Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 62/2000/TTLT/BNN-TCDC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính Người ký: Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành: 06/06/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 62/2000/TTLT-BNN-TCĐC

Hà Nội , ngày 06 tháng 6 năm 2000

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đất lâm nghiệp nêu trong Thông tư này gồm đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất chưa có rừng được quy hoạch để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ để phục hồi rừng tự nhiên, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trước ngày Thông tư này có hiệu lực không phải làm lại thủ tục giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lâm nghiệp nhưng chưa được giao hoặc chưa được thuê trước ngày 01 tháng 12 năm 1999 (Nghị định số 163/1999/NĐ-CP có hiệu lực) nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng quy hoạch thì được xem xét giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất lâm nghiệp Nhà nước đã giao mà người được giao đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Uỷ ban nhân dân xã phải làm thủ tục đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật và đưa vào quỹ đất để giao, cho thuê.

5. Giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã đã được Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện) phê duyệt. Những xã chưa lập quy hoạch sử dụng đất thì căn cứ vào quy hoạch ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Đối tượng được giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó, được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất lâm nghiệp xác nhận.

b) Ban Quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

c) Doanh nghiệp Nhà nước đang sử dụng đất lâm nghiệp do Nhà nước giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999;

d) Trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dậy nghề;

e) Tổ chức khác thuộc các thành phần kinh tế đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 theo Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn giao đất. Khi hết thời hạn sử dụng đất được giao phải chuyển sang thuê đất lâm nghiệp;

g) Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất lâm nghiệp kết hợp với quốc phòng.

7. Đối tượng Nhà nước cho thuê đất lâm nghiệp gồm:

a) Hộ gia đình, cá nhân, kể cả hộ gia đình cá nhân quy định tại tiết a điểm 6 mục I trong Thông tư này, có nhu cầu và khả năng sử dụng đất lâm nghiệp để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, lâm - nông nghiệp, lâm - nông - ngư nghiệp kết hợp;

b) Tổ chức trong nước thuộc thành phần kinh tế;

c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài.

8. Các loại đất lâm nghiệp Nhà nước giao, cho thuê cho các đối tượng như sau:

a) Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng đặc dụng, Nhà nước giao cho Ban Quản lý rừng đặc dụng được thành lập theo quyết định của Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh) bao gồm:

- Ban Quản lý vườn Quốc gia;

- Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên;

- Ban Quản lý khu vườnVăn hoá - Lịch sử - Môi trường (bảo vệ cảnh quan).

Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng đặc dụng Nhà nước không cho thuê.

b) Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ.

Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ, Nhà nước giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ được thành lập theo quy định của Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh. Riêng phân khu phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu; những khu đất rừng phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện thành lập Ban Quản lý và các loại đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, Nhà nước giao hoặc cho thuê đất cho các đối tượng khác quy định tại tiết a, c, d, g, điểm 6 và điểm 7 mục I trong Thông tư này.

c) Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng sản xuất được giao hoặc cho thuê cho mọi đối tượng quy định tại tiết a, c, d, e, g điểm 6 và 7 mục I trong Thông tư này.

9. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất lâm nghiệp.

a) Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức.

Trong trường hợp Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng và giao đất lâm nghiệp thì Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp là cơ quan có quyền thu hồi đất đã giao, cho thuê. Trước khi thu hồi đất phải thông báo cho người được giao đất hoặc thuê đất lâm nghiệp biết lý do thu hồi, thời gian, kế hoạch thực hiện, phương án, mức đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.

10. Hạn mức giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

a) Hạn mức giao đất lâm nghiệp cho tổ chức căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp và nhu cầu, khả năng sử dụng đất lâm nghiệp được ghi trong dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

b) Hạn mức giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất lâm nghiệp của địa phương và nhu cầu, khả năng của hộ gia đình, cá nhân; Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định hạn mức đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân (hộ một người), nhưng tổng diện tích đất lâm nghiệp giao cho một hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha.

Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, phần diện tích vượt hạn mức theo quy định tại điểm này được tiếp tục sử dụng, khi hết thời hạn sử dụng đất được giao thì chuyển sang thuê đất lâm nghiệp.

c) Hạn mức cho tổ chức thuê đất lâm nghiệp theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp theo đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương.

d) Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất ven biển, đất lấn biển mức đất giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của hộ gia đình, cá nhân bảo đảm thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác sử dụng các loại đất này vào mục đích lâm nghiệp.

11. Thời hạn giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

a) Đối với các tổ chức, thời hạn giao đất theo dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đối với hộ gia đình, cá nhân thời hạn giao đất là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất lâm nghiệp chấp hành đúng pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giao đâst đó để tiếp tục sử dụng. Nếu trồng cây lâm nghiệp có chu kỳ trên 50 năm, khi hết thời hạn này vẫn được Nhà nước giao tiếp để sử dụng.

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất lâm nghiệp trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993; được Nhà nước giao đất lâm nghiệp sau ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì tính từ ngày giao.

b) Thời hạn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất lâm nghiệp được xác định theo dự án do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đơn xin thuê đất của hộ gia đình, cá nhân nhưng không quá 50 năm. Trường hợp dự án có nhu cầu thuê đất trên 50 năm thì phải được Thủ tướng Chính phủ quyết định nhưng không quá 70 năm.

Hết thời hạn trên, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vẫn có nhu cầu thuê đất lâm nghiệp đó và sử dụng đất được thuê đúng mục đích thì được Nhà nước xem xét cho thuê tiếp.

12. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất lâm nghiệp đã được Nhà nước giao cho các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển sang hình thức nhận giao khoán đất lâm nghiệp theo quy định tại Bản Quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.

Các doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải rà soát lại quỹ đất được giao; phần đất lâm nghiệp sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả thấp, không sử dụng Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi để đưa vào quỹ đất lâm nghiệp để giao, cho thuê.

II. THỦ TỤC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP

1. Xác định quỹ đất lâm nghiệp để giao, cho thuê.

a) Căn cứ xác định quỹ đất lâm nghiệp để giao, cho thuê gồm:

- Bản đồ, tài liệu, số liệu hiện có về hiện trạng đất có rừng và đất chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.

- Quy hoạch sử dụng đất của xã hoặc quy hoạch ba loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện chỉ đạo cơ quan Địa chính, cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Kiểm lâm trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới xác định quỹ đất lâm nghiệp để giao, cho thuê theo mục đích sử dụng, xây dựng phát triển từng loại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

c) Quỹ đất lâm nghiệp để giao, cho thuê xác định theo đơn vị hành chính xã và thể hiện chi tiết trên bản đồ, tổng hợp theo từng tờ bản đồ hoặc tiểu khu rừng.

2. Lập hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp.

a) Đối với tổ chức hồ sơ nộp tại cơ quan Địa chính tỉnh gồm:

- Đơn xin giao đất hoặc đơn xin thuê đất lâm nghiệp;

- Dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập các tổ chức;

- Bản đồ hoặc sơ đồ khu vực đất xin giao, xin thuê.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân hồ sơ nộp tại Uỷ ban nhân dân xã gồm:

- Đơn xin giao đất hoặc đơn xin thuê đất lâm nghiệp;

- Phương án sử dụng đất lâm nghiệp (đối với trường hợp xin thuê đất).

3. Tổ chức xét duyệt đơn xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp.

a) Đối với tổ chức:

- Trong thời gian 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Địa chính tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan Kiểm lâm cùng cấp thẩm tra hồ sơ xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp và ghi ý kiến vào đơn xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp; Lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp đối với các tổ chức đủ điều kiện; Trả lại hồ sơ đối với tổ chức không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do.

- Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ do Cơ quan Địa chính chuyển đến, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; trường hợp không đồng ý phải thông báo cho cơ quan Địa chính tỉnh rõ lý do để cơ quan Địa chính thông báo cho tổ chức xin giao, thuê đất biết.

b) Đối với hộ gia đình, cá nhân:

- Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã phải hoàn thành việc thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn xin giao đất, xin thuê đất và chuyển hồ sơ về Cơ quan Địa chính huyện. Nếu không đủ điều kiện phải trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho hộ gia đình cá nhân biết.

- Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân xã gửi đến, Cơ quan Địa chính huyện phối hợp với cơ quan Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cơ quan Kiểm lâm huyện hoàn thành việc thẩm tra hồ sơ, ghi ý kiến vào đơn xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp; Lập thủ tục trình Uỷ ban nhân dân huyện xem xét và quyết định.

- Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ do Cơ quan Địa chính chuyển đến, Uỷ ban nhân dân huyện phải quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp; trường hợp không đồng ý phải thông báo cho cơ quan địa chính huyện rõ lý do để cơ quan Địa chính thông báo cho hộ gia đình, cá nhân xin giao, thuê đất biết.

4. Giao đất ngoài thực địa.

a) Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với Cơ quan Địa chính, cơ quan Kiểm lâm cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp tổ chức việc giao đất ngoài thực địa cho các đối tượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp có sự chứng kiến của trưởng thôn, trưởng bản và chủ sử dụng đất kế cận.

b) Giao đất tại thực địa phải phân định rõ ranh giới và đóng cọc mốc; lập biên bản giao nhận đất tại thực địa có đầy đủ chữ ký của đại diện các tổ chức, cá nhân nói tại tiết a điểm này.

5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

a) Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hoàn thành giao đất tại thực địa, Cơ quan Địa chính huyện trình Uỷ ban nhân dân huyện ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; Cơ quan Địa chính tỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức.

b) Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất lâm nghiệp nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hướng dẫn tại Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục Địa chính.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo mẫu thống nhất của Tổng cục Địa chính và hướng dẫn bổ sung dưới đây:

- Nơi sử dụng bản đồ giao đất lâm nghiệp chỉ có số hiệu tiểu khu, khoảnh, lô rừng, thì trong bản liệt kê thửa đất, tại cột "Số tờ bản đồ" ghi số hiệu tiểu khu, tại cột "Số thửa" ghi số hiệu khoảnh, số hiệu lô rừng.

- Cột "Phần ghi thêm" ghi các nội dung sau:

+ Mục đích sử dụng cụ thể đối với từng loại rừng

Đất rừng đặc dụng ghi theo hình thức tổ chức: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên; Khu rừng văn hoá - lịch sử - Môi trường.

Đất rừng phòng hộ ghi các loại: Phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, phòng hộ đầu nguồn xung yếu, phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu; Phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Phòng hộ chắn sóng, lấn biển; Phòng hộ bảo vệ môi trường - sinh thái.

Đất rừng sản xuất ghi rõ rừng sản xuất gỗ lớn; rừng sản xuất gỗ nhỏ, rừng sản xuất tre nứa và rừng đặc sản.

+ Đối đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng ghi trạng thái rừng theo quy định tại Quyết định số 682B/QĐKT ngày 01 tháng 8 năm 1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc ban hành bản quy phạm thiết kế kinh doanh rừng.

+ Các yêu cầu về bảo vệ và phát triển rừng như: Khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng và các yêu cầu khác.

6. Lập và quản lý hồ sơ địa chính

a) Hồ sơ địa chính thiết lập trong quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp gồm các tài liệu sau:

- Bản đồ địa chính hoặc bản đồ giao đất lâm nghiệp;

- Sổ địa chính;

- Sổ mục kê đất;

- Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Các tài liệu gốc bao gồm: Đơn xin giao đất, xin thuê đất lâm nghiệp; Biểu thống kê quỹ đất lâm nghiệp; Biên bản giao đất trên thực địa; Quyết định giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

b) Mẫu sổ địa chính, sổ mục kê đất, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động đất đai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27 tháng 7 năm 1995 của Tổng cục Địa chính và hướng dẫn bổ sung dưới đây:

- Sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lập chung cho tất cả các loại đất; không lập bộ sổ riêng cho đất lâm nghiệp;

- Nơi sử dụng bản đồ giao đất lâm nghiệp chỉ có số hiệu tiểu khu rừng, khoảnh, lô thì trên các loại sổ sách ghi số hiệu tiểu khu rừng thay cho số hiệu tờ bản đồ và ghi số hiệu khoảnh, lô thay cho số hiệu thửa đất;

- Phần III- "Những ràng buộc quyền sử dụng đất" trong sổ địa chính ghi chú thêm về những nội dung như quy định tại cột "Phần ghi thêm" của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c) Nơi chưa có bản đồ địa chính, phải lập bản đồ giao đất lâm nghiệp để thể hiện kết quả giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Bản đồ giao đất lâm nghiệp lập theo đơn vị hành chính xã và phải được Cơ quan Địa chính tỉnh phê duyệt.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân tỉnh

a) Lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ba loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất); kế hoạch tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và Thông tư này.

b) Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp của Uỷ ban nhân dân huyện trên địa bàn.

c) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2 Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân huyện.

a) Lập quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định của Nhà nước.

b) Phê duyệt quy hoạch sử dụng đất; Kế hoạch giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp của Uỷ ban nhân dân xã trên địa bàn.

c) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân xã

a) Phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến người dân trên địa bàn xã.

b) Rà soát tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã.

c) Lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Nhà nước.

4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành

a) Cơ quan Địa chính

- Giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp xây dựng quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương.

- Lập bản đồ, sơ đồ phục vụ giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Phối hợp với cơ quan Kiểm lâm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức giao đất, cho thuê đất, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan khác có liên quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp.

b) Cơ quan Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với cơ quan Địa chính, cơ quan Kiểm lâm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp Nhà nước đã giao cho Lâm trường, Nông trường quốc doanh, các doanh nghiệp lâm nghiệp, nông nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng.

c) Cơ quan Kiểm lâm

- Phối hợp với cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Địa chính xác định danh giới đất lâm nghiệp và ranh giới phân chia ba loại rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

- Xác định diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, rừng trồng trên bản đồ và ngoài thực địa để lập phương án bảo vệ rừng.

- Phối hợp với cơ quan Địa chính thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

- Phối hợp với cơ quan Địa chính giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp kiểm tra, thanh tra, xử lý các tranh chấp trong việc sử dụng đất lâm nghiệp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan Địa chính, giải quyết các tranh chấp về đất lâm nghiệp theo thẩm quyền.

5. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Thông tư này thay thế Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB ngày 06 tháng 02 năm 1991 của Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Địa chính) hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức và cá nhân để sử dụng vào mục đích lâm nghiệp; Thông tư số 06/LN/KL ngày 18 tháng 6 năm 1994 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/CP ngày 15 tháng 01 năm 1994 về giao đất lâm nghiệp.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các địa phương kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính để xem xét, giải quyết.

Nguyễn Đình Bồng

(Đã ký)

Nguyễn Văn Đẳng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
THE GENERAL DEPARTMENT OF LAND ADMINISTRATION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 62/2000/TTLT-BNN-TCDC

Hanoi, June 06, 2000

 

JOINT CIRCULAR

GUIDING THE FORESTRY LAND ASSIGNMENT AND LEASE, AND THE GRANTING OF FORESTRY LAND USE RIGHT CERTIFICATES

Pursuant to the Government’s Decree No.163/1999/ND-CP of November 16, 1999 on the assignment and lease of forestry land to organizations, households and individuals for stable and long-term use for forestry purposes;

The Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration hereby guide the forestry land assignment and lease and the granting of forestry land use right certificates, as follows:

I. GENERAL PROVISIONS

1. Forestry land stipulated in this Circular includes land under natural forests, land under planted forests and land not yet covered with forests and planned for use for such forestry purposes as forestation, zoning for natural forest tending, protection or restoration; forestry research and experimentation.

2. Organizations, households and individuals that were assigned or leased forestry land and granted forestry land use right certificates by the State before the effective date of this Circular shall not have to re-fill in the procedures for forestry land assignment or lease and forestry land use right certificate granting under this Circular’s guidance.

3. The forestry land assignment or lease and forestry land use right certificate granting shall be conducted according to the administrative units of commune, ward, district township (hereafter referred collectively to as communes).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The forestry land assignment or lease and forestry land use right certificate granting shall be based on communes’ land use plannings, which are approved by the People’s Committees of districts, provincial capitals and provincially-run towns (hereafter referred collectively to as district People’s Committees). For communes that have not yet worked out land use planning, the Agriculture and Rural Development service’s planning of three types of forests (protective forest, special-use forest and production forest) shall serve as basis therefor.

6. Subjects eligible for forestry land assignment without land use levy collection include:

a/ Households and individuals that are directly engaged in forestry production, agricultural production, fishery or salt-making activities, earn their livelihood principally from such production activities, and obtain certification by the People’s Committees of communes where forestry land is available;

b/ Management boards of protective forests and special-use forests;

c/ State enterprises which have been using forestry land assigned by the State before January 1st, 1999;

d/ Forestry nursery, stations, farms and enterprises, educational institutions, vocational schools;

e/ Other organizations of different economic sectors, which were assigned forestry land by the State before January 1st, 1999 under the Government’s Decree No.02/CP of January 15, 1994, and are allowed to use such land till the expiry of land assignment duration. Upon the expiry of duration for use of assigned land, they shall have to switch to lease of such forestry land;

f/ People’s armed forces units that use forestry land in combination with defense purposes.

7. Subjects eligible for forestry land lease by the State include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Domestic organizations of all economic sectors;

c/ Foreign organizations and individuals.

8. Forestry land of various types shall be assigned or leased by the State to the eligible subjects, as follows:

a/ Forestry land planned for planting and development of special-use forests shall be assigned by the State to the special-use forests’ management boards under decisions of the Government or the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities (hereafter referred collectively to as the provincial People’s Committees), including:

- Management boards of national parks;

- Management boards of nature conservations;

- Management boards of cultural-historical-environmental forests (protection of landscapes).

The State shall not lease forestry land planned for building and development of special-use forests.

b/ Forestry land planned for building and development of protective forests

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Forestry land planned for building and development of production forests shall be assigned or leased to all subjects defined in Paragraphs a, c, d, e and f of Point 6, and Point 7, Section I of this Circular.

9. The competence to assign and lease forestry land, grant forestry land use right certificates and recover forestry land:

a/ The district People’s Committees shall decide the forestry land assignment and lease and grant forestry land use right certificates to households and individuals.

b/ The provincial People’s Committees shall decide the forestry land assignment and lease and grant forestry land use right certificates to organizations.

In cases where the Government decides to establish forests and assign forestry land thereunder, the provincial People’s Committees shall grant certificates of the right to use such land.

c/ State agencies competent to decide the forestry land assignment and lease shall be those having the right to recover already assigned and leased land. Before recovering land, they shall have to notify the forestry land assignees or lessees of the reason(s) for recovery, the recovery time and plan, damage compensation plan and levels according to provisions of law.

10. Forestry land assignment and lease limits:

a/ The limits of forestry land to be assigned to organizations shall be based on the planning and plans for use of such forestry land as well as the demands for and ability to use forestry land stated in investment projects already approved by the competent State agency(ies).

b/ The limits of forestry land to be assigned to households and individuals shall be based on the actual situation of land use and forestry land fund of the localities as well as the demands and ability of such households and individuals. The provincial People’s Committees shall decide the limits of forestry land to be assigned to households and individuals (one-member households), but the total acreage of forestry land assigned to one household or one individual must not exceed 30 hectares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The limits of forestry land to be leased to organizations shall be set upon projects already approved by the competent State agencies; the limits of forestry land to be leased to households and individuals shall be set upon such households’ and individuals’ land lease applications on the basis of the current land use situation and forestry land fund of each locality.

d/ The limits of abandoned land, bare hills and mountains, coastal sandy land, seaward encroachment land to be assigned to households and individuals to use for forestry purposes shall be decided by the provincial People’s Committees on the basis of the localities’ land fund and production capability of such households and individuals, while ensuring the realization of the policy on encouraging and creating favorable conditions for exploitation and use of such types of land for forestry purpose.

11. Forestry land assignment and lease duration:

a/ For organizations, the land assignment duration shall be prescribed according to projects approved by the competent State agencies; for households and individuals, the land assignment duration shall be 50 years. Upon the expiry of such duration, if the land users wish to continue using such land and if in the course of forestry land use, they have strictly observed the land legislation and the legislation on forest protection and development, the competent State agencies shall consider the assignment of such land for continued use. Land planted with forest trees with a growth cycle of more than 50 years shall be further assigned by the State for continued use when the use duration expires.

For organizations, households and individuals that were assigned forestry land by the State before October 15, 1993, the land assignment duration shall be calculated from such date; for those assigned forestry land after October 15, 1993, the land use duration shall be calculated from the assigning date.

b/ Duration of forestry land lease to organizations, households and individuals shall be determined according to projects approved by the competent State agency(ies) or land lease applications of households and individuals but must not exceed 50 years. In cases where a project needs a land rent for more than 50 years, such duration must be decided by the Prime Minister but must not exceed 70 years.

When such duration expires, if organizations, households and individuals still wish to lease such forestry land and use such land for right purposes, they shall be considered by the State for further lease.

12. Organizations, households and individuals that have been using forestry land already assigned to State enterprises shall have to switch to the form of receiving contracted forestry land according to provisions of the Regulation on contracting of land to be used for agricultural, forestry and aquacultural purposes in State enterprises promulgated together with the Government’s Decree No.01/CP of January 4, 1995.

State enterprises that were assigned forestry land by the State before January 1st, 1999 shall have to revise their assigned land funds; the part of forestry land being used not for right purposes or with low efficiency or left unused shall be recovered and put by the provincial People’s Committees into the forestry land fund for assignment and lease to others.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Determination of forestry land fund for assignment and lease:

a/ Bases for determining forestry land fund for assignment and lease include:

- Maps, documents and figures available on the actual situation of forest land and unused land which can be used for forestry purposes;

- Land-use plannings of communes or plannings of three types of forests (protective forest, special-use forest and production forest), already approved by the competent State agencies;

- Actual situation on the management and use of forestry land by organizations, households and individuals;

b/ The People’s Committees of provinces and districts shall direct their attached land administration offices, agriculture and rural development agencies and forest rangers as well as the lower-level People’s Committees in determining forestry land fund for assignment and lease according to purposes of using, building or developing each type of protective, special-use or production forest.

c/ The forestry land fund for assignment or lease shall be determined according to commune administrative units and indicated in detail on maps, or synthesized from each map or forest section.

2. Preparation of dossiers of application for forestry assignment or lease:

a/ For organizations, such a dossier shall be filed at the provincial land administration and comprise:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The investment project approved by the competent State agency;

- The decision on or the permission for establishment of the applying organization;

- The map or diagram of the land plot to be assigned or leased under the application.

b/ For households and individuals, such a dossier shall be filed at the commune People’s Committees and comprise:

- An application for forestry land assignment or lease;

- The plan for use of forestry land (for cases of land lease).

3. Organizing the consideration and approval of applications for forestry land assignment or lease:

a/ For organizations:

- Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial land administration shall assume the prime responsibility and coordinate with the agriculture and rural development agency and the forest ranger of the same level in verifying the dossier of application for forestry assignment or lease and inscribing their opinions on the application form; carry out the procedures for submitting such dossier to the provincial People’s Committee for consideration and decision on forestry land assignment or lease, to the qualified organization; or return the dossier to the unqualified organization and clearly notify the latter of the reason(s) therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ For households and individuals:

- Within 15 days after receiving a complete and valid dossier, the commune People’s Committee shall have to complete the verification and inscription of their certifications on the application form for land assignment or lease, then forward such dossier to the district land administration. If the applying household or individual is unqualified, the dossier shall be returned to it/him/her and the reason(s) therefor shall be clearly notified.

- Within 15 days after receiving the dossier forwarded by the commune People’s Committee, the district land administration shall coordinate with the district agriculture and rural development agency and forest ranger in completing the dossier verification and inscribing their opinions on the application for forestry land assignment or lease, then carrying out the procedures for submitting it to the district People’s Committee for consideration and decision.

- Within 15 days after receiving the dossier forwarded by the land administration, the district People’s Committee shall have to decide on the forestry land assignment or lease. In case of rejection, it must notify the district land administration of the reason(s) therefor, so that the latter can notify the land assignment or lease applying household or individual thereof.

4. On-spot land hand-over:

a/ The commune People’s Committees shall coordinate with the land administration offices and forest rangers, which are competent to assign or lease forestry land in organizing the on-spot land hand-over to subjects that have obtained forestry land assignment or lease decisions to the witness of village or hamlet chiefs and the adjoining land plots’ users.

b/ The on-spot land hand-over must include clear demarcation of boundaries and putting up of landmarks. The record of the on-spot land hand-over and reception must be signed by all representatives of organizations and/or individuals mentioned in Paragraph a of this Point.

5. Granting of land use right certificates:

a/ Within 30 days after the on-spot land hand-over is completed, the district land administration shall report it to the district People’s Committee for signing and granting the forestry land use right certificate to the concerned household or individual; the provincial land administration shall report it to the provincial People’s Committee for signing and granting the forestry land use right certificate to the concerned organization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Forestry land use right certificates shall be made in unified form set by the General Land Administration and comply with the following additional guidance:

- For places where the assigned forestry land maps, which contain only serial numbers of forest sections, plots and lots are used, the serial numbers of forest sections shall be inscribed in the "number of maps" column, while those of forest plots and lots shall be inscribed in the "number of fields" column, of the list of land fields.

- Column "addendum" shall be inscribed with the following contents:

+ Specific use purposes of each forest type:

For special-use forest land, the use purposes shall be inscribed according to its organizing forms: national parks, nature conservations or cultural-historical-environmental forests.

For protective forest land, the use purposes shall be inscribed for: very vital head-water protective forest, vital head-water protective forest, less vital head-water protective forest; protective forests against wind, sand encroachment, tidal waves and for seaward encroachment; protective forest for eco-environmental protection.

For production forest land, the use purposes shall be clearly inscribed for: large timber production forest, small timber production forest, assorted bamboo production forest and specialty forest.

+ For forestry land under natural forests or planted forests, the state of forests must be described according to provisions of Decision No.682B/QDKT of August 1st, 1984 of the Minister of Forestry (now the Minister of Agriculture and Rural Development) promulgating the table of forest designing and trading norms.

+ Forest protection and development requirements, such as: forest zoning, tending and restoration, forest planting, and other requirements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Each land administration dossier made in the course of forestry land assignment or lease, granting of forestry land use right certificate shall comprise the following documents:

- Cadastral map or map of assigned forestry land;

- Land administration book;

- Land statistical book;

- Land use right certificate register;

- Original documents, including: application for forestry land assignment or lease; statistical table of forestry land fund; on-spot land hand-over record; forestry land assignment or lease decision.

b/ Forms of land administration books, land statistical books, land use right certificate register books and books for monitoring land changes shall comply with provisions of the General Land Administration’s Decision No.499/QD-DC of July 27, 1995 and the following additional guidance:

- Land administration books, land statistical books and land use right certificate register books shall be made for all land types, not to make a separate book set for forestry land;

- For places where the forestry land assignment maps, which contain only serial numbers of forest sections, plots and lots are used, then on the said kinds of books the serial numbers of forest sections shall be inscribed instead of serial numbers of maps and serial numbers of plots and lots instead of those of land fields;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Where cadastral maps are not available, forestry land assignment maps must be made to indicate the forestry land assignment and/or lease results. The forestry land assignment maps shall be made according to the commune administrative units and approved by the provincial land administration.

III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Responsibilities of the provincial People’s Committees:

a/ To work out land use plannings and the plannings of three forest types (special-use forest, protective forest, production forest); plans for organization of forestry land assignment and lease and granting of forestry land use right certificates to organizations, households and individuals in their respective provinces’ territories strictly according to provisions of the land legislation, the legislation on forest protection and development, the Government’s Decree No.163/1999/ND-CP of November 16, 1999 on forestry land assignment and lease to organizations, households and individuals for stable and long-term forestrial use and this Circular.

b/ To approve the land use plannings; forest land assignment and lease plans of the People’s Committees of districts in their localities.

c/ To grant land use right certificates according to provisions of law.

2. Responsibilities of the district People’s Committees:

a/ To work out land use plannings; plans for organization of forestry land assignment and lease in their respective districts according to the State’s regulations.

b/ To approve the land use plannings; forest land assignment and lease plans of the People’s Committees of communes in their localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Responsibilities of the commune People’s Committees:

a/ To disseminate the State’s undertakings and policies and the plans of the provincial, district and commune People’s Committees on forestry land assignment and lease and granting of forestry land use right certificates among people in their respective communes.

b/ To review the situation of forestry land use by organizations, households and individuals in their respective communes.

c/ To work out land use plannings and plans for forestry land assignment and lease and granting of forestry land use right certificates in their respective communes, then submit them to the competent authorities for approval and organize the implementation thereof according to the State’s regulations.

4. Responsibilities of the specialized State management agencies:

a/ Land administration agencies:

- To assist the People’s Committees of the same level in working out land use plannings; plans for and organization of forestry land assignment and lease and the granting of forestry land use right certificates in localities.

- To draw up maps and diagrams in service of land assignment and lease and land use right certificate granting.

- To coordinate with the forest rangers in assisting the People’s Committees of the same level to organize the land assignment and lease, land registration, elaboration of land administration dossiers and the granting of forestry land use right certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The agriculture and rural development agencies shall coordinate with the land administration offices and the forest ranger agencies in assisting the People’s Committees of the same level to work out forestry land use plannings; revise the forestry land acreage already assigned by the State to State-run forestry farms and agricultural farms; forestry and agricultural enterprises belonging to the people’s armed forces; management boards of protective forests and special-use forests.

c/ Forest rangers:

- To coordinate with the agriculture and rural development agencies and the land administration offices in determining the forestry land boundaries and boundaries demarcating three forest types on maps and in the field.

- To determine the acreage of forestry land under natural forests and planted forests on maps and in the field, in order to work out forest protection plans.

- To coordinate with the land administration offices in effecting the forestry land assignment and lease. To monitor the development of forest resources and forestry land.

- To coordinate with the land administration offices in assisting the People’s Committees of the same level to examine, inspect and settle disputes arising in the use of forestry land by organizations, households and individuals according to provisions of law.

- To coordinate with the agriculture and rural development agencies and land administration offices in settling disputes on forestry land according to their competence.

5. Implementation effect:

This Circular takes effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any problems arising in the course of implementation shall be promptly reported by the localities to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the General Land Administration for consideration and solution.

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE
AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Nguyen Van Dang

FOR THE GENERAL DIRECTOR OF
GENERAL LAND ADMINISTRATION
DEPUTY GENERAL DIRECTOR




Nguyen Dinh Bong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Joint circular No. 62/2000/TTLT/BNN-TCDC, guiding the forestry land assignment and lease, and the granting of forestry land use right certificates, issued by the General Administration of Land, the Ministry of Agriculture and Rural Development .

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.682

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.149.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!