ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4508/QĐ.UBND-TM
|
Vinh,
ngày 07 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG
TÁC DUY TU, BẢO DƯỠNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 XÂY
DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết
định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào
dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết
định số 39/2004/QĐ.UB ngày 29/4/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc
Phê duyệt Đề án: “Bổ sung, sửa đổi một số chính sách về dân tộc và miền núi”;
Xét đề nghị
của Trưởng Ban Dân tộc tại Công văn số 651/BDT-KH ngày 16 tháng 10 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định
về việc thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng một số loại công trình hạ tầng
thuộc Chương trình 135 xây dựng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn ở các huyện
vùng cao tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Dân
tộc, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; Giám đốc các Sở,
thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện: Kỳ Sơn, Tương
Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hành
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC DUY TU, BẢO DƯỠNG
MỘT SỐ LOẠI CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC
XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN Ở CÁC HUYỆN VÙNG CAO TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4508/QĐ.UBND-TM ngày 07 tháng 11 năm 2007 của
UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Quy định thực hiện công tác duy
tu, bảo dưỡng được áp dụng đối với những công trình: Cầu, cống, cầu tràn, đập
nước thủy lợi, điện 0,4KV, trường học, trạm y tế, đập đầu nguồn và đường ống dẫn
nước chính thuộc công trình nước sinh hoạt tự chạy, được đầu tư từ nguồn vốn
Chương trình 135 đã phê duyệt quyết toán, đưa vào khai thác sử dụng có hiệu quả,
sau 5 năm đã bị xuống cấp, hư hỏng.
Điều 2.
Phạm vi áp dụng
Một số loại công trình hạ tầng
thuộc Chương trình 135 xây dựng tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc 5 huyện vùng
cao: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu.
Điều 3.
Giải thích thuật ngữ
Trong Quy định này thuật ngữ:
“duy tu, bảo dưỡng“ được hiểu bao gồm cả duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ,
trong đó:
1. Duy tu, bảo dưỡng công
trình: là công việc kiểm tra, xử lý được tiến hành thường xuyên để đề phòng hư
hỏng của từng chi tiết, bộ phận công trình.
2. Sửa chữa nhỏ công trình: là
công việc được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết của bộ phận công
trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4. Mục
đích việc duy tu, bảo dưỡng công trình
Duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm
duy trì những đặc trưng kỹ thuật, mỹ thuật và công năng công trình đảm bảo công
trình vận hành, khai thác, sử dụng phù hợp với yêu cầu của thiết kế trong suốt
quá trình khai thác sử dụng.
Điều 5.
Trình tự lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng công trình
1. Sau khi có báo cáo về chất
lượng công trình của chủ sở hữu, UBND xã tổ chức điều tra, đánh giá chất lượng
công trình, xác định mức độ, nguyên nhân gây ra hư hỏng và biện pháp khắc phục
gửi Phòng Dân tộc huyện tổng hợp để báo cáo UBND huyện.
2. UBND huyện giao các phòng chuyên
môn trực tiếp kiểm tra xác định danh mục các công trình cần duy tu, bảo dưỡng tổng
hợp (có thuyết minh kèm theo) báo cáo gửi về Ban Dân tộc tổ chức thẩm định. Sau
khi có quyết định danh mục công trình duy tu, bảo dưỡng của UBND tỉnh thì giao
phòng chuyên môn hoặc thuê tư vấn trên cơ sở hồ sơ tài liệu hoàn công công
trình (hồ sơ pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng), tiêu chuẩn kỹ thuật đã sử dụng
để thiết kế chế tạo, sản xuất vật liệu, vật tư, thiết bị của công trình; nhật
ký theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình và kết quả điều tra,
khảo sát tiến hành lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm: dự toán duy tu, bảo dưỡng
và thuyết minh kèm theo.
Dự toán duy tu, bảo dưỡng công
trình được áp dụng theo Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư và xây dựng công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010.
Riêng với công trình có sử dụng
một số loại vật liệu khai thác tại chỗ thì chi phí các loại vật liệu này được
tính theo giá mua thực tế phù hợp với mặt bằng giá tại địa phương và được tính
bù trừ chênh lệch về giá mua vật liệu trong dự toán xây dựng. Chủ tịch UBND huyện
xác định giá và cự ly vận chuyển các loại vật liệu trong từng thời điểm để làm
cơ sở lập dự toán và thanh quyết toán.
Chi phí chung được tính bằng
40% của mức chi phí chung theo Thông tư số 01/2006/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Điều 6. Tổ
chức thi công xây dựng, nghiệm thu, bảo hành công tác duy tu, bảo dưỡng công
trình
1. Thực hiện duy tu, bảo dưỡng
công trình: Ủy quyền cho UBND xã có công trình làm chủ đầu tư.
2. Các đơn vị, tổ chức nhận thầu
duy tu, bảo dưỡng do chủ đầu tư lựa chọn (không nhất thiết phải có tư cách pháp
nhân) ưu tiên cho các tổ thợ địa phương có tay nghề, có năng lực tổ chức thực
hiện.
3. Chủ đầu tư trực tiếp ký kết
hợp đồng với đơn vị, tổ chức nhận thầu.
4. Thành phần nghiệm thu duy
tu, bảo dưỡng gồm: Chủ đầu tư; đại diện tổ chức nhận thầu thi công; đơn vị quản
lý, sử dụng; Ban giám sát xã; tùy theo từng loại công trình cần phải có thành
viên phòng Hạ tầng kỹ thuật hoặc phòng Công nghiệp dịch vụ huyện tham gia.
5. Đơn vị, tổ chức thi công phải
chịu trách nhiệm bảo hành công việc duy tu, bảo dưỡng do mình thực hiện theo
quy định hiện hành của Nhà nước kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng.
Điều 7. Thời
gian và nguồn vốn thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình
1. Công tác duy tu, bảo dưỡng
công trình chỉ thực hiện từ năm 2008 đến năm 2012.
2. Kinh phí thực hiện duy tu, bảo
dưỡng:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa
60% giá trị duy tu, bảo dưỡng cho một công trình, ngân sách huyện tối thiểu
10%, số còn lại đơn vị hưởng lợi và nhân dân đóng góp bằng tiền, vật liệu và
ngày công lao động.
Điều 8. Cơ
chế thanh quyết toán vốn duy tu, bảo dưỡng
1. Kết thúc công tác duy tu, bảo
dưỡng công trình, Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán gửi UBND huyện, Phòng Tài
chính - Kế hoạch chủ trì phối hợp với các phòng liên quan thẩm tra trình Chủ tịch
UBND huyện phê duyệt quyết toán.
2. Công tác quản lý, thanh toán
vốn duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo Công văn số: 2849/KBNN-KHTH ngày
29/12/2006 của Kho bạc NN hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn Chương trình 135
giai đoạn II.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9.
Trách nhiệm của các ngành cấp tỉnh
1. Ban Dân Tộc:
1.1. Hàng năm, chủ trì phối hợp
với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, tổng hợp danh mục công trình duy
tu, bảo dưỡng của các huyện trình UBND tỉnh phê duyệt.
1.2. Chủ trì phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư kiểm tra báo cáo kinh tế - kỹ thuật, đề xuất mức vốn ngân sách
tỉnh hỗ trợ cho từng huyện trình UBND tỉnh quyết định trong kế hoạch hàng năm.
1.3. Kiểm tra, chỉ đạo các huyện
thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình đúng quy định.
1.4. Định kỳ năm (hoặc đột xuất)
báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì phối hợp với Sở Tài
chính, trên cơ sở Quyết định phê duyệt tại khoản 1.1 Điều này để cân đối vốn
duy tu, bảo dưỡng trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.
3. Sở Tài chính:
3.1. Hàng năm, trên cơ sở quyết
định của UBND tỉnh giao dự toán duy tu, bảo dưỡng cho các huyện, Sở Tài chính cấp
tạm ứng 50%, số còn lại được cấp sau khi đã có quyết toán duy tu, bảo dưỡng các
công trình.
3.2. Chủ trì phối hợp với các Sở,
ngành liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát sử dụng, thanh toán vốn duy tu, bảo
dưỡng theo quy định.
Điều 10.
Trách nhiệm của UBND huyện
1. Hàng năm trên cơ sở báo cáo
nhu cầu duy tu, bảo dưỡng các công trình của các xã, thực hiện kiểm tra thực tế,
xác định danh mục công trình cần duy tu, bảo dưỡng, tổng hợp báo cáo về Ban Dân
tộc để phối hợp với các Sở liên quan tổ chức thẩm định.
2. Phê duyệt báo cáo kinh tế -
kỹ thuật duy tu, bảo dưỡng công trình.
3. Căn cứ mức vốn được hỗ trợ
và báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã phê duyệt, quyết định mức vốn cụ thể cho duy
tu, bảo dưỡng từng công trình.
4. Tổ chức thẩm tra phê duyệt
quyết toán vốn duy tu, bảo dưỡng.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn
Chủ đầu tư thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng đúng quy định.
6. Định kỳ hàng quý báo cáo về
Ban Dân tộc, Sở Tài chính tình hình thực hiện và kết quả công tác duy tu, bảo
dưỡng.
Điều 11.
Trách nhiệm của UBND xã
1. Hàng năm, kiểm tra, tổng hợp
nhu cầu duy tu, bảo dưỡng trình UBND huyện.
2. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm
của Chủ đầu tư theo quy định.
3. Huy động nhân dân đóng góp
tiền, ngày công, vật liệu theo tỷ lệ nguồn vốn nêu ở mục 2 Điều7 của Quy định
này.
4. Công trình thuộc địa phương
nào thì sử dụng nhân công địa phương đó thi công, hạn chế mức thấp nhất việc
thuê thợ và nhân công địa phương khác.
Điều 12.
Trách nhiệm của Chủ sở hữu hoặc Chủ quản lý, sử dụng công trình
1. Quản lý, khai thác sử
dụng công trình có hiệu quả. Trong trường hợp bị hư hỏng phải làm rõ nguyên
nhân chủ quan, khách quan, quy rõ trách nhiệm để xử lý theo quy định pháp luật.
2. Thường xuyên kiểm tra, duy
tu, bảo dưỡng, đánh giá chất lượng công trình;
Báo cáo, đề xuất UBND xã nhu cầu
duy tu, bảo dưỡng công trình khi bị hư hỏng./.