ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
25/TB-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 3 năm 1987
|
THÔNG BÁO
KẾT
LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ VỀ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC
CHƯƠNG TRÌNH VÀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 1987 VÀ NHỮNG NĂM TỚI
Ngày 25 tháng 2 năm 1987, Thường
trực Ủy ban nhân dân thành phố đã làm việc với các ban ngành (Ủy ban Khoa học
kỹ thuật, Ban Phân vùng kinh tế, Ủy ban xây dựng cơ bản, Ban Kinh tế Thành ủy,
Ban Khoa giáo Thành ủy, Ban Khoa học xã hội Thành ủy, Ủy ban Kế hoạch thành
phố, Sở Tài Chánh) về chấn chỉnh công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện
các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học của thành phố năm 1987 và những
năm tới.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp
tình hình quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa
học, nghe báo cáo và ý kiến của các ban ngành, thay mặt Thường trực Ủy ban nhân
dân thành phố đồng chí Chủ tịch Phan Văn Khải kết luận về việc chỉ đạo công tác
tổ chức nghiên cứu khoa học của thành phố năm 1987 và những năm tới.
I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA THÀNH PHỐ TRONG THỜI GIAN QUA.
1) Trong những năm qua hoạt động
khoa học kỹ thuật đã đạt được những thành tựu quan trọng. Các ngành, các cấp,
các nhà khoa học xây dựng và tổ chức nghiên cứu có kết quả một số chương trình,
đề tài phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra cơ sở khoa học để thành
phố chủ động, mạnh dạn đầu tư chiều sâu, cải tiến kỹ thuật, tháo gỡ các khó
khăn trong cân đối kế hoạch, trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, trong phát
triển xuất nhập khẩu, trong hợp tác liên kết liên doanh kinh tế, trong ổn định
đời sống. Một số chương trình mục tiêu trọng điểm như: chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội; sơ đồ chung phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, xây
dựng T.E.O đô thị (quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng, xây dựng các mô hình cơ
chế quản lý mới v.v… đã có tác dụng tích cực trong việc gắn kết kinh tế với xã
hội, kết hợp giữa nghiên cứu dài hạn với các vấn đề trước mắt.
Các ngành, các quận, huyện và cơ
sở cũng đã tích cực tổ chức công tác nghiên cứu khoa học về mô hình tổ chức,
tập hợp lực lượng; về nội dung nghiên cứu, về ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản
xuất và đời sống.
2) Công tác tổ chức nghiên cứu
các chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học vẫn còn những tồn tại lớn, đòi
hỏi cần thiết phải khẩn trương chấn chỉnh công tác này:
a. Thiếu một đầu mối tập trung
thống nhất trong tổ chức và quản lý, nên xảy ra tình trạng trùng lắp, phân tán
trong chương trình và đề tài nghiên cứu, lãng phí thời gian và tiền bạc, có
những chương trình và đề tài kém hiệu quả.
b. Chưa làm rõ nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học với nhiệm vụ công tác thường xuyên hàng ngày của các cơ quan trong
việc đề ra các chương trình và đề tài nghiên cứu. Vì thế dẫn đến sự lầm lẫn
giữa nhiệm vụ chức năng mà cấp trên đã quy định cho các cơ quan với nội dung
chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học.
c. Chưa thực hiện nghiêm chỉnh
việc đăng ký đề tài, thông qua đề cương nghiên cứu đến tổ chức nghiệm thu đánh
giá kết quả, cũng như các chế độ tài chánh. Vì thế làm giảm hiệu quả của nghiên
cứu, sử dụng kinh phí chưa chặt chẽ, quản lý đề tài chưa vào quy chế, công tác
thông tin chưa làm được bao nhiêu.
d. Trong chỉ đạo và tổ chức thực
hiện chưa làm rõ mức độ và phạm vi nghiên cứu của các chương trình và đề tài
theo cấp quản lý: chương trình, đề tài cấp thành phố, chương trình đề tài cấp
ngành và quận huyện, chương trình và đề tài cấp cơ sở, đồng thời chưa thực hiện
tốt việc thừa kế kết quả nghiên cứu của Trung ương và nước ngoài. Vì thế có
những chương trình đề tài thuộc cấp ngành và quận huyện, cấp cơ sở lại đưa vào
cấp thành phố. Từ đó làm giảm khả năng huy động vốn phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học, làm phân tán việc sử dụng nguồn vốn nghiên cứu khoa học kỹ thuật
thuộc ngân sách thành phố.
II- NỘI DUNG NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC CẤP THÀNH PHỐ NĂM 1987 VÀ NHỮNG NĂM TỚI
1- Cần nhất trí và quán triệt
một cách đầy đủ vị trí và tầm quan trọng có tính quyết định của cách mạng khoa
học kỹ thuật trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của thành phố ta.
Thành ủy và Ủy ban nhân dân
thành phố đã đặt đúng vị trí của cách mạng khoa học kỹ thuật trong phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố một trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Cách mạng
khoa học kỹ thuật có tính quy luật trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành phố
Hồ Chí Minh chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ mũi nhọn xuất nhập khẩu và vai
trò then chốt có tính quyết định cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ
VI đã thể hiện tính cách mạng và tính khoa học rất cao trong việc xác định 3
chương trình kinh tế trọng điểm: chương trình lương thực thực phẩm, chương
trình hàng tiêu dùng, chương trình hàng xuất khẩu. Đây chính là nội dung tập
trung bao trùm của những năm còn lại trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá
độ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm vị trí rất quan trọng đối với cả nước trong
thực hiện 2 chương trình hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, đối với
thành phố vấn đề quản lý thị trường, giá cả, lập lại trật tự trong hoạt động
phân phối lưu thông là mặt trận nóng bỏng. Đối với thành phố ta kinh tế gắn
chặt với xã hội. Đó là hai mặt thống nhất của quá trình phát triển kinh tế -xã
hội. Vì thế vấn đề nhà ở, giải quyết việc làm, giải quyết môi trường môi sinh
của một thành phố 4 triệu dân đang trở thành vấn đề chiến lược lớn nhưng lại là
việc cấp bách hàng ngày của toàn Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể thành phố.
Trong tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc xây dựng nếp sống là lối sống
mới trong sáng lành mạnh, tự giác thực hiện các quy tắc sinh hoạt xã hội, sinh
hoạt công cộng, tăng cường giáo dục đạo đức trong các trường học, đấu tranh
chống các tệ nạn xã hội là những vấn đề xã hội lớn của thành phố đòi hỏi cần
nghiên cứu nghiêm chỉnh, sâu rộng đề ra được các biện pháp và giải pháp khoa
học giải quyết căn bản tình hình.
Công tác nghiên cứu khoa học của
thành phố trong năm 1987 và những năm tiếp theo nên hướng vào giải quyết các
vấn đề cơ bản, cấp bách thời sự và lâu dài nêu trên.
2) Khẩn trương đưa Hội đồng kinh
tế kỹ thuật thành phố đi vào hoạt động thực hiện có kết quả chức năng tư vấn
cho Ủy ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo, quản lý các chương trình và đề tài
nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp thành phố theo hướng tập trung vào một đầu
mối, gắn liền với phân cấp hợp lý. Trong khi chưa chính thức phê duyệt các
thành viên của Hội đồng, Thường trực Ủy ban chỉ định Ban chỉ đạo việc quản lý các
chương trình và đề tài khoa học bao gồm các đồng chí :
- Đồng chí Lê Văn Triết, Phó Chủ
tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách chung.
- Đồng chí Nguyễn Công Ái, Phó
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch.
- Đồng chí Đặng Hữu Ngọc, Trưởng
Ban Phân Vùng kinh tế.
- Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Chủ
nhiệm Ủy ban khoa học kỹ thuật, Thường trực Ban trù bị.
- Đồng chí Dương Đăng Khải,
Trưởng Ban Khoa giáo Thành ủy.
- Đồng chí Lê Văn Năm, Chủ nhiệm
Ủy ban xây dựng cơ bản thành phố.
- Đồng chí Đoàn Thanh Hương,
Quyền Trưởng Ban khoa học xã hội Thành ủy.
3) Nghiên cứu và xây dựng nội
dung, phương hướng tổ chức lại hoạt động khoa học kỹ thuật của thành phố, để
làm rõ vị trí then chốt cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Từ đó xác định rõ
trách nhiệm và quan hệ làm việc của các tổ chức khoa học kỹ thuật, bố trí lại
cán bộ và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, xác định các điều kiện tổ chức hoạt
động khoa học kỹ thuật.
Các đồng chí Hoàng Anh Tuấn,
Đặng Hữu Ngọc, Lê Văn Năm, Đoàn Thanh Hương chịu trách nhiệm xây dựng đề án,
trình Thường vụ Thành ủy và Thường trực Ủy ban, đồng chí Hoàng Anh Tuấn là chủ
biên.
4) Tiến hành chấn chỉnh lại quá
trình tổ chức thực hiện các chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học từ các
khâu: phân loại, phân cấp chương trình, đề tài, đăng ký đề tài; xét duyệt công
nhận cho nghiên cứu, duyệt cấp kinh phí, đánh giá nghiệm thu. Xác định nội dung
nhiệm vụ và thành phần, phương pháp làm việc của các Hội đồng nghiệm thu các
chương trình và đề tài.
5) Xây dựng và khẩn trương tổ
chức thực hiện công tác thông tin khoa học (khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội,
khoa học quản lý) và lưu trữ các công trình nghiên cứu, quản lý và lưu trữ hệ
thống chương trình đề tài nghiên cứu từ trước tới nay ở thành phố, tiếp nhận
thông tin khoa học của các nước, tranh thủ sự giúp đỡ về tài liệu khoa học của
các nước nhất là Liên Xô, xây dựng thư mục các công trình nghiên cứu khoa học
để phục vụ cho công tác nghiên cứu, công tác xét duyệt đăng ký các chương trình
nghiên cứu. Kinh phí phục vụ cho công tác thông tin khoa học trích từ kinh phí
hoạt động khoa học kỹ thuật từ 15 đến 20% tổng kinh phí.
6) Kinh phí phục vụ cho các
chương trình và đề tài về nghiên cứu khoa học được duyệt cấp theo yêu cầu cụ
thể của từng chương trình và đề tài mà không quy định tỷ lệ phần trăm kinh phí
theo các khối (khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, chiến lược kinh tế) trong
tổng kinh phí khoa học kỹ thuật. Toàn bộ kinh phí nghiên cứu khoa học kỹ thuật
tập trung vào một đầu mối quản lý là Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố với sự
giám sát chuyên môn của Sở Tài Chánh, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật căn cứ
vào các chương trình và đề tài được duyệt, có thể ủy nhiệm cho đồng chí phụ
trách hệ thống chương trình đề tài khối khoa học xã hội, khối chiến lược kinh
tế sử dụng và duyệt chi cụ thể kinh phí cho các chương trình và đề tài của khối
mình. Ngoài ra cần dành một tỷ lệ kinh phí hợp lý xây dựng tiềm lực khoa học kỹ
thuật.
Nguyên tắc cấp duyệt kinh phí
cho từng chương trình và đề tài là đề cương nghiên cứu, thể hiện rõ mục tiêu và
phương pháp nghiên cứu, dự báo hiệu quả và khả năng thực hiện đã được Hội đồng
kinh tế kỹ thuật thành phố thông qua với đầy đủ thủ tục. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa
học kỹ thuật sau khi trao đổi với Sở Tài Chánh, trực tiếp đề nghị duyệt cấp
kinh phí và trình Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt (Thường trực
Ủy ban nhân dân phân công đồng chí PCT Nguyễn Công Ái chịu trách nhiệm trong
công tác này).
Sở Tài Chánh có trách nhiệm kiểm
tra, thanh quyết toán kinh phí các chương trình và đề tài.
7) Sở Tài Chánh và Ủy ban Khoa
học kỹ thuật liên tịch ra văn bản hướng dẫn cụ thể cho các ngành, quận huyện và
cơ sở về căn cứ và tiêu chuẩn phân loại cấp đề tài theo 3 cấp : chương trình và
đề tài cấp thành phố; chương trình và đề tài cấp ngành và quận huyện; chương
trình và đề tài cấp cơ sở. Sở Tài Chánh và Ủy ban Khoa học kỹ thuật thông báo
cho từng ngành, từng quận huyện, từng cơ sở biết: trong tổng số các chương
trình và đề tài đề nghị thành phố cấp kinh phí năm 1987, có chương trình và đề
tài thuộc phạm vi cấp ngành, quận huyện và cơ sở, thì ngành, quận huyện và cơ
sở trực tiếp cấp kinh phí cho các chương trình và đề tài đó, thành phố không
duyệt cấp. Thành phố chỉ duyệt cấp kinh phí cho những chương trình và đề tài
thuộc cấp thành phố.
8) Các chương trình và đề tài
của các tỉnh trong khu vực và cả nước ký hợp đồng nghiên cứu với các đơn vị
khoa học trên địa bàn thành phố (các Viện, các Trường đại học, các Ban nghiên
cứu) nên thông báo cho Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố biết để tránh trùng
lắp hoặc phân tán.
9) Các Ban, Đảng có đầy đủ khả
năng và quyền hành tham gia nghiên cứu, thực hiện các chương trình và đề tài
nghiên cứu nhưng không làm chức năng quản lý Nhà nước, tổ chức chỉ đạo công tác
nghiên cứu các chương trình và đề tài. Kinh phí hoạt động của các Ban Đảng do
Ban Tài chánh quản trị giải quyết. Còn kinh phí nghiên cứu khoa học thì do Ủy
ban Khoa học kỹ thuật duyệt chi theo từng chương trình và đề tài cụ thể.
10) Nghiên cứu khoa học xã hội
kể cả khoa học quản lý ở thành phố ta là một bộ phận thống nhất trong hoạt động
nghiên cứu khoa học nói chung. Không nên tách riêng nghiên cứu khoa học xã hội
độc lập với kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nội dung nghiên cứu cũng như
trong công tác quản lý. Nghiên cứu khoa học xã hội ở thành phố cần kết hợp và
huy động cả lực lượng các nhà khoa học của các đơn vị Trung ương trên địa bàn
thành phố, khu vực và cả nước, kể cả ở nước ngoài; các nhà khoa học đã sống và
làm việc lâu năm ở thành phố kể cả các nhà khoa học đã sống và làm việc trong
chế độ cũ; huy động đội ngũ người lớn tuổi có kiến thức và kinh nghiệm sống,
hiểu biết nhiều về thành phố và con người thành phố.
11) Thường trực Ban chiến lược
kinh tế xã hội cụ thể là các đồng chí Nguyễn Công Ái, Đăng Hữu Ngọc, Lê Văn
Năm, Hoàng Anh Tuấn, Đoàn Thanh Hương chịu trách nhiệm thông báo cho các ngành,
các cấp, các nhà khoa học ý đồ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành
phố năm 1987, những năm 1987 -1990, những năm 90 và thời kỳ đến năm 2000. Cụ
thể là :
a) Đồng chí Đăng Hữu Ngọc báo
cáo về các vấn đề chiến lược phát triển kinh tế xã hội, về nội dung sơ đồ chung
phát triển và phân bổ lực lượng sản xuất của thành phố.
b) Đồng chí Lê Văn Năm báo cáo
những vấn đề cơ bản về quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng (T.E.O đô thị) thành
phố.
c) Đồng chí Hoàng Anh Tuấn báo
cáo về chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật.
d) Đồng chí Đoàn Thanh Hương báo
cáo về chiến lược con người và những vấn đề xã hội nổi bật của thành phố.
Đ) Đồng chí Nguyễn Công Ái chỉ
đạo chung công tác này và thông báo mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của
thành phố.
12) Ban hành quy chế quản lý và
tổ chức thực hiện các chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học của thành phố,
đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật thành phố chịu
trách nhiệm xây dựng dự thảo, tổ chức trao đổi thảo luận, lấy ý kiến đóng góp
chung, trình Thường trực thông qua.
13) Các đồng chí Hoàng Anh Tuấn,
Đặng Hữu Ngọc, Lê Văn Năm, Đoàn Thanh Hương và Sở Tài Chánh dưới sự chỉ đạo của
đồng chí Nguyễn Công Ái soát xét lại và chính thức công nhận các chương trình
và đề tài nghiên cứu khoa học năm 1987, nội dung thiết thực phù hợp với yêu cầu
kinh tế-xã hội thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố thông
báo kết luận chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch đến các ngành, các cấp và cơ sở để
thi hành, các đồng chí và các ngành được giao nhiệm vụ cần khẩn trương tổ chức
thực hiện và báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố biết kết quả,
thời hạn cuối cùng ngày 31 tháng 3 năm 1987.
|
TL.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ỦY VIÊN THƯ KÝ
Trang Văn Quý
|