Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 104/2006/NĐ-CP quyền đối với giống cây trồng hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ

Số hiệu: 104/2006/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 104/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  22  tháng  9  năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU  CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1 :

NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; 

3. Tổ chức, cá nhân là công dân các nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài không phải là công dân nước có ký kết thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam nhưng có địa chỉ thường trú hoặc có trụ sở đăng ký hợp pháp trên lãnh thổ của một nước có ký thoả thuận với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Giống cây trồng" trong Nghị định này gồm cây giống hoàn chỉnh, vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch của các giống cây trồng thuộc loài cây nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sinh, các loài nấm mới được chọn tạo hoặc được phát hiện và phát triển từ một loài cây trồng thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ;

2. "Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng" là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

3. “Vật liệu nhân giống” là các bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây hoàn chỉnh như: hạt giống, bào tử, thân, rễ, cây con, cành ghép, mắt ghép, cây ghép, sợi nấm, củ, quả, chồi, hoa, mô, tế bào hoặc các bộ phận khác của cây;

4. “Vật liệu thu hoạch” là cây hoàn chỉnh hoặc bất cứ bộ phận nào của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống của giống cây trồng;

5. “Thẩm định hình thức” là việc thẩm định tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

6. “Thẩm định nội dung” là việc thẩm định tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và tên gọi của giống cây trồng;

7. "Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng” là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả chi tiết được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác;

8. “Cơ quan bảo hộ giống cây trồng” trong Nghị định này là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

9. "Đại diện hợp pháp" của tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam là tổ chức, cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc có địa chỉ thường trú tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức, cá nhân sở hữu giống cây trồng đăng ký bảo hộ uỷ quyền bằng văn bản để thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

10. "Tác giả giống cây trồng" là người trực tiếp thực hiện toàn bộ hoặc một phần công việc chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới;

11. "Nước có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam" được hiểu là một quốc gia bất kỳ có ký thoả thuận song phương với Việt Nam hoặc các quốc gia thuộc tổ chức liên chính phủ trong trường hợp Việt Nam ký thoả thuận với tổ chức liên chính phủ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:

a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

b) Cấp, thu hồi, đình chỉ, huỷ bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng;

c) Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ; quy trình, quy phạm khảo nghiệm kỹ thuật giống cây trồng;

d) Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hộ giống cây trồng;

đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;

g) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi hành các biện pháp quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.

Chương 2:

TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 6. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do nhà nước quản lý thì tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo giống cây trồng đó thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 7. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng quy định tại Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ được lập thành 03 bộ, nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.

2. Đơn của tổ chức, cá nhân thuộc các nước có ký kết với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại khoản 2 Điều 157 của Luật Së h÷u trÝ tuÖ nhưng không có địa chỉ thường trú hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ phải có giấy tờ cần thiết đủ căn cứ xác nhận quốc tịch.

3. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân nước có thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam cần có tài liệu chứng minh có địa chỉ thường trú hoặc trụ sở đăng ký hợp pháp tại một nước có ký kết với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 8. Yêu cầu đối với người nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên

Đối với đơn có đủ điều kiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 167 của Luật Sở hữu trí tuệ, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục sau:

1. Đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong tờ khai đăng ký bảo hộ theo quy định;

2. Nộp lệ phí xét hưởng quyền ưu tiên theo quy định;

3. Trong vòng ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:

a) Bản sao có công chứng toàn bộ các tài liệu về đơn đầu tiên hoặc có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;

b) Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống như: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Điều 9. Nhận đơn đăng ký bảo hộ

1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận đơn theo một trong các hình thức sau:

a) Nhận trực tiếp từ người nộp đơn hoặc đại diện hợp pháp của người nộp đơn;

b) Nhận đơn qua bưu điện. Trường hợp người nộp đơn nộp đơn qua bưu điện, ngày nộp đơn được xác định là ngày đơn đến cơ quan bảo hộ giống cây trồng.

2. Khi nhận đơn, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải đóng dấu xác nhận ngày đơn đến; ghi số đơn, vào sổ đăng ký tiếp nhận đơn; gửi 01 bộ cho người nộp đơn.

Điều 10. Thẩm định hình thức đơn

1. Thời hạn thẩm định:

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc thẩm định hình thức của đơn.

2. Nội dung thẩm định hình thức của đơn gồm:

Kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn và tính hợp lệ của đơn theo các quy định tại Điều 174 của Luật và các Điều 6, 7 Nghị định này.

Điều 11. Đơn không hợp lệ về hình thức và xử lý đơn không hợp lệ

1. Đơn không hợp lệ về hình thức:

a) Thiếu một trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 174 của Luật Së h÷u trÝ tuÖ và Điều 8 Nghị định này (đối với đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên);  

b) Các tài liệu trong đơn không theo mẫu quy định hoặc thiếu các thông tin trong mẫu đăng ký;     

c) Đơn không sử dụng tiếng Việt;

d) Các tài liệu trong đơn bị tẩy xoá, rách nát hoặc mờ không đọc được;   

đ) Bản sao các tài liệu không có dấu công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;

e) Giống cây trồng trong đơn không thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ ban hành tại thời điểm đăng ký bảo hộ;

g) Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp theo quy định tại           Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 6 Nghị định này.     

2. Xử lý đơn không hợp lệ

a) Những đơn thuộc điểm e và g khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng từ chối đơn đăng ký bảo hộ và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn;

b) Những đơn thuộc điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn những nội dung cần sửa chữa, bổ sung. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn phải khắc phục thiếu sót trong đơn theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không khắc phục hoặc khắc phục không đạt yêu cầu thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn;

c) Thời hạn ba mươi ngày quy định tại điểm b khoản này được xác định theo dấu bưu điện nơi nhận thông báo. Trường hợp dấu bưu điện mờ không đọc được, thời hạn này được xác định là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hộ giống cây trồng gửi thông báo.

Điều 12. Thẩm định nội dung đơn

Việc thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ quy định tại Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện theo trình tự sau:

1. Thẩm định tên của giống cây trồng theo Điều 13 Nghị định này;

2. Thẩm định tính mới của giống cây trồng theo Điều 14 Nghị định này;     

3. Khảo nghiệm kỹ thuật để đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng theo quy định tại Điều 15, 16  Nghị định này;

4. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng

1. Căn cứ quy định tại Điều 163 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định sự phù hợp của tên giống cây trồng được đề xuất với tên của giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc bất kỳ quốc gia nào có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam. Trường hợp tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ không phù hợp theo quy định, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo cho người nộp đơn thay đổi tên giống cây trồng theo quy định.

2. Trong thời hạn ba mười ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng, người nộp đơn phải đề xuất tên gọi mới của giống cây trồng phù hợp theo quy định. Quá thời hạn trên, người nộp đơn không đề xuất tên gọi mới phù hợp, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền từ chối đơn.

3. Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đổi tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.

4. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thông báo mọi thông tin liên quan đến tên giống cây trồng tới cơ quan có thẩm quyền của quốc gia có ký thoả thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng với Việt Nam.

5. Tên chính thức của giống cây trồng là tên được thừa nhận tại thời điểm ban hành quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 14. Thẩm định tính mới

Căn cứ Điều 159 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành thẩm định tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ theo trình tự sau:

1. Thẩm định các thông tin trong tờ khai đăng ký bảo hộ;

2. Xem xét, xử lý các ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có) về tính mới của giống cây trồng đăng ký bảo hộ sau khi đơn được công bố.

Điều 15. Khảo nghiệm kỹ thuật

Khảo nghiệm kỹ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ được thực hiện cụ thể như sau:

1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng căn cứ vào điều kiện thực tế lựa chọn một trong các hình thức khảo nghiệm kỹ thuật sau:

a) Khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan khảo nghiệm có đủ điều kiện được quy định tại Điều 16 Nghị định này thực hiện;

b) Tổ chức, cá nhân có đủ năng lực tiến hành thí nghiệm khảo nghiệm;

c) Sử dụng kết quả khảo nghiệm đã có do tác giả cung cấp hoặc từ các nguồn khác.

2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thí nghiệm khảo nghiệm phải được thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định;

3. Kết quả khảo nghiệm kỹ thuật phải được hoàn thiện theo mẫu thống nhất của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Tổ chức, cá nhân cung cấp kết quả khảo nghiệm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

4. Trường hợp thuộc điểm a, b khoản 1 Điều này, nếu kết quả khảo nghiệm chưa thoả đáng, người nộp đơn có quyền yêu cầu cơ quan bảo hộ giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm lại và phải nộp phí khảo nghiệm lại theo quy định. Yêu cầu khảo nghiệm lại phải được làm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do và chứng cứ chứng minh yêu cầu khảo nghiệm lại;

5. Phí quy định tại khoản 4 Điều này sẽ được trả lại cho người nộp đơn trong trường hợp kết quả khảo nghiệm lại cho thấy lý do và chứng cứ của người nộp đơn đưa ra là đúng. 

Điều 16. Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật

Cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có địa điểm, diện tích phù hợp với quy phạm khảo nghiệm và yêu cầu cho sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng;

2. Có trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Có hoặc có điều kiện thuê cán bộ kỹ thuật đủ trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm.

Điều 17. Nộp mẫu giống

1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu người nộp đơn thuộc đối tượng phải thực hiện khảo nghiệm trong trường hợp nêu tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật trước thời vụ gieo trồng ít nhất hai mươi ngày.

2. Người nộp đơn thuộc đối tượng nêu tại điểm b, c khoản 1 Điều 15 Nghị định này không phải nộp mẫu giống cho cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nhưng phải nộp cho cơ quan lưu mẫu giống giữ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Thời hạn nộp mẫu giống theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng.

3. Việc lưu giữ mẫu giống của giống đăng ký nêu tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Mẫu giống bằng hạt được lưu giữ tại cơ quan lưu giữ mẫu giống do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định;

b) Đối với mẫu giống của các loài cây trồng sinh sản vô tính, người nộp đơn tự lưu giữ mẫu giống và phải nêu địa điểm lưu giữ trong đơn đăng ký bảo hộ.

4. Trường hợp cần thiết, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu người nộp đơn cung cấp mẫu giống của giống tương tự với giống đăng ký bảo hộ theo đề nghị của cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nếu người nộp đơn có khả năng cung cấp.

5. Khi nhận mẫu giống, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ kiểm tra chất lượng mẫu giống, viết phiếu xác nhận nếu mẫu giống đạt yêu cầu. Trường hợp mẫu giống không đạt yêu cầu, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật hoặc cơ quan lưu giữ mẫu giống có quyền yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống.

6. Trong vòng hai mươi ngày, kể từ ngày nhận mẫu giống, cơ quan nhận mẫu giống phải tiến hành kiểm nghiệm chất lượng và thông báo kết quả cho người nộp đơn. Trường hợp mẫu giống không đủ tiêu chuẩn theo quy phạm khảo nghiệm, cơ quan nhận mẫu giống yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống. Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn phải cung cấp mẫu giống đủ tiêu chuẩn.

7. Cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm bảo đảm an toàn mẫu giống. Trường hợp người nộp đơn có các yêu cầu phù hợp, cơ quan lưu giữ mẫu giống có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến mẫu giống theo yêu cầu của người nộp đơn.

Điều 18. Báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật

Trong thời hạn nhận mẫu giống yêu cầu người nộp đơn cung cấp lại mẫu giống. Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, cơ quan khảo nghiệm kỹ thuật nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định này gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm kỹ thuật về cơ quan bảo hộ giống cây trồng.

Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật

1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận kết quả khảo nghiệm kỹ thuật, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.

2. Trường hợp khó khăn về chuyên môn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng chuyên ngành để thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật, thời gian thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày thành lập Hội đồng chuyên ngành.

Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Nếu kết quả thẩm định khẳng định giống cây trồng đăng ký bảo hộ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 159, 160, 161, 162 và 163 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu không nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành cấp bằng bảo hộ giống cây trồng cho người nộp đơn và vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng, nếu cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận được ý kiến phản đối hoặc khiếu nại bằng văn bản về việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng thì phải xử lý theo quy định tại Điều 184 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 24 Nghị định này.

4. Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ được cấp một (01) bản chính, trường hợp người nộp đơn muốn có hơn một bản thì phải đăng ký trước với cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Mẫu bằng bảo hộ, sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ quy định tại Điều 168 của Luật Sở hữu trí tuệ.

5. Người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí cho việc cấp bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định. Trường hợp bằng bảo hộ bị rách, hỏng, mất hoặc đổi chủ sở hữu, chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng có thể yêu cầu cấp lại hoặc đổi và phải trả phí theo quy định.

Điều 21. Đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Trường hợp bằng bảo hộ giống cây trồng bị đình chỉ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiến hành việc đình chỉ theo quy định sau:

a) Trong vòng ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng của bất kỳ bên thứ ba nào, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải hoàn thành việc xác minh thông tin nêu trong đơn yêu cầu và thông báo cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng. Yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng bảo hộ và nép phí khảo nghiệm lại (trường hợp cần thiết). Phí khảo nghiệm lại sẽ được trả lại cho người yêu cầu nếu kết quả khảo nghiệm lại do yêu cầu của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cho thấy lý do yêu cầu đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ là đúng;

b) Sau ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan bảo hộ giống cây trồng về ý kiến phản hồi nêu trên mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng không có đơn phản đối thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng. Thời điểm đình chỉ được xác định từ ngày quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ được công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

c) Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có đơn phản đối thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng yêu cầu chủ bằng bảo hộ thực hiện các thủ tục khảo nghiệm lại như quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định này. Nếu kết quả khảo nghiệm lại do cơ quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này thực hiện cho thấy giống cây trồng không đáp ứng tính đồng nhất hoặc tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thì cơ quan bảo hộ giống cây trồng làm thủ tục đình chỉ như quy định tại điểm b khoản này.

2. Trường hợp khó khăn về việc quyết định đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng chuyên ngành tư vấn các vấn đề liên quan đến việc đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 22. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả khảo nghiệm lại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phục hồi hoặc không phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.

2. Đối với giống cây trồng bị đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ, căn cứ vào kết quả thực tế khắc phục các lý do bị đình chỉ đối chiếu với quy định tại khoản 5 Điều 170 của Luật Sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phục hồi hoặc không phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 23. Huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Khi có đủ căn cứ xác định giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 của Luật Sở hữu trí tuệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, sau khi xem xét đơn và ý kiến các bên liên quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định huỷ bỏ hoặc từ chối huỷ bỏ hiệu lực bằng bảo hộ và thông báo cho người có đơn.

Điều 24. Căn cứ để khiếu nại việc cấp bằng bảo hộ

Tổ chức, cá nhân khi khiếu nại về việc cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng phải dựa vào một trong các căn cứ sau:

1. Người đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cho rằng việc từ chối cấp bằng bảo hộ là không đủ căn cứ pháp lý;

2. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp cho người không có quyền được nhận bằng bảo hộ giống cây trồng, trừ trường hợp quyền đó được chuyển giao cho người có quyền;

3. Giống cây trồng được bảo hộ không có tính mới hoặc không có tính khác biệt;  

4. Giống cây trồng được bảo hộ không có tính đồng nhất hoặc tính ổn định;          

5. Tên giống cây trồng không phù hợp.

Điều 25. Đăng bạ quốc gia

Cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm lập và lưu giữ sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ. Mọi thông tin về bằng bảo hộ giống cây trồng và những thay đổi trong thời hạn hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng được lưu giữ vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.

Chương 3:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ BẰNG BẢO HỘ VÀ TÁC GIẢ GIỐNG CÂY TRỒNG

Điều 26. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được thông qua việc sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ, trường hợp chủ bằng bảo hộ có điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân thì đối với vật liệu thu hoạch của cùng giống đó, khi sử dụng, người sử dụng không phải xin phép chủ bằng bảo hộ.

2. Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng với các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 27. Yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời

Chủ sở hữu giống cây trồng được hưởng quyền bảo hộ tạm thời theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp người khác sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thương mại trong thời hạn được hưởng quyền bảo hộ tạm thời, chủ sở hữu giống cây trồng thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2, 3 Điều 189 của Luật Sở hữu trí tuệ. Để được hưởng quyền tạm thời đối với giống cây trồng, từ thời điểm được cấp bằng bảo hộ, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền yêu cầu được hưởng quyền bảo hộ tạm thời và phải thực hiện trình tự thủ tục sau:

1. Thoả thuận về mức đền bù với bên đã khai thác giống cây trồng nhằm mục đích thương mại.

2. Trường hợp không thoả thuận được, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể nộp đơn tới cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ để yêu cầu giải quyết. Đơn yêu cầu hưởng quyền bảo hộ tạm thời phải được thể hiện bằng văn bản kèm theo chứng cứ chứng minh có đủ điều kiện hưởng quyền bảo hộ tạm thời.

Điều 28. Hạn chế quyền đối với giống cây trồng

Theo quy định tại Điều 190 của Luật Sở hữu trí tuệ, hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

1. Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

2. Sử dụng cho nghiên cứu khoa học;

3. Các hoạt động nhằm mục đích chọn tạo các giống cây trồng khác không kể các trường hợp như quy định tại Điều 187 và các hành vi liên quan đến giống cây trồng được quy định tại Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 26 Nghị định này;

4. Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

Điều 29. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau:

1. Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:          

a) Theo thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;         

b) Trường hợp không thoả thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 30% số tiền bản quyền thu được.

c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, chủ bằng bảo hộ phải trả 30% số tiền bản quyền thu được cho tác giả.

2. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.

3. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Điều 30. Nghĩa vụ của tác giả giống cây trồng

Phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, trong thời hạn hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả có nghĩa vụ duy trì giống đúng như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ theo thoả thuận với chủ bằng bảo hộ giống cây trồng.

Chương 4:

CHUYỂN GIAO, CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG ĐƯỢC BẢO HỘ

Điều 31. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ

1. Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, bên nhận chuyển nhượng phải đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định.

2. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận bản đăng ký hợp đồng chuyển nhượng và làm thủ tục thông báo xác nhận quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cho bên nhận chuyển nhượng.

Điều 32. Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước.

1. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ thuộc sở hữu nhà nước phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước.

2. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ được thực hiện theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 33. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội           

Việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ;

Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.

Điều 34. Căn cứ để xác định khung giá đền bù đối với việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

Việc xác định khung giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt buộc dựa trên các căn cứ sau:

1. Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thoả thuận;

2. Trường hợp các bên không thoả thuận được, giá đền bù được tính dựa trên các căn cứ sau: 

a) Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;

b) Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc khai thác bản quyền của giống cây trồng đó tương ứng với số lượng và thời gian giống phải chuyển giao.

3. Cơ quan quyết định chuyển giao theo quy định tại Điều 35 Nghị định này, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định phương án đền bù cụ thể cho các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.

Điều 35. Thẩm quyền quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp,

2. Bộ Thuỷ sản ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng thuỷ sản.

3. Bộ Y tế ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những cây trồng được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc.

4. Các cơ quan nêu tại khoản 1, 2 và 3 Điều này phân công đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục liên quan đến việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ.

Điều 36. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc 

1. Cơ quan quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 35 Nghị định này thông báo công khai nhu cầu về giống, tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi và thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhận chuyển giao nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng bao gồm:

a) Đơn đề nghị được nhận chuyển giao, trong đơn phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;

b) Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;

c) Tài liệu chứng minh có khả năng về mặt tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định.

3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ:

a) Tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều này;

b) Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao nếu bên đề nghị nhận chuyển giao có đủ điều kiện;

c) Trường hợp bên đề nghị nhận chuyển giao không đủ điều kiện, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp

 1. Các đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực được xử lý theo các quy định của những văn bản pháp luật về bảo hộ giống cây trồng liên quan có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.

2. Những đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp từ ngày Nghị định này có hiệu lực được áp dụng theo các quy định Nghị định này.

Điều 38. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng.

Điều 39. Điều khoản thi hành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thu phí, lệ phí, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

 


Nơi nhận:                                                                
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;                             
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
   trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;            
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;                                                        
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;                                              
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 104/2006/ND-CP

Hanoi, September 22, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE INTELLECTUAL PROPERTY LAW REGARDING RIGHTS TO PLANT VARIETIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to November 29, 2005 Law No. 50/2005/QH11 on Intellectual Property;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to:

1. Vietnamese organizations and individuals;

2. Foreign organizations and individuals that have permanent residence addresses or establishments producing or trading in plant varieties in Vietnam;

3. Organizations and individuals that are citizens of countries which have concluded with Vietnam agreements on protection of rights to plant varieties.

4. Foreign organizations and individuals that are not citizens of countries which have concluded with Vietnam agreements on protection of rights to plant varieties but have permanent residence addresses or lawfully registered offices in the territory of a country which has concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. "Plant variety" referred to in this Decree means a complete plant variety, or a propagating material or harvested material of any plant variety belonging to an agricultural, forest or aquatic plant species or a fungus species newly selected and bred or discovered and developed from a plant species on the list of protected plant varieties;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. "Propagating material" means plant organs capable of developing into a full-grown plant, such as seed, spore, stem, root, seedling, grafted branch, grafted stemma, grafted plant, hypha, tuber, fruit, bud, flower, tissue, cell or other organs of a plant;

4. "Harvested material" means a full-grown plant or any plant organ obtained from the planting of a propagating material of a plant variety;

5. "Formal examination" means the examination of the completeness and validity of an application according to the provisions of Article 10 of this Decree;

6. "Substantive examination" means the examination of the novelty, distinctness, uniformity, stability and denomination of a plant variety;

7. "Detailed description of a plant variety" means a document expressing characteristics of a plant variety made under the distinctness, uniformity and stability (DUS) test guidelines and certified by the agency in charge of protection of plant varieties. A detailed description is considered having been already published when it has been made available to the public in such form as scientific report or news report, or an article in newspapers, magazines or other printed matters;

8. "Agency in charge of protection of plant varieties" referred to in this Decree means the Office for Protection of Plant Varieties at the Agriculture and Rural Development Ministry.

9. "Lawful representative" of a foreign organization or individual registering for protection of plant varieties in Vietnam means an organization or individual, including Vietnamese citizens, foreign organizations or individuals having a production or business establishment or a permanent residence address in Vietnam in accordance with the law of Socialist Republic of Vietnam, that is authorized in writing by an organization or individual owning a plant variety registered for protection to register for protection of rights to that plant variety;

10. "Plant variety breeder" means a person who directly performs part or whole of the work of selecting and breeding or discovering and developing a new plant variety.

11. "Country having concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties" means any country which has concluded with Vietnam a bilateral agreement, or countries being members of an inter-governmental organization which has concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Agriculture and Rural Development Ministry shall perform the state management of protection of rights to plant varieties nationwide, having the following responsibilities:

a/ To submit to competent authorities for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents on protection of rights to plant varieties and organize the implementation thereof;

b/ To grant, withdraw, revoke or cancel plant variety protection titles;

c/ To promulgate a list of protected plant varieties; process and procedures of technical testing of plant varieties;

d/ To define the organization, functions, tasks and powers of the agency in charge of protection of plant varieties;

e/ To organize the communication, education and dissemination of law on protection of rights to plant varieties;

f/ To examine, inspect and handle administrative violations in the protection of rights to plant varieties;

g/ To promote international cooperation on protection of rights to plant varieties.

2. The Science and Technology Ministry, the Fisheries Ministry, the Finance Ministry and other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their assigned tasks and vested powers, coordinate with the Agriculture and Rural Development Ministry in performing the state management of protection of rights to plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To organize the implementation of the policies and law on protection of rights to plant varieties.

2. To organize the dissemination and popularization of the law on protection of rights to plant varieties.

3. To examine, inspect and handle administrative violations to protect rights to plant varieties.

4. To direct People's Committees of districts, provincial towns or cities in taking state management measures to protect rights to plant varieties in their localities.

Chapter II

ORDER AND PROCEDURES OF ESTABLISHMENT OF RIGHTS TO PLANT VARIETIES

Article 6.- Registrants of protection of rights to plant varieties

1. Registrants of protection of rights to plant varieties are defined in Clause 2, Article 164 of the Intellectual Property Law.

2. When a plant variety is selected and bred or discovered and developed with state budget capital or under a state-managed project, the organization or individual that directly selects and breeds that plant variety shall carry out the registration of protection of rights to that plant variety.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An application for registration of protection of rights to a plant variety as defined in Article 174 of the Intellectual Property Law shall be made in three sets and submitted to the agency in charge of protection of plant varieties.

2. Apart from the documents specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 174 of the Intellectual Property Law, the applications of organizations or individuals of countries which have concluded with Vietnam agreements on protection of rights to plant varieties as defined in Clause 2, Article 157 of the Intellectual Property Law who have neither permanent residence addresses nor production or business establishments in Vietnam shall be enclosed also with necessary papers to constitute sufficient grounds for certification of the nationality of those organizations or individuals.

3. If an applicant is not a citizen of a country which has concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties, he/she is required to show documents evidencing his/her permanent residence address or lawfully registered office in another country which has concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties.

Article 8.- Requirements for applicants claiming priority right

To enjoy priority right, an applicant whose application satisfies all the conditions for claiming priority right specified in Clause 1, Article 167 of the Intellectual Property Law shall carry out the following procedures:

1. Registering his/her claim for priority right in the written registration for protection under regulations;

2. Paying the fee for consideration of claims for priority right;

3. Within three months after the date of filing of the protection registration application, an applicant shall supply the following documents:

a/ Copies of all documents in support of the first application, which are notarized or certified by the agency that has previously received the protection registration application;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Receipt of protection registration applications

1. The agency in charge of protection of plant varieties shall receive applications by one of the following modes:

a/ Directly from applicants or their lawful representatives;

b/ By post. If an applicant files his/her application by post, the filing date is the date the application reaches the agency in charge of protection of plant varieties.

2. Upon receipt of an application, the agency in charge of protection of plant varieties shall stamp the application to certify the date of arrival, record the serial number of the application, make an entry in the register of received applications, and send one set of these documents to the applicant.

Article 10.- Formal examination of applications

1. Examination time limit:

Within fifteen days after receiving an application for registration of protection of a plant variety, the agency in charge of protection of plant varieties shall complete the formal examination of that application.

2. Formal examination of an application covers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- Applications invalid in terms of formality and handling of invalid applications

1. An application is invalid in terms of formality when:

a/ The application lacks one of the documents specified in Clause 1, Article 174 of the Intellectual Property Law and Article 8 of this Decree (for applications claiming priority right);

b/ Documents included in the application are made improperly or information declared in the registration form is insufficient;

c/ The application is not written in Vietnamese;

d/ Documents in the application are erased, modified, torn or unreadably faded;

e/ Copies of documents are neither notarized nor certified by competent authorities;

f/ The plant variety described in the application is not on the list of protected plant varieties promulgated at the time of protection registration;

g/ The application is filed by a person who is not entitled to file according to the provisions of Article 164 of the Intellectual Property Law and Article 6 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The agency in charge of protection of plant varieties shall reject protection registration applications falling into the cases specified at Points f and g, Clause 1 of this Article and notify in writing the applicants of the rejection;

b/ For applications falling into the cases specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1 of this Article, the agency in charge of protection of plant varieties shall notify the applicants of contents which need to be revised. Within thirty days after receiving such a notice, an applicant shall correct errors in his/her application at the request of the agency in charge of protection of plant varieties. Past that time limit, if the applicant fails to correct errors or the corrected contents fail to satisfy requirements, the agency in charge of protection of plant varieties may reject the application;

c/ The time limit of thirty days specified at Point b of this Clause is determined according to the postmark of the place where the notice is received. If the postmark fades away, that time limit is forty five days after the agency in charge of protection of plant varieties sends the notice.

Article 12.- Substantive examination of applications

The substantive examination of a protection registration application provided for in Article 178 of the Intellectual Property Law is carried out in the following order:

1. Examination of the plant variety denomination according to Article 13 of this Decree;

2. Examination of the plant variety novelty according to Article 14 of this Decree;

3. Technical test to assess the plant variety distinctness, uniformity and stability according to Articles 15 and 16 of this Decree;

4. Examination of technical test results according to Article 19 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Pursuant to Article 163 of the Intellectual Property Law, the agency in charge of protection of plant varieties shall examine the appropriateness of the proposed denomination of a plant variety to that of a plant variety of the same species or a species close to the species of denominated plant variety which has been recognized by Vietnam or by any country which has concluded with Vietnam an agreement on protection of rights to plant varieties. If the plant variety denomination registered for protection is improper, the agency in charge of protection of plant varieties sends a notice to the applicant, requesting the change of that plant variety denomination in accordance with regulations.

2. Within thirty days after receiving such a notice of the agency in charge of protection of plant varieties, the applicant shall propose a new plant variety denomination in accordance with regulations. Past that time limit, if the applicant fails to propose an appropriate denomination, the agency in charge of protection of plant varieties may reject the application.

3. If wishing to change the plant variety denomination, the applicant shall, within the period from the filing date to the date of grant of protection title, request the change of plant variety denomination and concurrently propose a new denomination for the registered plant variety and pay a fee according to regulations.

4. The agency in charge of protection of plant varieties shall notify all information on plant variety denominations to competent authorities of the countries which have concluded with Vietnam agreements on protection of rights to plant varieties.

5. Official denominations of plant varieties are those recognized at the time of issuance of decisions on grant of protection titles for those plant varieties.

Article 14.- Examination of novelty

Pursuant to Article 159 of the Intellectual Property Law, the agency in charge of protection of plant varieties shall examine the novelty of a plant variety registered for protection in the following order:

1. Examining information in the written declaration for protection registration;

2. Considering and responding to feedback and complaints (if any) about the novelty of the plant variety registered for protection after the application is published.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



A technical test specified in Clause 2, Article 178 of the Intellectual Property Law is conducted specifically as follows:

1. The agency in charge of protection of plant varieties shall base itself on the practical conditions to select one of the following forms of technical test:

a/ Technical test conducted by a qualified testing agency defined in Article 16 of this Decree;

b/ Technical test conducted by an organization or individual fully capable of conducting testing experiments;

c/ Using available test results supplied by the breeder or from other sources.

2. Testing experiments must be conducted according to procedures for testing the distinctness, uniformity and stability, for the case specified at Point b, Clause 1 of this Article.

3. Technical test results must be finalized according to a form set by the agency in charge of protection of plant varieties. Organizations or individuals supplying technical test results defined at Point c, Clause 1 of this Article shall take responsibility for those results.

4. If the test results are unsatisfactory, the applicant is entitled to request the agency in charge of protection of plant varieties to conduct a second test and shall pay a fee as required, for the cases specified at Points a and b, Clause 1 of this Article. A request for a second test must be made in writing, clearly indicating the proper reason(s) for and evidence supporting that request;

5. If the results from a second test show that the reason(s) and evidence furnished by the applicant are right, the fee mentioned in Clause 4 of this Article shall be refunded to the applicant.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An agency conducting technical tests defined at Point a, Clause 1, Article 15 of this Decree shall fully satisfy the following conditions:

1. Having a location large enough for the testing process and the required growth and development of each plant variety;

2. Having specialized equipment and facilities satisfying the requirements of testing of each plant variety according to regulations of competent state agencies;

3. Having technical staff professionally qualified for the test or having conditions for employing such a staff.

Article 17.- Submission of example varieties

1. The agency in charge of protection of plant varieties shall request applicants that are subject to the test in the case specified at Point a, Clause 1, Article 15 of this Decree to submit example varieties at least twenty days before a crop season to agencies conducting technical tests.

2. Applicants specified at Points b and c, Clause 1, Article 15 of this Decree are not required to submit example varieties to the agencies conducting technical test but are required to submit them to the example variety-keeping agency for preservation according to the provisions of Clause 3 of this Article. The deadline for submission of example varieties is set by the agency in charge of protection of plant varieties.

3. The keeping of example varieties of registered varieties mentioned in Clause 2 of this Article is conducted as follows:

a/ An example variety in seeds is kept at the example variety-keeping agency designated by a competent state agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. When necessary and upon the request of the agency conducting technical tests, the agency in charge of protection of plant varieties may request an applicant to supply example varieties of a variety similar to the variety registered for protection, if the applicant is able to do so.

5. Upon receipt of an example variety, the agency conducting technical tests or the variety-keeping agency shall check the quality of that example variety and issue a written certification if it satisfies the set requirements. If the example variety fails to satisfy the set requirements, the agency conducting technical tests or the variety-keeping agency may request the applicant to supply the example variety again.

6. Within twenty days after receiving an example variety, the example variety-receiving agency shall test the quality thereof and notify the test results to the applicant. If the example variety is not up to standards set for the testing process, the example variety-receiving agency requests the applicant to supply the example variety again. Within thirty days after receiving the request, the applicant shall supply an example variety up to standards.

7. The example variety-keeping agency shall ensure the safety of kept example varieties. When properly requested by applicants, the example variety-keeping agency shall keep secret information on kept example varieties.

Article 18.- Reports on technical test results

Within thirty days after the completion of a technical test, the agency conducting the technical test defined at Points a and b, Clause 1, Article 15 of this Decree shall send a report on the technical test results to the agency in charge of protection of plant varieties.

Article 19.- Assessment of technical test results

1. Within ninety days after receiving technical test results, the agency in charge of protection of plant varieties shall complete the assessment of those results.

2. If facing professional difficulties, the Agriculture and Rural Development Ministry shall set up a specialized council to assess technical test results. The time limit for assessment does not exceed sixty days after such a specialized council is set up.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. If examination results affirm that a plant variety registered for protection satisfies the conditions specified in Articles 159, 160, 161, 162 and 163 of the Intellectual Property Law, the agency in charge of protection of plant varieties shall propose the Agriculture and Rural Development Minister to sign a decision on grant of a plant variety protection certificate and publish it in the Agriculture and Rural Development Ministry's specialized magazine on plant varieties.

2. Past the time limit of thirty days after a decision on grant of a plant variety protection certificate is published in the specialized magazine on plant varieties, if receiving no written objection or complaint about the grant of protection certificate, the agency in charge of protection of plant varieties shall grant a plant variety protection certificate to the applicant and record it in the national register of protected plant varieties.

3. Within thirty days after a decision on grant of a plant variety protection certificate is published in the specialized magazine, if the agency in charge of protection of plant varieties receives written objections or complaints about the grant of the plant variety protection certificate, it shall handle them according to the provisions of Article 184 of the Intellectual Property Law and Article 24 of this Decree.

4. For a plant variety protection certificate, only one (01) original is granted. If wishing to have more than one copy of that protection certificate, the applicant shall make a prior registration therefor with the agency in charge of protection of plant varieties. The forms of protection certificates and the national register of protected plant varieties are specified in Article 168 of the Intellectual Property Law.

5. Applicants shall pay fees and charges for the grant of plant variety protection certificates according to regulations. The holder of a protection certificate which is torn, damaged or lost or changes hand may apply for re-grant or renewal thereof and shall pay a fee according to regulations.

Article 21.- Termination of validity of plant variety protection certificates

1. If a plant variety protection certificate has its validity terminated under Point a, Clause 1, Article 170 of the Intellectual Property Law, the agency in charge of protection of plant varieties shall effect the termination as follows:

a/ Within thirty days after receiving any third party's written request for termination of the validity of a plant variety protection certificate, the agency in charge of protection of plant varieties shall complete the verification of information supplied in that written request and notify the holder of the plant variety protection certificate of the verification results. A request for termination of the validity of a plant variety protection certificate must be made in writing and supported by evidence proving that the protected plant variety fails to satisfy the uniformity and stability requirements by time of grant of the protection certificate, and the charge for the second test must be paid (when a second test is necessary). If the results of the second test conducted at the request of the holder of a plant variety protection certificate show that the reasons for the request for termination of the validity of that protection certificate are right, the charge for the second test shall be refunded to the requester.

b/ Past the time limit of thirty days after receiving a notice of the agency in charge of protection of plant varieties on the feedback, if the holder of a plant variety protection certificate fails to file a written objection, the Agriculture and Rural Development Ministry shall issue a decision on termination of the validity of that protection certificate. The time of validity termination is the date on which the decision on termination of validity of the protection certificate is published in the specialized magazine on plant varieties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If facing difficulties in making a decision on termination of the validity of a protection certificate, the Agriculture and Rural Development Ministry shall set up a specialized council to provide consultations on matters related to the termination of the validity of the protection certificate.

Article 22.- Restoration of validity of plant variety protection certificates

1. Basing itself on the results of a second test, the Agriculture and Rural Development Ministry shall decide to restore or not to restore the validity of a plant variety protection certificate, for the case specified at Point a, Clause 1, Article 170 of the Intellectual Property Law.

2. Basing itself on the results of the remedy of the reasons for validity termination as specified in Clause 5, Article 170 of the Intellectual Property Law, the Agriculture and Rural Development Ministry shall decide to restore or not to restore the validity of a plant variety protection certificate, for those plant varieties with their protection certificates' validity terminated under Points b, c and d, Clause 1, Article 170 of the Intellectual Property Law.

Article 23.- Invalidation of plant variety protection certificates

1. When there exist sufficient grounds to determine that a plant variety falls into one of the cases specified in Clause 1, Article 171 of the Intellectual Property Law, the Agriculture and Rural Development Ministry shall decide to invalidate the protection certificate for that plant variety.

2. When an organization or individual files a request for the invalidation of a plant variety protection certificate, the Agriculture and Rural Development Ministry shall, after considering the request and arguments of involved parties, decide to invalidate or not to invalidate that protection certificate and notify its decision to the applicant.

Article 24.- Grounds for complaining about the grant of protection certificates

When complaining about the grant or non-grant of a plant variety protection certificate, an organization or individual shall base itself/himself/herself on one of the following grounds:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A plan variety protection certificate is granted to a person who does not have the right to receive such a certificate, except when that right is assigned to a right holder;

3. A protected plant variety is neither new nor distinct from others;

4. A protected plant variety is neither uniform nor stable;

5. A plant variety denomination is inappropriate.

Article 25.- National registration

The agency in charge of protection of plant varieties shall compile and keep the national register of protected plant varieties. All information on plant variety protection certificates and changes within the valid term of plant variety protection certificates are recorded in the national register of protected plant varieties.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF PROTECTION CERTIFICATE HOLDERS AND BREEDERS OF PLANT VARIETIES

Article 26.- Rights of plant variety protection certificate holders

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The rights of plant variety protection certificate holders provided for in Clause 1 of this Article apply to plant varieties specified in Article 187 of the Intellectual Property Law.

Article 27.- Claims for provisional protection rights

Owners of plant varieties are entitled to provisional protection rights for a term defined in Clause 1, Article 189 of the Intellectual Property Law. When a person uses a plant variety for commercial purposes in the term of provisional protection rights, the owner of that plant variety shall carry out procedures specified in Clauses 2 and 3, Article 189 of the Intellectual Property Law. To enjoy provisional rights to a plant variety, the protection certificate holder may, as from the time of being granted the protection certificate, claim those provisional rights and shall carry out the following procedures:

1. Reaching an agreement on compensation level with the party that has exploited the plant variety for commercial purposes.

2. When no agreement is reached, the protection certificate holder may file a petition to a competent agency defined in Article 200 of the Intellectual Property Law to request the settlement. A petition to claim provisional protection rights must be made in writing and supported by evidence proving that he/she has all conditions to enjoy the provisional protection rights.

Article 28.- Limitations on rights to plant varieties

According to the provisions of Article 190 of the Intellectual Property Law on limitations on rights of plant variety protection certificate holders, the following acts are not regarded as infringement of rights to a protected plant variety:

1. Using that plant variety for personal and non-commercial purposes;

2. Using that plant variety for scientific research purpose;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Using by individual production households the products harvested from that protected plant variety for propagation and planting by themselves for subsequent crops on their land areas.

Article 29.- Obligations of plant variety protection certificate holders

According to the provisions of Clause 1, Article 191 of the Intellectual Property Law, a protection certificate holder has the following obligations:

1. To pay a remuneration to a plant variety breeder by one of the following modes:

a/ Under an agreement between them;

b/ If no agreement is reached, the remuneration payable to the breeder is equal to 30% of the collected copyright royalty.

c/ For a plant variety selected and bred or discovered and developed with the state budget funds, the protection certificate holder shall pay a remuneration to the breeder according to an internal regulation. If such an internal regulation contains no provision on payment of remuneration, the protection certificate holder shall pay an amount equal to 30% of the collected royalty to the breeder.

2. To pay the fee for maintenance of the validity of the plant variety protection certificate to the agency in charge of protection of plant varieties within three months after the grant of the protection certificate, for the first valid year, or within the first month of the subsequent valid years.

3. To preserve the protected plant variety, supply information, documents and propagating materials of the protected plant variety at the request of the agency in charge of protection of plant varieties; to maintain the stability of the protected plant variety according to its characteristics described at the time of grant of the plant variety protection certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



According to the provisions of Clause 2, Article 191 of the Intellectual Property Law and for the valid term of a plant variety protection certificate, a breeder is obliged under an agreement with the protection certificate holder to maintain the protected plant variety according to its characteristics described at the time of grant of the protection certificate.

Chapter IV

ASSIGNMENT OR TRANSFER OF RIGHTS TO PROTECTED PLANT VARIETIES

Article 31.- Procedures of registration of contracts for assignment of rights to protected plant varieties

1. After finalizing a contract for assignment of rights to a plant variety in accordance with law, the assignee shall register the assignment contract with the agency in charge of protection of plant varieties and pay a fee according to regulations.

2. The agency in charge of protection of plant varieties shall receive the written registration of the assignment contract and carry out the procedures for notifying the assignee of the certification of rights of the plant variety protection certificate holder.

Article 32.- Transfer or assignment of rights to state-owned protected plant varieties

1. The assignment of rights to a state-owned protected plant variety must be conducted in accordance with the law on management of state assets.

2. The management and use of proceeds from contracts for transfer or assignment of rights to protected plant varieties shall comply with the provisions of the Government's Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25, 2006, providing for the right to autonomy and accountability for the task performance, organizational apparatus, payroll and finance of public non-business units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The compulsory licensing of protected plant varieties is provided for at Point a, Clause 1, Article 195 of the Intellectual Property Law.

Urgent social needs which must be satisfied mean the needs for overcoming such emergency circumstances as natural disasters, epidemics, wars and widespread environmental pollution.

Article 34.- Bases for determination of compensation levels for compulsory licensing of protected plant variety

The compensation level for a compulsory licensing shall be determined on the following grounds:

1. The agreement between the licensor and the licensee;

2. Where no agreement is reached, the compensation level shall be calculated on the following bases:

a/ The value of the latest contract for licensing of the same variety to another subject according to the licensing duration and the quantity of the compulsorily licensed variety;

b/ The profit generated by the plant variety protection certificate holder from the exploitation of copyright to that plant variety, corresponding to the quantity of the licensed variety and the licensing duration.

3. The agencies competent to decide on licensing as defined in Article 35 of this Decree shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, examining specific compensation plans for the cases specified in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Agriculture and Rural Development Ministry shall issue decisions on compulsory licensing of protected varieties of agricultural and forest plant species.

2. The Fisheries Ministry shall issue decisions on compulsory licensing of protected varieties of aquatic plant species.

3. The Health Ministry shall issue decisions on compulsory licensing of protected varieties of plant species used for medicinal purpose.

4. The agencies specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall designate units responsible for carrying out the procedures relevant to the compulsory licensing of protected plant varieties.

Article 36.- Procedures for compulsory licensing of protected plant varieties under decisions

1. Agencies defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 35 of this Decree shall publicly announce demands for plant varieties, denominations of plant varieties, use purposes and quantity of varieties needed for use, scope and duration of satisfaction of licensing purposes.

2. Organizations and individuals that wish to be licensed plant varieties shall file their dossiers of registration for licensing of plant varieties to competent state agencies defined in Article 35 of this Decree.

A dossier for licensing of a plant variety comprises:

a/ An application for licensing, stating the scope and duration of compulsory licensing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Documents evidencing the licensee's financial capability to pay compensation to the licensor according to regulations.

3. Responsibilities of competent state agencies for compulsory licensing of protected plant varieties:

a/ To receive dossiers defined in Article 2 of this Article;

b/ To organize the examination of valid dossiers within fifteen days after receiving those dossiers, and propose competent authorities to issue compulsory licensing decisions if licensing applicants have enough conditions;

c/ To notify applicants of the refusal to issue decisions and reasons therefor if the applicants do not have enough conditions;

d/ To notify their decisions to compulsory licensors and licensees for execution.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37.- Transition provisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Applications for plant variety protection registration filed as from the effective date of this Decree shall comply with the provisions of this Decree.

Article 38.- Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and supersedes the Government's Decree No. 13/2001/ND-CP of April 20, 2001, on protection of plant varieties.

Article 39.- Implementation provisions

1. The Agriculture and Rural Development Ministry shall guide the implementation of this Decree.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Agriculture and Rural Development Ministry in, guiding the collection, management and use of fees and charges for protection of rights to plant varieties.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree of Government No. 104/2006/ND-CP of September 22, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the intellectual property law regarding rights to plant varieties

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.423

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.86.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!