Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 182/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong đất đai

Số hiệu: 182/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/10/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 182/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 182/2004/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định trong Nghị định này là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

2. Hành vi vi phạm về đo đạc và bản đồ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) của Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất đai, thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

2. Hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và Nghị định về thi hành Luật Đất đai; trường hợp hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Hành vi vi phạm hành chính

1. Các hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích;

b) Lấn, chiếm đất;

c) Huỷ hoại đất;

d) Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác;

đ) Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai;

e) Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất;

g) Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất;

h) Chậm thực hiện bồi thường;

i) Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép;

k) Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;

l) Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

m) Tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất; mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình;

n) Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.

2. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ về đất đai bao gồm:

a) Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

b) Hành vi vi phạm trong hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề;

c) Hành vi vi phạm trong hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai, dịch vụ đo đạc và bản đồ địa chính.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng, loại đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc giấy tờ khác về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai.

2. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

3. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.

4. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác là hành vi đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc đào bới mà hành vi này gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

5. Chậm thực hiện bồi thường là hành vi của tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng thời hạn bồi thường cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Nghị định về bồi thường, hỗ trợ, tái định khi Nhà nước thu hồi đất.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là hai (02) năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính mà hành vi vi phạm hành chính chưa bị xử phạt thì người có thẩm quyền không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính mà áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.

4. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà người có hành vi vi phạm lại có hành vi vi phạm hành chính mới quy định tại Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 6. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về đất đai là buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Điều 7. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời gắn với trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở, với công tác kiểm tra, thanh tra đất đai. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định này thực hiện.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người vi phạm đều bị xử phạt.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

5. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định này trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

7. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

8. Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của mức xử phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống mức thấp hơn, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của mức xử phạt; nếu hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn, nhưng không được vượt quá mức tối đa của mức xử phạt.

Điều 8. Xác định mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính

1. Mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất đó quy định và chia thành 4 mức sau đây:

a) Mức một (1): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền dưới hai triệu (2.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, dưới mười triệu (10.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

b) Mức hai (2): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến dưới năm triệu (5.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ mười triệu (10.000.000) đồng đến dưới hai mươi lăm triệu (25.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

c) Mức ba (3): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến dưới mươi triệu (10.000.000) đồng đối với đất nông nghiệp, từ hai mươi lăm triệu (25.000.000) đồng đến dưới năm mươi triệu (50.000.000) đồng đối với đất phi nông nghiệp;

d) Mức bốn (4): Trường hợp giá trị quyền sử dụng đối với diện tích đất bị vi phạm quy đổi thành tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng trở lên đối với đất nông nghiệp, từ năm mươi triệu (50.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp.

2. Đối với diện tích đất bị vi phạm là đất chưa sử dụng thì áp dụng giá đất nông nghiệp thấp nhất của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thời điểm xử phạt.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT

MỤC 1: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT

Điều 9. Sử dụng đất không đúng mục đích

1. Sử dụng đất không đúng mục đích mà không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

2. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước có hệ thống tưới tiêu chủ động, có năng suất cao sang đất trồng cây lâu năm, sang đất nuôi trồng thuỷ sản gây hậu quả không thể khôi phục lại để trồng lúa khi cần thiết mà không được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

3. Chuyển đất có rừng đặc dụng, đất có rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác mà không được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến mười lăm triệu (15.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ mười lăm triệu (15.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

4. Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp theo quy định phải nộp tiền sử dụng đất hoặc chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở mà không được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho phép thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

5. Sử dụng đất để xây dựng công trình, đầu tư bất động sản thuộc khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế trái với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được công bố thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi vi phạm thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

6. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Lấn, chiếm đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

2. Lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình, đất thuộc khu vực đô thị, đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ thì hình thức và mức xử phạt theo quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chuyên ngành liên quan đến hành lang bảo vệ an toàn công trình, đô thị, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; trường hợp pháp luật về chuyên ngành liên quan chưa quy định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ ba triệu (3.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

3. Lấn, chiếm đất sử dụng vào mục đích quốc phòng thì hình thức xử phạt, mức phạt thực hiện theo quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.

4. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 11. Huỷ hoại đất

1. Làm suy giảm chất lượng đất hoặc làm biến dạng địa hình gây hậu quả làm cho đất giảm hoặc mất khả năng sử dụng theo mục đích sử dụng đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

2. Gây ô nhiễm đất mà gây hậu quả làm cho đất mất khả năng sử dụng theo mục đích đã được xác định thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức một (1);

b) Phạt tiền từ hai triệu (2.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức hai (2);

c) Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức ba (3);

d) Phạt tiền từ hai mươi triệu (20.000.000) đồng đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng nếu hậu quả của hành vi thuộc mức bốn (4).

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc có biện pháp khắc phục hoạt động gây ô nhiễm, buộc khôi phục lại địa hình của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 12. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

1. Phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng đối với hành vi tự ý để vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người khác gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

2. Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng đối với hành vi tự ý đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người khác làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

3. Phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi tự ý đào bới gây cản trở hoặc làm thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 13. Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai

Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng đối với hành vi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 14. Tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất

1. Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng đối với hành vi tự chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho đối với đất không đủ điều kiện chuyển quyền sử dụng đất quy định tại Điều 106 của Luật Đất đai.

2. Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng đối với hành vi sử dụng đất lấn, chiếm mà đem chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho.

3. Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, buộc trả lại phần đất lấn, chiếm.

Điều 15. Cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi cố ý đăng ký không đúng loại đất, không đăng ký khi chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều 16. Chậm thực hiện bồi thường

Phạt tiền ở mức 0,04% số tiền phải bồi thường cho mỗi ngày chậm thực hiện bồi thường kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải thực hiện bồi thường đối với hành vi chậm thực hiện bồi thường.

Điều 17. Chậm nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho phép

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền ở mức 0,02% số tiền phải nộp cho mỗi ngày chậm nộp kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với hành vi chậm thực hiện nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Điều 18. Cố ý gây cản trở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng đối với hành vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác định mốc giới, bàn giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trên thực địa.

Điều 19. Không thực hiện đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến ba triệu (3.000.000) đồng đối với hành vi cố ý trốn tránh, chây ì không trả lại đất đúng thời hạn trả lại đất theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phương án bồi thường đã được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Tự tiện di chuyển, làm sai lệch, hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi tự tiện di chuyển, làm sai lệch mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình.

2. Phạt tiền từ một triệu (1.000.000) đồng đến năm triệu (5.000.000) đồng đối với hành vi cố ý làm hư hỏng mốc chỉ giới quy hoạch sử dụng đất, mốc chỉ giới hành lang an toàn của công trình.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 21. Làm sai lệch các giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

1. Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến một triệu (1.000.000) đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng đến hai triệu (2.000.000) đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất làm cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất bị sai lệch mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

MỤC 2: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VỀ ĐẤT ĐAI VÀ HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 22. Hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về giá đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ mười triệu (10.000.000) đồng đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác.

3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về giá đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng không thực hiện đúng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác.

Điều 23. Hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ hai trăm nghìn (200.000) đồng đến năm trăm nghìn (500.000) đồng đối với hành vi hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động, hành nghề dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ điều kiện đăng ký hoạt động hoặc hành nghề dịch vụ về đo đạc và bản đồ địa chính mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ năm triệu (5.000.000) đồng đến mười triệu (10.000.000) đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cho người khác.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 25. Thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến năm trăm nghìn (500.000) đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Điều 26. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành về đất đai trong việc xử phạt vi phạm hành chính

1. Thanh tra viên đất đai đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến hai trăm nghìn (200.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến hai triệu (2.000.000) đồng.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến hai mươi triệu (20.000.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

3. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến ba mươi triệu (30.000.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.

Điều 27. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 41 và Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 28. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp phải thu hồi đất, phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ về đất đai

1. Khi xử lý vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính đó thuộc trường hợp phải thu hồi đất quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định này mà có thẩm quyền thu hồi đất quy định tại Điều 44 của Luật Đất đai thì thực hiện đồng thời việc xử phạt vi phạm hành chính và việc thu hồi đất.

b) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 25, 26 và 27 của Nghị định này nhưng không có thẩm quyền thu hồi đất thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi đất đối với trường hợp đủ căn cứ; trường hợp không đủ căn cứ theo quy định của pháp luật về đất đai thì phải thông báo cho người đề nghị, người bị xử phạt, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất biết rõ lý do.

c) Trường hợp hết thời hiệu xử phạt quy định tại Điều 5 của Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính và ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất trong trường hợp không thuộc thẩm quyền.

2. Khi xử lý vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính đó thuộc trường hợp quy định tại Điều 22 và Điều 24 của Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp phép hành nghề để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền mà không được giữ lại để xử phạt hành chính.

Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba (03) ngày, kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

Chương 4:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT

Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Thi hành quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai

1. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

2. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền gửi ở ngân hàng;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

3. Cá nhân bị phạt tiền từ năm trăm nghìn (500.000) đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Thẩm quyền, thủ tục và việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

1. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 182/2004/ND-CP

Hanoi, October 29, 2004

 

DECREE

ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE LAND DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Administrative violations in the land domain specified in this Decree are intentional or unintentional acts committed by individuals and organizations violating provisions of the land legislation, which, however, are not crimes and shall be administratively sanctioned according to law provisions.

2. Acts of violation in topographical and cartographical activities shall be handled according to law provisions on handling of administrative violations in the domain of topography and cartography.

Article 2.- Objects of application   

1. Subject to the application of this Decree are Vietnamese individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) as well as foreign organizations and individuals, that commit acts of administrative violation in the use of land, the provision of land-related services in the Vietnamese territory. In cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for, such international agreements shall apply.

2. State officials and employees who commit acts of violating the legislation on land management while performing official duties shall be disciplined according to law provisions on State officials and employees and the Decree on implementation of the Land Law. In cases where their acts show signs of crimes, they shall be examined for penal liability according to law provisions.

Article 3.- Acts of administrative violation

1. Acts of administrative violation in the use of land include:

a/ Using land not for right purposes;

b/ Encroaching upon or appropriating land;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Obstructing the use of land by others;

e/ Converting, transferring, leasing, sub-leasing, inheriting, donating or giving as gifts the land use rights or mortgaging, guaranteeing or making capital contribution with the land use rights without strictly complying with the administrative procedures prescribed by the land legislation;

f/ Converting, transferring, donating or giving as gifts land ineligible for land use right transfer without permission;

g/ Intentionally registering wrong land categories, or failing to make registrations when changing the land use purposes;

h/ Delaying the payment of compensations;

i/ Delaying the payment of land use levies and/or land rents without permission of State agencies competent to assign land or lease land;

j/ Intentionally obstructing the land assignment, lease or recovery by the State;

k/ Failing to return land within the time limit prescribed in land recovery decisions of competent State agencies;

l/ Arbitrarily moving or slanting landmarks put up under land use planning; landmarks showing safety corridors of works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Acts of administrative violation in land-related service activities include:

a/ Acts of administrative violation in practicing the profession of providing consultancy on land prices without permission of competent State agencies;

b/ Acts of administrative violation in practicing the profession of providing consultancy on formulation of land use plannings and plans without fully satisfying the conditions for practice registration;

c/ Acts of administrative violation in practicing the profession of providing land information services, topographical services and services of drawing cadastral maps.

Article 4.- Interpretation of terms      

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. Use of land not for right purposes means acts of using land not for right purposes or of right categories stated in land use right certificates or land assignment decisions, land lease decisions, decisions permitting the change of land use right purposes or other papers on land use rights prescribed in Clauses 1, 2 and 5, Article 50 of the Land Law.

2. Land encroachment means the removal without competent State bodies’ permission by current land users of landmarks of their land plots’ boundaries in order to expand their land acreages.

3. Land appropriation means the use of land without permission of competent State agencies or land users, or the use of land temporarily assigned or lent by the State without returning such land upon the expiry of land assignment or borrowing duration.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Delayed payment of compensations means acts of failing by organizations or individuals to comply with the time limit for paying compensations to persons whose land are recovered under the provisions of the Decree on compensations in support of resettlement when the State recovers land.

Article 5.- Statute of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the land domain is two (02) years counting from the date such administrative violations are committed.

2. For individuals who have already been sued or prosecuted or who are, by already issued decisions, to be brought to trial according to criminal procedures and, later decisions to suspend the investigation or their cases are issued but their violation acts show signs of administrative violation, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three (03) months after the persons with sanctioning competence receive suspension decisions and dossiers of violation cases.

3. In cases where the statute of limitations for sanctioning administrative violations have expired but acts of administrative violation are not yet sanctioned, competent persons shall not sanction the administrative violations but apply remedial measures provided for in Clause 3, Article 6 of this Decree.

4. Within the time limit prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if persons who have committed acts of violation commit new acts of administrative violation prescribed in this Decree or intentionally shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning must be recalculated from the time of committing new acts of administrative violation or the time of terminating acts of shirking or obstructing the sanctioning.

Article 6.- Sanctioning forms and remedial measures

1. Principal sanctioning forms include:

a/ Caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Additional sanctioning forms include confiscation of material evidences and means used for committing administrative violations.

3. Remedial measures to be applied in sanctioning of land-related administrative violations mean compelled restoration of original state of land before violation commission.

Article 7.- Principles for sanctioning administrative violations in the land domain

1. All acts of administrative violation must be promptly detected, stopped and handled in association with the performance of responsibilities of local administrations and the land inspection and examination. The sanctioning of administrative violations must be conducted in a quick, just and thorough manner. All consequences caused by acts of administrative violation must be overcome according to the provisions of this Decree and relevant law provisions.

2. Individuals and organizations shall be administratively sanctioned when committing administrative violations prescribed in this Decree.

3. The sanctioning of administrative violations must be conducted by competent persons defined in Articles 25, 26 and 27 of this Decree.

4. One act of administrative violation shall be administratively sanctioned only once.

If many persons jointly commit one act of administrative violation, each of them shall be sanctioned.

One person who commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for each violation act.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Principal sanctioning forms shall be applied independently, additional sanctioning forms and remedial measures shall only be applied together with principal sanctioning forms against acts of administrative violation for which additional sanctioning form and remedial measures are prescribed in this Decree, except for the cases prescribed in Clause 3, Article 35 of this Decree.

7. Sanctioning forms and levels shall be determined on the basis of nature and seriousness of violations, consequences of administrative violation acts, personal record of administrative violation act committers, extenuating as well as aggravating circumstances.

Extenuating circumstances and aggravating circumstances shall be applied according to the provisions of Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

8. Specific sanctioning level against a violation act shall be the average level of the sanctioning bracket prescribed for such act. If a violation involves extenuating circumstance(s), the applicable fine level may be lowered but must not be lower than the minimum level of the sanctioning bracket. If a violation act involves aggravating circumstance(s), the applicable fine level may be higher but must not exceed the maximum level of the sanctioning bracket.

Article 8.- Determination of extent of consequences of administrative violation acts

1. Extent of consequence of an administrative violation act shall be determined on the principle that value of the right to use the target land area shall be monetized at the land price set by the People’s Committee of the province or centrally-run city where such land is located and divided into the following four levels:

a/ Level (1): Cases where the value of the right to use the target land area is monetized at  below two million dong (VND 2,000,000) for agricultural land, or below ten million dong (VND 10,000,000) for non-agricultural land;

b/ Level (2): Cases where  the value of the right to use the target land area is monetized at between two million dong (VND 2,000,000) and under five million dong (VND 5,000,000) for agricultural land, or between ten million dong (VND 10,000,000) and under twenty five million dong (VND 25,000,000) for non-agricultural land;

c/ Level (3): Cases where the value of the right to use the target land area is monetized at between five million dong (VND 5,000,000) and under ten million dong (VND 10,000,000) for agricultural land, or between twenty five million dong (VND 25,000,000) and fifty million dong (VND 50,000,000) for non-agricultural land;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For unused land areas being target of violations, the lowest agricultural land price of the province or centrally-run city at the time of sanctioning shall apply.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATION ACTS, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. ADMINISTRATIVE VIOLATION ACTS IN THE LAND USE, SANCTIONING FORMS
AND LEVELS

Article 9.- Use of land not for right purposes

1. Acts of using land not for right purposes, which do not fall into the cases prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article, shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ Caution or a fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and two hundred thousand dong (VND 200,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Acts of converting land for wet-rice farming with controllable irrigation and drainage systems and high yields into land for planting perennial trees, digging ponds or lakes or conducting salt water into rice fields for aquaculture without permission of competent People’s Committees shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and three million dong (VND 3,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between three million dong (VND 3,000,000) and five million dong (VND 5,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

d/ A fine of between five million dong (VND 5,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (4).

3. Acts of using land under special-use or protective forests for other purposes without permission of competent People’s Committees shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and three million dong (VND 3,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between three million dong (VND 3,000,000) and fifteen million dong (VND 15,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Acts of converting non-agricultural land assigned by the State without land use levy collection into non-agricultural land liable to payment of land use levies as prescribed, or converting non-agricultural land other than residential land into residential land without permission of competent People’s Committees shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between two million dong (VND 2,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

d/ A fine of between twenty million dong (VND 20,000,000) and thirty million dong (VND 30,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (4).

5. Acts of using land for constructing works, investing in real estate within urban areas, industrial parks, hi-tech parks or economic zones in contravention of the already publicized detailed land use plannings or plans shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between two million dong (VND 2,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Compelled restoration of original state of land before the violation commission shall be imposed for violations prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 10.- Land encroachment and appropriation

1. Acts of encroaching or appropriating land, which do not fall into the cases prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article, shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between two million dong (VND 2,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

d/ A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (4).

2. Acts of encroaching or appropriating land within the safety protection corridors of works, land in urban areas, land with historical-cultural relics, beauty landscapes or scenic places already classified or protected under decisions of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall be subject to the sanctioning forms and levels prescribed in the Decree on sanctioning of administrative violations in specialized domains related to safety protection corridors of works, urban areas, land with historical-cultural relics, beauty landscapes or scenic places. In cases where relevant law provisions do not exist, the sanctioning forms and levels shall be as follows:

a/ A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A fine of between three million dong (VND 3,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

d/ A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and thirty million dong (VND 30,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (4).

3. For acts of encroaching or appropriating land being used for defense purposes, the applicable sanctioning forms and levels shall comply with the provisions of the Decree on sanctioning of administrative violations in the defense domain.

4. Compelled restoration of original state of land before the violation commission shall be imposed for violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 11.- Destruction of land

1. Acts of degrading land quality or deforming land terrain, thus causing land utility decline or loss according to the already determined land use purposes shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between two million dong (VND 2,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Acts of polluting land with consequences being loss of land utility according to already determined purposes shall be subject to the following sanctioning forms and levels:

a/ A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (1);

b/ A fine of between two million dong (VND 2,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (2);

c/ A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (3);

d/ A fine of between twenty million dong (VND 20,000,000) and thirty million dong (VND 30,000,000) shall be imposed for a violation act causing the consequence of level (4). 

3. Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violation acts or compelled application of measures to address the polluting activities or compelled restoration of original land terrain before violation commission shall be imposed for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 12.- Obstructing the land use by others

1. A fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for an act of placing without permission construction materials, waste matters or other things on land plots of others, thus obstructing the latter’s land use.

2.  A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and three million dong (VND 3,000,000) shall be imposed for an act of bringing without permission construction materials, waste matters or other things onto land plots of others, thus reducing the land utility or harming the latter’s land use.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Confiscation of material evidences and means used for committing administrative violation acts, compelled restoration of original state of land before the violation commission shall be imposed for acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 13.- Conversion, transfer, lease, sub-lease, inheritance or donation of land use rights or mortgage of, guarantee or capital contribution with land use right without strictly complying with the administrative procedures prescribed by the land legislation

A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for every act of converting, transferring, leasing, sub-leasing, inheriting or donating land use rights or mortgaging, providing guarantees or contributing capital with land use rights without strictly complying with the administrative procedures prescribed by the land legislation.

Article 14.- Conversion, transfer or donation without permission of land ineligible for land use right transfer

1. A fine of between five million dong (VND 5,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for an act of converting, transferring or donating without permission land ineligible for land use right transfer prescribed in Article 106 of the Land Law.

2. A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for an act of converting, transferring or donating encroached or appropriated land.

3. Compelled restoration of original state of land before violation commission or compelled return of encroached or appropriated land areas.

Article 15.- Intentional registration of wrong land categories, failure to make registration upon change of land use purposes

Caution or a fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and two hundred thousand dong (VND 200,000) shall be imposed for an act of intentionally registering wrong land categories or failing to make registration upon change of land use purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A fine equal to 0.04% of payable compensation amount shall be imposed for each day of delayed compensation payment as from the date the competent State agency rules that compensations must be made, for acts of delaying compensation payment.

Article 17.- Delayed payment of land use levies or land rents without permission of State agencies competent to assign or lease land

Caution or a fine equal to 0.02% of the payable amount for each day of delayed payment as from the date competent State agencies rule that land use levies or land rents must be paid, shall be imposed for acts of delaying the payment of land use levies or land rents.       

Article 18.- Intentional obstruction of land assignment, land lease or land recovery

1. Caution or a fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and two hundred thousand dong (VND 200,000) shall be imposed for an act of failing to show up at locations for land handover at requests of competent State agencies without plausible reasons.

2. A fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for an act of obstructing State officials and/or employees of competent State agencies from determining landmarks, handing over land, leasing or recovering land on the field.

Article 19.- Failure to return land within the time limits prescribed in land recovery decisions of competent State agencies

A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and three million dong (VND 3,000,000) shall be imposed for an act of intentionally shirking or delaying the return of land within the time limits prescribed in land recovery decisions of competent State agencies, for which the compensation plans have already been implemented according to law provisions.     

Article 20.- Removal without permission, slanting or damaging of landmarks put up under land use plannings; landmarks showing works’ safety corridors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between one million dong (VND 1,000,000) and five million dong (VND 5,000,000) shall be imposed for an act of intentionally damaging landmarks put up under land use plannings or landmarks showing works’ safety corridors.

3. Confiscation of material evidences or means used for committing administrative violation acts shall be imposed for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 21.- Falsification of papers and documents in the land use

1. A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and one million dong (VND 1,000,000) shall be imposed for an act of erasing or modifying papers or documents in the land use, which do not fall into the cases prescribed in Clause 2 of this Article.

2. A fine of between five hundred thousand dong (VND 500,000) and two million dong (VND 2,000,000) shall be imposed for an act of erasing or modifying papers or documents in the land use, which deviate the issuance of land use right certificates; conversion, transfer, lease, inheritance, donation, mortgage of, guarantee or capital contribution with land use rights but not seriously enough for penal liability examination.

Section 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN LAND-RELATED SERVICE ACTIVITIES, AND SANCTIONING FORMS AND LEVELS, REMEDIAL MEASURES

Article 22.- Professional practice of consultancy on land prices without being licensed by competent State agencies

1. Caution or a fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and two hundred thousand dong (VND 200,000) shall be imposed for an act of practicing the consultancy on land prices without being licensed by competent State agencies.

2. A fine of between ten million dong (VND 10,000,000) and twenty million dong (VND 20,000,000) shall be imposed for each of the acts prescribed in Clause 1 of this Article, which causes damage to the State or other people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between five million dong (VND 5,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for an act prescribed in Clause 3 of this Article, which causes damage to the State or other people.

Article 23.- Professional practice of consultancy on formulation of land use plannings or plans without fully satisfying the conditions for practice registration

Caution or a fine of between two hundred thousand dong (VND 200,000) and five hundred thousand dong (VND 500,000) shall be imposed for an act of practicing the profession of providing consultancy on formulation of land use plannings or plans without fully satisfying the law-prescribed conditions for registering professional practice of providing consultancy on formulation of land use plannings or plans.

Article 24.- Professional practice of provision of land information services without fully satisfying the conditions for practice registration, professional practice of provision of cadastral measurement and mapping services without being licensed by competent State agencies

1. Caution or a fine of between one hundred thousand dong (VND 100,000) and two hundred thousand dong (VND 200,000) shall be imposed for an act of practicing the profession of providing land information services without fully satisfying the conditions for practice registration, or practicing the profession of providing topographical services and cadastral map-drawing services without being licensed by competent State agencies.

2. A fine of between five million dong (VND 5,000,000) and ten million dong (VND 10,000,000) shall be imposed for an act prescribed in Clause 1 of this Article, which causes damage to the State or other people.

Chapter III

COMPETENCE TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 25.- Competence of presidents of People’s Committees of all levels to sanction administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose a caution;

b/ Impose fines of up to five hundred thousand dong (VND 500,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations, which are valued at up to five hundred thousand dong (VND 500,000);

d/ Compel the restoration of original state of land before the violation commission.

2. Presidents of People’s Committees of urban districts, rural districts, provincial capitals or towns can:

a/ Impose a caution;

b/ Impose fines of up to twenty million dong (VND 20,000,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations;

d/ Compel the restoration of original state of land before the violation commission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose a caution;

b/ Impose fines of up to thirty million dong (VND 30,000,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations;

d/ Compel the restoration of original state of land before the violation commission.

Article 26.- Competence of specialized land inspectorates to sanction administrative violations

1. Land inspectors while performing official duties can:

a/ Impose a caution;

b/ Impose fines of up to two hundred thousand dong (VND 200,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations, which are valued at up to two million dong (VND 2,000,000);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Impose a caution; 

b/ Impose fines of up to twenty million dong (VND 20,000,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations;

d/ Compel the restoration of original state of land before the violation commission.

3. Chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment can:

a/ Impose a caution;

b/ Impose fines of up to thirty million dong (VND 30,000,000);

c/ Confiscate material evidences and means used for committing administrative violations;

d/ Compel the restoration of original state of land before the violation commission.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The authorized sanctioning of administrative violations and principles for determining competence to sanction administrative violations shall comply with the provisions of Articles 41 and 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and relevant law provisions.

Article 28.- Responsibilities of persons competent to sanction administrative violations for cases of land recovery, temporary suspension or cessation of land-related service activities

1. The handling of administrative violations falling into the cases where land must be recovered prescribed in Article 38 of the Land Law must comply with the following regulations:

a/ Persons with sanctioning competence defined in Articles 25, 26 and 27 of this Decree, who are concurrently competent to recover land as prescribed in Article 44 of the Land Law, shall simultaneously conduct the sanctioning of administrative violations and the land recovery.

b/ Persons with sanctioning competence defined in Articles 25, 26 and 27 of this Decree, who are not competent to recover land, shall conduct the sanctioning of administrative violations and have to request in writing the People’s Committees of the competent levels to issue land recovery decisions. The People’s Committees of the competent levels shall have to recover land in cases where they have enough grounds. In cases where the grounds prescribed by the land legislation for land recovery are not enough, they must notify the requesters, the sanctioned persons and the People’s Committees of communes, wards and district townships where the land is located of the reasons therefor.

c/ Upon the expiry of the statute of limitations for sanctioning prescribed in Article 5 of this Decree, persons with sanctioning competence shall have to make written records on administrative violations and issue land recovery decisions in cases where such recovery falls under their competence or request the People’s Committees of competent levels to recover land in cases where such recovery falls beyond their competence.

2. When handling administrative violations falling into the cases prescribed in Articles 22 and 24 of this Decree, persons competent to sanction administrative violations shall have to notify such to competent State agencies which have licensed the professional practice for further handling according to law provisions.

3. When considering violations cases to decide on administrative sanctions, if deeming that violation acts show signs of crimes, persons competent to sanction administrative violations, instead of retaining such cases for administrative sanctioning, shall have to immediately forward the dossiers thereof to competent criminal proceeding-conducting agencies.

In cases where sanctioning decisions have already been issued but later the decision issuers detect that the violation acts show signs of crimes before the statute of limitations for penal liability examination expires, they shall have to cancel such decisions and transfer, within three (03) days after canceling the sanctioning decisions, dossiers of violation cases to competent criminal proceeding-conducting agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND EXECUTING SANCTIONING DECISIONS

Article 29.- Procedures for sanctioning administrative violations in the land domain

Procedures for sanctioning administrative violations in the land domain shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 30.-  Execution of decisions on sanctioning of administrative violations in the land domain

1. Persons sanctioned for administrative violations in the land domain must execute the sanctioning decisions within ten (10) days after receiving such sanctioning decisions.

2. Past the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, if persons sanctioned for administrative violations fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, they shall be coerced to do so with the following measures:

a/ Deduction of part of salary or income or deduction of bank deposits;

b/ Distraint of assets with equal value for auctions;

c/ Other coercive measures for execution of sanctioning decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Competence, procedures for, and organization of coercive execution of decisions on sanctioning of administrative violations shall comply with the provisions of Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 31.- Complaints, denunciations and initiation of lawsuits

1. Persons sanctioned for administrative violations in the land domain or their lawful representatives may lodge complaints about decisions on sanctioning of administrative violations.

2. Every citizen has the right to denounce illegal acts in handling of administrative violations.

3. Competence, procedures and time limit for settling complaints and denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.

4. The initiation of lawsuits against decisions on sanctioning of administrative violations in the land domain shall comply with law provisions on procedures for settlement of administrative cases.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- Implementation effect  

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree replaces the Government’s Decree No. 04/CP of January 10, 1997 on sanctioning of administrative violations in the domain of land management and use.

To annul all previous stipulations which are contrary to the provisions of this Decree.

Article 33.- Implementation responsibilities

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People’s Committees of all levels shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47.156

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.192.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!