Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 68/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Số hiệu: 68/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 68/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khoá 11;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản nhà nước, lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên; xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát, thanh tra, kiểm tra, khen thưởng trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và một số quy định khác của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước và tài nguyên thiên nhiên.

2. Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân khác quy định tại Điều 2 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức phối hợp trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý và phối hợp giữa các cấp, các ngành để bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức và thực hiện việc phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan, tổ chức bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC, TIÊU CHUẨN, CHẾ ĐỘ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, TIỀN, TÀI SẢN NHÀ NƯỚC, LAO ĐỘNG, THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG KHU VỰC NHÀ NƯỚC VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Điều 4. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật là cơ sở để thực hiện và đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; là căn cứ để kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 5. Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ bao gồm:

1. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương.

3. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong phạm vi nội bộ cơ quan, tổ chức, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (doanh nghiệp nhà nước).

Điều 6. Trách nhiệm xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Các định mức, tiêu chuẩn, chế độ ban hành áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vực phải phù hợp với định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định áp dụng trong cả nước.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành để xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng tại địa phương.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi trách nhiệm được giao căn cứ định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này để xây dựng định mức, tiêu chuẩn, chế độ áp dụng trong cơ quan, tổ chức.

Điều 7. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên phải theo đúng quy định tại Điều 5 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Định mức, tiêu chuẩn, chế độ được sửa đổi, bổ sung trong các trường hợp sau:

a) Khi các điều kiện kinh tế - xã hội có sự thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Khi có yêu cầu đổi mới do tiến bộ về khoa học - công nghệ;

c) Giá cả thị trường tăng, giảm trên 20% so với thời điểm ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

3. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải dựa trên cơ sở:

a) Tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

b) Phân tích, dự báo, đánh giá tác động của các yếu tố ngân sách, kinh tế - kỹ thuật và xã hội có liên quan;

c) Ý kiến tham gia của các tổ chức có liên quan, các đối tượng thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh trường hợp cần phải sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này, cơ quan, tổ chức thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải sửa đổi, bổ sung kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Mọi trường hợp thực hiện vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ gây lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Mục 2: XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 9. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là cơ sở để tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được xây dựng hàng năm và dài hạn từ 3 đến 5 năm, gắn với các nhiệm vụ trọng tâm thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

2. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đồng bộ giữa các hoạt động và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, phù hợp với quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Bao quát hết các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với phạm vi, lĩnh vực quản lý và quy định của Nghị định này;

c) Có biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đặt ra.

3. Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương là cơ sở để tổng hợp xây dựng Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ.

Điều 10. Nội dung Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm các nội dung sau:

1. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể về tiết kiệm chống lãng phí;

2. Nội dung nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.

3. Biện pháp bảo đảm thực hiện.

4. Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.

5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm xây dựng, phê duyệt Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tổng hợp thành Chương trình chung của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của địa phương, gửi Bộ Tài chính trước ngày 10 tháng 11 năm trước kỳ kế hoạch để tổng hợp trong chương trình tổng thể trình Chính phủ.

3. Bộ Tài chính tổng hợp Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương để xây dựng trình Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cả nước tại phiên họp tháng 12 hàng năm của Chính phủ.

Điều 12. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan mình và Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các cơ quan, tổ chức phải bám sát trọng tâm, trọng điểm; kịp thời phát hiện để bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung vào Chương trình các nội dung, biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

3. Triển khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc kiểm tra, thanh tra các nội dung thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, bảo đảm quyền giám sát của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Báo cáo thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Định kỳ hàng năm và năm cuối cùng thực hiện chương trình dài hạn, các cơ quan, tổ chức phải sơ kết, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp.

2. Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.

4. Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và của các địa phương, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm.

Mục 3: THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 14. Giao khoán kinh phí đến người quản lý, sử dụng trực tiếp

1. Thực hiện giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp phương tiện thông tin, liên lạc; văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí. Khuyến khích việc giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp đối với những khoản kinh phí hoạt động thường xuyên khác.

2. Cơ quan, tổ chức căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc và thực tế sử dụng các khoản kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này để giao khoán đến người quản lý, sử dụng trực tiếp.

3. Việc giao khoán kinh phí phải có phương án cụ thể, thống nhất trong cơ quan, tổ chức và phải được công khai theo quy định.

Điều 15. Quản lý sử dụng khoản hoa hồng từ mua sắm tài sản, hàng hoá hoặc khi thanh toán dịch vụ

1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước mua sắm tài sản, hàng hoá, thanh toán dịch vụ nếu được người bán, người cung cấp dịch vụ trả hoa hồng đều phải kê khai và nộp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan, tổ chức.

2. Khoản hoa hồng quy định tại khoản 1 Điều này được quản lý, sử dụng cho hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và phải hạch toán, công khai theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm: Nộp thiếu, chậm nộp hoặc giữ lại các khoản hoa hồng; sử dụng sai mục đích và vi phạm quy định về công khai việc sử dụng các khoản hoa hồng nhận được.

Điều 16. Quản lý thời gian lao động

1. Căn cứ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, các tổ chức quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động và người lao động trong khu vực nhà nước chủ động xây dựng, bố trí sử dụng thời gian làm việc của cơ quan, tổ chức mình bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, tổ chức phải chấp hành thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật và của cơ quan, tổ chức. Nghiêm cấm sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng.

3. Cơ quan, tổ chức phải niêm yết công khai thời giờ làm việc, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các quy chế, nội quy, các quy định về thời giờ làm việc, về sử dụng thời gian lao động, về kỷ luật lao động, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.

4. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân phải công khai quy trình, thủ tục, thực hiện cải cách hành chính, bố trí cán bộ, công chức có năng lực, trình độ chuyên môn để tiết kiệm thời gian cho đơn vị, tổ chức, công dân.

Điều 17. Chính sách khuyến khích tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng

1. Các dự án đầu tư tái chế, tái sử dụng tài nguyên và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được hưởng các ưu đãi về thuế, ưu đãi về đất đai và ưu đãi về tín dụng khi vay vốn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật.

2. Nhà đầu tư góp vốn dưới các hình thức bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; được hỗ trợ tài chính theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức, cá nhân có sáng kiến tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng mà công nghệ được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng theo quy định của Luật Khoa học công nghệ.

4. Cá nhân có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và giải pháp hữu ích về tái chế, tái sử dụng tài nguyên và các nguồn năng lượng góp phần tiết kiệm, chống lãng phí được khen thưởng sáng kiến cải tiến theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân

1. Nhà nước khuyến khích toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng để dành vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng của đất nước và các hình thức đầu tư sinh lợi khác mà pháp luật không cấm.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và các địa phương có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức của nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp thực hiện cuộc vận động toàn dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức quần chúng đưa việc thực hiện nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nội dung xem xét, đánh giá kết quả thi đua của các đơn vị trong hệ thống và của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, thành viên của tổ chức.

Mục 4: KIỂM TRA, THANH TRA THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 19. Mục đích kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra là công cụ, biện pháp phòng ngừa và bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cơ quan, tổ chức.

2. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan; đề xuất ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, các định mức, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

3. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Điều 20. Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra

1. Kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Việc kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra, thanh tra đột xuất, gắn với hoạt động kiểm tra, thanh tra trong từng lĩnh vực bảo đảm khách quan, trung thực.

4. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Nội dung kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 22. Phương thức tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bao gồm việc tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức và kiểm tra của cơ quan, tổ chức cấp trên với cơ quan, tổ chức cấp dưới. Hoạt động kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một nội dung của công tác kiểm tra theo thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của các cơ quan, tổ chức.

2. Thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra. Các tổ chức thanh tra chuyên ngành phải đưa việc thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung các cuộc thanh tra.

Điều 23. Công khai kết quả kiểm tra, thanh tra

1. Kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được công khai theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung công khai kết quả kiểm tra, thanh tra bao gồm:

a) Tính chất, mức độ vi phạm; nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí;

b) Mức độ thiệt hại đối với Nhà nước, tổ chức, cá nhân (nếu có);

c) Biện pháp xử lý và kết quả xử lý.

3. Cơ quan kiểm tra, thanh tra căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều  6 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả kiểm tra, thanh tra.

Mục 5: GIÁM SÁT VIỆC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Điều 24. Nội dung giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

1. Việc thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Chính phủ, của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, địa phương và của cơ quan, tổ chức.

3. Việc xử lý vi phạm và công khai kết quả kiểm tra, thanh tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 25. Trách nhiệm bảo đảm quyền giám sát

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc bảo đảm quyền giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với các nội dung sau:

1. Thực hiện đúng quy định về công khai trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát.

3. Trả lời cho tổ chức, cá nhân giám sát và báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị giám sát của tổ chức, cá nhân.

Điều 26. Xử lý kết quả giám sát

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kết quả giám sát và phải thông báo bằng văn bản kết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân giám sát.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được tin báo hoặc kiến nghị của tổ chức, cá nhân giám sát, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát phải thông báo cho người giám sát và báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc xử lý kết quả giám sát và biện pháp khắc phục. Quá thời hạn trên mà không nhận được trả lời thì tổ chức, cá nhân giám sát có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý.

Điều 27. Công khai kết quả xử lý vi phạm

1. Trong phạm vi thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan, tổ chức đã xử lý các vi phạm phát hiện trong quá trình giám sát của các tổ chức, cá nhân phải thực hiện công khai kết quả xử lý vi phạm.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về Thực hành tiết kiệm chống lãng phí căn cứ vào các hình thức công khai quy định tại khoản 2 Điều  6 Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí để quyết định hình thức công khai kết quả xử lý vi phạm.

Mục 6: KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28. Khen thưởng.

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trực tiếp phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây lãng phí ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên được khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị; được tặng thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi được giao khoán, được giao tự chủ để chi cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của các cơ chế đó.

3. Cơ quan, tổ chức không thuộc đối tượng thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính hoặc cơ chế tự chủ tài chính được sử dụng số tiền tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động hàng năm để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức và được dành tối đa 30% số tiền tiết kiệm được để thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Điều 29. Xử lý vi phạm

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây lãng phí phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

2. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương không triển khai thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật và xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 31. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 68/2006/ND-CP

Hanoi, July 18, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the XIth National Assembly's Law No. 48/2005/QH11 of November 29, 2005, on Thrift Practice and Waste Combat;
At the proposal of the Finance Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

1. Agencies, organizations and individuals that manage and/or use the state budget, state money and property and natural resources.

2. Agencies, organizations that manage and/or use labor, working time and laborers in the state sector.

3. Organizations and individuals defined in Article 2 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat.

Article 3.- Responsibility for coordination in thrift practice and waste combat

1. Thrift practice and waste combat shall be carried out on the basis of close coordination among authorities, branches, agencies, organizations and cadres, officials and public servants.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and heads of other agencies and organizations at the central level, presidents of provincial/municipal People's Committees have the responsibility to organize coordination within the domains and geographical areas under their respective management and coordination among authorities and branches to ensure thrift practice and waste combat.

3. The heads of agencies or organizations have the responsibility to organize and implement coordination among sections within their respective agencies or organizations to ensure thrift practice and waste combat.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 1. FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF NORMS, CRITERIA AND REGIMES IN MANAGEMENT AND USE OF STATE BUDGET, STATE MONEY AND PROPERTY, LABOR, WORKING TIME IN THE STATE SECTOR, AND OF NATURAL RESOURCES

Article 4.- Norms, criteria, regimes

Norms, criteria and regimes promulgated by competent agencies or organizations under the provisions of law shall serve as bases for implementing and evaluating thrift practice and waste combat; as bases for examining, inspecting and supervising thrift practice and waste combat.

Article 5.- System of norms, criteria and regimes

The system of norms, criteria and regimes includes:

1. Norms, criteria and regimes to be uniformly applied nationwide.

2. Norms, criteria and regimes to be applied within branches, domains or localities.

3. Norms, criteria and regimes to be applied internally within agencies, organizations, economic groups, state corporations (state enterprises).

Article 6.- Responsibility to formulate and promulgate norms, criteria and regimes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Presidents of provincial/municipal People's Committees shall base themselves on the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies at the central level to formulate and promulgate according to their competence or submit to the People's Councils of the same level for promulgation norms, criteria and regimes to be applied in their respective localities.

3. Heads of agencies or organizations that use state budget, state money and property, labor, working time in the state sector and natural resources shall, within the ambit of their assigned responsibilities, base on the norms, criteria and regimes specified in Clauses 1 and 2, Article 5 of this Decree to formulate norms, criteria and regimes for application within their respective agencies or organizations.

Article 7.- Formulation, amendment, supplemen-tation of norms, criteria and regimes

1. The formulation, amendment and supplementation of norms, criteria and regimes in the management and use of state budget, state money and property, labor, working time in the state sector and of natural resources must strictly comply with the provisions of Article 5 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat.

2. Norms, criteria and/or regimes shall be amended or supplemented in the following cases:

a/ When the socio-economic conditions change, thus directly affecting the implementation of norms, criteria and regimes;

b/ Where there appears the need for renewal due to scientific and technological progress;

c/ The market prices rise or fall over 20% as compared with the time of promulgation of such norms, criteria and regimes;

d/ Other circumstances as provided for by law (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Review and assessment of the practical implementation of norms, criteria and regimes;

b/ Analysis, forecast and assessment of the impacts exerted by relevant budgetary, economic, technical and social elements.

c/ Comments of relevant organizations and subjects implementing norms, criteria and regimes.

Article 8.- Responsibility to implement norms, criteria and regimes

1. Agencies, organizations and individuals have the responsibility to strictly implement the norms, criteria and regimes promulgated by competent state bodies.

2. In the course of implementation, if there appears a need to amend and/or supplement norms, criteria and regimes as provided for in Clause 2, Article 7 of this Decree, the agencies or organizations that implement such norms, criteria and/or regimes shall have to amend, supplement them in time according to their respective competence or report thereon to competent bodies for study and consideration of appropriate amendments and/or supplements.

3. All cases of implementation in excess of norms, criteria and/or regimes, thus causing waste, shall, depending on their nature and seriousness, be handled according to the provisions of law on damage compensation, be disciplined or administratively sanctioned in the domain of thrift practice and waste combat.

Section 2. FORMULATION, APPROVAL, IMPLEMENTATION AND REPORT ON IMPLEMENTATION RESULTS OF PROGRAMS ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 9.- Programs on thrift practice and waste combat

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The programs on thrift practice and waste combat shall ensure the following requirements:

a/ Being coordinative among activities and among authorities, branches, agencies and organizations under the provisions of the Law on Thrift Practice and Waste Combat;

b/ Covering all domains as provided for by the Law on Thrift Practice and Waste Combat with focal and key points, in compatibility with the scope and domain of management and the provisions of this Decree;

c/ Having specific measures to ensure the attainment of the set objectives.

3. The thrift practice and waste combat programs of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level, and of localities shall serve as bases for synthesis and formulation of the Government's overall program on thrift practice and waste combat.

Article 10.- Contents of programs on thrift practice and waste combat

A thrift practice and waste combat program shall cover the following contents:

1. Specific objectives and requirements on thrift practice and waste combat.

2. Central and key tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The plan on organization of implementation.

5. Criteria for assessment of the implementation results.

Article 11.- Responsibility to formulate, approve programs on thrift practice and waste combat

1. Heads of agencies or organizations that use state budget, state money and property, labor, working time in the state sector and natural resources have the responsibility to formulate thrift practice and waste combat programs of their respective agencies or organizations.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies or other agencies or organizations at the central level, and presidents of provincial/municipal People's Committees have the responsibility to guide units under their respective management in formulating thrift practice and waste combat programs to be synthesized into the common programs of their respective ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies or organizations at the central level, and of their localities, and send them to the Finance Ministry before November 10 of the year preceeding the plan period for synthesis into the Government's overall program.

3. The Finance Ministry shall synthesize the thrift practice and waste combat programs of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level and of localities to formulate for submission to the Government for approval the whole country's overall program on thrift practice and waste combat at its annual December meeting.

Article 12.- Responsibility to organize, implement programs on thrift practice and waste combat

1. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies or organizations at the central level, provincial/municipal People's Committees have the responsibility to organize the implementation of their respective programs on thrift practice and waste combat and the overall program on thrift practice and waste combat.

2. In the course of implementing the programs on thrift practice and waste combat, agencies and organizations must stick to the central and key points; detect in time for addition or propose competent authorities to make additions to the programs thrift practice and waste combat contents and measures in order to ensure the efficient achievement of the set objectives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Report on implementation of thrift practice and waste combat programs

1. Annually and in the last year of implementing long-term programs, agencies and organizations must make preliminary and final reviews of the situation and results of implementation of thrift practice and waste combat programs for submission to their respective superior agencies or organizations.

2. People's Committees at all levels shall review the situation and results of implementation of thrift practice and waste combat programs and report them before People's Councils of the same level at various sessions.

3. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level, provincial/municipal People's Committees shall review the situation and results of implementation of their thrift practice and waste combat programs and send them to the Finance Ministry before September 15 annually.

4. The Finance Ministry shall review the results of implementation of the thrift practice and waste combat programs of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level and of localities, then submit them to the Government for reporting thereon before the National Assembly at its year-end session.

Section 3. IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS ON THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 14.- Assigning funding packages to direct managers and users

1. To assign to direct managers, users means of communications, stationeries, books, newspapers and magazines. To encourage the package assignment of other regular operation funding items to direct managers and users.

2. Agencies and organizations shall base on their respective functions and tasks, the nature of their jobs and the actual use of funding items specified in Clause 1 of this Article to make package assignment thereof to direct managers and users.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Management of the use of commissions from procurement of assets, goods or service payment

1. Cadres and civil servants in agencies or organizations that use funding of the state budget or state budget origin for procurement of assets, goods and/or payment of provided services, if being paid commissions by sellers or service providers, shall have to declare and fully and promptly submit them to their agencies or organizations.

2. Commissions specified in Clause 1 of this Article shall be managed and used for the performance of tasks of agencies or organizations and be accounted and publicized according to the provisions of law.

3. It is strictly prohibited to submit inadequately or to late or to retain commissions; use them for improper purposes and violate regulations on publicization of the use of received commissions.

Article 16.- Management of working time

1. Based on the legal provisions on working time, organizations managing and using labor, the working time and laborers in the state sector shall take initiative in drawing up and arranging the use of working time of their respective agencies or organizations to ensure the efficiency and saving thereof.

2. Cadres, officials, public servants and laborers in agencies or organizations must strictly observe the working time prescribed by law, agencies or organizations. It is strictly forbidden to use the working time for private business.

3. Agencies and organizations shall publicly post up the working time, intensify the inspection and supervision of the observance of the regulations, internal rules and stipulations on working time, on the use of working time, on labor disciplines, and strictly handle violations of labor discipline according to the provisions of law.

4. Responsible state agencies, when handling affairs related to organizations and/or citizens, shall have to publicize the process and procedures therefor, conduct administrative reform, arrange officials and public servants having capabilities and professional qualifications to save time for units, organizations and citizens.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Investment projects on recycling and re-using natural resources and using sources of renewable energies shall be entitled to tax preferences, land preferences and credit preferences when borrowing capital from the National Fund for Scientific and Technological Development according to the provisions of law.

2. Investors contributing capital in forms of invention patents, technical knowhow, technological processes and/or technical services shall be exempt from enterprise income tax under the provisions of the Law on Enterprise Income Tax; and be provided with financial assistance under the provisions of law.

3. Organizations and individuals having innovations to recycle and reuse natural resources and energy sources with technologies formed from state budget sources, thus contributing to thrift practice and waste combat shall be commended and/or rewarded according to the provisions of the Law on Science and Technology.

4. Individuals having innovations, technical and technological improvements and utility solutions on recycling and reusing natural resources and energey sources, contributing to thrift practice and waste combat shall be commended and/or rewarded for innovations according to the provisions of law.

Article 18.- Thrift practice and waste combat in people's production and consumption

1. The State encourages the entire population to practice thrift and combat waste in production and consumption to reserve capital for investment in the development of production and business, purchase national construction bonds, bonds for construction of important socio-economic projects of the country and other profit-generating investment forms not banned by law.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level and localities shall have to organize propaganda and dissemination to raise people's sense of thrift practice and waste combat. People's Committees of all levels shall have to coordinate with Fatherland Front Committees of the same level in launching the campaign for thrift practice and waste combat by the entire population.

3. Agencies, associations and mass organizations shall take thrift practice and waste combat into consideration when evaluating the emulation results of units within their respective systems and of each cadre, civil servant, member of organizations.

Section 4. EXAMINATION AND INSPECTION OF THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Examination and inspection constitute an instrument and measure to ensure thrift practice and waste combat within agencies and organizations.

2. Examination of thrift practice and waste combat aims to ensure the observance of law, to detect in time, rectify and prevent acts of violating the law on thrift practice and waste combat as well as acts of violating relevant laws; to propose the promulgation, amendment and/or supplementation of regulations on management, relevant norms, criteria and regimes in thrift practice and waste combat.

3. Inspection of thrift practice and waste combat aims to prevent, detect in time and handle acts of law violation in thrift practice and waste combat; detect loopholes in management mechanism, policies and law on thrift practice and waste combat in order to propose to competent state bodies remedies; to contribute to raising the efficiency and effectiveness of the state management; protect the interests of the State, the legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.

Article 20.- Examination and inspection principles

1. Examination and inspection of thrift practice and waste combat shall be carried out on the basis of legal provisions on norms, criteria and regimes promulgated by competent agencies.

2. Examination and inspection of thrift practice and waste combat shall not obstruct routine activities of agencies and organizations.

3. Examination and inspection of thrift practice and waste combat shall be carried out under programs or plans or unexpectedly in association with examination and inspection activities in each domain, ensuring objectivity and honesty.

4. Activities of thrift practice and waste combat examination and inspection shall strictly comply with the provisions of this Decree and relevant provisions of law.

Article 21.- Contents of thrift practice and waste combat examination and inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Examination and inspection of the implementation of thrift practice and waste combat programs approved by competent authorities.

Article 22.- Modes of organizing examination and inspection of thrift practice and waste combat

1. Examination of thrift practice and waste combat covers the self-examination by agencies and organizations and the examination by superior agencies or organizations against their subordinate agencies or organizations. Activities of examining thrift practice and waste combat constitute a content of examination work according to the competence and managerial responsibility of agencies and organizations.

2. Inspection of thrift practice and waste combat shall be associated with the performance of the inspection function and tasks of agencies and organizations and comply with the inspection order and procedures as provided for by the law on inspection. Specialized inspection organizations must include inspection of thrift practice and waste combat into the contents of inspection.

Article 23.- Publicization of examination and inspection results

1. The results of thrift practice examination and inspection must be publicized according to the provisions of law.

2. Contents of publicization of examination and inspection results shall include:

a/ The nature and seriousness of violations; the causes of violations and responsibilities of agencies, organizations or individuals that commit acts of violation, causing waste;

b/ The extent of damage caused to the State, organizations or individuals (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Examination and inspection agencies shall base on the forms of publicity defined in Clause 2, Article 6 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat to decide on forms of publicizing examination and inspection results.

Section 5. SUPERVISION OF THRIFT PRACTICE AND WASTE COMBAT

Article 24.- Contents of thrift practice and waste combat supervision

1. Observance of the provisions of the Law on Thrift Practice and Waste Combat on thrift practice and waste combat in various domains.

2. Implementation of thrift practice and waste combat programs of the Government, ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies and organizations at the central level, localities and of agencies and organizations.

3. Handling of violations and the publicization of results of thrift practice and waste combat examination and inspection.

Article 25.- Responsibility to guarantee the right to supervision

Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and People's Committees of all levels have the responsibility to implement and guide their attached agencies or units to ensure the supervision rights of agencies, organizations and individuals in thrift practice and waste combat with the following contents:

1. Strict observance of regulations on publicity in various domains as provided for by the Law on Thrift Practice and Waste Combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Reply to supervising organizations and individuals and report on the response to supervision proposals of organizations and individuals.

Article 26.- Handling of supervision results

1. Heads of agencies or organizations shall have to handle according to their competence or report to competent authorities for handling the supervision results and must notify in writing the handling results to supervising organizations or individuals.

2. Within 30 days as from the date of receiving the information or proposals of supervising organizations or individuals, heads of the supervised agencies or organizations shall notify the supervisors of, and report to competent agencies on, the handling of supervision results and remedies. If past the above time limit no reply is received, the supervising organizations or individuals may request heads of the superior agencies or organizations to consider and handle them.

Article 27.- Publicization of results of handling of violations

1. Within the scope of their respective competence to handle violations of the law on thrift practice and waste combat, the agencies or organizations that have handled the violations detected in the course of supervision of organizations or individuals must publicize the results of the handling of violations.

2. Agencies and organizations competent to handle violations of the law on thrift practice and waste combat shall base on forms of publicity defined in Clause 2, Article 6 of the Law on Thrift Practice and Waste Combat to decide on forms of publicizing the results of handling of violations.

Section 6. COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 28.- Commendation and reward

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Agencies and organizations that apply the mechanism of autonomy and accountability regarding payroll and administrative management funding or the financial autonomy mechanism shall be entitled to use the funding amounts saved from expenditures under package or autonomy assignment to them for spending on their respective activities and raising the incomes of cadres, civil servants and laborers according to such mechanisms.

3. Agencies and organizations other than those implementing the mechanisms on payroll and administrative management funding autonomy and accountability or financial autonomy mechanism may use money sums saved from their annual operation funding to serve their respective activities and spare 30% of the saved amount at most for rewarding collectives and individuals that make achievements in thrift practice and waste combat.

Article 29.- Handling of violations

1. Agencies, organizations and individuals that violate the provisions of the law on thrift practice and waste combat shall be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability, depending on the nature and seriousness of their violations; in case of causing wastefulness, compensation must be paid according to the provisions of law on damage compensation, discipline and administrative sanction in thrift practice and waste combat.

2. Heads of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, other agencies or organizations at the central level and localities, who do not implement or implement with less efficiency the thrift practice and waste combat programs, shall, depending on the seriousness of violations, be disciplined according to the provisions of law on damage compensation, discipline and administrative sanction in thrift practice and waste combat.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 30.- Implementation effect

This Decree shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Finance Minister shall have to guide and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, heads of other agencies or organizations at the central level and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 68/2006/ND-CP of July 18, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of The Law on thrift practice and waste combat

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.758

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.189.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!