Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 112/1998/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý cấp giấy phép lưu hành đặc biệt xe quá tải quá khổ bánh xích đường bộ

Số hiệu: 112/1998/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lã Ngọc Khuê
Ngày ban hành: 29/04/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 112/1998/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 112/1998/TT-BGTVT NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ CẤP GIẤY PHÉP LƯU HÀNH ĐẶT BIỆT CHO XE QUÁ TẢI, XE QUÁ KHỔ,XE BÁNH XÍCH TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Điều 22 - Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Điều 19 và Điều 26 - Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ;
Căn cứ vào thực trạng của hệ thống cầu, đường hiện nay;
Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý và cấp phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích như sau:

1. Quy định chung:

1.1. Xe quá tải, xe quá khổ khi lưu hành trên đường giao thông công cộng và xe bánh xích khi tự hành trên đường giao thông công cộng phải có giấy phép lưu hành đặc biệt (GPLHĐB) do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.

1.2. Xe quá tải là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc xe theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gọi chung là thiết kế của nhà sản xuất) có trọng lượng toàn bộ phân bố trên trục (gọi tắt là tải trọng trục) hoặc có trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng tải hàng hoá (gọi tắt là tổng tải trọng) vượt quá quy định về sức chịu tải của cầu và đường.

1.3. Xe quá khổ là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc khi xe xếp hàng có kích thước bao vượt quá quy định cho phép của cầu và đường.

1.4. GPLHĐB chỉ cấp cho xe quá tải, xe quá khổ khi vận chuyển hàng hoá không thể tháo, cắt rời hoặc chia nhỏ như các cỗ máy, các thiết bị, các kiện hàng cần chở nguyên đai, nguyên kiện (kể cả container) và các xe bồn (xe xitéc) vận chuyển chất lỏng phải chở đầy để đảm bảo an toàn, làm cho tải trọng hoặc kích thước vượt quá quy định.

1.5. Xe, máy chuyên dùng khi tự hành trên đường giao thông công cộng có tổng tải trọng hoặc kích thước vượt quá quy định của cầu và đường được coi như xe quá tải, xe quá khổ.

1.6. Nghiêm cấm các chủ xe (hoặc lái xe) chở hàng quá tải trọng cho phép theo thiết kế của nhà sản xuất.

1.7. Việc cấp GPLHĐB phải trên cơ sở đảm bảo vận hành an toàn cho phương tiện và an toàn cho các công trình giao thông đường bộ, đồng thời giúp chủ xe chọn các hướng tuyến hoạt động hợp lý.

1.8. Để giảm bớt lượng xe quá tải, xe quá khổ hoạt động trên đường bộ, khuyến khích các chủ hàng và chủ phương tiện tận dụng khả năng vận chuyển hàng hoá quá khổ, quá tải bằng các phương tiện đường sắt, đường sông.

1.9. Thủ tục hàng chính trong việc cấp GPLHĐB phải đảm bảo nguyên tắc nhanh, gọn, chặt chẽ và đúng quy định.

2. Quy định về tải trọng và kích thước khi cấp GPLHĐB

2.1. Về tải trọng:

2.1.1. Phạm vi giới hạn về tổng tải trọng cấp GPLHĐB được quy định cụ thể cho 07 dạng phương tiện cơ giới đường bộ thông dụng như sau:

- Dạng 1: Xe 02 trục đơn (Hình vẽ số 1 - Phụ lục 1):

Trên 16 tấn đến 18 tấn.

Quy định này chỉ áp dụng khi xét cấp GPLHĐB cho các loại xe, máy chuyên dùng có 02 trục đơn tự hành trên đường giao thông công cộng, không áp dụng cho xe 02 trục đơn làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá. Đối với xe vận tải hàng hoá có 02 trục đơn, cho phép tổng tải trọng của xe tối đa là 16 tấn. Không cấp GPLHĐB cho xe 02 trục đơn chở hàng hoá quá mức tổng tải trọng 16 tấn.

- Dạng 2: Xe 03 trục, gồm có:

+ Xe có trục chuyển hướng kép phía trước và trục đơn phía sau

(Hình vẽ số 2a - Phụ lục 1)

+ Xe có trục chuyển hướng đơn phía trước và trục kép phía sau

(Hình vẽ số 2b - Phụ lục 1): Trên 21 tấn đến 24 tấn.

- Dạng 3: Xe 04 trục với các trục trước và sau đều là trục kép

(Hình vẽ số 3 - Phụ lục 1): Trên 28 tấn đến 30 tấn

- Dạng 4: Xe kéo sơ mi rơ moóc 03 trục đơn, trong đó đầu kéo có 02 trục đơn và sơ mi rơ moóc có 01 trục đơn (Hình vẽ số 4 - Phụ lục 1): Trên 24 tấn đến 26 tấn.

- Dạng 5: Xe kéo sơ mi rơ moóc 04 trục, gồm có:

+ Đầu kéo có 02 trục đơn và sơ mi rơ moóc có 1 trục kép (Hình vẽ

số 5a - Phụ lục 1)

+ Đầu kéo có 01 trục đơn phía trước, 01 trục kép phía sau và sơ mi rơ moóc có 01 trục đơn (Hình vẽ số 5b - Phụ lục 1): Trên 30

tấn đến 32 tấn.

- Dạng 6: Xe kéo sơ mi rơ moóc 05 trục, trong đó đầu kéo có 01 trục đơn phía trước, 01 trục kép phía sau và sơ mi rơ moóc có 01 trục kép (Hình vẽ số 6 - Phụ lục 1): Trên 36 tấn đến 38 tấn.

- Dạng 7: Xe kéo sơ mi rơ moóc 06 trục, trong đó đầu kéo có 01 trục đơn phía trước, 01 trục kép phía sau và sơ mi rơ moóc có trục ba với khoảng cách giữa 02 trục ngoài cùng của trục ba lớn hơn 260 cm (Hình vẽ số 7 - Phụ lục 1): Trên 42,5 tấn đến 45,5 tấn.

2.1.2. Đối với rơ moóc hoặc các tổ hợp khác kéo theo xe phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:

- Tải trọng trục: Đối với trục đơn không vượt quá 10 tấn; đối với trục kép không vượt quá 16 tấn; đối với trục ba không vượt quá 21 tấn.

- Tổng tải trọng: Không được vượt quá thiết kế của nhà sản xuất.

Không cấp GPLHĐB đối với rơ moóc hoặc các tổ hợp khác kéo theo xe vượt quá quy định nêu trên.

2.2. Về kích thước

Quy định về phạm vi giới hạn kích thước cấp GPLHĐB cho xe quá khổ như sau:

- Chiều rộng của bản thân xe: trêm 2,5m đến 2,65m.

- Chiều cao: Từ mặt đất đến hết chiều cao của bản thân xe hoặc

chiều cao khi xếp hàng: trên 3,5m đến 4,2m.

- Về chiều dài của xe và chiều dài xếp hàng trên xe phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 13 và khoản 1 Điều 26 của Điều lệ trật tư an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ.

Đối với xe xếp hàng vượt ra ngoài thùng xe phải kê chèn, chằng buộc hàng chắc chắn, đảm bảo sự ổn định của xe và hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển.

2.3. Các xe có tổng tải trọng dưới mức tối thiếu quy định tại điểm 2.1. hoặc có kích thước dưới mức tối thiểu quy định tại điểm 2.2 nêu trên khi lưu hành trên đường giao thông công cộng không phải xin GPLHĐB nhưng phải tuân thủ hệ thống biển báo và các chỉ dẫn giao thông.

2.4. Trong trường các xe không phải xin GPLHĐB như quy định tại điểm 2.3 trên đây nhưng khi hoạt động trên tuyến hoặc đoạn tuyến cụ thể mà khả năng chịu tải hoặc kích thước của cầu đường không đảm bảo thì vẫn phải đến cơ quan cấp GPLHĐB để được xem xét giải quyết và hướng dẫn cụ thể.

2.5. Các xe quá tải, xe quá khổ có tổng tải trọng hoặc kích thước của bản thân xe và cả hàng hoá xếp trên xe vượt quá mức tối đa quy định tại điểm 2.1, điểm 2.2 cũng như các xe có nhu cầu xếp hàng hoá vượt ra ngoài các quy định về kích thước xếp hàng nêu tại điểm 2.2 gọi là xe siêu trường, siêu trọng.

Các xe siêu trường, siêu trọng và các xe quá tải, quá khổ chưa được quy định tại điểm 2.1, điểm 2.2 nêu trên khi hoạt động trên đường giao thông công cộng phải có GPLHĐB cấp cho xe siêu trường, siêu trọng.

Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn việc cấp GPLHĐB cho xe siêu trường, siêu trọng.

2.6. Trường hợp trên tuyến có các điểm hạn chế khác nhau về tải trọng hoặc kích thước, người cấp GPLHĐB phải lấy mức hạn chế thấp nhất để cấp phép, hướng dẫn chủ hàng sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, hoặc sử dụng các phương tiện đường sắt, đường sông khi các điều kiện đường bộ không cho phép.

2.7. Nghiêm cấm việc cấp GPLHĐB vượt quá sức chịu tải của xe theo thiết kế của nhà sản xuất.

3. Thẩm quyền cấp GPLHĐB

3.1. Tổng giám đốc các khu Quản lý đường bộ II, IV, V, VII cấp GPLHĐB cho các xe hoạt động trên mạng lưới đường bộ do Trung ương và địa phương quản lý trong phạm vi cả nước, nơi chủ xe có trụ sở, có nơi cư trú hoặc các xe đang được phép hoạt động thuộc phạm vi quản lý của các Khu Quản lý đường bộ nói trên.

3.2. Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp GPLHĐB cho các xe chạy trong nội tỉnh, trên các đường địa phương quản lý hoặc trên các tuyến đường do Trung ương quản lý không thuộc địa bàn tỉnh, thành phố.

3.3. Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam trực tiếp cấp hoặc uỷ quyền cho Thủ trưởng cơ quan quản lý đường bộ cấp GPLHĐB cho xe siêu trường, siêu trọng đối với từng trường hợp cụ thể.

4. Thủ tục cấp GPLHĐB

4.1 Hồ sơ xin cấp GPLHĐB gồm:

- Đơn xin cấp GPLHĐB theo mẫu tại Phụ lục 2 và Phụ lục 3.

- Bản photocopy giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và bản photocopy trang số 1 của sổ "Kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ" hoặc giấy phép lưu hành của phương tiện còn giá trị.

- Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.

- Bản photocopy giấy phép vận tải hàng hoá đường bộ (trừ các xe không thuộc đối tượng cấp giấy phép vận tải hàng hoá đường bộ theo Quyết định số 1748 QĐ/GTVT ngày 12/7/1997 của Bộ Giao thông vận tải).

Người xin cấp GPLHĐB phải xuất trình toàn bộ bản chính các giấy tờ nêu trên để người cấp phép đối chiếu với bản photocopy.

4.2. Thời gian xét duyệt cấp GPLHĐB: Chậm nhất là 24 giờ kể từ lúc nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo đúng thủ tục quy định.

5. Nội dung và thời hạn GPLHĐB

5.1. Nội dung của GPLHĐB được thể hiện trong Phụ lục 4 và Phụ lục 5.

Đối với xe siêu trường siêu trọng có GPLHĐB riêng để cấp cho từng trường hợp cụ thể.

5.2. GPLHĐB có thời hạn từng chuyến hoặc từng đợt hàng theo đề nghị của chủ phương tiện, nhưng tối đa không quá 90 ngày cho một lần cấp.

Đối với xe siêu trường, siêu trọng và xe bánh xích chỉ cấp GPLHĐB cho từng chuyến. Trường hợp xe siêu trường, siêu trọng vận chuyển cùng một loại hàng hoá trên cùng một tuyến đường thì cấp GPLHĐB theo đợt nhưng thời hạn không quá 30 ngày cho một lần cấp.

6. Các loại phí và lệ phí

6.1. Cơ quan cấp GPLHĐB được thu và sử dụng lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

6.2. Đối với xe siêu trường, siêu trọng có kích thước hoặc tải trọng vượt quá khả năng cầu đường, khi cơ quan cấp phép xét thấy cần phải có yêu cầu thiết kế, gia cố sửa chữa cầu đường hoặc chi phí cho việc tổ chức hướng dẫn giao thông thì chủ xe phải chịu phí tổn cho các công việc trên theo quy định tại khoản 2 - Điều 19 Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của Chính phủ.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Cục Đường bộ Việt Nam thống nhất quản lý việc cấp GPLHĐB cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích.

7.2. Cục Đường bộ Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính có trách nhiệm công bố tải trọng trên từng đoạn, tuyến đường và cắm biển báo quy định sức chịu tải và giới hạn về kích thước của cầu và đường trong phạm vi quản lý.

7.3. Các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, các Khu Quản lý đường bộ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và thông báo tình hình cầu đường trong phạm vi quản lý, đồng thời báo cáo về Cục Đường bộ Việt Nam để Cục thông báo và chỉ đạo kịp thời các cơ quan cấp GPLHĐB thực hiện việc cấp phép phù hợp với khả năng của cầu đường.

7.4. Các cơ quan có thẩm quyền cấp GPLHĐB phải định kỳ hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình cấp GPLHĐB về Cục Đường bộ Việt Nam. 7.5. Cục Đường bộ Việt Nam và các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện Thông tư này.

Thông tư này thay thế Thông tư số 239/TT-PC ngày 30/9/1995 của Bộ Giao thông vận tải và có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 5 năm 1998.

Các quy định trước đây về cấp GPLHĐB trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

Lã Ngọc Khuê

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Số TT dạng phương tiện và hình vẽ


Tên dạng phương tiện


Sơ đồ



1



Xe 02 trục đơn

 








2








Xe 03 trục

a. Trục chuyển hướng kép phía trước và trục đơn phía sau

 

 

b. Trục chuyển hướng đơn phía trước và trục kép phía sau



3



Xe 04 trục

 



4



Xe kéo sơ mi rơ moóc có 03 trục đơn

 






5






Xe kéo Sơ mi rơ moóc

a. Đầu kéo có 02 trục đơn, sơ mi rơ moóc 01 trục kép

 

có 04 trục

b. Đầu kéo có 01 trục đơn phía trước, 01 trục kép phía sau và sơ mi rơ moóc có 01 trục đơn


6


Xe kéo Sơ mi rơ moóc có 05 trục

 


7


Xe kéo sơ mi rơ moóc có 06 trục

 

PHỤ LỤC 2

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP

LƯU HÀNH ĐẶC BIỆT CHO XE QUÁ TẢI, XE QUÁ KHỔ TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

- Chủ phương tiện:...............................................

- Địa chỉ:.......................................................

Xin GPLHĐB cho xe quá tải, quá khổ với các thông số sau:

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN

- Loại xe:.......................................................

- Nhãn hiệu (mác) xe:............. Biển số đăng ký...............

- Nhãn hiệu (mác) sơ mi rơ moóc (hoặc rơ moóc):..................

- Biển số đăng ký của sơ mi rơ moóc (hoặc rơ moóc):..............

- Kích thước bao của xe (kể cả sơ mi rơ moóc): Dài x rộng x cao....................(m)

- Kích thước bao của rơ moóc: Dài x rộng x cao............... (m)

- Trọng tải thiết kế của xe (hoặc xe kéo sơ mi rơ moóc):... (tấn)

- Trọng tải thiết kế của rơ moóc:.......................... (tấn)

- Trọng lượng bản thân xe:................................. (tấn) Trọng lượng bản thân sơ mi rơ moóc (hoặc rơ moóc)........ (tấn)

- Số trục của xe:............. Số trục sau của xe:............. Số trục của sơ mi rơ moóc..............

- Số trục của rơ moóc:......... Số trục sau của rơ moóc:.........

HÀNG HOÁ VẬN CHUYỂN

- Loại hàng:.....................................................

- Trọng lượng hàng xin chở:................................ (tấn)

- Chiều dài toàn bộ xe khi xếp hàng:........ (m)

Hàng vượt phía sau thùng xe:.............. (m)

Hàng vượt phía trước thùng xe:............ (m)

- Chiều rộng toàn bộ xe khi xếp hàng:....... (m)

Hàng vượt hai bên thùng xe:............... (m)

- Chiều cao toàn bộ xe khi xếp hàng:........ (m)

TUYẾN ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN VẬN CHUYỂN

- Nơi đi: (ghi cụ thể địa điểm xuất phát):.......................

- Nơi đến: (ghi cụ thể địa điểm đến):............................

- Thời gian xin phép: Từ................... đến..................

(Đơn xin phép này có kèm theo sơ đồ xe)

Ngày.... tháng.... năm....
Chủ phương tiện Ký tên, đóng dấu

(Nếu người xin GPLHĐB là lái xe hoặc chủ xe tư nhân thì xuất trình giấy phép lái xe hoặc chứng minh thư nhân dân)

Ghi chú:

Sơ đồ kèm theo phải thể hiện rõ các kích thước:

Chiều dài, chiều rộng, chiều cao của xe kể cả khi xếp hàng và khoảng cách giữa các trục của xe.

PHỤ LỤC 3

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP

LƯU HÀNH ĐẶC BIỆT CHO XE BÁNH XÍCH TỰ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

- Chủ phương tiện:...............................................

- Địa chỉ:.......................................................

- Xin phép cho xe có bánh xích................. Nhãn hiệu........

- Số đăng ký (nếu có)............................................

- Trọng lượng toàn bộ xe:........... (tấn).......................

- Kích thước của xe:

chiều dài:....... (m) Chiều rộng:....... (m) Chiều cao:.... (m)

- Loại xích (nhọn hoặc bằng)...................

Chiều rộng bánh xích mỗi bên:........... (m)

- Khoảng cách giữa hai mép ngoài của 2 bánh:................. (m)

- Nơi đi (ghi cụ thể địa điểm xuất phát):........................

- Nơi đến (ghi cụ thể địa điểm đến):.............................

- Thời gian xin phép: Từ.......... đến...........................

(Đơn xin phép này có kèm theo sơ đồ xe)

Ngày.... tháng.... năm....
Chủ phương tiện
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Sơ đồ xe kèm theo phải thể hiện rõ kích thước lớn nhất của xe khi tự hành (dài; rộng; cao)

PHỤ LỤC 4

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN CẤP PHÉP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:....../LHĐB

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP LƯU HÀNH ĐẶC BIỆT

CẤP CHO XE QUÁ TẢI, XE QUÁ KHỔ TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Có giá trị đến ngày..../...../199...

Cho phép xe (mác).............. Biển số đăng ký:.................

.................................................................

Của:.............................................................

Với các thông số sau:

- Tên, loại hàng hoá vận chuyển:.................................

- Số trục xe:........ Số trục sơ mi rơ moóc hoặc rơ moóc:........

- Kích thước toàn bộ xe khi có hàng:

+ Chiều dài:...... (m) Hàng vượt phía sau thùng xe:........ (m) Vượt phía trước thùng xe:................................ (m)

+ Chiều rộng:......... (m) Hàng vượt hai bên thùng xe:..... (m)

+ Chiều cao:............................................... (m)

- Trọng lượng hàng hoá:............... (tấn).....................

- Tổng tải trọng của xe:.............. (tấn) Tổng tải trọng của rơ moóc:......... (tấn)

Địa điểm đi:.....................................................

Địa điểm đến:....................................................

Các tuyến, đoạn tuyến được phép đi:..............................

.................................................................

.................................................................

Các điểm lưu ý:

.................................................................

.................................................................

.................................................................

....., ngày.... tháng.... năm 199...

Mặt sau:

Các điều kiện phải tuân theo:

- Thực hiện đúng các quy định trong Điều lệ TTATGTĐB và TTATGTĐT (ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ) - Phải chịu sự kiểm soát của các lực lượng kiểm soát giao thông có thẩm quyền.

- Phải xuất trình giấy phép với ban chỉ huy bến phà để bố trí xe qua phà an toàn.

- Phải giữ gìn giấy phép cẩn thận, không tẩy xoá, sửa chữa và không sử dụng giấy phép quá hạn.

- Khi xin giấy phép hoặc đổi giấy phép cũ, phải thực hiện thủ tục theo quy định và nộp lại giấy phép đã cấp lần trước.

PHỤ LỤC 5

(Ban hành kèm theo Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CƠ QUAN CẤP PHÉP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:....../LHĐB

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP LƯU HÀNH ĐẶC BIỆT

CẤP CHO XE BÁNH XÍCH TỰ HÀNH TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG

Có giá trị đến ngày..../...../199...

Cho phép xe (mác).............. Biển số đăng ký:.................

.................................................................

Của:.............................................................

Với các thông số sau:

+ Chiều dài:...... (m)........................................

+ Chiều rộng:..... (m)........................................

+ Chiều cao:...... (m)........................................

+ Chiều cao:............................................... (m)

- Loại bánh xích (bằng hay nhọn):................................

- Trọng lượng toàn bộ của xe:....................................

Địa điểm đi:.....................................................

Địa điểm đến:....................................................

Các tuyến, đoạn tuyến được phép đi:..............................

.................................................................

.................................................................

Các quy định bắt buộc phải tuân theo khi xe tự hành:

.................................................................

.................................................................

.................................................................

....., ngày.... tháng.... năm 199...

Mặt sau:

Các điều kiện phải tuân theo:

- Thực hiện đúng các quy định trong Điều lệ TTATGTĐB và TTATGTĐT (ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ) - Phải chịu sự kiểm soát của các lực lượng kiểm soát giao thông có thẩm quyền.

- Phải xuất trình giấy phép với ban chỉ huy bến phà để bố trí xe qua phà an toàn.

- Phải giữ gìn giấy phép cẩn thận, không tẩy xoá, sửa chữa và không sử dụng giấy phép quá hạn.

- Khi xin giấy phép hoặc đổi giấy phép cũ, phải thực hiện thủ tục theo quy định và nộp lại giấy phép đã cấp lần trước.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 112/1998/TT-BGTVT ngày 29/04/1998 hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.754

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!