, Malayxia, Thái Lan, Singapo, Indonesia, Algeria, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria,...

b) Sự tích hợp công nghệ viễn thám, công nghệ hệ thông tin địa lý và công nghệ định vị nhờ vệ tinh đã cho phép số hoá công tác đo đạc bản đồ phục vụ cho việc xây dựng các hệ thống quan trắc môi trường, cảnh báo sớm thảm họa thiên nhiên và quản lý sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

c) Việc thám hiểm các hành tinh trong hệ Mặt Trời đạt được nhiều thành tựu mới quan trọng nhờ các rô bốt đã hạ cánh và hoạt động nhiều tháng trên sao Hoả để chụp ảnh và lấy mẫu đất đá, các chuyến bay thám hiểm đến sao Thổ và sao Thuỷ. Kế hoạch khai phá mặt trăng và đưa người lên sao Hoả đang được một số nước triển khai từng bước.

d) Công nghệ vũ trụ phục vụ quân sự bao gồm nhiều chủng loại vệ tinh như vệ tinh khí tượng, vệ tinh do thám hình ảnh, vệ tinh do thám tín hiệu, vệ tinh thông tin liên lạc, vệ tinh định vị dẫn đường và các vệ tinh hỗ trợ phòng thủ... đã trở thành một nhân tố quan trọng không thể thiếu được để giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại.

2. Bài học kinh nghiệm về phát triển CNVT của một số nước

Tiếp theo hai nước Nga, Mỹ, các nước như Trung Quốc, Anh, Pháp, Canada, Nhật và Ấn Độ đã sớm phát triển công nghệ vũ trụ và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Ngày nay, nhiều nước đang phát triển cũng đã thành công trong việc tiếp cận làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của CNVT để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá và an ninh, quốc phòng của đất nước mình. Từ kinh nghiệm thành công của các nước, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.

a) Bài học đầu tiên, quan trọng nhất để đi đến thành công trong nghiên cứu và ứng dụng vũ trụ là cần có quyết tâm cao của cấp lãnh đạo đất nước trong việc phát huy nội lực, kết hợp với học tập kinh nghiệm của các nước để nghiên cứu và phát triển CNVT.

b) Bài học thành công thứ hai là đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ để phát triển có hiệu quả, nhanh và bền vững. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ được tổ chức dưới nhiều hình thức: song phương, đa phương, khu vực, quốc tế. Các nước thành viên tham gia Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang thực hiện dự án hợp tác Galileo phục vụ cho việc định vị và dẫn đường là đối trọng với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Dự án hợp tác xây dựng trạm vũ trụ quốc tế ISS được coi là dự án phức tạp nhất và lớn nhất trong lịch sử phát triển công nghệ vũ trụ hiện đang được triển khai.

c) Bài học thành công thứ ba của các nước đi sau và các nước đang phát triển là phải lựa chọn hướng đi đúng và bước đi thích hợp trong nghiên cứu và ứng dụng CNVT. Không phải nước nào cũng đủ điều kiện để đi ngay vào các lĩnh vực CNVT phức tạp và tốn kém như công nghệ tên lửa đẩy, tàu vũ trụ có người lái hoặc các trạm không gian,...

Các bước phát triển CNVT của Hàn Quốc, Malayxia, Thái Lan, Indonesia… là những kinh nghiệm quý cho phát triển và ứng dụng CNVT ở Việt Nam. Trong đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNVT, đầu tư tới mức cho nghiên cứu và hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu công nghệ tiên tiến và tập trung xây dựng các trung tâm mạnh về công nghệ vũ trụ gồm các viện nghiên cứu và các trường đại học là nội dung có tính chất then chốt.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CNVT Ở VIỆT NAM

1. Tình hình nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ

Trong khoảng 30 năm vừa qua, nước ta đã có những hoạt động nghiên cứu bước đầu trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vũ trụ. Đó là các đề tài nghiên cứu về vật lý vũ trụ và công nghệ vũ trụ trong Chương trình khoa học của chuyến bay vũ trụ phối hợp Liên Xô - Việt Nam, thực hiện trong các năm 1981 - 1982, và trong Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước 48.07 “Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ”, thực hiện trong giai đoạn 1981 - 1985. Cùng với các kết quả về thực nghiệm, một số công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước hoặc báo cáo tại hội nghị khoa học quốc tế. 

Trong những năm gần đây, nhà nước đã đầu tư cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Quân sự, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, v.v… nhiều phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến CNVT như điện tử - viễn thông, công nghệ thông tin, điều khiển tự động, công nghệ vật liệu, điện mặt trời. Các phòng thí nghiệm này sẽ là tiền đề tiếp nối cho việc xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng CNVT trong thời gian tới.

2. Tình hình ứng dụng CNVT ở Việt Nam

Nước ta đã sớm ứng dụng các thành tựu của CNVT vào các lĩnh vực khí tượng - thủy văn, thông tin liên lạc, viễn thám và định vị nhờ vệ tinh.

a) Khí tượng - thủy văn

Khí tượng là ngành đầu tiên ở nước ta đã được tiếp cận với việc ứng dụng thành tựu của CNVT vào công tác thực tiễn của ngành. Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, tại Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã lắp đặt Trạm APT thu ảnh mây vệ tinh mang nhãn hiệu URAL do Liên Xô trang bị và đã sử dụng để thu các ảnh mây từ các vệ tinh có quỹ đạo cực như METEOR, TIROS, NOAA... Trạm này đã cung cấp hằng ngày các ảnh chụp đen trắng phục vụ theo dõi các trường mây và sự chuyển động của các mắt bão. Trong giai đoạn 1986 - 1988, thông qua Dự án phát triển của Liên hợp quốc VIE 80/051, Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã được trang bị 3 Trạm thu ảnh mây Vệ tinh địa tĩnh GMS đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cho tới thời gian này việc phân tích các ảnh chụp của vệ tinh chủ yếu vẫn là bằng mắt. Năm 1997, Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã được trang bị một Trạm thu ảnh vệ tinh có độ phân giải cao, có thể thu được các ảnh đa phổ từ vệ tinh GMS, NOAA. Các ảnh loại này có độ chính xác cao hơn nhiều so với các ảnh trước đây, đã góp phần nâng cao chất lượng phát hiện, theo dõi và dự báo bão và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm. Hiện nay, các thông tin vệ tinh đã được sử dụng như những tư liệu không thể thiếu được trong công tác dự báo khí tượng - thủy văn hàng ngày và có nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình huống thời tiết xấu hoặc nguy hiểm, khi hệ thống thông tin liên lạc thông thường bị gián đoạn và số liệu quan trắc bằng các phương pháp thông thường không chuyển được kịp thời về trung tâm dự báo. Gần đây các phương pháp dự báo số trị, dựa trên các thông tin vệ tinh và các mô hình tính toán, xử lý song song được triển khai áp dụng, đã góp phần rút ngắn thời gian và tăng độ chính xác dự báo. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng đã chế tạo và cung cấp các trạm thu ảnh vệ tinh khí tượng với giá rẻ so với giá nhập ngoại.

Các ứng dụng đã và đang triển khai trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn ở nước ta, tuy mới là những kết quả bước đầu, đã tạo tiền đề tốt cho việc sử dụng thành tựu của CNVT phục vụ ngày càng hiệu quả hơn các nhiệm vụ của ngành Khí tượng - Thủy văn trong nước và tạo điều kiện để nước ta hội nhập vào các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề khí tượng toàn cầu đang được thế giới đặc biệt quan tâm như suy giảm tầng ôzôn và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các thảm hoạ thiên nhiên như động đất, sóng thần, bão, lụt ...

b) Thông tin liên lạc

Từ năm 1980 đến nay, các ngành bưu chính viễn thông, phát thanh, truyền hình, hàng hải đã lắp đặt và đưa vào khai thác nhiều trạm mặt đất như: trạm Hoa Sen (thông tin qua hệ Intersputnik), trạm VISTA (thông tin qua hệ Intelsat), mạng các trạm VSAT, trạm truyền chương trình số hoá qua vệ tinh và mạng TVRO, trạm Inmarsat ven biển.

Năm 1996, Chính phủ giao cho Tổng cục Bưu điện lập báo cáo tiền khả thi dự án VINASAT - dự án thuê chế tạo và phóng vệ tinh viễn thông riêng của Việt Nam. Năm 1998, báo cáo tiền khả thi được thông qua. Tổng cục Bưu điện làm thủ tục đăng ký với ITU và triển khai đàm phán về vị trí quỹ đạo. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi, đã được Chính phủ thông qua và hiện nay đang triển khai, đến năm 2008 vệ tinh có thể hoạt động được trên quỹ đạo. Song song với việc triển khai dự án VINASAT, trong những năm qua, ngành bưu chính viễn thông cũng đã tiến hành công tác đào tạo, bằng nhiều hình thức, đội ngũ cán bộ kỹ thuật có đủ năng lực đảm nhận những công việc chuyên môn mà ở các nước đang phát triển thường phải nhờ đến chuyên gia tư vấn nước ngoài.       

c) Viễn thám

Quan sát trái đất từ vũ trụ (gọi tắt là viễn thám) là một chuyên ngành ứng dụng CNVT, chủ yếu dựa trên việc thu, xử lý và sử dụng các ảnh chụp trái đất từ vệ tinh. Viễn thám được đưa sớm vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ trước, mở đầu là việc các ảnh chụp các phần lãnh thổ Việt Nam từ vệ tinh được sử dụng trong ngành lâm nghiệp và địa chất, sau đó đã mở rộng dần việc ứng dụng trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, giám sát môi trường và thiên tai, quy hoạch lãnh thổ, nghiên cứu khoa học v.v…Việc ứng dụng viễn thám được mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng thông qua Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước giai đoạn 1981 - 1985 ''Ứng dụng thành tựu nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ'', mã số 48-07.

Hiện nay số lượng các cơ quan chuyên về viễn thám tại các Bộ, ngành, địa phương và tại các Viện nghiên cứu, các trường đại học đã lên tới vài chục đơn vị với hàng trăm cán bộ được đào tạo chính quy trong và ngoài nước. Viễn thám đã trở thành một công cụ được sử dụng tương đối phổ biến ở nước ta trong nghiên cứu khoa học, trong một số lĩnh vực quản lý và sản xuất thuộc các ngành đo đạc bản đồ, nông nghiệp, thuỷ sản, tài nguyên và môi trường,.... Được Nhà nước đầu tư, nhiều đơn vị của Bộ Tài nguyên và Môi trường như Trung tâm Viễn thám, Viện Nghiên cứu Địa chính, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản đã tiến hành nhiều đề tài liên quan đến viễn thám nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác điều tra cơ bản. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ứng dụng viễn thám đã được thực hiện tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và một số trường đại học trong các lĩnh vực như hải dương học, sinh thái, khoa học trái đất, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch phát triển,....

Từ nhiều năm nay chúng ta đã thu thập được nhiều ảnh vệ tinh viễn thám từ nhiều nguồn khác nhau theo nhiều thời gian khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay chúng ta mới chỉ có được 2 bộ ảnh phủ kín lãnh thổ Việt Nam (chủ yếu là trên đất liền), mỗi bộ ảnh lại không cùng thời gian, phải kéo dài trong nhiều năm đó là: trong dự án VIE 78/011 (1978 - 1982) và dự án VIE 83/004 (1984 - 1986) đã thu gom được 1 bộ ảnh vệ tinh LANDSAT phủ kín lãnh thổ Việt Nam kéo dài trong suốt những năm 70 của thế kỷ trước. Trong dự án Viễn thám lập bản đồ của Tổng cục Địa chính 2000 - 2001 cũng đã thu gom được 1 bộ ảnh SPOT chụp phủ kín lãnh thổ Việt Nam, kéo dài trong các năm 1995, 1997, 2000. Việc thiếu tư liệu viễn thám hoặc có tư liệu nhưng không đồng bộ về thời gian và chủng loại đã hạn chế nhiều đến hiệu quả ứng dụng viễn thám trong thực tế.

Để khắc phục tình trạng này và thúc đẩy việc sử dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường, năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện dự án xây dựng Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, với tổng kinh phí khoảng 20 triệu euro bằng nguồn vốn vay ODA. Khi dự án này được hoàn thành, nguồn tư liệu ảnh viễn thám sẽ được cung cấp chủ động hơn.

d) Định vị nhờ vệ tinh

Định vị nhờ vệ tinh là một lĩnh vực ứng dụng quan trọng của công nghệ vũ trụ đang và sẽ phát triển mạnh, có khả năng ứng dụng ngày càng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực trắc địa, xác định toạ độ, điều khiển và quản lý giao thông, .... Tại Việt Nam, các cơ quan địa chính đã ứng dụng công nghệ định vị nhờ vệ tinh để thành lập lưới toạ độ quốc gia từ những năm 90 của thế kỷ trước. Công nghệ này đã được thực tế sản xuất tiếp nhận; lưới toạ độ quốc gia tại 3 khu vực địa hình khó khăn nhất là Tây Nguyên, Sông Bé và Minh Hải và lưới toạ độ quốc gia cho nước bạn Lào đã được xây dựng. Từ năm 1995 đến năm 2000, Tổng cục Địa chính đã xây dựng lưới toạ độ GPS cấp ''0'', xây dựng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN - 2000. Từ năm 2000, hệ thống 6 trạm định vị cố định tại Hải Phòng, Vũng Tầu, Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Đà Nẵng đã được xây dựng nhằm đảm bảo định vị và dẫn đường độ chính xác cao trên toàn lãnh thổ và vùng biển nước ta. Đến nay 5 trạm đã đi vào hoạt động phục vụ đo đạc biển, đo đạc địa hình, phân giới và cắm mốc biên giới Việt - Trung, Việt - Lào. Công nghệ định vị nhờ vệ tinh cũng đã được ứng dụng trong quan trắc biến động vỏ trái đất, quản lý đánh bắt thủy sản xa bờ,...

3. Sự cần thiết, cấp bách của việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT

Trong khoảng 30 năm vừa qua, lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng CNVT đã có một số đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa, bảo đảm quốc phòng an ninh.

Hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập mạnh mẽ, cùng với sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của các lĩnh vực KHCN có liên quan như công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử, công nghệ vật liệu, ... đã và đang tạo các điều kiện rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta.

Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp và nhận thức của các cấp, các ngành trong những năm qua về vai trò của CNVT còn chưa đầy đủ, nên việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở nước ta còn tản mạn, thiếu định hướng và sự phối hợp liên ngành. Chúng ta chưa có chính sách quốc gia về nghiên cứu và ứng dụng CNVT. Đầu tư của Nhà nước cho lĩnh vực này còn ít, lại thiếu tập trung, nên hiệu quả chưa cao. Cho đến nay, hạ tầng CNVT của nước ta hầu như chưa có gì đáng kể, lực lượng cán bộ còn quá ít và bị phân tán. Về mặt tổ chức, nước ta cũng chưa có một cơ quan cấp quốc gia được chính thức giao nhiệm vụ phối hợp ứng dụng, nghiên cứu phát triển CNVT vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Tình hình trên nếu không sớm khắc phục sẽ dẫn đến nguy cơ ngày càng tụt hậu, ngay cả so với nhiều nước trong khu vực, không tận dụng được những tiềm năng, cơ hội phát triển và hiệu quả to lớn mà lĩnh vực CNVT có thể mang lại nhằm góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh phòng thủ của đất nước và hội nhập quốc tế.

Để CNVT có đóng góp một cách có hiệu quả nhất vào sự nghiệp phát triển và bảo vệ đất nước, đặc biệt trong tình hình thế giới và trong nước hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản thành một nước công nghiệp hóa, việc xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020 là thực sự cần thiết và cấp bách.

III. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC

1. Quan điểm chỉ đạo

Nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở Việt Nam cần được triển khai theo các quan điểm chỉ đạo sau:

a) Phục vụ thiết thực và có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quản lý tài nguyên, giám sát môi trường và thiên tai cũng như nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc theo đúng phương châm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế, tiềm lực khoa học công nghệ và sức mạnh của đất nước.

b) Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ con người Việt Nam; bắt đầu từ việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, tiến tới cải tiến và làm chủ công nghệ.

c) Mở rộng quan hệ quốc tế, đa dạng hoá, đa phương hoá nhưng có lựa chọn trọng điểm nhằm thu hút đầu tư, xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp thu công nghệ hiện đại để đẩy nhanh quá trình ứng dụng và phát triển CNVT ở Việt Nam.

d) Chính phủ quản lý, điều phối chung, tăng cường phối hợp liên ngành và huy động nguồn lực của toàn xã hội trong việc ứng dụng CNVT, phấn đấu hoàn thành đúng kế hoạch tiến độ, đảm bảo chất lượng từng nhiệm vụ cụ thể và toàn bộ chiến lược.

2. Mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2010:

a) Hình thành chính sách quốc gia và khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNVT, các chính sách bảo đảm nguồn nhân lực, bảo đảm vốn đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng CNVT; hình thành cơ quan chỉ đạo quản lý, phối hợp hoạt động nghiên cứu và ứng dụng CNVT ở cấp Trung ương; từng bước kiện toàn về mặt tổ chức, cơ sở vật chất và năng lực chuyên môn của hệ thống các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng CNVT ở nước ta, trong đó xây dựng mới một viện chuyên ngành về KHCN vũ trụ.

b) Xây dựng hạ tầng ban đầu về CNVT bao gồm: Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh, hệ thống trạm định vị nhờ vệ tinh; phóng và đưa vào hoạt động, khai thác vệ tinh viễn thông địa tĩnh VINASAT; tiếp nhận chuyển giao công nghệ vệ tinh nhỏ; hoàn thành thiết kế, chế tạo và phóng 1 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động khai thác các trạm điều khiển mặt đất tương ứng.

c) Hình thành và tổ chức thực hiện chương trình KHCN độc lập về CNVT. Tổ chức đào tạo kỹ sư CNVT trong nước; hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các nước có ngành khoa học công nghệ vũ trụ phát triển để có được một số chuyên gia trình độ cao, tự chế tạo được một số sản phẩm phần cứng (các thiết bị của trạm thu) và phần mềm (phần mềm xử lý ảnh, phần mềm mã hoá, bảo mật thông tin, phần mềm trợ giúp thiết kế vệ tinh…).

d) Đạt trình độ trung bình trong khu vực về cơ sở hạ tầng và nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

Mục tiêu đến năm 2020:

a) Làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước.

b) Nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng đủ nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống các trạm định vị nhờ vệ tinh.

c) Đưa các ứng dụng của CNVT vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế,... Mở rộng và thương mại hoá các sản phẩm ứng dụng CNVT.

d) Đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

IV. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về nghiên cứu và ứng dụng CNVT

Nhiệm vụ này phải được cơ bản hoàn thành trong giai đoạn 2006 - 2010, với các nội dung sau:

a) Nghiên cứu các luật quốc tế và các quy định sử dụng khoảng không vũ trụ để đảm bảo chủ quyền quốc gia.

b) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy chung của Nhà nước và của các ngành, liên quan đến việc nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

c) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy về lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng ảnh vệ tinh và các thông tin dẫn suất như bản đồ, cơ sở dữ liệu.

d) Xây dựng và ban hành quy định về bảo mật liên quan đến chương trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam.

đ) Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn định dạng và định chuẩn trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ, bảo đảm sự tương thích trong nước và ra quốc tế.

2. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNVT

Trong các năm 2006 - 2010 thực hiện các nhiệm vụ:

a) Xây dựng trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ chung cho các ngành kinh tế quốc dân và nghiên cứu khoa học; trạm thu chuyên dụng; nhận chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; phóng một vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

b) Triển khai dự án VINASAT.

c) Xây dựng một phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ vũ trụ.

Trong các năm 2011 - 2020 thực hiện các nhiệm vụ:

a) Xây dựng thêm một số phòng thí nghiệm đặt tại các trường Đại học. Danh mục các phòng thí nghiệm này sẽ được bổ sung cụ thể hơn trên cơ sở kết quả hoạt động giai đoạn 2006 - 2010.

b) Tự chế tạo và thuê phóng 2 vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

3. Nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ

Trong các năm 2006 - 2010 xây dựng và bắt đầu triển khai Chương trình Khoa học Công nghệ độc lập về CNVT giai đoạn 2006 - 2010, do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì để tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học trong và ngoài nước thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược, bao gồm:

a) Nghiên cứu, chế tạo các trạm mặt đất.

b) Nghiên cứu tiếp thu công nghệ vệ tinh nhỏ.

c) Nghiên cứu tiếp cận một số công nghệ cao như: công nghệ quan sát quang học độ phân giải cao, công nghệ vệ tinh radar, công nghệ vệ tinh thông tin tốc độ cao.

d) Nghiên cứu cơ bản chọn lọc liên quan đến việc phát triển công nghệ vũ trụ.

đ) Nghiên cứu khí cầu thả ở tầng bình lưu phục vụ thông tin liên lạc và truyền hình.

e) Nghiên cứu chế tạo một số thiết bị mặt đất và phần mềm.

Trong các năm 2011 - 2020 Chương trình Khoa học Công nghệ độc lập về CNVT tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

a) Cải tiến và tiến tới làm chủ việc chế tạo các trạm mặt đất với giá cạnh tranh.

b) Cải tiến và tiến tới làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ.

c) Lựa chọn công nghệ chế tạo phương tiện phóng vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp.

d) Chế tạo một số thiết bị vũ trụ.

4. Ứng dụng CNVT

Để CNVT được ứng dụng rộng rãi và đem lại hiệu quả thiết thực, các Bộ, ngành có trách nhiệm căn cứ vào nhu cầu và điều kiện để xây dựng và cụ thể hoá các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ vũ trụ của ngành mình trên cơ sở các định hướng lớn như sau:

Trong các năm 2006 - 2010 việc ứng dụng công nghệ vũ trụ ở Việt Nam cần được đẩy mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong 4 lĩnh vực chính là thông tin liên lạc, khí tượng thủy văn, viễn thám, định vị nhờ vệ tinh. Đến năm 2010, việc ứng dụng công nghệ vũ trụ phải trở thành quy trình nghiệp vụ có hiệu quả cao của các ngành. Cụ thể:

- Bưu chính - viễn thông, phát thanh truyền hình: phát triển mạnh các dịch vụ nhằm khai thác triệt để vệ tinh VINASAT, phát triển các hình thức dạy học từ xa, khám bệnh từ xa, hội nghị từ xa, truyền hình DTH.

- Khí tượng thủy văn, tài nguyên môi trường: nâng cao chất lượng dự báo sớm mưa bão, lũ, lũ quét, trượt lở đất và các loại thiên tai khác. Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam. Định kỳ đánh giá biến động sử dụng đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ chuyên đề số hoá dùng chung cho nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương.

- Nông nghiệp, thuỷ sản, điều tra tài nguyên: mở rộng ứng dụng viễn thám trong việc xây dựng quy trình dự báo sản lượng lúa tại các vùng trồng lúa trọng điểm, dự báo úng lụt, khô hạn, cháy rừng; trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá đại dương; trong nghiên cứu phát hiện tài nguyên dầu khí, nước ngầm, v.v…

- Giao thông vận tải, quốc phòng - an ninh: ngoài việc khai thác vệ tinh VINASAT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ định vị nhờ vệ tinh phục vụ dẫn đường trong giao thông đường bộ, hàng không và hàng hải. Khuyến khích các tổ chức kinh tế tham gia đầu tư làm dịch vụ và ứng dụng công nghệ định vị và dẫn đường.

Trong các năm 2011 - 2020 đưa vào ứng dụng tại Việt Nam các thành tựu mới của vệ tinh Internet thế hệ 2, vệ tinh quan sát trái đất độ phân giải siêu cao, vệ tinh định vị có độ chính xác cao, thiết bị mặt đất gọn nhẹ tích hợp nhiều chức năng.

V. CÁC GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực

Phổ biến kiến thức về CNVT rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt cho học sinh, sinh viên. Tổ chức biên soạn chương trình và giáo trình cho các chuyên ngành trong lĩnh vực CNVT ở bậc đại học và trên đại học. Tổ chức thí điểm để xây dựng và vận hành cơ chế tuyển dụng, đào tạo, sử dụng người tài trong và ngoài nước gắn với nghiên cứu và thị trường; sớm gửi đi đào tạo bằng nguồn ngân sách tại các nước phát triển về lĩnh vực CNVT nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp bách trước mắt và phù hợp với mục tiêu đã nêu trong Chiến lược; cần có kế hoạch cập nhật những tiến bộ mới và đào tạo lại, cử chuyên gia Việt Nam tham gia các chương trình hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực CNVT.

2. Hợp tác quốc tế

Tiếp tục tham gia các hoạt động về CNVT do các cơ quan Liên hợp quốc như OOSA (Office for Outer Space Affairs), UN- ESCAP, UNESCO, v.v... và do ASEAN tổ chức; xem xét và ký kết dự án hợp tác nghiên cứu phát triển CNVT với một số nước có điều kiện thuận lợi.

Xây dựng quan hệ đối tác với các nước có chung nhu cầu và lợi ích, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương. Nghiên cứu hình thành các hình thức hợp tác song phương, đa phương trong việc xây dựng và khai thác các cơ sở hạ tầng (như trạm mặt đất, các vệ tinh thông tin liên lạc và viễn thám) và chia sẻ cơ sở dữ liệu viễn thám, đặc biệt trong việc cảnh báo thiên tai và quản lý môi trường.

Tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực CNVT tham gia công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên môn trong nước.

3. Cơ chế huy động và sử dụng nguồn vốn

Cần huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư thực hiện chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT. Vốn ngân sách, vốn vay ODA đầu tư cho các nhiệm vụ nghiên cứu và thử nghiệm, xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm…, đào tạo cán bộ tại nước ngoài và một số nhiệm vụ cần thiết khác. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư, đưa kết quả việc nghiên cứu ứng dụng CNVT thành sản phẩm hàng hóa ra thị trường.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ủy ban Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam gọi tắt là Ủy ban Vũ trụ Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức chỉ đạo thực hiện ''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020".

2. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNVT, chủ trì thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020, có nhiệm vụ:

- Chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy về nghiên cứu, ứng dụng CNVT, quy chế phối hợp khai thác các cơ sở CNVT dùng chung của các Bộ, ngành.

- Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt chương trình khoa học công nghệ độc lập về CNVT, dự án phòng thí nghiệm trọng điểm về CNVT.

- Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt các dự án ứng dụng CNVT trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định về mặt công nghệ các dự án đầu tư trong lĩnh vực CNVT.

- Trình Thủ tướng Chính phủ thay đổi cơ quan chủ trì nếu mục tiêu, tiến độ thực hiện nhiệm vụ không đảm bảo.

- Trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

b) Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản có chọn lọc liên quan đến khoa học và công nghệ vũ trụ.

- Chủ trì việc nghiên cứu và phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ.

- Chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện chương trình khoa học công nghệ độc lập về CNVT, dự án phòng thí nghiệm trọng điểm về CNVT.

- Xây dựng Viện Công nghệ vũ trụ trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Thực hiện nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ủy ban Vũ trụ Việt Nam.

c) Bộ Văn hoá - Thông tin

Chủ trì công tác thông tin, tuyên truyền, kể cả tuyên truyền đối ngoại về Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chương trình khung, biên soạn giáo trình và quy định mã ngành đào tạo các chuyên ngành CNVT, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực khoa học - công nghệ vũ trụ phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế gắn kết giữa giáo dục và đào tạo với nghiên cứu và ứng dụng, cơ chế phối hợp giữa các trường đại học với các viện nghiên cứu để thực hiện chiến lược.

đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cân đối vốn và đưa vào kế hoạch nhà nước các kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT.

- Vận động nguồn vốn ODA của các nước tài trợ cho các dự án nghiên cứu, ứng dụng CNVT.

e) Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế hỗ trợ tín dụng nhà nước, cơ chế quản lý vốn các dự án thực hiện Chiến lược theo Luật Ngân sách.

g) Bộ Bưu chính, Viễn thông:

- Quản lý nhà nước các dự án vệ tinh viễn thông, trước mắt dự án VINASAT.

- Chịu trách nhiệm đăng ký vị trí quỹ đạo, tần số cho nhu cầu phát triển vệ tinh viễn thông, vệ tinh quan sát và là đầu mối hợp tác quốc tế về vị trí quỹ đạo vệ tinh và phối hợp tần số quốc tế.

- Tham gia nghiên cứu, sản xuất chế tạo các thiết bị viễn thông, điện tử, tin học dùng cho CNVT.

h) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì việc khai thác có hiệu quả cao các thông tin thu được từ các vệ tinh khí tượng phục vụ công tác dự báo khí tượng - thủy văn.

- Chủ trì xây dựng và khai thác Trạm thu và Trung tâm xử lý ảnh vệ tinh phục vụ các ngành thuộc khối dân sự theo quy chế phối hợp khai thác các cơ sở CNVT dùng chung của các Bộ, ngành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì việc ứng dụng viễn thám trong công tác đo đạc và bản đồ, trong theo dõi diễn biến đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản.

- Phối hợp với các đơn vị khác, ứng dụng công nghệ viễn thám trong theo dõi và quản lý tài nguyên - môi trường ở Việt Nam.

i) Các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ trì xây dựng, trình duyệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng CNVT trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

k) Bộ Công nghiệp

Nghiên cứu ứng dụng CNVT trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam.

l) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Ứng dụng viễn thám theo dõi úng lụt, khô hạn.

- Chủ trì ứng dụng viễn thám theo dõi diễn biến mùa màng.

- Chủ trì ứng dụng viễn thám theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cháy rừng.

m) Bộ Thuỷ sản:

Nghiên cứu ứng dụng viễn thám phục vụ quy hoạch nuôi trồng thủy sản và đánh bắt hải sản.

 n) Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì việc sử dụng thông tin vệ tinh hướng dẫn tầu ra vào cảng.

- Chủ trì việc ứng dụng công nghệ vũ trụ trong ngành hàng không dân dụng.

- Sử dụng viễn thám, công nghệ định vị nhờ vệ tinh và GIS ứng dụng trong việc quy hoạch mạng lưới giao thông.

o) Bộ Ngoại giao:

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phát triển hợp tác quốc tế về CNVT, bao gồm cả việc tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế về CNVT.

- Vận động trí thức Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động liên quan đến khoa học và công nghệ vũ trụ ở Việt Nam.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng và nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ vũ trụ Việt Nam và các Bộ, cơ quan liên quan, tổ chức, chỉ đạo thực hiện ''Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020''./.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 137/2006/QD-TTg

Hanoi, June 14, 2006

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON RESEARCH INTO, AND APPLICATION OF, AEROSPACE TECHNOLOGY UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 22, 2000 Law on Science and Technology;
Pursuant to the strategy on Vietnam's scientific and technological development till 2010;
At the proposal of the president of the Vietnam Science and Technology Institute,

DECIDES:

Article 1.- To approve the strategy on research into, and application of, aerospace technology in Vietnam up to 2020, which is enclosed with this Decision.

Article 2.- Organization of implementation of the strategy:

Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, performing specific tasks assigned to them in this strategy, and annually report to the Prime Minister thereon.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Gia Khiem

 

STRATEGY

ON RESEARCH INTO, AND APPLICATION OF, AEROSPACE TECHNOLOGY UP TO 2020
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 137/2006/QD-TTg of June 14, 2006)

FOREWORD

Aerospace technology is a hi-tech domain shaped through the integration of different technologies in order to create such facilities as satellites, spacecrafts, rockets, ground stations, etc., for the exploration, conquest and use of the outer space for humankind's benefits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Over almost 50 years of development, space science and aerospace technology have been widely applied and brought about practical efficiency in the development of economy, culture, education and healthcare as well as the maintenance of security and defense of almost all developed, and even developing countries. In this 21st century, some countries have set higher objectives, i.e., building bases on the moon for exploitation and transit of humans to the Mars.

The State of Vietnam has early been aware of the importance of space science and aerospace technology. On December 27, 1979, the Prime Minister issued Decision No. 454/CP, setting up Vietnam Space Research Committee and assigned the Committee the task of preparing scientific contents for the Soviet-Vietnam space flight. The flight took place successfully from July 23 to 31, 1980, orbiting Vietnam's first astronaut Pham Tuan and Russian astronaut V.V. Gorbatko to conduct some scientific tests in the space.

Over the past years, some achievements of space science and aerospace technology have been applied in Vietnam, especially in the domains of communications, hydrometeorology, remote sensing and satellite positioning, etc. However, due to various subjective and objective reasons, the scope and efficiency of aerospace technology research and application in Vietnam remain limited, failing to meet the current and future requirements of socio-economic development of the country.

With a view to boosting aerospace technology research and application to practically and efficiently serve the national industrialization and modernization as well as sustainable socio-economic development, in mid-2002, the Prime Minister assigned the Vietnam Science and Technology Institute to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology and the concerned ministries and branches in, elaborating a scheme titled "the strategy research into and application of, aerospace technology up to 2020." On December 31, 2003, with his Decision No. 272/2003/QD-TTg, the Prime Minister approved the strategy on Vietnam's scientific and technological development till 2010, which affirms that aerospace technology is a key technology.

The strategy on research into, and application of, aerospace technology up to 2020 aims to identify objectives and contents of, as well as solutions to, aerospace technology research and application up to 2020 in service of the country's socio-economic development, and to assign tasks of implementing the strategy to ministries, branches and localities.

The strategy is composed of 6 parts:

I. The world's situation of aerospace technology development and application.

II. Vietnam's situation and demand of research into, and application of, aerospace technology.

III. Viewpoints and objectives of the strategy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. Solutions

VI. Organization of implementation

I. THE WORLD'S SITUATION OF AEROSPACE TECHNOLOGY DEVELOPMENT AND APPLICATION

1. Major trends of aerospace technology development and application

a/ Satellite technology has more and more strongly developed and applied widely and efficiently. Thanks to satellites, billions of people from different continents can now communicate with one another or simultaneously and immediately follow up the world's ongoing important events on TV or radio, etc. Satellites also give people in deep-lying and remote areas opportunities to study, get medical treatment and communicate with one another conveniently.

In telecommunications, there will emerge high-performance communications satellites with many new services, especially in relation to communication between objects flying in the outer space.

Images provided by remote sensing satellites are getting perfect with higher spatial and spectral definition and less repetition time. High- and super high-definition (of under 1 m) satellite images, which had been earlier used only for military purposes, have now been commercialized and used widely for different purposes.

Research satellites have become indispensable instruments in astrophysics, meteoric physics and geophysics. The system of satellites for observation of gravitational field of the earth, seawater level, temperature or salinity of the seas has achieved a very high precision, enabling the determination of daily changes of the oceans' surface. Special-use satellites for observation of physical field of the earth and meteorological parameters have more and more developed, creating a new instrument for research of the earth science and global climate change.

Satellite positioning technology has achieved a high precision with compact equipment and been applied in different domains such as building of the grid board on the ground, maritime navigation, aviation, land transport, guided weapons and observation of changes in the earth's crust, etc. In some developed countries, satellite-positioning equipment has been widely applied to personal means of transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The integration of remote sensing technology, geological information technology and satellite positioning technology has enabled the digitalization of topographical measurement for the building of environmental observation systems, early warning of natural disasters and effective management of natural resources.

c/ The exploration of planets in the solar system has achieved numerous important achievements thanks to the robots which have landed and operated for months on the Mars to take photos and samples of soil and rock, as well as the exploration flights to the Saturn and the Mercury. Some countries are implementing plans on the moon exploration and taking people to the Mars.

d/ Aerospace technology for military purpose with different kinds of satellite such as meteorological satellites, image reconnaissance satellites, signal reconnaissance satellites, communications satellites, navigation positioning satellites and defense-aid satellites, etc., has become an indispensable important element to win modern-time wars.

2. Some countries' lessons on aerospace technology development

Following Russia and the US, other countries like China, the UK, France, Canada, Japan and India have early developed aerospace technology and made remarkable achievements. Today, many developing countries have also succeeded in approaching, mastering and efficiently applying advances of aerospace technology to meet the requirements of economic and cultural development as well as maintenance of national defense and security. The following useful lessons for Vietnam may be drawn from experience of other countries:

a/ First, the key to success in aerospace technology research and application is the high determination of the country's leaders to promote internal strengths, learn from experience of other countries for aerospace technology research and development (R&D).

b/ Second, to boost international cooperation, absorb experience and technologies for efficient, quick and sustainable development. International cooperation in the aerospace technology may be organized in different forms: bilateral, multilateral, regional or international. Member countries of the European Space Agency (ESA) are executing the Galileo cooperation project in service of positioning and navigation, which is considered a counterweight to the global positioning system (GSP) of the US. The project on cooperation in the construction of the international space station (ISS), which is considered the most complicated and biggest project ever in the history of aerospace technology development, is being underway.

c/ Third, the succeeding and developing countries must select proper directions and appropriate steps in aerospace technology research and application. Not every country has enough conditions to research into such complicated and costly aspects of aerospace technology as rocket propulsion, staffed spacecrafts or space stations, etc.

The steps of aerospace technology development in the Republic of Korea, Malaysia, Thailand, Indonesia, etc., constitute valuable experience for development and application of aerospace technology in Vietnam. The key here is to make investment in infrastructure of aerospace technology and appropriate investment in research and international cooperation so as to receive advanced technologies and concentrate on the construction of strong aerospace technology centers, including research institutes and universities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Situation of research into space science and aerospace technology

Over the past 30 years, Vietnam has conducted initial research activities in a number of aspects of the space science and aerospace technology. These include research subjects on space physics and aerospace technology under the scientific program of the Soviet-Vietnam space flight, implemented in 1981 and 1982, and the state-level research program 48.07 on "application of research achievements and use of the outer space," implemented in the 1981-1985 period. In addition to experimental results, some scientific research works have been published in domestic and foreign scientific and technical journals or reported at international scientific symposiums.

In recent years, the State has invested in many laboratories of the Vietnam Science and Technology Institute; the Military Scientific, Technical and Technological Center; the Hanoi University of Technology and the Hanoi National University, etc., for scientific and technological research in such domains related to aerospace technology as electronics-telecommunications, information technology, automation, materials technology and solar energy. These laboratories will serve as subsequent premises for the building of laboratories for aerospace technology research and application in the coming period.

2. Situation of application of aerospace technology in Vietnam

Vietnam has soon applied achievements of aerospace technology in the domains of hydrometeorology, communications, remote sensing and satellite positioning.

a/ Hydrometeorology

Meteorology is the first branch that has approached aerospace technology and applied its achievements in practice. During the seventieth of the twentieth century, the General Department of Hydrometeorology installed APT station of URAL label, provided by the Soviet Union, in order to receive cloud images from satellites and had, in fact, used the station to receive cloud images from such satellites in polar orbits as METEOR, TIROS, NOAA... Everyday, this station provided black and white photos to serve the monitoring of cloud fields and movements of the eyes of hurricanes. In the 1986- 1988 period, thanks to the UN-funded project VIE 80/051, the General Department of Hydrometeorology was equipped with 3 geostationary meteorological satellite (GMS) stations to receive cloud images, which were based in Hanoi, Da Nang and Ho Chi Minh city. However, by that time the analysis of satellite images was conducted mainly through eyes. In 1997, the General Department of Hydrometeorology was equipped with a high-definition satellite image-receiving station, which was capable of receiving multi-spectrographic images from GMS and NOAA satellites. These images, which had much higher precision compared to the old ones, had contributed to raising the quality of detection, monitoring and forecast of hurricanes and dangerous climatic phenomena. Today, satellite information is being used as indispensable materials in daily hydro-meteorological forecast and is particularly important in case of bad or dangerous weather when the information and communication system is often interrupted and observatory data given by normal methods cannot be promptly provided to forecasting centers. Recently, numerical value-forecasting methods based on satellite information as well as parallel processing and calculation models have been applied, contributing to shortening the forecasting time and increasing the precision of forecasts. The Vietnam Science and Technology Institute has also manufactured and supplied meteorological satellite image-receiving stations, which are cheaper than the imported ones.

Though being the initial results, the applications of aerospace technology in hydrometeorology in Vietnam have created good premises for the use of achievements of aerospace technology to better serve the performance of tasks of the domestic hydrometeorological branch, and created conditions for Vietnam to join international efforts in solving the problems of global meteorology of the world's particular concern such as the depletion of ozone layers and the building of a system for early warning of such natural disasters as earthquakes, tsunami, floods, storms, etc.

b/ Communications

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In 1996, the Government assigned the General Department of Post and Telematics to make a pre-feasibility study report for VINASAT project- a project on hiring the manufacture and orbiting Vietnam's own telecommunications satellites. In 1998, this report was approved. The General Department of Post and Telematics filled in the procedures of registration with ITU and started negotiations on the position of the orbit. The Corporation of Post and Telecommunications completed the pre-feasibility study report, which has been approved by the Government and is being implemented to enable Vietnam to orbit its satellites by 2008. Besides the VINASAT project, over the past years, the post and telecommunications industry has also organized training in different forms so that the contingent of technicians will be capable of undertaking professional jobs, which, in many developing countries, must be undertaken by foreign consultants.

c/ Remote sensing

Observation of the earth from the space (called remote sensing for short) is a specialized branch applying aerospace technology, based mainly on the reception, processing and use of images of the earth from satellites. Remote sensing was introduced in Vietnam in the seventieth of the twentieth century with satellite images of different parts of the Vietnamese territory, which were used first in forestry and geology, then in agriculture, monitoring of the environment and natural calamities, territorial planning, scientific research, etc. The application of remote sensing has been extended with higher quality through the 1981-1985 state-level research program on "application of achievements of research into, and application of, outer space," coded 48-07.

To date, remote sensing-specialized agencies at ministries, branches, localities, research institutes and universities have numbered several dozens with hundreds of cadres who have gone through full-time training at home and abroad. Remote sensing has become an instrument used rather commonly in Vietnam in scientific research and a number of management and production domains of such branches as topography, agriculture, fisheries, natural resources and environment... Funded by the State, many units of the Ministry of Natural Resources and Environment such as the Remote Sensing Center, the Cadastral Research Institute, the Geological and Mineral Research Institute have conducted many subjects on remote sensing, aimed at raising the quality and efficiency of basic surveys. Many scientific research works on remote sensing application have been conducted at the Vietnam Science and Technology Institute and some universities in such domains as oceanography, ecology, earth science, research into natural resources and development planning, etc.

For many years, Vietnam has collected many remote-sensing satellite images from different sources at different time points. However, so far we have only 2 sets of images covering the whole Vietnamese territory (mainly the continent), collected at different time points over a long period. Concretely: Project VIE 78/011 (1978-1982) and project VIE 83/004 (1984-1986) collected a set of LANDSAT images covering the whole Vietnamese territory in the seventieth of the twentieth century. In 1995, 1997 and 2000, the 2000-2001 topographical remote-sensing project of the General Land Administration also collected a set of SPOT images on the whole Vietnamese territory. The lack of remote sensing materials and the existence of materials of different types and different times have much restricted the effect of application of remote sensing in reality.

To put an end to this situation and promote the application of remote sensing in the management of natural resources and environment, in 2004, the Prime Minister permitted the Ministry of Natural Resources and Environment to build a satellite image-reception station and a center for satellite image processing with a total ODA loan fund of around 20 million euro. When completed, the project will actively provide a source of remote sensing material images.

d/ Satellite positioning

Satellite positioning is an important domain of application of aerospace technology and will strongly develop, possibly be applied more and more widely, especially in the domains of geodetics, determination of coordinates, traffic control and management... In Vietnam, land administration bodies have applied satellite-positioning technology to set up the national grid board since the ninetieth of the twentieth century. This technology has actually been accepted in production. The national grid boards have been built in the most difficulty-hit regions of the Central Highlands, Song Be and Minh Hai, as well as for Laos. From 1995 to 2000, the General Land Administration built a GPS grid board of level "0", the VN-2000 national reference frame and coordinate system. Since 2000, the system of 6 fixed positioning stations has been built in Hai Phong, Vung Tau, Dien Bien, Ha Giang, Cao Bang and Da Nang to ensure high precision of positioning and navigation throughout the Vietnamese territory and seas. To date, 5 stations have been put into operation in service of marine and topographical measurement, demarcation and plantation of Vietnam-China and Vietnam- Laos border marker-post. Satellite positioning technology has also been applied to observation of changes in the earth's crust and management of offshore fishing, etc.

3. Necessity and urgency of acceleration of aerospace technology research and application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Today, the trend of globalization and strong integration, together with the quick and efficient development of such relevant scientific and technological domains as information technology, mechanical engineering, electronics, material technology... have been creating very favorable conditions for acceleration of aerospace technology research and application in our country.

However, because of the low level of the country's socio-economic development and inadequate awareness of authorities and branches about the role of aerospace technology, the research into, and application of, aerospace technology remain scattered, lack orientations and inter-branch coordination. At the moment, Vietnam has no national policy on aerospace technology research and application. The state investment in this domain remains modest, lacks concentration and thereby, yield little results. At present, the infrastructure of aerospace technology is almost none, with a very small and scattered contingent of personnel. Organizationally, Vietnam has no national agency officially tasked to coordinate aerospace technology application, R&D, thus failing to meet the practical demand. The said situation, if not soon redressed, will lead to the danger that Vietnam will lag far behind even the regional countries, will not be able to take advantage of development potentials and opportunities as well as tremendous achievements which may be brought about by aerospace technology, thereby contributing to acceleration of industrialization and modernization, strengthening national defense and boosting international integration.

To enable aerospace technology to contribute most effectively to the cause of development and protection of the country, especially in the current domestic and world situation, thus attaining the objective of turning our country into an industrialized one by 2020, the elaboration and efficient implementation of the strategy on research into, and application of, aerospace technology up to 2020 is really necessary and urgent.

III. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES OF THE STRATEGY

1. Viewpoints

The aerospace technology research and application in Vietnam should be developed in line with the following viewpoints:

a/ To practically and effectively serve the performance of the tasks of socio-economic development, management of natural resources, monitoring of the environment and natural calamities as well as protection of the Fatherland by combining socio-economic development with security and defense tasks, contributing to raising the country's international position, scientific and technological potentials and strengths.

b/ To directly approach modern technologies, based on the practical demand and suitable to the country's socio-economic conditions, making full use of the Vietnamese people's intellectual potentials; to start with the reception of transferred technologies, proceed to modify and master technologies.

c/ To expand, diversify and selectively multilateralize international relations so as to attract investment, build the contingent of personnel and receive modern technologies, thereby speeding up the application and development of aerospace technology in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Objectives

By 2010:

a/ To formulate a national policy and legal framework for research, application and international cooperation in the domain of aerospace technology, policies to ensure human resources and investment capital for aerospace technology research and application; to establish a central agency for directing, managing and coordinating the aerospace technology research and application; to step by step consolidate the organization, material foundations and improve professional capabilities of the system of aerospace technology research, training and application units in our country, building a new institution specialized in aerospace technology.

b/ To build the initial infrastructure of aerospace technology, including the satellite image-receiving station and -processing center, the system of satellite positioning stations; to orbit and put into operation and exploitation the VINASAT geostationary telecommuni-cations satellite; to receive the transferred small satellite technology; to complete the designing and manufacture of a small satellite for observation of the earth and orbit it; to complete the building and put into operation corresponding ground control stations.

c/ To elaborate and organize the implementation of an independent scientific and technological program on aerospace technology. To organize domestic training of aerospace technology engineers; cooperate in research and training with countries which have developed industries of aerospace technology in order to train high-skilled experts, manufacture some hardware products (equipment of reception stations) and software products (image-processing software, software for information encryption and confidentiality, software to aid satellite design, etc.)

d/ To attain the region's intermediate level in terms of aerospace technology infrastructure, research and application.

By 2020:

a/ To master the technologies of manufacturing ground stations, to manufacture ground stations at competitive prices; to master small satellite technology, design and manufacture small satellites for observation of the earth; to mater rocket technologies and techniques; to train a contingent of highly-qualified personnel, meeting the demand for application and development of aerospace technology in Vietnam; to upgrade and efficiently use material foundations which were invested in the preceding periods.

b/ To upgrade the initial infrastructures by preparing a scheme and plan to orbit the second communications satellite, thus meeting all requirements of exploitation of domestic telecommunications, radio and television broadcasting services. To manufacture and orbit some more small satellites for observation of the earth, partly satisfy the demand to purchase satellite images from foreign countries; to complete the system of satellite positioning stations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To achieve the region's relatively advanced intermediate level of aerospace technology research and application.

IV. TASKS

1. To formulate and perfect a legal framework for aerospace technology research and application

This task must be basically accomplished in the 2006-2010 period with the following contents:

a/ To study international laws and regulations on the use of the outer space to protect national sovereignty.

b/ To elaborate and finalize the State's and branches' legal and normative documents on aerospace technology research and application.

c/ To elaborate and finalize legal and normative documents on archive, management, exploitation and use of satellite images as well as conductive information such as maps and databases.

d/ To elaborate and promulgate regulations on confidentiality related to Vietnam's program on aerospace technology research and application.

e/ To set and promulgate domestic criteria on formation and standardization in the application and development of aerospace technology, ensuring their compatibility with international ones.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the 2006-2010 period, to perform the following tasks:

a/ To build a satellite image-receiving station and -processing center in service national economic branches and scientific research, and a special-use reception station; to receive transferred technologies for designing and manufacture of small satellites for observation of the earth; to orbit a small satellite for observation of the earth.

b/ To execute the VINASAT project.

c/ To build a national key laboratory on aerospace technology.

In the 2011-2020 period, to perform the following tasks:

a/ To build some more laboratories at universities. The list of these laboratories shall be added on the basis of operation results of the 2006-2010 period.

b/ To manufacture and hire the orbiting of two small satellites for observation of the earth.

3. Research into space science and aerospace technology

In the 2006-2010 period: To elaborate and implement an independent scientific and technological program on aerospace technology in the 2006-2010 period for which the Vietnam Science and Technology Institute will assume the prime responsibility, so as to rally a contingent of domestic and foreign scientists to perform major tasks of the strategy, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Research and reception of small satellite technology.

c/ Research to approach such high technologies as the technology for high-definition optical observation, radar satellite technology and hi-speed communications satellite technology.

d/ Selective basic research related to development of aerospace technology.

e/ Research into balloons flied in the stratosphere in service of communications and television broadcasting.

f/ Research into the manufacture of a number of ground equipment and software.

In the 2011-2020 period: The independent scientific and technological program on aerospace technology will focus on research into the following issues:

a/ Modification and proceeding to mastery of the manufacture of ground stations at competitive prices.

b/ Modification and proceeding to mastery of small satellite technology.

c/ Selection of technologies for manufacture of facilities to launch small satellites into low orbits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Application of aerospace technology

To widely apply aerospace technology so that it may bring about practical results, concerned ministries and branches shall, based on their demands and conditions and the following major orientations, formulate and concretize their respective tasks of application of aerospace technology:

In the 2006-2010 period, the application of aerospace technology in Vietnam should be accelerated both intensively and extensively in four major domains, namely communications, hydrometeorology, remote sensing and satellite positioning. By 2010, the application of aerospace technology must become a high-performance professional process of every branch. Specifically:

- Post and telecommunications, radio and television broadcasting: To strongly develop services so as to fully tap VINASAT satellites, develop distance learning and medical examination, distance conference and DTH television.

- Hydrometeorology, natural resources and environment: To raise the quality of early forecasts of rains, floods, flash floods, landslides and other natural calamities. To assess impacts of global climate change on Vietnam. To periodically assess changes in the use of land, establish digitalized topical topographical database for common use by central and local agencies.

- Agriculture, fisheries, survey of natural resources: To expand the application of remote sensing in formulation of a rice output-forecasting process in the key rice-growing regions, as well as in the forecast of floods, droughts and forest fires; in aquaculture planning and offshore fishing; in research into, and detection of, oil and gas resources and underground water, etc.

- Transport, defense and security: Apart from the exploitation of VINASAT satellites, to speed up the application of satellite positioning technology in service of navigation in land transport, aviation and maritime. To encourage economic organizations to invest in the provision of services and application of positioning and navigation technologies.

In the 2011-2020 period: To apply in Vietnam new properties of the second-generation Internet satellites, super high-definition satellites for observation of the earth, positioning satellites of high precision, and multi-functional compact ground equipment.

V. SOLUTIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To widely popularize knowledge about aerospace technology on the mass media, especially among pupils and students. To organize the compilation of programs and textbooks for graduate and postgraduate subjects on aerospace technology. To formulate and apply on a trial basis a mechanism for recruitment, training and use of talents at home and abroad in association with research and market; to early send the talented people to developed countries for training in aerospace technology with the state budget fund so as to meet the immediate urgent demands and achieve the strategy's objectives; to adopt a plan for updating achievements and retraining, nomination of Vietnamese specialists to participate in programs on cooperation with foreign countries in the domain of aerospace technology.

2. International cooperation

To continue participating in aerospace technology activities organized by the United Nations (UN) agencies such as OOSA (Office for Outer Space Affairs), UN-ESCAP, UNESCO, etc., or by the ASEAN; to consider and conclude projects on aerospace technology R&D with some countries which have favorable conditions.

To build partnership relations with countries which have common demands and benefits, especially those in Southeast Asia and the Asia-Pacific. To research into the formulation of the forms of bilateral and multilateral cooperation in the building and exploitation of infrastructures (such as ground stations, communications and remote sensing satellites) and share remote sensing databases, especially in the warning of natural calamities and management of the environment.

To create conditions for overseas Vietnamese involved in aerospace technology to participate in research work and training of domestic professional personnel.

3. Mechanism for mobilization and use of capital

It is necessary to mobilize all economic sectors to invest in the implementation of the strategy on aerospace technology research and application. Budget and ODA loan capital shall be invested in the performance of the tasks of research and testing, construction of key laboratories, overseas personnel training and other necessary tasks. The State shall create favorable conditions to promote investment, turn the results of aerospace technology research and application into commodities and introduce them on market.

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. To set up the Vietnam Committee for Aerospace Technology Research and Application, called the Vietnam Space Committee for short, which shall assist the Prime Minister in organizing and directing the implementation of the strategy on research into, and application of, aerospace technology up to 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The Ministry of Science and Technology, which is the agency in charge of state management of aerospace technology research and application, shall assume the prime responsibility for implementation of the strategy on research into, and application of, aerospace technology up to 2020, having the following tasks:

- To assume the prime responsibility for elaboration and direct the implementation of legal documents on aerospace technology research and application, of the regulation on coordination in the exploitation of aerospace technology foundations shared between ministries and branches.

- To direct the elaboration of, and approve, the independent scientific and technological program on aerospace technology and the project on key aerospace technology laboratories.

- To direct the formulation of, and approve, projects on application of aerospace technology in socio-economic development.

- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in technologically appraising investment projects in the domain of aerospace technology.

- To submit to the Prime Minister changes in the sponsoring agencies in case of failure to achieve the set objectives and task-performance schedule.

- To submit to the Prime Minister issues arising beyond their competence.

b/ The Vietnam Science and Technology Institute:

- To selectively research into basic issues related to space science and aerospace technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assume the prime responsibility for, submit for approval and organize the implementation of the independent scientific and technological program on aerospace technology, and the project on key aerospace technology laboratories.

- To build an aerospace technology institute under the Vietnam Science and Technology Institute.

- To act as the standing office of the Vietnam Space Committee.

c/ The Ministry of Culture and Information

To assume the prime responsibility for information and propaganda work, including foreign-service information work to propagate the strategy on research into, and application of, aerospace technology.

d/ The Ministry of Education and Training

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries and branches in, elaborating a framework program, compiling textbooks and defining discipline codes for aerospace technology training; elaborating and implementing a plan on training of human resources in space science and aerospace technology suitable to the requirements of implementation of the strategy.

- To formulate and organize the implementation of a mechanism on combination of education and training with research and application and a mechanism on coordination between universities and research institutes for implementation of the strategy.

e/ The Ministry of Planning and Investment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To mobilize ODA capital from donor countries for projects on aerospace technology research and application.

f/ The Ministry of Finance:

To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, formulating a state credit support mechanism and a mechanism for management of capital of projects on implementation of the strategy in accordance with the State Budget Law.

g/ The Ministry of Post and Telematics

- To perform the state management of telecommunications satellite projects, first of all the VINASAT project.

- To take responsibility for registering the positions of orbits and frequencies to meet the requirements of development of telecommunications satellites and observation satellites, and to act as the major agency in international cooperation on positions of satellite orbits and coordination of international frequencies.

- To take part in research into, and manufacture of, telecommunication, electronic and informatics equipment used for aerospace technology.

h/ The Ministry of Natural Resources and Environment:

- To assume the prime responsibility for efficient exploitation of information collected from meteorological satellites in service of hydro-meteorological forecasts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To assume the prime responsibility for application of remote sensing in measurement and topography, monitoring of changes in land, water and mineral resources.

- To coordinate with other units, apply remote sensing technology in the monitoring and management of natural resources and environment in Vietnam.

i/ The Ministries of Defense and Public Security shall assume the prime responsibility for elaborating, submitting for approval and organizing the implementation of the tasks of aerospace technology research and application in defense and security domains.

j/ The Ministry of Industry

To research into and apply aerospace technology in Vietnam's industry.

k/ The Ministry of Agriculture and Rural Development:

- To apply remote sensing to the monitoring of floods and droughts.

- To assume the prime responsibility for application of remote sensing to the monitoring of changes in crops.

- To assume the prime responsibility for application of remote sensing to the monitoring of changes in forest resources and forest fires.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To research into and apply remote sensing in service of aquaculture planning and fishing.

m/ The Ministry of Transport:

- To assume the prime responsibility for the use of satellite information to navigate ships in and out of ports.

- To assume the prime responsibility for application of aerospace technology in civil aviation.

- To use remote sensing, satellite positioning technology and GIS in the planning of traffic network.

n/ The Ministry of Foreign Affairs:

- To coordinate with concerned ministries and branches in developing international cooperation on aerospace technology, including accession to, and implementation of, treaties on aerospace technology.

- To encourage overseas Vietnamese intellects to take part in activities related to space science and aerospace technology in Vietnam.

Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees shall, according to their functions and tasks assigned by the Prime Minister, coordinate with the Vietnam Aerospace Technology Research and Application Committee and concerned ministries and agencies in organizing and directing the implementation of the strategy on research into, and application of, aerospace technology up to 2020.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 137/2006/QĐ-TTg ngày 14/06/2006 phê duyệt “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.268

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.2.5
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!