Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 66/2006/NĐ-CP phát triển ngành nghề nông thôn

Số hiệu: 66/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 07/07/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 66/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2006 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định một số nội dung và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

c) Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

2. Các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn.

Điều 3. Các hoạt động ngành nghề nông thôn

Các hoạt động ngành nghề nông thôn tại địa bàn nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:

1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.

2. Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ.

3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

4. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

5. Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh.

6. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

7. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề; tư vấn sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Điều 4. Công nhận nghề, làng nghề, quản lý chất lượng sản phẩm ngành nghề

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định nội dung và tiêu chuẩn công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng ký và giám sát chất lượng sản phẩm ngành nghề nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm.

Điều 5. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn

1. Nhà nước xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn của cả nước. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Việc phê duyệt quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành về quy hoạch.

2. Nội dung quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn phải phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng và phù hợp quy định của pháp luật về quy hoạch nhằm khai thác, phát huy ngành nghề lợi thế của từng vùng và địa phương.

Chương 2

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH

Điều 6. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề

1. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm:

a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống;

b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch;

c) Phát triển làng nghề mới.

2. Nhà nước có Chương trình và dành kinh phí từ ngân sách hỗ trợ chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 7. Mặt bằng sản xuất

1. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch tổng thể, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đã được phê duyệt, lập quy hoạch xây dựng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, gắn sản xuất với tiêu thụ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này.

3. Các cơ sở ngành nghề nông thôn có dự án đầu tư, có hiệu quả được:

a) Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung;

c) Các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời.

Điều 8. Về đầu tư, tín dụng

1. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý môi trường cho các làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Đối với các tỉnh khó khăn về nguồn thu ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ một phần trong dự toán hàng năm.

2. Đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được:

a) Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư;

b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định hiện hành;

hành c) Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm theo quy định hiện;

d) Thực hiện theo quy định của nhà nước về tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu;

đ) Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa bảo lãnh vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Điều 9. Xúc tiến thương mại

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương để hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hoá, có chính sách bảo hộ sở hữu thương hiệu.

Điều 10. Khoa học công nghệ

1. Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.

2. Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn thì được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ.

3. Ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn về các nội dung: thông tin, tuyên truyền; xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; tư vấn và dịch vụ.

Điều 11. Đào tạo nhân lực

1. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định để đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề cần phát triển theo quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề.

3. Các nghệ nhân ngành nghề nông thôn tổ chức truyền nghề được thu tiền học phí của học viên trên nguyên tắc thỏa thuận; được thù lao theo quy định của cơ sở đào tạo khi tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo; được hưởng các ưu đãi về thuế trong hoạt động truyền nghề theo quy định hiện hành.

4. Lao động nông thôn khi tham gia học nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; được vay vốn từ chương trình quốc gia giải quyết việc làm.

Chương 3

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, cụm cơ sở làng nghề nông thôn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 13. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hoá - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Công nghiệp, Thủy sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.

Điều 14. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b)
.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
 
 
 
 
Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 66/2006/ND-CP

Hanoi, July 07, 2006

 

DECREE

ON DEVELOPMENT OF RURAL TRADES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

1. Domestic and foreign organizations and individuals that directly invest in the development of production and services of rural trades in rural areas (hereinafter referred to as rural trade establishments), including:

a/ Small- and medium-sized enterprises established and operating under the Enterprise Law;

b/ Cooperatives established and operating under the Cooperative Law;

c/ Family businesses registered under business registration regulations.

2. Trade villages and clusters of rural trade establishments.

Article 3.- Rural trades

Rural trades in rural areas prescribed in this Decree include:

1. Processing and preserving agricultural, forest and aquatic products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Treating and processing materials serving rural trade production.

4. Producing art handicrafts.

5. Growing and trading in ornamental plants.

6. Communal and inter-communal construction and transport services, and other services serving rural production and daily life.

7. Training in and handing down rural trades; and providing consultancy on production and business related to rural trades.

Article 4.- Accreditation of trades, trade villages and quality management of rural trade products

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall define contents and standards for accreditation of traditional trades, trade villages and traditional trade villages.

Provincial-level People's Committees shall decide on accreditation of traditional trades, trade villages and traditional trade villages in their localities.

2. Provincial-level People's Committees shall organize the registration and quality control of rural trade products in their localities according to the provisions of law on product quality management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State shall devise national and regional master plans and orientations for long-term development of rural trades which ensure sustainable development and industrialization and modernization of agriculture and rural areas.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall formulate a national master plan on rural trades development. Provincial-level People's Committees shall formulate provincial master plans on rural trades development. Such master plans shall be approved according to current regulations on planning.

2. Master plans on rural trades development must conform with national and regional master plans on socio-economic development and comply with legal provisions on planning with a view to exploiting and bringing into play potential trades of each region and locality.

Chapter II

INCENTIVE POLICIES

Article 6.- Program on conservation and development of trade villages

1. The program on conservation and development of trade villages shall cover:

a/ Conservation and development of traditional trade villages;

b/ Combination of trade village development with tourism;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The State shall work out and allocate its budget to assist the program on conservation and development of trade villages prescribed in Clause 1 of this Article.

3. Based on practical local conditions, provincial-level People's Committees shall adopt mechanisms to assist projects on conservation and development of trade villages in their localities apart from the financial assistance prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 7.- Production sites

1. Based on approved land use plans, and master plans and orientations for rural trades development, provincial-level People's Committees shall work out master plans on construction of trade villages and clusters of rural trade establishments to meet the demand for production development, environmental protection, and association of production with consumption, and submit them to competent authorities for approval.

2. To encourage organizations, individuals and rural trade establishments to invest in building infrastructure for trade villages and clusters of rural trade establishments. The State shall assist investment in trade village infrastructure and rural trade establishments' outside-fence infrastructure as provided for in Clause 1, Article 8 of this Decree.

3. Rural trade establishments having efficient investment projects shall:

a/ Be provided with favorable conditions in receiving land assigned with land use levy payment or renting land in clusters of rural trade establishments and be granted a land use rights certificate according to the provisions of the Land Law;

b/ Investment projects satisfying strict requirements on treatment of environmental pollution and requirements on research into and production of new products shall be prioritized in receiving land assigned with land use levy payment or renting land in industrial parks or clusters;

c/ Rural trade establishments relocating from residential areas to planned areas shall get incentives in land use levy, land rent and land use tax and receive financial assistance for relocation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Local budget shall be allocated to cover part of investment costs for infrastructure construction and environmental treatment in trade villages and clusters of rural trade establishments. Provinces having budget revenue difficulties shall receive supports from the central budget which shall be incorporated in annual budget estimates.

2. Production and business projects operating with good results shall:

a/ Be entitled to investment incentives under the Investment Law;

b/ Be entitled to post-investment interest supports under current regulations;

c/ Get loans from the Employment Assistance Fund under current regulations;

d/ Enjoy development investment credit and export credit under relevant state policies;

e/ Be guaranteed by the Credit Guarantee Fund for Small- and Medium-sized Enterprises to get loans from credit institutions.

Article 9.- Trade promotion

1. The State shall encourage, facilitate and support rural trade establishments to conduct trade promotion activities under current regulations on the national trade promotion program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Science and technology

1. Rural trade establishments shall be entitled to incentives under incentive policies and financial mechanisms for enterprises investing in scientific and technological activities when they apply scientific and technological results, renew technologies, make new products and provide scientific and technological services or receive scientific and technical advances from domestic and foreign organizations and individuals.

2. Rural trade establishments conducting independent research projects, or collaborating with scientific research agencies in creating new technologies or perfecting commercially viable research products in the rural trade domain shall receive financial support from the state budget for non-business scientific and technological activities.

3. State budget for agricultural, fisheries and industrial extension work shall be used to assist rural trade establishments in communication and propaganda activities; model construction and scientific and technological transfer; refresher training and training; and consultancy and services.

Article 11.- Human resource training

1. Investment projects on setting up rural vocational training establishments shall enjoy state policies on development investment credit to train human resources for trades to be developed under the master plan on rural trades development.

2. Local budget shall be allocated to finance part of training costs for rural trade establishments opening training in trades.

3. Rural trade artisans organizing training in trades may collect training fees from trainees on the principle of mutual agreement; shall be entitled to remuneration when they provide training at training establishments according to the establishments' regulations; and be entitled to tax incentives for such training activities under current regulations.

4. Rural laborers attending vocational training shall get assistance in training costs according to polices on short-term vocational training assistance for rural labor; and get loans from the national employment program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. Rural trade establishments, trade villages, and clusters of trade village establishments shall be entitled to incentive policies under the provisions of this Decree and current regulations.

Article 13.- Responsibilities for implementation guidance

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall assume prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches, and provincial/municipal People's Committees in, guiding the implementation of this Decree.

2. The Ministers of Planning and Investment; Finance; Culture and Information; Natural Resources and Environment; Labor, War Invalids and Social Affairs; Science and Technology; Industry; and Fisheries, and the State Bank of Vietnam shall have to guide the implementation of this Decree according to their functions and competence.

Article 14.- Ministers, heads of ministerial-level and government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 66/2006/ND-CP of July 07, 2006 on development of rural trades

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.472

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.52.243
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!