BỘ
TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
66/1997/TTLT-BTC-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1997
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 66/1997/TTLT-BTC-NHNN
NGÀY 25 THÁNG 9 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUYỂN DƯ NỢ VAY NGẮN HẠN NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC DOANH THÀNH VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC
Thi hành Nghị quyết số 85/CP-m
ngày 11/7/1997 của Chính phủ về các giải pháp xử lý vốn lưu động cho doanh nghiệp
Nhà nước;
Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc chuyển dư nợ vay ngắn hạn Ngân
hàng Thương mại quốc doanh thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp đối với các doanh
nghiệp Nhà nước như sau:
A. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Việc chuyển dư nợ vay Ngân
hàng thành vốn ngân sách nhà nước cấp được áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước
đủ điều kiện xem xét cấp bổ sung vốn lưu động năm 1997, sau khi áp dụng các giải
pháp theo quy định nhưng vẫn còn thiếu vốn lưu động.
Doanh nghiệp nhà nước đủ điều kiện
gồm:
- Doanh nghiệp sản xuất ra sản
phảm tiêu thụ được.
- Có lãi
- Có nộp ngân sách Nhà nước.
2. Chỉ xử lý số dư nợ vay vốn ngắn
hạn của doanh nghiệp Nhà nước đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh bao gồm:
- Ngân hàng Công thương Việt Nam
- Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển
Việt Nam
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam
3. Thời điểm và phạm vi xử lý:
- Chỉ xử lý số nợ vay ngắn hạn
Ngân hàng tính đến thời điểm xử lý và là khoản dư nợ còn trong hạn. Các khoản nợ
quá hạn, nợ được khoanh, nợ vay trung, dài hạn không thuộc diện xử lý.
- Các khoản nợ của các doanh
nghiệp đã mất khả năng thanh toán hoặc đủ điều kiện cho phá sản hoặc phải sắp xếp
lại không thuộc diện chuyển nợ vay thành vốn Ngân sách cấp.
4. Tương ứng với việc giảm dư nợ
các Ngân hàng Thương mại quốc doanh cho doanh nghiệp Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước
xử lý nguồn bù đắp cho Ngân hàng Thương mại Quốc doanh theo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
B. NHỮNG QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
I. XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN NỢ VAY
CHUYỂN THÀNH VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP:
1. Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài
chính, doanh nghiệp Nhà nước thuộc diện được xem xét bổ sung vốn lưu động lập
phương án tính toán nhu cầu vốn lưu động, số hiện có, số vốn còn thiếu.
2. Số vốn lưu động còn thiếu phải
loại trừ các khoản dự kiến tạo nguồn xử lý trong năm 1997 như sau:
2.1. Một phần quỹ đầu tư phát
triển
2.2. Vật tư giữ hộ Nhà nước được
bán đi để tăng vốn (trừ dự trữ đặc biệt).
2.3. Vốn điều động giữa các
doanh nghiệp thừa vốn sang doanh nghiệp thiếu vốn.
3. Sau khi loại trừ các khoản
nêu tại điểm 2 (mục I), căn cứ vào số dư nợ vay vào thời điểm gần nhất và số vốn
lưu động hiện có của doanh nghiệp, số vốn lưu động còn thiếu được bù đắp theo
thông báo của Bộ trưởng Bộ Tài chính bằng số nợ vay ngắn hạn hiện còn nợ Ngân
hàng Thương mại quốc doanh đến thời điểm công bố chuyển nợ.
4. Số liệu nợ vay Ngân hàng của
doanh nghiệp Nhà nước đến thời điểm xử lý được quy định như sau:
4.1. Nợ gốc đến thời điểm xử lý
là căn cứ để xem xét chuyển vốn vay thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp.
4.2. Nợ lãi: Doanh nghiệp Nhà nước
tiếp tục phải trả lãi Ngân hàng tính đến ngày có quyết định chuyển dư nợ vay
thành vốn ngân sách cấp (ngày chính thức xử lý quy định tại điểm 4 - Mục II).
5. Trường hợp doanh nghiệp Nhà
nước nợ vay ngắn hạn nhiều Ngân hàng Thương mại quốc doanh và số nợ lớn hơn vốn
lưu động thiếu (quy định tại điểm 3 - mục I - phần B) thì việc xử lý chuyển vốn
vay thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp sẽ thực hiện tại một Ngân hàng có số nợ lớn
nhất.
II. XỬ LÝ TĂNG, GIẢM VỐN GIỮA
NGÂN HÀNG VÀ DOANH NGHIỆP:
1. Ngân hàng Thương mại quốc
doanh có trách nhiệm kiểm tra số liệu nợ vay ngắn hạn hiện còn dư nợ đến thời
điểm xử lý của doanh nghiệp Nhà nước. Đối chiếu giữa khế ước cho vay với sổ
sách kế toán để xác nhận trên bảng kê khế ước vay vốn của doanh nghiệp Nhà nước
gửi đến.
2. Sau khi được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo quyết định chuyển vốn vay thành vốn Ngân
sách Nhà nước cấp đối với doanh nghiệp Nhà nước cho Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ
đạo các Ngân hàng Thương mại quốc doanh tất toán số dư nợ để chuyển thành vốn
Ngân sách cấp cho doanh nghiệp thông qua hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng
Nhà nước; đồng thời, Ngân hàng Nhà nước xử lý nguồn bù đắp cho các Ngân hàng
Thương mại quốc doanh tương ứng với số nợ vay được chuyển thành vốn ngân sách
nhà nước cấp.
3. Việc xử lý nguồn để bù đắp do
giảm dư nợ đối với các Ngân hàng Thương mại quốc doanh được thực hiện như sau:
- Trường hợp Ngân hàng Thương mại
quốc doanh hiện còn nợ vay Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước thực hiện giảm
nợ vay tương ứng cho Ngân hàng Thương mại quốc doanh.
- Trường hợp Ngân hàng Thương mại
quốc doanh không có dư nợ vay Ngân hàng Nhà nước (hoặc dư nợ vay Ngân hàng Nhà
nước thấp hơn số vốn Ngân hàng Thương mại quốc doanh giảm dư nợ cho doanh nghiệp
nhà nước do chuyển thành vốn Ngân sách cấp): Ngân hàng Nhà nước sử dụng nguồn vốn
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bù đắp trực tiếp cho các Ngân hàng
Thương mại thông qua các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.
4. Việc xử lý chuyển nợ vay thành
vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp Nhà nước và nguồn bù đắp cho các Ngân hàng
Thương mại quốc doanh được tiến hành đồng thời một lúc.
Thời điểm xử lý được thực hiện
theo từng đợt, tiến hành sau 10 ngày tính từ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận
được thông báo của Bộ Tài chính về tổng mức chuyển vốn vay thành vốn ngân sách
cấp cho doanh nghiệp Nhà nước của từng đợt.
C. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sau khi Hội đồng liên Bộ thẩm
định, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp số vốn cấp cho doanh nghiệp Nhà nước
từng đợt gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm căn cứ thực hiện chuyển vốn vay
thành vốn ngân sách cấp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các
Chi nhánh ngân hàng Nhà nước thuộc hệ thống triển khai việc chuyển vốn vay
thành vốn ngân sách cấp cho doanh nghiệp Nhà nước và xử lý nguồn bù đắp cho các
Chi nhánh Ngân hàng Thương mại có liên quan trên địa bàn.
2. Cục Quản lý vốn và tài sản
Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước tỉnh, thành phố xử lý việc chuyển vốn vay thành vốn Ngân sách Nhà nước cấp
cho doanh nghiệp Nhà nước thông qua các Chi nhánh Ngân hàng Thương mại theo số
liệu do Bộ Tài chính thông báo cho Ngân hàng Nhà nước.
3. Kết thúc mỗi đợt xử lý, các
Ngân hàng Thương mại quốc doanh Trung ương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình
hình thực hiện cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà
nước tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Chánh Văn phòng, lãnh đạo Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính và Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng
Thương mại quốc doanh, Tổng giám đốc các Tổng công ty Nhà nước, Giám đốc các
doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cao
Sĩ Kiêm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Sinh Hùng
(Đã
ký)
|