|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
19/2003/QH11
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Văn An
|
Ngày ban hành:
|
26/11/2003
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 19/2003/QH11
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ NHIỆM VỤ NĂM 2004
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;
QUYẾT NGHỊ
Quốc hội tán thành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2003, phương hướng, nhiệm vụ năm 2004 với mục tiêu, các chỉ tiêu, giải pháp được nêu trong báo cáo của Chính phủ và báo cáo của các cơ quan hữu quan; đồng thời nhấn mạnh một số vấn đề sau đây:
I- ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2003
Năm 2003, mặc dù còn có nhiều khó khăn và thách thức, nhưưng nền kinh tế nưước ta vẫn đạt mức tăng trưưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội đều đạt và vưượt kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội. Công nghiệp và xuất khẩu đạt mức tăng cao. Các nguồn lực cho đầu tư phát triển được huy động tốt hơn, đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thu ngân sách nhà nước vượt dự toán. Hạ tầng kinh tế-xã hội tiếp tục được cải thiện. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều có bước phát triển. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đời sống của nhân dân tiếp tục đưược cải thiện. Tình hình chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Đạt đưược những kết quả trên là do có sự nỗ lực phấn đấu rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; sự điều hành sâu sát của Chính phủ; sự cố gắng, năng động của các địa phương, các ngành, các cấp; sự giám sát có hiệu quả của các cơ quan dân cử; sự ủng hộ, giúp đỡ của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nền kinh tế vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém. Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm. Môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước và vốn đầu tư toàn xã hội còn thấp. Công tác quản lý trong xây dựng cơ bản còn nhiều yếu kém, thất thoát lớn và chậm được khắc phục. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa tốt. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa theo kịp yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Nguồn thu ngân sách nhà nước còn thiếu vững chắc, hoạt động tín dụng chưa thực sự lành mạnh. Chất lượng giáo dục-đào tạo và hoạt động khoa học-công nghệ vẫn còn thấp. Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc. Đời sống của nhân dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường bị thiên tai còn nhiều khó khăn. Cải cách hành chính tiến triển chậm, chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống...
II- MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA NĂM 2004
1- Mục tiêu tổng quát:
Bảo đảm phát triển kinh tế nhanh với bước tiến mới về chất lượng và tính bền vững, tạo cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005). Phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển thị trường trong và ngoài nước. Tạo bước chuyển về chất lượng và hiệu quả đầu tư. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình đã cam kết. Tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính, tăng cường pháp chế, thực hiện kỷ cương xã hội. Ngăn chặn có hiệu quả tệ tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu, sách nhiễu trong bộ máy nhà nước. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại.
2- Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Tổng sản phẩm trong nưước (GDP) tăng từ 7,5 đến 8%;
- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngưư nghiệp tăng 4,6%;
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15%;
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 8%;
- Kim ngạch xuất khẩu tăng 12%;
- Tổng vốn đầu tưư toàn xã hội đạt mức 36% GDP;
- Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá 5%;
- Tạo việc làm mới cho 1,5 triệu ngưười;
- Số học sinh học nghề tuyển mới tăng 7%;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%;
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưưới 5 tuổi suy dinh dưưỡng xuống còn 26%;
- Giảm tỷ lệ sinh 0,04%.
III- CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh có năng suất cao, có thị trường tiêu thụ; chú trọng chất lượng giống cây trồng, vật nuôi. Đa dạng hóa ngành nghề trong nông thôn. Tập trung đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, tạo cơ sở chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.
Tập trung phát triển những ngành và sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ. Xác định mục tiêu, lộ trình và giải pháp cụ thể để giảm thiểu chi phí sản xuất. Phát huy hiệu quả của các khu công nghiệp hiện có; phát triển các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống.
Phấn đấu giảm các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện và phát huy tối đa nguồn lực để các thành phần kinh tế cùng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Đầu tư đồng bộ và phát triển đa dạng các hoạt động du lịch. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ tài chính, tiền tệ, bưu chính- viễn thông,... Tăng nhanh tỷ trọng giá trị ngành dịch vụ trong GDP.
Mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển. Điều chỉnh mạnh cơ cấu đầu tư gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng coi trọng hiệu quả. Tạo sự chuyển biến trong việc nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý đầu tư theo quy hoạch. Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, không bảo đảm tiến độ công trình, dự án, không theo quy hoạch, kế hoạch. Các bộ, ngành và địa phương cần bố trí vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tập trung có trọng điểm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.
Kiên quyết cắt giảm hoặc rút bỏ các công trình, dự án trong kế hoạch mà xét thấy công trình, dự án đó không sát với yêu cầu thiết thực của ngành, của địa phương, của thị trường. Không bố trí vốn vào dự án, công trình chưa xác định rõ hiệu quả. Từ năm 2004, không bố trí vốn từ ngân sách trung ương để thanh toán nợ vốn xây dựng cơ bản ngoài kế hoạch. Xây dựng kế hoạch xử lý nợ vốn xây dựng cơ bản và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trên cơ sở điều chỉnh cơ cấu đầu tư, rà soát tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật để phấn đấu giảm suất đầu tư.
Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ bản. Các tổ chức và cá nhân phải chịu trách nhiệm khi ra quyết định đầu tư.
Bảo đảm vai trò của các cơ quan dân cử trong việc quyết định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách địa phương. Tăng cường trách nhiệm tham gia và giám sát của các cơ quan, đoàn thể và tổ chức ở địa phương đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của các bộ, ngành trung ương.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng các công trình quan trọng quốc gia.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết những vướng mắc về thủ tục và lề lối làm việc của bộ máy hành chính, tạo sự bình đẳng về các loại giá dịch vụ và các chính sách thuế. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư nước ngoài để tạo điều kiện phát triển các loại thị trường.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút và quản lý vốn ODA. Tăng tốc độ giải ngân, bố trí kịp thời vốn đối ứng, giảm tối đa chi phí gián tiếp, giành tỷ lệ vốn cao nhất cho các công trình, dự án ưu tiên. Rà soát, đánh giá hiệu quả và chấn chỉnh kịp thời những lệch lạc của các chương trình, dự án sử dụng vốn vay.
Đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại với bên ngoài để mở rộng thị trường, tìm thêm thị trường mới. Giảm nhập siêu, khuyến khích xuất khẩu, đặc biệt là hàng xuất khẩu đã qua chế biến.
Phát triển và tiếp tục hoàn thiện thị trường tài chính, tiền tệ. Tăng cường các kênh huy động vốn trung hạn và dài hạn. Đổi mới cơ chế tín dụng theo hướng xóa bỏ bao cấp qua tín dụng. Xây dựng môi trường hoạt động tín dụng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ tồn đọng, có giải pháp thiết thực để giảm tỷ lệ nợ xấu. Mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo đảm sự ổn định, an toàn của các tổ chức tín dụng.
2. Đánh giá lại cơ cấu lao động để có kế hoạch đào tạo, dạy nghề hợp lý. Chú trọng đào tạo người lao động có tay nghề phù hợp với trình độ và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu lao động, cho vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông thôn, miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực đã được đào tạo về nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trí thức trẻ. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề, tạo việc làm cho người dân có đất chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ công nghiệp hoá, phát triển đô thị. Tổ chức tốt việc thực hiện thí điểm đề án quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý.
Hoàn thiện Đề án chi tiết về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công để triển khai thực hiện trong năm 2004 và các năm sau.
Xúc tiến xây dựng chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi. Đầu tư nguồn lực và có cơ chế thích hợp để người nghèo được khám, chữa bệnh. Cải cách cơ bản hơn cơ chế thu viện phí, bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Có chính sách và quy định cụ thể để phát huy vai trò quản lý và điều tiết của nhà nước về giá thuốc chữa bệnh trong cơ chế thị trường. Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực sản xuất thuốc chữa bệnh trong nước và hệ thống cung ứng, bảo đảm ổn định giá, chấn chỉnh tình trạng độc quyền trong kinh doanh thuốc tân dược.
Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế công lập, khuyến khích phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Giáo dục nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế. Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ sinh và nâng cao chất lượng dân số. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi. Triển khai các biện pháp tích cực để ngăn chặn các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý và sự lây lan của HIV/AIDS.
3. Đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường các điều kiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đáp ứng cơ cấu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; chất lượng sách giáo khoa, thiết bị dạy học. Bảo đảm đủ giáo viên giảng dạy ở các môn học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, thực hiện nghiêm túc qui chế thi, ngăn chặn và xử lý nghiêm những tiêu cực trong việc tổ chức dạy và học, tổ chức thi, cấp văn bằng, chứng chỉ. Quản lý việc dạy thêm, học thêm để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Có chính sách bảo đảm việc thực hiện phổ cập trung học cơ sở.
Sử dụng có hiệu quả nguồn công trái giáo dục để giải quyết tốt mục tiêu kiên cố hoá trường học.
Tăng cường đầu tư cho lĩnh vực văn hoá-thông tin để thực hiện có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá". Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực báo chí, xuất bản, di sản văn hoá, xây dựng lối sống và nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Đẩy mạnh xã hội hoá và tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về văn hoá, giáo dục, thể thao, giải quyết việc làm cho thanh niên và bảo vệ chăm sóc trẻ em. Chuyển dần các cơ sở công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chế độ tài chính theo quy định của Nhà nước, phát triển các cơ sở ngoài công lập, huy động và sử dụng hợp lý, công khai, minh bạch sự đóng góp của nhân dân.
4. Đổi mới cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học-công nghệ. Hình thành và phát triển thị trường khoa học-công nghệ. Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Tạo bước chuyển biến mới trong sự gắn kết giữa khoa học-công nghệ với sản xuất, kinh doanh. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính trong hoạt động khoa học-công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ, chú trọng công nghệ cao để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của một số ngành kinh tế-kỹ thuật và dịch vụ trực tiếp thực hiện cam kết lộ trình AFTA.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình khoa học-công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước; các chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa; các khu công nghệ cao, trung tâm công nghệ phần mềm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Chú trọng đào tạo nhân lực và các chương trình khoa học-công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi.
Bảo vệ tài nguyên rừng, biển, tài nguyên nước ngọt, bảo vệ môi trường. Tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị, khu công nghiệp; giải quyết việc xử lý rác và các chất thải nguy hại.
5. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng bằng các chương trình quốc gia cho miền núi, hải đảo, biên giới, vùng dân tộc. Tiến hành đánh giá để xác nhận những xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, tập trung chỉ đạo để đưa những xã còn lại hoàn thành vào năm 2005. Xác định tiêu chí "đặc biệt khó khăn" áp dụng cho các thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc ở các xã thuộc khu vực I và khu vực II để có kế hoạch đầu tư.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc có nhiều khó khăn; trợ cước vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như muối i-ốt, dầu hoả,... đến trung tâm xã. Đánh giá việc thực hiện và có cơ chế thống nhất về quản lý, sử dụng hiệu quả một số loại báo, tạp chí cấp cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có kế hoạch đào tạo, bố trí cán bộ là người địa phương và có chính sách thu hút cán bộ đến công tác tại các xã vùng còn nhiều khó khăn, vùng biên giới, miền núi, hải đảo.
6. Tăng cường các biện pháp giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, nhất là trên các địa bàn trọng điểm. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và phòng, chống bão lụt. Coi trọng chỉ đạo xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường quốc phòng-an ninh.
Bảo đảm trang bị, vũ khí, khí tài phục vụ kịp thời và có hiệu quả yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang.
Củng cố và thực hiện tốt hơn nữa kết quả bước đầu của việc lập lại trật tự, an toàn giao thông bằng các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, kiên quyết đẩy lùi tình trạng tại nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
Nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sỹ quân đội, công an; giữ vững phẩm chất cách mạng và lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
7. Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, vì hoà bình, độc lập và phát triển. Tạo dựng và củng cố khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với các nước, nhất là các đối tác quan trọng và truyền thống.
Phát huy vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tổ chức thành công Hội nghị á-Âu lần thứ 5 (ASEM-5) và các hội nghị quốc tế mà Việt Nam đăng cai trong năm 2004. Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại.
Tạo bước phát triển mới về kinh tế đối ngoại. Năm 2004 phải chủ động hơn nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện tốt các cam kết về lộ trình tham gia Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam á (AFTA). Đẩy nhanh quá trình đàm phán với tinh thần tích cực để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và phát triển các quan hệ kinh tế song phương.
8. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp oan, sai. Xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, trước hết là những cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp vi phạm pháp luật về tố tụng gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Tiến hành rà soát, phân loại và có biện pháp giải quyết một cách cơ bản các vụ án hình sự, dân sự còn tồn đọng; các bản án, quyết định về hình sự, dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành; khắc phục những vướng mắc trong thi hành án, nhất là đối với những đối tượng bị phạt tù mà bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng còn ở ngoài xã hội, những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng không thi hành được.
Kịp thời triển khai Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật tố tụng hình sự, trước mắt cần kiểm tra, nắm tình hình để xác định và lập danh sách các Toà án cấp huyện có đủ điều kiện thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và kinh phí bảo đảm để các cơ quan tư pháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân.
9. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nhất là khiếu nại về bồi thường thiệt hại do bị oan trong tố tụng hình sự. Tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Thực hiện tốt hơn nữa Quy chế dân chủ và công tác hoà giải ở cơ sở. Coi trọng công tác dân vận trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Kiên quyết xử lý những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
10. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính. Tiếp tục rà soát, loại bỏ những quy định thủ tục hành chính không cần thiết, công khai các quy định, thủ tục để thực hiện tốt cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước khi giải quyết các công việc của công dân.
Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, khắc phục tình trạng cồng kềnh, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ. Tập trung đẩy mạnh phân cấp, xây dựng đồng bộ các chế độ, chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.
Có giải pháp cụ thể về chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực đất đai, xây dựng cơ bản, chi tiêu ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm quy chế công chức và chế độ công vụ, kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức vi phạm pháp luật. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan trong việc quản lý cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình.
Chỉ đạo và tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp đạt kết quả tốt.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Chính phủ, các ngành, các cấp cần chủ động chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2004.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.
Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, động viên mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2004.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Nghị quyết số 19/2003/QH11 về nhiệm vụ năm 2004 do Quốc Hội ban hành
THE NATIONAL ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
|
No: 19/2003/QH11
|
Hanoi, November 26, 2003
|
RESOLUTION ON 2004 TASKS THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM Pursuant to Article
84 of the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was
amended and supplemented by Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of
the Xth National Assembly, the 10th session;
On the basis of considering the report of the Government, reports of the
National Assembly's agencies, the concerned bodies and opinions of National
Assembly deputies, RESOLVES: The National Assembly
agrees to the assessment of the situation of implementing the 2003 tasks, the
2004 orientations and tasks with the objectives, targets and solutions
mentioned in the report of the Government and reports of the concerned bodies;
and at the same time lays stress on some following issues: I.
ASSESSMENT OF THE IMPLEMENTATION OF THE 2003 PLAN In spite of numerous
difficulties and challenges in 2003, Vietnam's economy has seen a fairly high
growth rate. Almost all major socio-economic development targets have been
attained or surpassed. Industrial production and export have risen fairly high.
Resources have been better mobilized for development investment, thus
contributing to boosting the economic restructuring along the direction of
industrialization and modernization. The State budget revenue has topped the
estimate. The socio-economic infrastructures have continued to be improved.
Steps of development have been seen in the cultural and social domains. The
work of public health and care for people's health has seen progress. The work
of hunger elimination and poverty reduction has been crowned with encouraging
achievements. The people's living conditions have been further improved. The
stable socio-political situation has been maintained as have national defense,
security, social order and safety. The external relations continue to expand,
Vietnam's position and prestige on the international arena have been constantly
heightened. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 However, the economy
still sees many problems and weaknesses. Its growth quality and competitiveness
are not so high, the industrialization and modernization speed remains slow.
The investment, production and business environment still sees mishaps. The use
efficiency of State investment capital and the entire society's investment
capital remains low. The work of capital construction management still sees
many shortcomings and weaknesses as well as great losses which have been slowly
redressed. The work of planning and management of planning is not so good. The
economic restructuring fails to keep pace with the requirements of development
and international integration. The service development fails to match the
potentials. The State budget revenue sources remain unsteady, the credit
activities are not really healthy. The quality of education and training as
well as scientific and technological activities remains low. The social
situation still sees may burning problems. The life of people in the
countryside, deep-lying, remote or ethnic minority and natural disaster-prone
regions is still struck with many difficulties. The administrative reform
proceeds at a snail's pace, failing to meet the demand of life. II.
MAJOR OBJECTIVES AND TARGETS FOR 2004 1.
The overall objectives: To ensure fast
economic development with new steps of improvement in its quality and
sustainability, laying foundations for the fulfillment of the objectives and
tasks of the five-year (2001-2005) socio-economic development plan. To bring to
the fullest play and efficiently use all resources in service of economic
restructuring in association with the development of domestic and overseas
markets. To create improvements in investment quality and efficiency. To raise
the competitiveness and efficiency of the economy. To actively step up the
international economic integration according to the committed roadmap. To
continue with the hunger elimination, poverty alleviation and improvement of
the people's living conditions. To raise the quality of educational, medical,
cultural and social activities. To create vigorous improvement in
administrative reform, enhancing legislation and social discipline. To
effectively check corruption, wastage, bureaucracy in the State apparatus. To
maintain the political stability as well as social order and safety. To continue
expanding external relations. 2.
Major targets: - The GDP to grow
between 7.5% and 8%; - The agricultural,
forestry and fishery production value to rise by 4.6%; - The industrial
production value to rise by 15%; - The services value
to rise by 8%; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 - The total investment
of the entire society to achieve 36% of the GDP; - The consumer price
index to rise not beyond 5%; - To create new jobs
for 1.5 million persons; - The number of new
recruits for job training to increase by 7%; - The poor household
rate to drop to below 10%; - The malnourished
under-five children rate to reduce to 26%. - The birth rate to
reduce by 0.04%. III.
PRINCIPAL TASKS AND SOLUTIONS 1. To raise the
quality and efficiency of economic growth. To restructure the agricultural
economy along the direction of concentrated commodity production. To form zones
for specialized farming and intensive farming with high productivity and
outlets; to attach importance to plant varieties and animal breeds. To diversify
rural production and business lines. To concentrate investment on development
of communications, irrigation, laying foundations for quick restructuring of
the economy, restructuring of products and restructuring of labor in
agriculture and rural areas. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To strive to reduce
irrational expenses in production and business process. To apply synchronous
measures to step up the reorganization, renovation and equitization of State
enterprises and to raise the efficiency of their operation. To encourage and
create conditions for all economic sectors to develop, turning out more
products for the society. To strongly develop services,
creating conditions to attract foreign investment in this domain. To make
comprehensive investment in the development of diversified tourist activities.
To expand and raise the quality of financial, monetary, post and
telecommunication service activities. To quickly raise the service proportion
in the GDP. To expand the scale
and raise the efficiency of development investment. To strongly adjust the
investment structure in association with the economic restructuring, labor
restructuring along the direction of attaching importance to efficiency. To
further raise the quality of planning and management of investment according to
planning. To put an end to the state of scattered investment not according to
plannings, plans. The ministries, branches and localities should concentrate
the State budget investment capital on key points suitable to their budgets'
capability. To resolutely reduce
or abandon works or projects which are deemed unclose to the practical
requirements of branches, localities or markets. Not to invest capital in
projects and/or works with unclear efficiency. As from 2004, not to arrange
central budget capital for payment of debts in unplanned capital construction.
To work out plans on handling capital construction debts and strictly handle
cases of violation. On the basis of readjustment of investment structure, to
scrutinize criteria, techno-economic norms to strive to reduce investment
rates. To effect publicity
and transparency in the management and use of investment capital from the State
budget. To enhance inspection, examination and strict management against loss,
wastage and negative acts in investment activities, particularly in capital
construction investment. Organizations and individuals must bear responsibility
for their investment decisions. To ensure the role of
people-elected bodies in deciding on projects invested with local budget
sources. To enhance the responsibility of local agencies, associations and
organizations to participate in and supervise investment projects in the
localities, which fall under the competence of ministries, central branches to
decide on the investment. To remove difficulties
and obstacles in order to accelerate the construction, completion and
commission of important national works. To continue improving
the investment environment in order to attract foreign investment capital,
clearing obstacles in procedures and working style of the administrative
apparatus, creating equality in service prices and tax policies. To diversify
forms of foreign investment in order to create conditions for development of
assorted markets. To perfect mechanisms
and policies for attraction and management of ODA capital. To speed up the
capital disbursement, arrange in time the reciprocal capital, minimize indirect
costs, supply capital in highest percentages for priority works and projects.
To review and assess the efficiency of programs and projects financed with
borrowed capital and redress in time shortcomings and weaknesses. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To develop and
continue to perfect the financial and monetary market. To increase channels of
mobilizing medium- and long-term capital. To renew the credit mechanism along
the direction of abolishing credit subsidies. To build up an environment for
equal credit activities among various economic sectors. To speed up the
handling of outstanding debts, working out practical solutions to reduce the
rate of bad debts. To expand and develop banking services, ensuring the
stability and safety of credit institutions. 2. To re-assess the
labor structure so as to work out plans for rational job training. To attach
importance to the training of labor with skills suitable to the levels and
requirements of industrialization and modernization, meeting the demands of
labor export, key economic regions, rural areas, mountainous, deep-lying,
remote and/or ethnic minority people areas. To adopt policies to attract
trained human resources, particularly the contingent of young intellectuals, to
work in rural areas as well as difficulty-hit regions. To well implement the
job-training, creating jobs for people with their land use purposes changed in
service of industrialization and urban development. To well organize the
experimental implementation of the scheme on management of, vocational training
and job creation for, persons after they are rehabilitated from drug addiction. To perfect the
detailed scheme on reforms of wage policy, social insurance and preferential
allowances for people with meritorious services to the country for
implementation in 2004 and subsequent years. To draw up the
national program of action for the elderly people. To invest resources and
formulate proper mechanisms for the poor people to have medical examination and
treatment. To substantially reform the mechanism of collection of hospital
charges, health insurance, raising the percentage of people participating in
health insurance. To formulate specific policies and regulations to promote the
State's role in managing and regulating the prices of curative medicines in the
market mechanism. To formulate a strategy to raise the capacity of curative
medicine production in the country and build up the supply system, stabilize
prices, redress the state of monopoly in dealing in western medicines. To raise the service
quality of public medical establishments, to encourage the development of
non-public medical establishments, meeting the demands to care for people's
health. To educate to raise the professional ethics of the contingent of
medical workers. To continue striving to reduce the birth rate and raise the
population quality. To pay attention to reproductive healthcare for people in
deep-lying, remote, mountainous and ethnic minority regions. To apply active
measures to ward off social evils, chiefly narcotics and the spread of
HIV/AIDS. 3. To renew the
managerial mechanism, improve conditions with a view to raising the quality of
education, the quality of tertiary, intermediate vocational and job training,
satisfying the structure of human resources in service of socio-economic
development. To raise the quality
of the contingent of teachers and administrators; the quality of text books,
teaching and learning equipment. To ensure enough teachers for study subjects,
meeting the requirement of renewing the general education curriculum. To step
up the work of examination and inspection, strictly observing the regulations
on examination, to prevent and strictly handle negative acts in the work of
organizing the teaching and learning, examinations, the granting of diplomas
and certificates. To manage the extra teaching and extra learning in order to
well attain the educational targets. To adopt policies in order to ensure the
universalization of junior-high school education. To efficiently use the
source of education bonds in order to achieve the target of solidifying
schools. To increase investment
in the field of culture and information so as to realize more efficiently the
tasks of building and developing the Vietnamese culture into an advanced one
imbued with national identity. To continue raising the quality of the movement
"The entire people unite and build a cultural life." To enhance the
State management in the domain of press, publication, cultural heritage, the
building of civilized lifestyle in wedding, funerals and festivals. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. To renew the
managerial mechanism and policies for scientific and technological development.
To form and develop the science and technology market. To perfect the system of
State management over intellectual property. To create new steps of improvement
in linking sciences and technologies with production and business. To diversify
sources of investment, well manage and efficiently use financial sources in
scientific and technological activities. To encourage enterprises to invest in
scientific and technological research and application, attaching importance to
high-technologies in order to raise the quality and competitiveness of products
and international economic integration. To concentrate efforts on renewing and
raising the technological capability of a number of economic, technical and
service sectors directly involved in the implementation of the AFTA roadmap
commitment. To speed up the
implementation of key State-level programs on sciences and technologies;
programs on application and development of information, biological, new
materials, and automation technologies; hi-tech parks, software technology
centers, key national laboratories. To attach importance to human resource
training and scientific-technological programs in service of socio-economic
development in the rural and mountainous regions. To protect forest,
marine, aquatic resources, to protect the environment. To enhance measures to
minimize environmental pollution in urban centers and industrial zones; to
settle the treatment of garbage and hazardous wastes. 5. To continue
investing in infrastructures through national programs for mountainous, island,
border and ethnic minority regions. To evaluate for certification of communes
which have accomplished the objectives of Program 135 and concentrate the
direction on the attainment of the targets by the remaining communes in 2005.
To determine the criteria of "exceptional difficulty" for application
to hamlets, villages in Region I and Region II communes in order to work out
investment plans. To well implement the
policies of support for ethnic minority people meeting with many difficulties;
to subsidize freights for transportation of such essential goods items as
iodized salt, kerosene... to commune centers. To assess and work out a uniform
mechanism for efficient management and use of some types of newspapers and
magazines supplied to mountainous and ethnic minority regions. To work out
plans for training and posting of cadres being locals and adopt policies to
attract cadres to work in communes still meeting with many difficulties,
border, mountainous and island regions. 6. To enhance measures
to firmly maintain the political stability, social order and safety,
particularly in key areas. To fruitfully perform the tasks of preventing and
fighting fires, storms and floods. To attach importance to the building of
defense and security potentials, closely combining socio-economic development
with defense and security enhancement. To ensure equipment,
weapons and military gears in timely and efficient services of the requirements
of building up the armed forces. To consolidate and
better promote the initial results in re-establishing traffic order and safety
through synchronous and strong measures, resolutely repelling traffic accidents
as well as traffic congestion. To raise the
responsibility and political stuff of army and police officers and men; to
uphold their revolutionary quality and healthy lifestyle, raise their sense of
law and discipline observance in order to well fulfill their assigned tasks. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To promote Vietnam's
role and position in the international arena. To successfully organize the 5th Asian-European
Meeting (ASEM-5) and international conferences hosted by Vietnam in 2004. To
step up the work of external relation information. To create new steps of
development in external economy. In 2004, to be more active in international
economic integration. To well fulfill the commitments on Asean Free Trade Area
(AFTA). To speed up the process of negotiations for early admission to the
World Trade Organization (WTO) and develop bilateral economic ties. 8. To continue raising
the quality of activities of investigation, prosecution, adjudication and
judgment execution, to minimize cases of unjust and wrong trials. To severely
handle State officials and employees, first of all officials and employees in
judicial bodies, who violate procedural legislation, thus causing damage to the
interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations
and/or citizens. To scrutinize,
classify and settle remaining criminal and civil cases; criminal or civil
judgments and decisions, which have already come into force but not yet been
executed; to remove obstacles in judgment execution, chiefly against subjects
already sentenced to imprisonment but still living freely in the society, civil
judgments and decisions which have already taken legal effect but cannot be
executed. To deploy in time the
National Assembly's resolution on enforcement of the Criminal Procedure Code;
in the immediate future, to examine and grasp the situation in order to
determine and list the district-level courts qualified for exercising the
competence for first-instance trial of criminal cases under the Criminal
Procedure Code for submission to the National Assembly Standing Committee for
decision. To increase material
and technical foundations as well as funding for the judicial bodies to well
perform their functions and tasks according to the requirements of judicial
reform. To step up the work of
law dissemination and education to people of all strata. 9. To concentrate on
directing authorities at all levels, branches and localities to settle
definitively the existing and complicated cases of prolonged complaints. To
enhance the work of inspection, ensuring that complaints and denunciations be
settled in strict accordance with law. To strictly handle
persons who violate laws, show irresponsibility in settling complaints and
denunciations of citizens. To better implement the Regulation on democracy and
conciliation at the grassroots. To attach importance to the work of mass
agitation in the settlement of complaints and denunciations. To resolutely
handle persons who abuse the rights to complaints and denunciations to cause
political insecurity, social disorder and unsafety. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To reorganize and
consolidate the organizational apparatuses of State bodies in order to avoid
overlapping in their functions and tasks. To step up the building of
synchronous regimes and policies for commune, ward and township officials. To work out specific
measures to combat corruption, wastage, to practice thrift, focussing
particularly on the domains of land, capital construction, State budget
expenditure. To strictly observe the regulations on public servants and
official duty regimes, to resolutely handle officials and employees who break
law. To clearly determine the responsibility of the heads of administrative
units, raise the responsibility of the agency leaders in managing their
officials and employees. To direct and organize
the election of People's Council deputies at all levels. IV.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION The Government,
branches and levels should take initiative in directing, administering and
organizing the attainment of the 2004 objectives, norms and tasks. The Standing
Committee, the Nationalities Council and Committees of the National Assembly,
delegations of National Assembly deputies and the National Assembly deputies
strictly supervise the implementation of this Resolution. The Central Committee
of Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize people
of all strata to well implement the Resolution of the National Assembly. The National Assembly
calls on the compatriots and combatants throughout the country and Vietnamese
compatriots overseas to heighten the spirit of patriotic emulation, to unite
with one anther and mobilize all resources, surmounting all difficulties and
trials and successfully fulfilling the 2004 tasks. This Resolution was
passed on November 26, 2003 by the XIth National Assembly of the Socialist
Republic of Vietnam at its fourth session. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 NATIONAL
ASSEMBLY CHAIRMAN
Nguyen Van An
Nghị quyết số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về nhiệm vụ năm 2004 do Quốc Hội ban hành
5.836
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|