Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 69/2006/NĐ-CP quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài sửa đổi NĐ 68/2002/NĐ-CP

Số hiệu: 69/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 68/2002/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VỀ QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 ;

Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, bao gồm kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau; công nhận việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài."

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Phí và lệ phí

1. Người xin đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, ghi chú vào sổ đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi đã được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp lệ phí hộ tịch theo quy định của pháp luật.

2. Người xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo quy định tại Nghị định này phải nộp phí giải quyết việc nuôi con nuôi. Mức thu phí, chế độ quản lý thu, nộp và sử dụng đối với loại phí này do Bộ Tài chính quy định.”

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 13 như sau:

“1. Hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây:

a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định;

b) Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

d) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);

đ) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm tú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm tú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

2. Ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.”

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 như sau:

“1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

b) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;

d) Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn."

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 18 như sau:

“2. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác."

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam

1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có trách nhiệm:

a) Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn;

b) Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;

c) Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự tiến hành xác minh làm rõ;

d) Trong trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước thì Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh gửi Bộ Ngoại giao để phối hợp với các cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước tiến hành xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;

đ) Nếu xét thấy các bên đương sự đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc một trong các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 18 Nghị định này thì người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

2. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ký Giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà đương sự có yêu cầu khác về thời gian, nhưng không quá 90 ngày; hết thời hạn này mà đương sự mới yêu cầu tổ chức Lễ đăng ký kết hôn thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

3. Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên đương sự. Đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

4. Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức Lễ đăng ký kết hôn và ghi vào sổ đăng ký theo quy định tại khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ sổ gốc do Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao thực hiện theo yêu cầu của đương sự."

7. Sửa đổi Điều 20 như sau:

“Điều 20. Công nhận việc kết hôn đã được tiến hành ở nước ngoài

1. V iệc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục hoặc việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em thì việc kết hôn đó cũng được công nhận tại Việt Nam.

2. Việc công nhận kết hôn quy định tại khoản 1 Điều này được ghi chú vào sổ đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp công dân Việt Nam vắng mặt khi làm thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì khi có yêu cầu công nhận việc kết hôn đó tại Việt Nam, Sở Tư pháp tiến hành phỏng vấn các bên kết hôn để làm rõ sự tự nguyện kết hôn của họ.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:

“Điều 35. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Việc cho, nhận trẻ em làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì các mục đích khác không phải mục đích nuôi con nuôi; nghiêm cấm lợi dụng việc giới thiệu, giải quyết, đăng ký cho trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích trục lợi, thu lợi vật chất bất hợp pháp.

2. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi.

3. Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, mà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú và Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế hai bên hoặc điều ước quốc tế nhiều bên về hợp tác nuôi con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết, nếu người đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có thời gian công tác, học tập, làm việc tại Việt Nam từ 06 tháng trở lên;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ là công dân Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam;

c) Có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin nhận làm con nuôi hoặc đang có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được xin nhận làm con nuôi;

d) Đối với người nước ngoài tuy không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhưng xin nhận trẻ em khuyết tật, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc các bệnh hiểm nghèo khác đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp và trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì cũng được xem xét giải quyết;

đ) Các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.”

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 36 như sau:

“Điều 36. Trẻ em được nhận làm con nuôi

1. Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ mười lăm tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên mười lăm tuổi đến dưới mười sáu tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự.

Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

2. Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm:

a) Trẻ em bị bỏ rơi;

b) Trẻ em mồ côi;

c) Trẻ em khuyết tật, tàn tật;

d) Trẻ em mất năng lực hành vi dân sự;

đ) Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá hoá;

e) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

g) Trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác;

h) Trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi.

4. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác đang được chữa trị ở nước ngoài, nếu được người nước ngoài xin nhận làm con nuôi thì được xem xét giải quyết.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Hồ sơ của người xin nhận con nuôi

1. Hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi gồm các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định;

b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trứ;

c) Giấy phép còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy tờ có giá trị tương ứng hoặc giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật nước đó;

d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình, xã hội của người xin nhận con nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp;

đ) Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú hoặc tổ chức y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó có đủ sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, không mắc bệnh truyền nhiễm;

e) Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi;

g) Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ;

h) Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn đối với người xin nhận con nuôi, trong trường hợp người xin nhận con nuôi là vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân;

i) Người xin nhận con nuôi thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 35 Nghị định này, phải có giấy tờ phù hợp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước nơi người đó thường trú cấp để chứng minh.

2. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lập thành 02 bộ hồ sơ.

Trong trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này thì hồ sơ xin nhận con nuôi phải do cơ quan, tổ chức hữu quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế.

Trong trường hợp người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định này thì hồ sơ xin nhận con nuôi phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp cho Cơ quan con nuôi quốc tế.”

11. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 42 như sau:

“1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và phí, Cơ quan con nuôi quốc tế kiểm tra, xem xét toàn bộ hồ sơ.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, Cơ quan con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

“Điều 44. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi

1. Hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy khai sinh của trẻ em;

b) Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi có chữ ký của những người quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên, xác nhận về tình trạng sức khoẻ của trẻ em;

d) Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân có 10 x 15 em hoặc 9 x 12 cm.

2. Đối với trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ của trẻ em được cho làm con nuôi còn phải có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng, biên bản bàn giao trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng và giấy tờ tương ứng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với trẻ em bị bỏ rơi, phải có bản tường trình sự việc của người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi; biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi (có xác nhận của cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương); giấy tờ chứng minh đã thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (từ cấp tỉnh trở lên) về việc trẻ em bị bỏ rơi sau 30 ngày mà không có thân nhân đến nhận;

b) Đối với trẻ em mồ côi, phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng tử của cha, mẹ đẻ của trẻ em đó;

c) Đối với trẻ em có cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự, phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố cha, mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.

3. Đối với trẻ em đang sống tại gia đình, ngoài các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải có bản sao được công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ đang nuôi dưỡng trẻ em.

4. Những người sau đây có quyền ký giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi:

a) Người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam tự nguyện đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi. Trong trường hợp trẻ em còn cha đẻ, mẹ đẻ thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của cha đẻ, mẹ đẻ cho con làm con nuôi, trừ trường hợp quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này hoặc khi đưa trẻ em này vào cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp, cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em này đã có giấy tự nguyện đồng ý cho con làm con nuôi;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ tự nguyện đồng ý cho con đang sống tại gia đình làm con nuôi. Nếu cha hoặc mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia. Trong trường hợp cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tự nguyện đồng ý của người giám hộ của trẻ em đó;

c) Đối với trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên thì phải có giấy đồng ý làm con nuôi của trẻ em đó (có thể ghi chung vào giấy tờ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này).

5. Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, nạn nhân của chất độc hoá học, nhiễm HIV/AIDS, mắc bệnh hiểm nghèo khác quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này thì phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế và các quy định pháp luật khác có liên quan; đối với trẻ em mất năng lực hành vi dân sự quy định tại điểm d khoản 3 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này thì phải có bản sao được công chứng quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án tuyên bố trẻ em đó mất năng lực hành vi dân sự.”

13. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 47 như sau:

“2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt đúng thời hạn trong thời gian đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày có văn bản của Sở Tư pháp cho phép gia hạn.

Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải làm bản cam kết về việc thông báo định kỳ 06 tháng một lần (theo mẫu quy định) cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan con nuôi quốc tế về tình hình phát triển của con nuôi trong 03 năm đầu tiên, sau đó mỗi năm tiếp theo, thông báo một lần cho đến khi con nuôi đủ mười tám tuổi.

Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam thì có thể ký trước vào bản cam kết (theo mẫu quy định) và ủy quyền bằng văn bản cho Văn phòng con nuôi của nước đó tại Việt Nam thay mặt người nước ngoài xin nhận con nuôi nộp lệ phí và bản cam kết cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải cam kết không được từ chối nhận trẻ em đã được giới thiệu cho làm con nuôi.

3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hoặc Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ủy quyền, nộp lệ phí và bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em và 01 bộ hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.”

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 79 như sau:

“1. Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng để giải quyết việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài. Trong trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam quy định tại Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì được xem xét giải quyết mà không bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định này.

Trong trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định này làm con nuôi thì được xem xét giải quyết theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này như đối với trẻ em không có hộ khẩu thường trú ở trong nước”

15. Bổ sung vào đầu khoản 3 Điều 81 quy định như sau:

“Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành khác có liên quan hướng dẫn thi hành một số quy định về Trung tâm hỗ trợ kết hôn của Nghị định này.”

16. Bỏ cụm từ "ly hôn" tại Điều 7 và tiêu đề Mục 2 Chương II Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 69/2006/NĐ-CP

Hanoi, July 21, 2006

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE NO. 68/2002/ND-CP OF JULY 10, 2002, DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE MARRIAGE AND FAMILY LAW REGARDING THE MARRIAGE AND FAMILY RELATIONS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 9, 2000 Law on Marriage and Family;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Marriage and Family Law regarding the marriage and family relations involving foreign elements as follows:

1. To amend Article 1 as follows:

"Article 1. Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To amend and supplement Article 8 as follows:

"Article 8. Charges and fees

1. Those who apply for the registration of marriages, recognition of fathers, mothers, children or child adoption, or for annotations on marriages, recognition of fathers, mothers, children or child adoption into the registers, which have already been carried out at competent foreign agencies, must pay civil status fees as provided for by law.

2. Those who apply for adoption of Vietnamese children under the provisions of this Decree must pay charges for child adoption settlement. The charge and fee levels and the regime on management of collection, remittance and use of these charges and fees shall be provided for by the Finance Ministry."

3. To amend and supplement Clauses 1 and 2 of Article 13 as follows:

"1. The marriage registration dossier of each party shall comprise the following papers:

a/ The marriage registration declaration made according to a set form;

b/ The written certification of marital status of each party, made within 6 months to the date the dossier is received, by a competent agency of the country of which the applicant is a citizen, stating that such applicant is currently unmarried.

Where the law of the country of which the marriage applicant is a citizen does not prescribe the grant of written certification of marital status, such certification may be replaced by a certification of oath taken by the applicant that he or she is currently unmarried, in accordance with the law of the concerned country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The notarized or authenticated copy of the people's identity card (for Vietnamese citizens in the country), the passport or such substitute paper as laissez-passer or residence card (for foreigners or overseas Vietnamese citizens);

e/ The notarized or authenticated copy of the household registration book or the certificate of being collectively registered resident or temporary resident (for Vietnamese citizens in the country), the permanent residence card or temporary residence card or temporary residence certificate (for foreigners in Vietnam).

2. In addition to the papers prescribed in Clause 1 of this Article, Vietnamese citizens being on active service in the armed forces or performing jobs directly related to state secrets are required to submit written certifications by their respective managing agencies or organizations of the central or provincial level that their marriages with foreigners shall not affect the protection of state secrets or contravene regulations of the concerned branches."

4. To amend and supplement Clause 1 of Article 16 as follows:

"1. Within 20 days after receiving complete and valid dossiers as well as fees, the provincial/municipal Justice Services shall have the responsibility:

a/ To conduct at their offices face-to-face interviews with the involved men and women in order to examine and clarify the voluntariness of their marriages, their capability of communicating with one another in a common language and their understanding about each other.

The interviews must be recorded in writing. Interviewers must state their opinions and suggestions and sign interview records.

b/ To post up marriage notices for 7 consecutive days at their offices, and at the same time to send official written requests to the commune-level People's Committees of the localities where the involved parties being Vietnamese citizens permanently reside or temporarily reside or where the foreigners in Vietnam permanently reside for posting up such notices. The commune-level People's Committees shall, after receiving official letters from the provincial/municipal Justice Services, have to post up marriage notices for 7 consecutive days at their offices. Within this time limit, if there is any complaint or denunciation about, or law-breaking act detected in relation to, the marriages, the commune-level People's Committees shall have to immediately send reports thereon to the provincial/municipal Justice Services.

c/ To study and verify the marriage registration dossiers. In cases where there is any doubt, complaint or denunciation that the involved parties enter into marriages through illegal brokerage, make sham marriages, take advantage of the marriage for the purpose of trafficking in women or for other self-seeking purposes or where they deem that the personal identification of the involved parties or papers in the marriage registration dossiers need to be clarified, the provincial/municipal Justice Services shall conduct the verification for clarification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To amend and supplement Clause 2 of Article 18 as follows:

"2. The marriage registration shall also be refused if the interview, inspection and verification results show that the marriage is conducted through illegal brokerage or is sham, not for the purpose of building a prosperous, equitable, progressive, happy and sustainable family; is not suitable with the fine traditions and customs of the nation; or aims at trafficking in women, sexually abusing women or other self-seeking purposes."

6. To amend and supplement Article 19 as follows:

"Article 19. Marriage registration at Vietnamese diplomatic missions or consular offices

1. Within 20 days as from the date of receiving complete and valid dossiers as well as fees, the Vietnamese diplomatic missions and consular offices shall have the responsibility:

a/ To conduct right at their offices face-to-face interviews with the involved men and women in order to examine and clarify the voluntariness of their marriages, their capability of communicating with one another in a common language and their understanding about each other.

The interviews must be recorded in writing. Interviewers must state their opinions and suggestions and sign interview records;

b/ To post up marriage notices for 7 consecutive days at Vietnamese diplomatic missions or consular offices;

c/ To study and verify the marriage registration dossiers. Where there is any doubt, complaint or denunciation that the involved parties enter into the marriage through illegal brokerage, make the sham marriage, take advantage of the marriage for the purpose of trafficking in women or for other self-seeking purposes or where they deem that the personal identifications of the involved parties or papers in the marriage registration dossiers need to be clarified, the Vietnamese diplomatic missions or consular offices shall conduct the verification for clarification;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within 20 days as after receiving the official letters from Vietnamese diplomatic missions or consular offices, the concerned agencies in the country shall verify the requested matters and reply the latter in writing.

e/ If deeming that the involved parties fully meet the marriage conditions and do not fall into one of the cases of marriage registration refusal prescribed in Article 18 of this Decree, the heads of Vietnamese diplomatic or consular offices shall sign marriage certificates.

In case of refusal to register the marriage, Vietnamese diplomatic missions or consular offices shall notify such in writing to the involved parties, clearly stating the reasons therefor.

2. A marriage registration ceremony shall be organized within 7 days as from the date the head of a Vietnamese diplomatic mission or consular office signs the marriage certificate, except where the involved parties, for plausible reasons, request other time, but such time limit shall not exceed 90 days; past this time limit, if the involved parties request the organization of the marriage registration ceremony, they must restart the marriage registration procedures.

3. Marriage registration ceremonies shall be solemnly held at Vietnamese diplomatic missions or consular offices. When a marriage registration ceremony is organized, both marriage partners must be present. The representative of the concerned Vietnamese diplomatic mission or consular office shall preside over the ceremony, requesting the two parties to make final statement on their voluntary marriage. If the two parties agree to marry each other, the representative of the Vietnamese diplomatic mission or consular office shall record the marriage into the marriage register, request each party to sign the marriage certificate and the marriage register, and hand to the husband and the wife each one original marriage certificate.

4. A marriage certificate shall be valid from the date the marriage registration ceremony is organized and the marriage is recorded in the marriage register as provided for in Clause 3 of this Article. The granting of copies of marriage certificates from the original registers shall be effected by Vietnamese diplomatic missions or consular offices or the Foreign Ministry at the request of the involved parties."

7. To amend Article 20 as follows:

"Article 20. Recognition of marriages already carried out overseas

1. Marriages between Vietnamese citizens or between Vietnamese citizens and foreigners, which have been registered at competent agencies of foreign countries according to the laws of those countries, shall be recognized in Vietnam, if by the time of marriage such Vietnamese citizens have not violated Vietnamese legal provisions on marriage conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The marriage recognition prescribed in Clause 1 of this Article shall be annotated in registers according to the legal provisions on civil status registration. Where a Vietnamese citizen is absent from the competent foreign country for filling in the marriage registration procedures, upon a request for recognition of such marriage in Vietnam, the concerned provincial/municipal Justice Service shall interview the marriage partners to verify the voluntariness of their marriage."

8. To amend and supplement Article 35 as follows:

"Article 35. Principles for child adoption settlement

1. The letting of children to be adopted and the adoption of children can be carried out only in the spirit of humanitarianism, aiming to ensure the best interests for children and the respect for their fundamental rights.

It is strictly forbidden to take advantage of child adoption for the purposes of exploiting child labor, sexually abusing or trafficking in children or for purposes other than child adoption; it is also strictly forbidden to abuse the introduction, settlement and registration of child adoption for self-seeking purposes or illicit material benefits.

2. Foreigners permanently residing overseas and applying for adoption of Vietnamese children shall be considered for settlement if Vietnam and the foreign countries where such foreigners permanently reside are contracting states to a bilateral or multilateral international agreement on child adoption cooperation.

3. Foreigners permanently residing overseas and applying for adoption of Vietnamese children but the countries where they permanently reside and Vietnam have not yet been contracting states to a bilateral or multilateral international agreement on child adoption cooperation, may also be considered for settlement if they fall into one of the following cases:

a/ Having worked or studied in Vietnam for 6 months or more;

b/ Their wives, husbands, or fathers or mothers being Vietnamese citizens or of Vietnamese origin;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Foreigners falling into cases other than those mentioned at Points a, b and c of this Clause but applying for adoption of handicapped or disabled children, children having lost their civil act capacity, children being victims of toxic chemicals or affected by HIV/AIDS or infected with other dangerous diseases, who are living in lawfully set up nurturing establishments, or children defined in Clause 3, Article 36 of this Decree shall also be considered for handling;

e/ Other cases as decided by the Justice Minister."

9. To amend and supplement Article 36 as follows:

"Article 36. Children to be adopted

1. Children to be adopted must be aged fifteen or younger. Children aged between over fifteen and under sixteen can be adopted only if they are disabled or have lost their civil act capacity.

Children can only be adopted by one person or two persons being husband and wife. Such husband and wife must be persons of different sexes and bound together by marital relations.

2. Children to be adopted are those living in nurturing establishments lawfully set up in Vietnam, including:

a/ Abandoned children;

b/ Orphans;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Children who have lost their civil act capacity;

e/ Children being victims of toxic chemicals;

f/ Children affected by HIV/AIDS;

g/ Children suffering from other dangerous diseases;

h/ Other children who are admitted to nurturing establishments under the provisions of law.

3. Children living in families may also be considered for adoption by foreigners if they are orphans; handicapped or disabled children; children who have lost their civil act capacity; children suffering from other dangerous diseases; children being victims of toxic chemicals; children affected by HIV/AIDS; children who are relatives or next-of-kin of the applicants or who have blood siblings being adopted by the applicants.

4. Handicapped or disabled children, children being victims of toxic chemicals, children affected by HIV/AIDS or infected with other dangerous diseases who are being treated overseas shall be considered for adoption if there are foreigners wishing to adopt them."

10. To amend and supplement Article 41 as follows:

"Article 41. Child adopters' dossiers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The application for adoption of a Vietnamese child (children), made according to a set form;

b/ The notarized or authenticated copy of the applicant's passport or substitute paper such as laissez-passer or residence card;

c/ The valid permit granted by the competent body of the country where the applicant permanently resides, allowing him/her to adopt children. In cases where this type of permit is not granted by the country of permanent residence of the applicant, it shall be substituted for by a written certification of full satisfaction of conditions for child adoption according to the law of that country;

d/ The investigation report on psychological, family and social conditions of the applicant, granted by the competent organization of the country where such applicant permanently resides;

e/ The written certification issued by a competent health organization of the country, where the applicant permanently resides, or by a Vietnamese health organization of the provincial or higher level within 6 months counting to the date the dossier is received, which states that such person is in good health and not suffering from mental diseases or other diseases which render him/her incapable of being aware of or controlling his/her acts, or infected with contagious diseases;

f/ The written certification of the applicant's income, proving that he/she can afford child adoption;

g/ The applicant's judicial record card, issued by the competent agency of the country where he/she permanently resides, within 12 months counting to the date the dossier is received;

h/ The copy of the applicant's marriage certificate, in cases where he/she is a spouse in the marital period;

i/ Child adoption applicants in the cases defined at Points a, b and c, Clause 3, Article 35 of this Decree must have suitable papers as proof, issued by the competent agency of Vietnam or the country where he/she permanently resides.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where foreigners applying for adoption of Vietnamese children fall into the cases defined in Clause 2, Article 35 of this Decree, their child adoption dossiers must be submitted by the concerned foreign competent agencies or organizations to the International Child Adoption Agency.

Where foreigners applying for adoption of Vietnamese children fall into the cases defined in Clause 3, Article 35 of this Decree, they must personally submit their child adoption dossiers to the International Child Adoption Agency.

11. To amend and supplement Clause 1 of Article 42 as follows:

"1. Within 7 days as from the date of receiving the complete dossiers and charges, the International Child Adoption Agency shall examine and consider the entire dossiers.

In cases where the dossiers are incomplete or invalid, the International Child Adoption Agency shall notify the child adoption applicants thereof for supplementation and finalization of the dossiers."

12. To amend and supplement Article 44 as follows:

"Article 44. Dossiers of to be-adopted children

1. The dossier of a to be-adopted child shall comprise the following papers:

a/ The notarized or authenticated copy of the child's birth certificate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The written certification by the health organization of the district or higher level of the child's health conditions;

d/ Two color photos of the child, taken at full-length, of 10cm x 15cm or 9cm x 12cm size.

2. For children living in lawfully set up nurturing establishments, in addition to the papers prescribed in Clause 1 of this Article, the to be-adopted children's dossiers must also include decisions of agencies or organizations competent to admit such children in nurturing establishments, written records on the consignment of the children into nurturing establishments and papers corresponding one of the following cases:

a/ For an abandoned child, the report on the affair, made by the person that has detected the abandoned child; child abandonment record (certified by the local police or local administration); the paper evidencing that the child abandonment has been announced on the mass media (of the provincial or higher level) for 30 days but no relative has come to receive the child;

b/ For an orphan, the notarized or authenticated copy of the death certificates of his/her natural parents;

c/ For a child whose parents have lost their civil act capacity, the notarized copy of the court's legally effective judgment or decision, declaring that his/her natural parents have lost their civil act capacity.

3. For children living in families, in addition to the papers defined in Clause 1 of this Article, there must also be notarized or authenticated copies of household registration books or definite temporary residence certificates of their natural parents or guardians who are nurturing such children.

4. The following persons can sign written agreement on child adoption:

a/ The heads of the nurturing establishments lawfully set up in Vietnam voluntarily agree to let the adoption of children living in such establishments. In cases where the father and/or mother of a child are/is still alive, there must also be the written voluntary agreement of the father and/or mother of that child, except for the cases defined at Points a and c, Clause 2 of this Article or when such child was consigned into the nurturing establishment with his/her parents' written agreement to voluntarily let him/her be adopted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ For children of full nine years of age or older, his/her written consent on adoption is required (which can be stated in the paper defined at Point a or b of this Clause).

5. For handicapped or disabled children, children being victims of toxic chemicals, infected with HIV/AIDS or other dangerous diseases defined at Point d, Clause 3, Articles 35 and 36 of this Decree, there must be written certifications issued by competent medical establishments according to regulations of the Health Ministry and relevant provisions of law. For children having lost their civil act capacity defined at Point d, Clause 3, Article 35 and Article 36 of this Decree, there must be notarized copies of the legally effective court ruling that such children have lost their civil act capacity."

13. To amend and supplement Clauses 2 and 3 of Article 47 as follows:

"2. Within 30 days as from the date of receiving the notice of the provincial/municipal Justice Service, a foreigner applying for adoption of a Vietnamese child (children) must be present in Vietnam to pay fees to the latter and complete child adoption procedures. If for objective reasons they cannot present themselves within the said time limit, they must send written requests to the provincial/municipal Justice Service for extension thereof but the extension duration shall not exceed 60 days, counting from the date the provincial/municipal Justice Service issues written permission for such extension.

Foreigners applying for adoption of Vietnamese children must make written commitments (according to a set form) to notify once every six months the provincial-level People's Committee and the International Child Adoption Agency of the development of the adopted children in the first three years, then notify such once a year in the subsequent years till the children reach full 18 years of age.

Where for objective reasons, the foreigners applying for adoption of Vietnamese children cannot be present in Vietnam, they may sign in advance the written commitments (made according to the set form) and authorize in writing the Vietnam-based foreign child adoption agencies which apply for child adoption on their behalf, to pay fees and submit written commitments to provincial/municipal Justice Services for completion of child adoption procedures. Foreign applicants for adoption of Vietnamese children must commit not to refuse to adopt the children who are recommended for adoption.

3. Within 7 days as from the date a foreign applicant for child adoption or the Vietnam-based foreign child adoption agency authorized by such applicant pays fees and sign the written commitment to notify the development of the adopted child, the provincial/municipal Justice Service shall report the verification results and make proposals on processing of the foreigner's application for adoption of the Vietnamese child, then submit them together with one set of the child's dossier and one set of the child adoption applicant's dossier to the provincial-level People's Committee for decision."

14. To amend and supplement Clause 1 of Article 79 as follows:

"1. The provisions of this Decree shall also apply to handle the registration of marriage, father, mother or child recognition and child adoption between Vietnamese citizens, either or both of them permanently residing abroad. In cases where Vietnamese citizens permanently residing overseas apply for adoption of Vietnamese children defined in Article 36 of this Decree, their applications shall be considered for handling without any restrictions according to the provisions of Clause 3, Article 35 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



15. To add to the beginning of Clause 3 of Article 81 the following provisions:

"The Central Committee of the Vietnam Women's Union shall coordinate with the Justice Ministry, the Home Affairs Ministry, the Finance Ministry and other concerned ministries and branches in guiding the implementation of a number of this Decree's provisions on marriage support centers."

16. To remove the word "divorce" in Article 7 and in the title of Section 2, Chapter II of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." The Justice Minister shall have to guide and inspect the implementation of this Decree.

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned organizations and individuals shall have to implement this Decree.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 69/2006/ND-CP of July 21, 2006 amending and supplementing a number of articles of Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the marriage and family law regarding the marriage and family relations involving foreign elements

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.147

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.187.232
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!