BỘ
CÔNG NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
08/1997/TT-KHĐT
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 7 năm 1997
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP SỐ 08/1997/TT-KHĐT NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM
1997 HƯỚNG DẪN VỀ QUY ĐỊNH DANH MỤC NGÀNH NGHỀ CÔNG NGHIỆP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ,
HẠN CHẾ ĐẦU TƯ HOẶC CẤM ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CÔNG NGHỆ CAO
Căn cứ Nghị định 74/CP ngày
01/11/1995 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ
Công nghiệp.
Căn cứ Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Căn cứ Chỉ thị 264/TTg ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành các văn bản hướng dẫn và triển khai một số công việc thực hiện Quy chế khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện về quy định danh mục ngành nghề công nghiệp
được khuyến khích, hạn chế hoặc cấm đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao như sau:
A. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG.
I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
Tất cả các ngành nghề công nghiệp
đáp ứng được ít nhất một trong các yêu cầu sau đây nói chung đều được khuyến
khích đầu tư vào các KCN:
1. Những ngành nghề sản xuất
công nghiệp theo định hướng quy hoạch tổng thể của cả nước đã được Chính phủ
thông qua.
2. Khai thác tiềm năng và sử dụng
chủ yếu vật tư, nguyên liệu trong nước (kể cả thành phẩm, bán thành phẩm, thứ
phẩm, phế liệu, chất thải... của các ngành công nghiệp khác).
3. Thúc đẩy sự phát triển của
các ngành kinh tế, ngành công nghiệp khác trong nước (cung cấp nguyên liệu, máy
móc, thiết bị, bộ phận, chi tiết, phụ tùng, bán thành phẩm... cho ngành khác;
gia công cho ngành khác...).
4. Sản xuất hàng xuất khẩu, hàng
thay thế hàng nhập khẩu.
5. Sử dụng công nghệ - kỹ thuật
cao; sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, sản phẩm mang hàm lượng KHCN cao, vật liệu
mới.
6. Thu hút nhiều lao động và tạo
ra giá trị gia tăng cao.
II. NHỮNG NGÀNH NGHỀ KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ:
1. Cơ khí:
- Chế tạo thiết bị, phụ tùng phục
vụ cơ giới hoá nông nghiệp; chế biến lương thực, nông sản; đánh bắt và chế biến
hải sản.
- Chế tạo máy động lực và phụ
tùng máy động lực.
- Chế tạo thiết bị, phụ tùng cho
các ngành công nghiệp:
+ Thiết bị, phụ tùng cho ngành
xây dựng (máy móc, thiết bị phục vụ cơ giới hoá xây dựng) và ngành CN vật liệu
xây dựng (trước hết là xi mặng, gạch ngói, nghiền - sàng đá, vật liệu trang trí
nội thất...).
+ Thiết bị, phụ tùng cho công
nghiệp luyện kim.
+ Thiết bị, phụ tùng cho công
nghiệp hoá chất - hoá dầu.
+ Thiết bị, phụ tùng cho ngành
khai thác - chế biến khoáng sản.
+ Thiết bị, phụ tùng cho các nhà
máy điện; thiết bị kỹ thuật điện, phu tùng, phụ kiện, khí cụ điện... phục vụ
chương trình điện khí hoá.
+ Thiết bị, phụ tùng cho công
nghiệp khai thác dầu khí.
+ Thiết bị, phụ tùng cho các
ngành công nghiệp nhẹ (dệt - may, giấy, da - giầy, nhựa, thực phẩm công nghiệp).
+ Thiết bị, phụ tùng cho bản
thân ngành cơ khí.
- Chế tạo sản phẩm phục vụ ngành
giao thông vận tải:
+ Chế tạo phụ tùng, chi tiết, bộ
phận phục vụ chương trình nội địa hoá ngành công nghiệp ôtô - xe máy.
+ Đóng tàu thuỷ, toa xe và các
phương tiện GTVT khác; chế tạo phụ tùng thay thế - sửa chữa.
+ Chế tạo thiết bị, phụ tùng cho
thiết bị vận chuyển và nâng - hạ (cẩu các loại, xe nâng hàng, băng tải, hệ thống
vận chuyển bằng đường ống...); thiết bị kho tàng, bến bãi... - Cơ khí quang học
và cơ khí chính xác.
- Sản xuất sản phẩm cơ khí - cơ
điện tiêu dùng.
2. Luyện kim:
- Công nghiệp thép:
+ Luyện thép (bao gồm cả thép chế
tạo cơ khí, thép hợp kim...)
- Cán tấm, cán ống, cán thép
hình và thép tròn các loại; kéo dây thép.
+ Sản phẩm gia công sau cán.
+ Sản xuất nguyên liệu cho luyện
thép.
- Luyện kim mầu:
+ Luyện, cán - kéo các kim loại
mầu cơ bản và hợp kim (nhôm, đồng, kẽm, chì...).
3. Điện tử - công nghệ thông
tin:
- Sản xuất thiết bị điện tử công
nghiệp và điện tử chuyên dụng (thiết bị y tế, thiết bị kiểm tra - đo lượng, thiết
bị và phương tiện điều khiển - tự động hoá...).
- Sản xuất thiết bị thông tin -
liên lạc, phát thanh, truyền hình, thiết bị văn phòng.
- Sản xuất cấu kiện, linh kiện,
phụ kiện, vật liệu điện tử.
- Sản xuất thiết bị tin học.
- Sản xuất sản phẩm điện tử dân
dụng.
- Dịch vụ tin học và phần mềm.
- Dịch vụ điện tử công nghiệp và
chuyên dụng.
4. Hoá chất - hoá dầu:
- Sản xuất các hoá chất công
nghiệp cơ bản.
- Phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật (gồm cả phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật vi sinh).
- Công nghiệp hoá dầu.
- Sản xuất các sản phẩm hoá chất
tiêu dùng, mỹ phẩm.
- Sản xuất săm lốp và các sản phẩm
cao su kỹ thuật.
- Các loại khí công nghiệp.
5. Công nghiệp hàng tiêu dùng:
- Công nghiệp dệt - may:
+ Sản xuất sợi, len.
+ Dệt các loại vải cao cấp.
+ May xuất khẩu.
- Sản xuất giày - dép xuất khẩu;
sản phẩm da cao cấp.
- Công nghiệp giấy: chủ yếu là
giấy cao cấp như giấy in offet, art paper, giấy kraff, giấy thuốc lá... và bao
bì từ giấy tái chế.
- Chế biến nông lâm hải sản (đường
sữa, dầu ăn, bánh kẹo, đồ hộp nước hoa trái, đông lạnh...).
- Công nghiệp nhựa: phụ tùng,
chi tiết bằng nhựa cho các ngành công nghiệp khác và sản phẩm nhựa phục vụ cho
XD và tiêu dùng.
- Công nghiệp gốm - sứ - thuỷ sản:
chủ yếu là sản phẩm gốm - sứ - thuỷ tinh cao cấp như gốm kỹ thuật, thuỷ tinh
cao cấp, sứ cách điện, pha lê...
6. Các ngành khác:
- Công nghệ sinh học.
- Sản xuất vật liệu xây dựng cao
cấp, vật liệu trang trí ngoại - nội thất.
- Sản xuất trang thiết bị, dụng
cụ y tế. - Sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc thú y.
- Chế biến gỗ từ gỗ nguyên liệu
nhập khẩu hoặc gỗ cao su; sản xuất ván ép nhân tạo, vật liệu thay thế gỗ.
- Xử lý chất thải công nghiệp.
- Sản xuất bao bì (đặc biệt là
bao bì tái chế được để phục vụ bao gói hàng hoá xuất khẩu).
- Sản xuất trang bị - dụng cụ thể
thao; đồ dùng dạy học; đồ chơi trẻ em.
III. CÁC NGÀNH NGHỀ HẠN CHẾ ĐẦU
TƯ VÀO CÁC KCN:
- Sản xuất VLXD phổ thông (xi
măng, gạch ngói, ống và cấu kiện đường ống bằng gốm - sứ xây dựng...)
- Sản xuất thuốc lá (trừ trường
hợp để xuất khẩu)
- Sản xuất rượu - bia (trừ trường
hợp để xuất khẩu)
- Các ngành nghề mang tính chất
tiểu thủ CN (gốm - sứ thông thường, hàng mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ).
IV. CÁC NGÀNH NGHỀ CẤM ĐẦU TƯ
VÀO CÁC KCN:
- Điện nguyên tử
- Sản xuất các chất phóng xạ
- Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
- Sản xuất hoá chất độc hại
(theo danh mục quy định của Nhà nước)
- Thuộc da, nhuộm.
Ghi chú: Đối với các ngành nghề
chưa được liệt kê trong danh mục trên, việc đầu tư vào KCN sẽ được Bộ Công nghiệp
và Ban quản lý các KCN Việt Nam hướng dẫn cụ thể tuỳ theo từng dự án và căn cứ
nguyên tắc đã nêu ở phần A.I.
B. HƯỚNG DẪN
CỤ THỂ CHO CÁC LOẠI HÌNH KCN
I. ĐỐI VỚI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ
XÍ NGHIỆP CHẾ XUẤT:
Áp dụng toàn bộ danh mục quy định
ở phần A.
II. ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHỆ -
KỸ THUẬT CAO:
Các ngành công nghiệp sản xuất
ra các sản phẩm công nghệ cao, sử dụng thành tựu và công nghệ hiện đại, mới nhất,
các sáng chế liên quan đến công nghệ cao, nhằm thay thế hàng nhập, tạo sản phẩm
xuất khẩu, cụ thể:
1. Khuyến khích đầu tư:
- Cơ khí: Chế tạo thiết bị, máy
móc công nghệ cao (high-tech) phục vụ các ngành công nghiệp; ứng dụng công nghệ
CAD/CAM, áp dụng kỹ thuật điều khiển bằng số (NC), các loại robot... Thiết kế
và chế tạo các hệ thống điều khiển tự động cho các nhà máy công nghiệp v.v...
Chế tạo máy móc quang học, thiết bị ứng dụng laser, máy móc siêu nhỏ và sản phẩm
cơ khí có độ chính xác cao; thiết bị và dụng cụ nghiên cứu - thí nghiệm; máy
móc và dụng cụ y tế.
- Điện tử - công nghệ thông tin:
Sản xuất thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng, thiết bị truyền thông kỹ
thuật số (digital); sản xuất máy vi tính, vật liệu điện tử, cấu kiện, linh kiện.....
(kể cả các loại mạch như ASIC, VLSI, đĩa quang, laser.....); sản xuất phần mềm
v.v...
- Chế tạo vật liệu mới: vật liệu
siêu sạch, siêu bền, siêu dẫn, gốm kỹ thuật, các hợp kim mới, vật liệu composit
mới, sợi cacbon, vật liệu cao phân tử v.v...
- Chế tạo các sản phẩm nguyên lý
mới.
- Công nghệ sinh học (gen, tế
bào, vi sinh nhằm ứng dụng vào ngành thực phẩm, nông, lâm, y dược...).
- Các ngành công nghiệp khác:
công nghệ phục vụ hàng không.
2. Cho đầu tư ở mức độ hạn chế:
- Sản xuất thuốc chữa bệnh.
3. Không cho đầu tư: Các ngành
nghề còn lại theo danh mục quy định ở phần A.
III. ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TẬP TRUNG KHÁC:
1. Các KCN trong số KCN ưu tiên
đầu tư đến năm 2000 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
a. Khuyến khích đầu tư:
- Các KCN trên địa bàn Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh: các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, điện tử - công nghệ
thông tin, công nghiệp hàng tiêu dùng và các ngành khác nêu ở mục A.I.6. Riêng
lĩnh vực hoá chất - hoá dầu chỉ khuyến khích các ngành sản xuất sản phẩm hoá chất
tiêu dùng - mỹ phẩm và sản xuất săm lốp - cao su kỹ thuật.
- Các KCN trên địa bàn Quảng
Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ngãi: ưu tiên bố trí các
ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí nặng (chế tạo thiết bị, phụ tùng cho các ngành
công nghiệp, đóng tàu), luyện kim, hoá chất - hoá dầu, VLXD và công nghiệp hàng
tiêu dùng, chế biến nông, lâm, hải sản.
- Các KCN trên địa bàn Đồng Nai,
Sông Bé: ưu tiên bố trí các ngành nghề cơ khí phục vụ công nghệ chế biến và cơ
giới hoá nông nghiệp; cơ khí phục vụ các ngành xây dựng và công nghiệp nhẹ; chế
tạo thiết bị kỹ thuật điện; công nghiệp hoá chất; công nghiệp điện tử - công
nghệ thông tin; công nghiệp hàng tiêu dùng (kể cả hàng cơ khí tiêu dùng).
- Các KCN trên địa bàn Hà Tây, Bắc
Ninh, Huế: các ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí, công nghiệp hàng tiêu dùng, sản
xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản.
b. Hạn chế đầu tư và cấm đầu tư:
Áp dụng theo các mục A.II và
A.III.
2. Các KCN sẽ hình thành tiếp:
Bộ Công nghiệp và Ban quản lý
các KCN Việt Nam sẽ căn cứ phần A trên đây và đặc điểm của từng vùng bố trí KCN
để hướng dẫn cụ thể khi xây dựng và phê duyệt quy hoạch KCN.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành.
|
Nguyễn
Minh Thông
(Đã
ký)
|