Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2288/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Hồ Quang Bửu
Ngày ban hành: 30/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2288/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 30 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐẾN NĂM 2030" THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1740/QĐ-TTG NGÀY 30/12/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;

Căn cứ Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 17/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030";

Căn cứ Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý giết mổ động vật trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2026;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 291/TTr-SNN&PTNT ngày 19/9/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế; Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các Hội, đoàn thể tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.
D:\Dropbox\minh tam b\Nam 2024\Quyet dinh\09 25 ban hanh KH thuc hien De an Phat trien cong nghiep giet mo, che bien va thi truong sp chan nuoi.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2030"
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2288/QĐ-UBND ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam

Thực hiện Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030"; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2030"; với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Nâng cao năng lực giết mổ, chế biến và đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP), phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi.

b) Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của tỉnh nhằm quảng bá rộng rãi và tăng cường tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa, góp phần nâng cao giá trị và thu nhập cho người chăn nuôi.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về giết mổ gia súc, gia cầm

- Đến năm 2030, phát triển một số cơ sở giết mổ động vật (CSGM) tập trung (trong mạng lưới CSGM của tỉnh theo Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh) công nghiệp với thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hóa.

- Bảo đảm tỷ lệ gia súc, gia cầm giết mổ có kiểm soát của nhân viên Thú y đạt 40% đến năm 2025, 70% vào năm 2030; giảm tối đa sản phẩm động vật giết mổ làm thực phẩm vượt giới hạn cho phép các chỉ tiêu về ATTP.

b) Về chế biến thực phẩm từ sản phẩm động vật và phát triển thị trường

- Phát triển một số cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi truyền thống có quy mô, công nghệ quản lý có thể cạnh tranh tại thị trường tiêu thụ trong nước.

- Hình thành và xây dựng các chuỗi liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ sản phẩm/giết mổ - chế biến - tiêu thụ sản phẩm đảm bảo ATTP (trên cơ sở mạng lưới giết mổ của tỉnh), tại các địa phương: Núi Thành (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp của tỉnh), Thăng Bình, Quế Sơn, Điện Bàn, Đại Lộc...

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao chất lượng giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến

a) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, sắp xếp các chợ có khu vực buôn bán gia cầm, thực hiện phương án sắp xếp bố trí giết mổ tại các CSGM theo mạng lưới CSGM tập trung UBND tỉnh đã phê duyệt.

b) Sắp xếp lại các khu chuyên kinh doanh thịt gia súc, gia cầm đảm bảo VSTY, ATTP; xây dựng, hình thành hệ thống cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn (kinh doanh thịt gia súc, gia cầm làm thực phẩm) gắn với các vùng chăn nuôi tập trung, giết mổ tập trung.

c) Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

d) Duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý thông tin kiểm soát giết mổ tại Việt Nam đến từng cơ sở.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chế biến các sản phẩm chăn nuôi

a) Thu hút các doanh nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất khép kín từ vùng nguyên liệu đến giết mổ, chế biến, đảm bảo ATTP và truy xuất nguồn gốc, nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng. Rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng CSGM công nghiệp, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

b) Xây dựng và hoàn thiện các chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm giữa cơ sở sản xuất với CSGM, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm được xác nhận theo đúng quy định tại Quyết định 3075/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhằm phát triển các sản phẩm chăn nuôi đặc sản, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao về sản phẩm chất lượng, an toàn.

c) Xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, thu gom, chế biến và phân phối sản phẩm chăn nuôi.

d) Tăng cường liên kết dọc và ngang trong hệ thống sản xuất, từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đến các cơ sở giết mổ, chế biến lớn.

đ) Tăng cường quản lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại như: xây dựng hệ thống biogas xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải; sử dụng chế phẩm sinh học để khử mùi hôi tại các CSGM, nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

3. Tăng cường, nâng cao năng lực công tác quản lý nhà nước

a) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về ATTP cho cán bộ quản lý, người sản xuất, giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức thực hành sản xuất tốt; xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như: HACCP, ISO 22000…

b) Đào tạo, tập huấn tăng cường năng lực kiểm soát chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng thịt, từ khâu giết mổ đến tiêu dùng thông qua việc đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ quản lý, nhân viên Thú y, công nhân giết mổ về kiểm soát giết mổ, lấy mẫu, kiểm tra VSTY, nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.

c) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY; các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư; đồng thời nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả của các tổ, đội giám sát cộng đồng các thôn/bản, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong giết mổ và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm, góp phần đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng.

4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

a) Thống kê, cập nhật đầy đủ và thường xuyên danh sách các CSGM, cơ sở chế biến trên địa bàn, bao gồm cả các cơ sở mới và các cơ sở đã được nâng cấp.

b) Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ điều kiện VSTY, ATTP đối với tất cả các CSGM, cơ sở chế biến, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật.

c) Cấp giấy chứng nhận điều kiện VSTY, ATTP cho các cơ sở đủ điều kiện, đồng thời thu hồi giấy chứng nhận đối với các cơ sở vi phạm.

d) Tăng cường kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm hoặc các cơ sở nằm trong danh sách cần theo dõi đặc biệt.

đ) Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.

e) Tăng cường kiểm tra VSTY tại các chợ truyền thống và siêu thị để đảm bảo chất lượng và ATTP cho người tiêu dùng.

g) Xây dựng cơ sở dữ liệu về các CSGM, chế biến, kinh doanh thịt và các thông tin liên quan để phục vụ công tác quản lý, giám sát.

h) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật như lấy mẫu kiểm nghiệm, truy xuất nguồn gốc để xác định chính xác chất lượng sản phẩm và phát hiện các vi phạm.

i) Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như: Công an, Quản lý thị trường để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

k) Tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, giám sát vào các dịp lễ, tết và các thời điểm cao điểm tiêu thụ thực phẩm.

l) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các quy định pháp luật, các quy định về ATTP để nâng cao nhận thức của người dân và các cơ sở kinh doanh.

m) Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin báo cáo để kịp thời nắm bắt tình hình và có các biện pháp xử lý phù hợp.

n) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra về các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công việc.

5. Chế độ thông tin báo cáo

Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao và báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Nông nghiệp và PTNT), các khó khăn, vướng mắc về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/11 hằng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

III. CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN

1. Xây dựng mới các cơ sở chế biến gắn với CSGM tập trung theo mạng lưới giết mổ của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 3279/QĐ-UBND ngày 02/12/2022 của UBND tỉnh.

2. Đào tạo tập huấn kỹ năng về quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra VSTY, ATTP.

3. Lấy mẫu đánh giá thực trạng sản phẩm làm thực phẩm có nguồn gốc từ động vật làm thực phẩm, từ đó đề xuất giải pháp trong công tác quản lý về ATTP đạt hiệu quả.

4. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra công tác KSGM, kinh doanh, sản xuất, chế biến sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm.

Những nội dung, nhiệm vụ dự án ưu tiên về Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 không nêu tại mục II, mục III dự thảo Kế hoạch này được thực hiện theo quy định của Quyết định số 1740/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Ngân sách nhà nước đảm bảo theo khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép trong các cơ chế, chính sách khác có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, các pháp luật khác có liên quan và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

a) Là cơ quan đầu mối hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện Kế hoạch; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Quyết định số 1740/QĐ-TTg theo quy định.

b) Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai các nội dung có liên quan trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của các Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1740/QĐ-TTg .

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương rà soát, lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bố trí quỹ đất cho chăn nuôi tập trung, xây dựng CSGM tập trung gắn với chế biến, bảo đảm an toàn dịch bệnh và chính sách về đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê phát triển chăn nuôi, xây dựng CSGM, bảo quản, chế biến công nghiệp và kiểm soát ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giết mổ theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Sở Tài chính

Hàng năm căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành, địa phương liên quan, tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo quy định để thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển các dự án thuộc Kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật.

5. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản lý ATTP, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là nguồn gốc sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đưa vào chế biến, sử dụng tại các nhà hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và các bếp ăn tập thể.

6. Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh

Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm thịt động vật lưu thông trên địa bàn tỉnh; phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo ATTP.

7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương khu vực biên giới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, phòng ngừa gian lận thương mại; ngăn chặn tình trạng nhập lậu động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Triển khai thực hiện Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATTP, bảo vệ môi trường của các CSGM tập trung, các cơ sở chế biến và chợ kinh doanh thịt gia súc, gia cầm theo thẩm quyền; xử lý nghiêm, công khai các trường hợp vi phạm. Tổ chức, khuyến khích xây dựng hình thành các chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm đảm bảo ATTP; khuyến khích, hỗ trợ phát triển vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh./.

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Nam)

STT

Nội dung

Cơ quan tham mưu

Cơ quan phối hợp

Thời gian

1

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai Kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2024-2025, năm 2030

2

Thông tin, tuyên truyền quy định của Luật ATTP, Luật Thú y, Luật Chăn nuôi và các nội dung hướng dẫn có liên quan đến hoạt động sản xuất, giết mổ, chế biến sản phẩm có nguồn gốc từ động vật

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2024-2030

3

Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra thực hiện công tác quản lý giết mổ, hoạt động kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật theo quy định.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2024-2030

4

Tham quan, học tập; ứng dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trong xây dựng CSGM, sơ chế, chế biến sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện

Năm 2024-2030

5

Triển khai xây dựng các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến liên kết từ chăn nuôi - giết mổ - sơ chế - chế biến/giết mổ - sơ chế - chế biến

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, Ban, ngành liên quan; UBND cấp huyện; các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan

Năm 2024-2030

6

Khảo sát, đánh giá thực trạng điều kiện vệ sinh thú y, ATTP tại các CSGM giết mổ tập trung, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, các Sở, Ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan

7

Rà soát, xây dựng bổ sung các chính sách hỗ trợ đặc thù của lĩnh vực giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, các Sở, Ban, ngành có liên quan

Năm 2024-2030

8

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện xây dựng mạng lưới giết mổ trên địa bàn tỉnh năm 2027 đến năm 2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, các Sở, Ban, ngành và các tổ chức, cá nhân có liên quan

Năm 2026-2030

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2288/QĐ-UBND ngày 30/09/2024 thực hiện Đề án "Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


127

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.87.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!