Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 196/QĐ-UBND 2022 bổ sung dữ liệu ngân hàng tên đường phố Bắc Ninh

Số hiệu: 196/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Vương Quốc Tuấn
Ngày ban hành: 15/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/QĐ-UBND

Bắc Ninh, ngày 15 tháng 4 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG DỮ LIỆU ĐỀ ÁN “NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH” NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BXD ngày 08/3/2006 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế đánh số và gắn biển số nhà;

Căn cứ Kết luận số 35-KL/TU ngày 24/10/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”;

Căn cứ Nghị quyết số 41/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 45/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 352/TTr-SVHTTDL ngày 31/3/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bổ sung dữ liệu Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” năm 2022 với những nội dung cụ thể như sau:

Tổng số bổ sung: 57 tên dữ liệu, bao gồm:

- 14 tên về nhân vật lịch sử;

- 01 tên về sự kiện lịch sử;

- 42 tên về địa danh tỉnh Bắc Ninh.

 (Kèm theo Danh mục trích yếu bổ sung dữ liệu).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông Vận tải; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTTDL (b/c);
- TTTU, TTHĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: PCVPVX, CVP
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Tuấn

 

DANH MỤC

TRÍCH YẾU DỮ LIỆU BỔ SUNG

“NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH” NĂM 2022

(Kèm theo Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của UBND tỉnh Bắc Ninh).

A. TRÍCH YẾU TÊN GỌI

I. Thành phố Bắc Ninh (03 dữ liệu)

1. Ngô Trọng Tố

Ông Ngô Trọng Tố, sinh năm 1823 (Quý Mùi), mất ngày 14/9/1905 (tức 16/8 năm Ất Tỵ), hiệu Trực Hiên tiên sinh, thụy Trang Lượng. Ông đỗ Cử nhân năm Thiệu Trị thứ 3 năm Quý Mão (1843). Ông là bậc nho nhã có tiếng, trọng thần của triều đình, làm quan thanh liêm, thương dân; trải qua các chức vụ từ ở quận huyện đến quan trong triều và về hưu năm 1893. Trong thời gian làm việc, Ông đã được tặng nhiều văn bằng, sắc, chỉ, trong đó có 3 bản "Sắc phong" của các triều vua: Tự Đức thứ 32 (1879); Đồng Khánh thứ 2 (1887); Thành Thái thứ 5 (1893) phong tặng. Ông làm Tuần Phủ, Tổng Đốc Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang). Hiện nay các đạo sắc phong được lưu giữ tại Nhà thờ Họ Ngô, phường Đáp cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

2. Ngô Thế Loan

Ngô Thế Loan, sinh ngày 10/8/1898 tại Đáp Cầu, Bắc Ninh; Ông mất ngày 29/8/1979 tại Hà Nội. Năm 1930-1934, Ông được bầu làm Nghị viên và được Viện Dân biểu Bắc kỳ cử làm Thành viên dự khuyết tại Hội đồng Kinh tế Tài chính Đông Dương. Trong Cách mạng Tháng Tám, Ông tham gia giành chính quyền ở Đáp Cầu và Bắc Ninh. Đầu năm 1946, ông được bầu vào Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh và được Hội đồng Nhân dân bầu làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Bắc Ninh (12/1946-10/1947).

3. Ngô Thế Phúc Ngô Thế Phúc sinh ngày 01/7/1906, mất tháng 10/1995 tại phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội truyền bá Quốc ngữ Bắc Ninh và Chủ tịch hội cứu tế Bắc Ninh, đây là các tổ chức hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ông là một nhà hoạt động xã hội nhiệt thành, sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Trong Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên (06/1/1946) của nước Việt Nam độc lập, ông Ngô Thế Phúc được bầu là Đại biểu Quốc hội khóa 1, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; làm ở Ban sửa đổi Hiến pháp năm 1956 do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trưởng ban; được cử làm Chủ tịch Tuần lễ vàng Bắc Ninh. Trong kháng chiến chống Pháp ông được cử làm Cố vấn kinh tế và trực tiếp tham gia công tác ở Sở Kinh tế liên khu Việt Bắc, tham gia Ủy viên ban Mặt trận Liên Việt Liên Khu Việt Bắc.

Ông được Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến (thời chống Pháp) và Huy chương chống Mỹ cứu nước hạng nhất.

II. Thành phố Từ Sơn (54 dữ liệu)

1.

Lý Huệ Tông (1194-1226)

Là vị vua thứ tám của triều Lý. Lý Huệ Tông (huý Hạo Sảm), con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là Hoàng hậu họ Đàm, sinh vào tháng 7 năm Giáp Dần (1194). Năm Mậu Thìn (1208) sắc lập làm Hoàng Thái Tử. Khi Lý Cao Tông qua đời, ông lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Gia.

Lý Huệ Tông làm vua ở ngôi 14 năm (1210-1224). Lý Huệ Tông qua đời ngày 20 tháng 12 năm Bính Tuất (1226), thọ 33 tuổi (1194-1226), táng ở Thọ Lăng Thiên Đức hương Cổ Pháp quê nhà. Nhân dân và triều đình thờ người ở Đền Đô.

Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1224, truyền ngôi cho con gái là công chúa Phật Kim, tức Lý Chiêu Hoàng, rồi xuất ra ở chùa Chân Giáo, xưng là Huệ Quang đại sư.

2.

Văn Chỉ

Văn Chỉ là tên địa danh, xưa kia trên khu đất này làng Trang Liệt đã xây dựng Văn Chỉ để thờ những người đỗ đạt cao của địa phương. Làng Trang Liệt xưa có tên nôm là Sặt Đồng; trước năm 1945, là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Phù Lưu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; đến năm 1948 sáp nhập với xã Bính Hạ thành xã Trang Hạ. Làng Trang Liệt có chợ, họp vào các buổi sáng. Trang Liệt là một làng khoa bảng, trước năm 1945, làng có 8 vị đỗ Tiến sỹ.

Nay địa danh Trang Liệt, thuộc phường Trang Hạ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

3.

Tây Nội

Tây Nội là tên xóm, thuộc khu phố Phù Lộc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Phù Lộc có 4 xóm: Tây Nội, Miếu, Dưa Sông và Đồng Cả; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Phù Lộc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2 năm 2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

4.

Đông Miếu

Miếu là tên xóm, thuộc khu phố Phù Lộc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Phù Lộc có 4 xóm: Tây Nội, Miếu, Dưa Sông và Đồng Cả; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Phù Lộc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2 năm 2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

5.

Nam Miếu

Miếu là tên xóm, thuộc khu phố Phù Lộc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Phù Lộc có 4 xóm: Tây Nội, Miếu, Dưa Sông và Đồng Cả; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Phù Lộc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2 năm 2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

6.

Giang Long

Giang Long là tên sông, thuộc xóm Dưa Sông, khu phố Phù Lộc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một tên dòng sông cổ, ngày xưa thường gọi là Giang Long do dòng sông chạy giữa xóm Dưa Sông, ngày nay dòng sông bị thu hẹp lại và đã làm ngầm hoá dòng sông. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

7.

Đồng Cả

Đồng Cả là tên xóm, tên cổ xưa còn gọi là Cổng Đồng, sau cách mạng tháng tám năm 1945 đổi tên là Đồng Cả thuộc khu phố Phù Lộc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Phù Lộc có 4 xóm: Tây Nội, Miếu, Dưa Sông và Đồng Cả; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Phù Lộc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

8.

Sóc Cả

Sóc Cả là tên xóm, thuộc khu phố Doi Dóc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Doi Sóc có 3 xóm: Doi Sóc, Sóc Cả và Sóc Tá; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Doi Sóc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

 

9.

Sóc Tá

Sóc Tá là tên xóm, thuộc khu phố Doi Dóc, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Doi Sóc có 3 xóm: Doi Sóc, Sóc Cả và Sóc Tá; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Doi Sóc là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

10.

Gạo Trên

Gạo Trên là tên xóm, thuộc khu phố Rích Gạo, phường Phù Chẩn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Rích Gạo xưa kia có 2 xóm: Gạo Trên và Gạo Dưới; Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Rích Gạo là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

11.

Rích Gạo

Rích Gạo là tên khu phố, xưa còn có tên nôm là làng Cháy, thuộc tổng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Trước năm 1945, Rích Gạo là đơn vị xã, thuộc tổng Phù Chẩn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Phù Chẩn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Phù Chẩn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

12.

Chúc

Chúc là tên xóm, thuộc khu phố Dương Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Dương Sơn có 3 xóm: Chúc, Chi, Tự; Trước năm 1945, Dương Sơn là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, là xã Dương Sơn; Từ năm 1949 đến năm 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 đến năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

13.

Chi

Chi là tên xóm, thuộc khu phố Dương Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Dương Sơn có 3 xóm: Chúc, Chi, Tự; Trước năm 1945, Dương Sơn là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, là xã Dương Sơn; Từ năm 1949 đến năm 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 đến năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

14.

Tự

Tự là tên xóm, thuộc khu phố Dương Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Dương Sơn có 3 xóm: Chúc, Chi, Tự; Trước năm 1945, Dương Sơn là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, là xã Dương Sơn; Từ năm 1949 đến năm 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 đến năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

15.

Ngô Sách Thí (1632 -?)

Tự là Đỗ Thi, Thụy Trung Túc, sinh năm Nhâm Thân, người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, nay là khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn. Nguyên quán xã Nghĩa Lập, nay là khu phố Nghĩa Lập, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn. Ông là cha của Tiến sĩ Ngô Sách Dụ, Ngô Sách Tuân, ông nội Tiến sĩ Ngô Sách Tố. cháu nội Nguyễn Gia Mưu (đổi sang họ Ngô). Năm 28 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ 2 (1659) đời vua Lê Thần Tông. Ông làm quan đến chức Án sát.

16.

Núi

Núi là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

17.

Trước

Trước là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

18.

Ô

Ô là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

19.

Xanh

Xanh là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

20.

Tây

Tây là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

21.

Đông

Đông là tên xóm, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Tam Sơn có 6 xóm: Núi, Trước, Ô, Xanh, Tây, Đông. Trước năm 1945, Tam Sơn là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc tổng Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Phúc Sơn; Từ năm 1949 đến 1971, thuộc xã Liên Sơn; Từ năm 1971 năm 2021 thuộc xã Tam Sơn, từ tháng 2/2021 đến nay là phường Tam Sơn, thuộc thành phố Từ Sơn. Làng Tam Sơn là một làng khoa bảng, là một trong số ít làng có đủ cả Tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), nổi tiếng nhất là họ Ngô và họ Nguyễn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

22.

Dinh

Tam Sơn là đất ngàn năm văn vật, mảnh đất có đủ tam khôi: Trạng Nguyên Bảng Nhãn, Thám Hoa. Trong lịch sử làng Tam Sơn, cụ Ngô Sách Tố đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Tam danh (Thám Hoa) khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời vua Lê Dụ Tông. Sau khi đỗ đạt và làm quan cụ được phong đất và xây dựng khu Dinh và luyện quân tại khu vực này, Sau này nhân dân gọi khu đất ấy là khu Dinh. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

23.

Dọc Xanh

Dọc Xanh là tên địa danh xứ đồng, trước đây là xứ đồng Dọc Xanh thuộc khu ruộng canh tác của xóm Ô và xóm Xanh.

Dọc Xanh là tên khu dân cư, thuộc khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2001 nhà nước chuyển đổi khu xứ đồng Dọc Xanh thành khu dân cư mới và nhân dân địa phương đã lấy tên gọi Dọc Xanh để đặt tên khu dân cư mới này. Đây là tên gọi đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

24.

Cầu Cháy

Cầu Cháy là tên xứ đồng, thuộc khu phố Mai Động, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Theo nhân dân địa phương trên trục đường tuyến phố đi qua xưa là xứ đồng Cầu Cháy, khu vực này trước đây nhân dân địa phương có dựng một nhà Cầu giữa đồng để nhân dân địa phương tránh mưa năng và nghỉ ngơi khi lao động mệt nhọc. Nhà Cầu được dựng cột đá, trên là khung gỗ và lợp ngói. Thời kỳ chống Pháp xâm lược giặc Pháp đã đốt và phá nhà Cầu này và cánh đồng lúa này đã được nhân dân đặt tên là xứ đồng Cầu Cháy. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

25.

Giếng

Giếng là tên xóm, thuộc khu phố Mai Động, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Mai Động còn gọi làng Mai Động, có tên nôm là Đồng Mỗi, hay làng Moi có 12 xóm là: Cầu Ngoài, Ngõ Giỏ, Sau Đồng, Đông Tiến, Chùa, Ngõ Chùa, Ngõ Đình, Ngõ Đãi, Giếng, Giữa và Ngõ Làng. Trước năm 1945, là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Mai Động; Từ năm 1949 đến năm 1970, thuộc xã Minh Đức; Từ năm 1970 đến năm 2021 thuộc xã Hương Mạc, từ năm 2021 đến nay là phường Hương Mạc.

Địa danh này gắn với tên Giếng cổ, hiện nay Giếng cổ này vẫn còn, nước giếng rất trong, ngày xưa giếng này là nước ăn sinh hoạt cho cả làng. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

26.

Chùa Đông

Chùa Đông là tên chùa, tương truyền khu vực này trước kia có ngôi chùa cổ của làng Đồng Mỗi (tên nôm của làng Mai Động, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn ngày nay). Ngôi chùa được xây dựng nằm ở phía Đông của làng nên nhân dân địa phương quen gọi là Chùa Đông. Chùa Đông đã bị phá hủy toàn toàn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Để ghi nhớ công trình văn hóa đã ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân, địa phương đề nghị lấy tên gọi Chùa Đông là tên gọi tuyến phố đi qua khu đất Chùa Đông xưa. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

27.

Đình

Đình là tên gọi tắt xóm Ngõ Đình, thuộc khu phố Mai Động phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Mai Động, còn gọi làng Mai Động, có tên nôm là Đồng Mỗi, hay làng Moi có 12 xóm là: Cầu Ngoài, Ngõ Giỏ, Sau Đồng, Đông Tiến, Chùa, Ngõ Chùa, Ngõ Đình, Ngõ Đãi, Giếng, Giữa và Ngõ Làng. Trước năm 1945, là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Mai Động; Từ năm 1949 đến năm 1970, thuộc xã Minh Đức; Từ năm 1970 đến năm 2021 thuộc xã Hương Mạc, từ năm 2021 đến nay là phường Hương Mạc.

Đình là tên gọi tắt Đình Mai Động, thuộc khu phố Mai Động, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình Mai Động thờ thần Thành hoàng là Quý Minh Đại Vương, Nguyệt Anh công chúa, Phi Nương công chúa. Đình được xây dựng vào thời Lê ở phía tây của làng; năm 1885, dân làng tôn tạo và chuyển về vị trí hiện nay. Đình còn lưu giữ được 3 bản sao Thần tích (năm 1740, 1922 và 1923) và 16 đạo sắc phong của triều Lê, Nguyễn ban tặng cho thần. Đình được xếp hạng Di tích Kiến trúc - Nghệ thuật cấp Nhà nước năm 1989.

28.

Cửa Chùa

Cửa Chùa là tên địa danh, đây là tên tuyến phố đi qua trước cửa chùa Mai Động, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Mai Động còn có tên chữ là Đại Bi Tự, hay còn gọi là chùa Mỗi, chùa được xây dựng từ thời Lê. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá huỷ. Chùa được tu tạo vào năm 1992 và 2000. Cửa Chùa là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

29.

Đông Tiến

Đông Tiến là tên xóm, thuộc khu phố Mai Động phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Mai Động, xưa là làng Mai Động, còn có tên nôm là Đồng Mỗi, hay làng Moi có 12 xóm là: Cầu Ngoài, Ngõ Giỏ, Sau Đồng, Đông Tiến, Chùa, Ngõ Chùa, Ngõ Đình, Ngõ Đãi, Giếng, Giữa và Ngõ Làng. Trước năm 1945, là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn; Từ năm 1948 đến năm 1949, thuộc xã Mai Động; Từ năm 1949 đến năm 1970, thuộc xã Minh Đức; Từ năm 1970 đến năm 2021 thuộc xã Hương Mạc, từ năm 2021 đến nay là phường Hương Mạc. Đông Tiến là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

30.

Nguyễn Chu Hòa

Người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn (nay là khu phố Kim Thiều, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Ông tên tự là Nhã Phong, sinh năm Mậu Dần (1578) xuất thân là Giám sinh (học sinh ở trường Quốc Tử Giám) Năm 51 tuổi, ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân (Tiến sĩ) khoa Mậu Thìn niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628), đời vua Lê Thần Tông. Ông giữ chức quan Giám sát ngự sử (hàm Thất phẩm)

31.

Nguyễn Doãn Văn

Người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn (nay là khu phố Kim Thiều, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Theo sách “Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh” Nguyễn Doãn Văn là người đầu tiên đỗ đạt bậc đại khoa ở Hương Mạc, ông có tên hiệu là Phục Trực Đại phu, thụy Giác đạo tiên sinh. Ông đỗ đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám Hoa) tại khoa thi niên hiệu Thiệu Phong (1341-1357) đời vua Trần Dụ Tông. Ông là người mở đầu cho dòng khoa bảng rực rỡ của vùng đất Hương Mạc. Ông làm quan trong triều Trần thường trực tại cấm môn thảo chiêu mọi việc của Viện hàn lâm. Về sau được nhà vua cử làm An phủ phó sứ. Năm Thiệu Khánh thứ 2 (1371), đời vua Trần Nghệ Tông ông được cử vào phủ Thanh Hoa (nay là tỉnh Thanh Hoá). Ông được về trí sĩ mở trường dạy học đạo tạo nho sinh tại thôn Nùi. Hiện nay ở địa phương vẫn còn lưu danh “cụ Thám Nùi”. Theo sách “Cổ Mặc danh công truyền ký” ông là người soạn văn bia chùa Sùng Hộp (Sùng Hựu) ở thôn Hương Mạc. Nay chùa đã được phục dựng như bia mờ hết chữ, chỉ còn lại bài thơ trong “Cổ Mặc danh công truyền ký”. Sau khi ông mất được truy tặng “Giác đạo tiên sinh”.

32.

Đàm Công Hiệu

Đàm Công Hiệu (hay còn gọi là Đàm Hy) Quê ở làng Ông Mặc, tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (nay là khu phố Hương Mạc, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm Nhâm Thìn (1652) đời vua Lê Thần Tông, là hậu duệ đời thứ 6 của cụ Đàm Thận Huy. Thời niên thiếu ông là người thông minh, ham học. Năm Quý Sửu 1673 ông thi đỗ Nho sinh trúng thức, năm Giáp Tý 1684 ông đỗ Sỹ vọng.

Năm 1679 ông nhận chức Thị Nội văn chức nhất phiên vào giảng sách trong vương phủ. Năm Mậu Dần (1698) cụ dạy học cho Trịnh Cương, phò giúp Trịnh Cương nối ngôi…trong thời gian ở phủ chúa cụ đã có nhiều công lao với triều đình và trải qua nhiều chức vụ như: Thị Nội thư, Bộ thuyên khảo thị lang trung (1702), thăng Thông chính sự (1705), Bồi tòng Lễ bộ Hữu thị lang tước Nghĩa Sơn Nam (1709), Hữu thị lang (1711), Minh nghĩa công thần Hộ bộ tả thị lang, Nghĩa sơn tử (1714), Công bộ Thượng thư tước bá rồi thăng Tam tòng (1717), năm Mậu Tuất (1718) ông được gia phong Trị trung thư giám. Năm 1720 ông 69 tuổi, xin về trí sĩ và được phong Lễ bộ thượng thư tham dự triều chính, Thiếu bảo quốc lão Nghĩa quận công.

33.

Chùa Lào

Chùa Lào là tên chùa, hay còn gọi là Chùa Tràng Tiêu được xây dựng dưới chân núi Tiêu, thuộc khu phố Tiêu Thượng, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa Lào là công trình kiến trúc cổ kính, được xây dựng từ thời Tiền Lê, đến thời Lý là một trung tâm phật giáo lớn với hệ thống các công trình xây dựng quy mô. Chùa Lào đã bị phá hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khu đất Chùa Lào xưa nay là Trường Tiểu học Tương Giang. Đây là tên địa danh cổ đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

34.

Cửa Đình

Cửa Đình là tên xứ đồng và tên địa danh, thuộc khu phố Tiêu Long, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

35.

Đồng Khoai

Đồng Khoai là tên xứ đồng, thuộc khu phố Tiêu Long, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Xứ đồng Đồng Khoai hiện nay đã được xây dựng khu dân cư ổn định. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

36.

Nguyễn Cảnh Thọ

Quê xã Hưng Phúc, tổng Ân Phú, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh (nay là khu phố Hưng Phúc, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm Bính Dần đời vua Lê Dụ Tông niên hiệu Vĩnh Thịnh 12 (1716), năm 24 tuối trúng Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) làm quan trong triều Hậu Lê được phong tới chức Thượng Tướng quân, tước Quyền Quận công. Ông được phong Phúc thần thờ ở đình Hưng Phúc và Nhà thờ họ Nguyễn Cảnh (Cả 2 di tích trên đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp tỉnh/thành phố). Hiện trong nhà thờ họ Nguyễn Cảnh còn lưu giữ 02 đạo sắc phong của các triều đại phong kiến ca ngời những công lao và đóng góp của ông cho triều đình phong kiến.

37.

Nguyễn Trừ

Theo cuốn gia phả “Hoan Châu - Nghi Tiên Nguyễn Gia thế phả” thì Nguyễn Trừ là con của cụ Nguyễn Nghiễm và bà vợ thứ năm có tên Nguyễn Thị Xuân quê ở Tiêu Sơn, Bắc Ninh, ông là người anh cùng cha khác mẹ của đại thi hào Nguyễn Du. Nguyễn Trừ sinh năm 1760, đến năm 1779 cụ đỗ Tứ trường, được bổ nhiệm là tri phủ Siêu Loại thời Chiêu Thống, sau đó thăng làm tri phủ Kinh Môn, rồi làm tri phủ Nam Sách. Cụ mất năm 1809, có cả thảy 3 người con: Nguyễn Thích (giữ chức tri phủ Nguyễn Hưng, Nam Định), Nguyễn Trù (giữ chức tri phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và người con gái út là Nguyễn Thị Uyên được gả vào cung làm vợ vua Gia Long. Ông là Quốc trượng (bố vợ vua) Gia Long.

38.

Lý Súy

Lý Súy là vị tướng quân, có công giúp nhà Lý đánh giặc ngoại xâm giữ nước ở đầu thế kỷ thứ XIII - được dân làng Tiêu Sơn ngưỡng vọng tôn làm Phúc thần, thờ ở đình và đền miếu của khu phố.

Di tích miếu và đền thờ Lý Súy đã được UBND tỉnh Bắc Ninh xếp hạng là di tích cấp tỉnh/thành phố. Đây là công trình kiến trúc nguy nga được xây dựng trên khu đất cao rộng gần 2000m2, giữa làng Tiêu Sơn.

39.

Ngõ Chùa

Ngõ Chùa là tên xóm, thuộc khu phố Tiêu Sơn, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu dân cư này xưa kia là vườn chùa Tiêu Sơn, trải qua mưa nắng, lụt lội ngôi chùa xưa đã không còn, tuy nhiên nhân dân địa phương vẫn lấy tên gọi Ngõ Chùa để đặt tên khu dân cư này. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

40.

Nghiêm Xá

Nghiêm Xá là tên làng, là tên gọi cổ xưa của làng Tiêu Sơn, hay còn có tên nôm là làng Tiêu Niềm, trước năm 1886, gọi là Nghiêm Xá; Từ trước năm 1903, làng là đơn vị cấp thôn của xã Tiêu Sơn, tổng Mẫn Xá, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Từ năm 1903 đến năm 1945, thuộc tổng Ân Phú; Từ năm 1946 đến năm 1948, thuộc xã Tiêu Sơn; Từ năm 1948 đến năm 2021 thuộc xã Tương Giang; Từ năm 2021 đến nay là phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

41.

Cổng Trước

Cổng Trước là tên cổng cổ của xóm Trước, thuộc khu phố Hồi Quan phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Hồi Quan, xưa là làng Hồi Quan, còn có tên nôm là Hồi Lan Trang, gồm có 6 xóm là: Xóm Trùng; Xóm Sau; Xóm Trước; Cổng Xóm; Xóm Chùa và Xóm Đình. Tại những xóm này, trước đây đều được xây dựng những chiếc cổng cổ là những công trình kiến trúc rất đẹp. Rất tiếc trải qua thời gian mưa nắng và chiến tranh, những chiếc cổng này đã bị phá hủy hiện nay không còn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

42.

Cổng Trùng

Cổng Trùng là tên cổng cổ của xóm Trùng, thuộc khu phố Hồi Quan phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Hồi Quan, xưa là làng Hồi Quan, còn có tên nôm là Hồi Lan Trang, gồm có 6 xóm là: Xóm Trùng; Xóm Sau; Xóm Trước; Cổng Xóm; Xóm Chùa và Xóm Đình. Tại những xóm này, trước đây đều được xây dựng những chiếc cổng vừa là bảo vệ an ninh địa phương vừa là những công trình kiến trúc rất đẹp. Rất tiếc trải qua thời gian mưa nắng và chiến tranh, những chiếc cổng này đã bị phá hủy hiện nay không còn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

43.

Cổng Sau

Cổng Sau là tên cổng cổ của xóm Sau, thuộc khu phố Hồi Quan phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Hồi Quan, xưa là làng Hồi Quan, còn có tên nôm là Hồi Lan Trang, gồm có 6 xóm là: Xóm Trùng; Xóm Sau; Xóm Trước; Cổng Xóm; Xóm Chùa và Xóm Đình. Tại những xóm này, trước đây đều được xây dựng những chiếc cổng vừa là bảo vệ an ninh địa phương vừa là những công trình kiến trúc rất đẹp. Rất tiếc trải qua thời gian mưa nắng và chiến tranh, những chiếc cổng này đã bị phá hủy hiện nay không còn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

44.

Cổng Xóm

Cổng Xóm là tên xóm, thuộc khu phố Hồi Quan phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Khu phố Hồi Quan, xưa là làng Hồi Quan, còn có tên nôm là Hồi Trang, gồm có 6 xóm là: Xóm Trùng; Xóm Sau; Xóm Trước; Cổng Xóm; Xóm Chùa và Xóm Đình. Từ năm 1903 trở về trước, làng Hồi Quan là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Mẫn Xá, huyện Yên Phong; Từ năm 1903 đến 1945, thuộc tổng Ân Phú, huyện Yên Phong; Từ năm 1948 đến năm 1970, thuộc xã Tiền Phong; Từ năm 1970 đến năm 2021 thuộc xã Tương Giang, từ tháng 2/2021 đến nay thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

45.

Hồi Lan

Hồi Lan là tên làng, là tên gọi cổ của làng Hồi Quan được khắc trên bia năm Ất Mùi 1715 dựng tại đình làng Hồi Quan. Làng Hồi Lan, sau này là Hồi Quan, thuộc phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Làng Hồi Quan từ năm 1903 trở về trước, là đơn vị cấp xã, thuộc tổng Mẫn Xá, huyện Yên Phong; Từ năm 1903 đến 1945, thuộc tổng Ân Phú, huyện Yên Phong; Từ năm 1948 đến năm 1970, thuộc xã Tiền Phong; Từ năm 1970 đến nay, thuộc xã Tương Giang.

46.

Đình Đôi

Đình Đôi là tên địa danh thường gọi của nhân dân địa phương, đây là tên gọi ghép tuyến phố chạy qua 02 ngôi đình nằm kề sát cạnh nhau của khu phố Phù Khê Đông và Phù Khê thượng (02 công trình văn hóa, tín ngưỡng có lịch sử lâu đời, gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân). Tuyến phố này nhân dân địa phương vẫn gọi là phố Đình Đôi. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

47.

Phù Đàm

Phù Đàm là tên làng, xưa còn có tên là Cổ Đàm, sau chuyển là Phù Khê. Làng Phù Khê, trước năm 1945 là xã Phù Khê (gồm 02 thôn Đông và Thượng) thuộc tổng Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1949 đến năm 1960, thuộc xã Nghĩa Khê Tiến; Từ năm 1969 đến 1971, thuộc xã Nghĩa Khê; Từ năm 1971 đến năm 2021 thuộc xã Phù Khê, từ tháng 2 năm 2021 đến nay là phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

48.

Đồng Bèo

Đồng Bèo là tên xứ đồng, thuộc khu phố Phù Khê Đông, phường Phù Khê, thành phố Từ Sơn. Xứ đồng Đồng Bèo hiện nay đã được xây dựng khu dân cư ổn định và hiện tại vẫn lấy tên là khu Đồng Bèo. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

49.

Nguyễn Gia Mưu

Người xã Nghĩa Lập, huyện Đông Ngàn - nay là khu phố Nghĩa Lập, phường Phù Khê, đến đời cháu là Nguyễn Gia Sách về quê ngoại ở xã Tam Sơn (nay là khu phố Tam Sơn, phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn), tằng tổ của Ngô Sách Dụ, Ngô Sách Tuân, cao tổ của Ngô Sách Tố. Đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi niên hiệu Quảng Bảo 3 (1559) đời Mạc Phúc Nguyên. Ông làm quan đến chức Tham chính, thăng Phú Hộ. Gia phả họ Ngô ở Tam Sơn ghi việc Nguyễn Gia Mưu là học trò của Ngô Miễn Thiệu được thầy nhận làm con nuôi và gả con gái cho. Sau khi đỗ Gia Mưu đổi họ ra họ Ngô, con cháu đời sau lấy thêm tên đệm là Ngô Sách.

50.

Quy Chế

Quy chế là tên nhà máy Quy Chế Từ Sơn, nhà máy được Bộ Công Nghiệp nặng ra Quyết định thành lập ngày 18/11/1963. Đây là nhà máy Quy Chế đầu tiên ở nước ta được đặt tại thị trấn Từ Sơn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chi tiết về cơ khí bu lông, đai ốc, vít, vòng đệm theo tiêu chuẩn và những sản phẩm phục vụ lắp ráp ô tô, xe máy, xe đạp..

Hiện nay nhà máy Quy Chế Từ Sơn đã chuyển về KCN Tiên Sơn. Tuyến phố nhà máy đi qua trên khu đất nhà máy Quy Chế Từ Sơn ngày xưa. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

51.

Hoàng Thụy Chi (1882 - 1936)

Hoàng Thụy Chi sinh ngày 27 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Tự Đức thứ 36 (tức ngày 18/4/1882), đỗ Cử nhân khoa Canh Tý, niên hiệu Thành Thái thứ 12 (1900), khi 19 tuổi, xếp thứ 15 trong số 90 người, là Cử nhân trẻ tuổi nhất. Tên hiệu là Tạ Ngọc. Cụ đã làm Huấn Đạo huyện Gia Viễn, Ninh Bình; Tri huyện các huyện: Kim Sơn, Ninh Bình; Việt Yên, Bắc Giang; Thanh Oai, Hà Đông; rồi thăng Tri phủ Nho Quan - Ninh Bình. Hoàng Thụy Chi được cử đi trong phái bộ sang Pháp nghiên cứu năm 1906… Cụ làm Tuần phủ Bắc Giang, sau thăng Tổng đốc, được phong Hàn lâm viện Thị giảng Học sĩ, và là Hội trưởng Hội Tư văn của làng Phù Lưu.

Khi làm quan ở nhiều nơi, Hoàng Thụy Chi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu, sưu tầm, ghi lại ca dao, phương ngôn, tục ngữ ở các địa phương; làm thơ, phú, ký về nơi sinh sống. Là một học giả rất thông thạo chữ Hán, chữ Nôm lại biết tiếng Pháp, để lại những tác phẩm Hán Nôm nghiên cứu nhiều mặt khác nhau: lịch sử, địa dư, văn hóa, văn học, chính trị, hành chính, luật pháp. Viện nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ nhiều sách trong số 49 tác phẩm

52.

Ao Đình

Ao Đình là tên địa danh ao cá trước của Đình Xuân Thụ, khu phố Xuân Thụ, phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là tên địa danh cổ, đã gắn bó lâu đời với nhân dân địa phương. Đây là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, ăn sâu trong tiềm thức của nhân dân địa phương.

53.

Lý Quốc Mẫu

Tức Minh Đức Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngà, là mẹ của vua Lý Thái Tổ. Bà từng giúp việc ở chùa Thiên Tâm, Từ Sơn, Bắc Ninh. Chùa Tiêu là nơi Thiền sư Lý Vạn Hạnh người làng Cổ Pháp trụ trì. Bà là người có công sinh ra vua Lý Công Uẩn (tức vua Lý Thái Tổ). Thuở nhỏ, Lý Công Uẩn rất khôi ngô, chăm học, từng làm Tiểu ở chùa Ứng Tâm. Ông đã đọc hết sách ở nhà chùa và được Lý Vạn Hạnh ra công dạy dỗ.

Lớn lên, ông làm quan cho Nhà Tiền Lý đến chức Tả thân vệ Chỉ huy sứ. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Vua Lê Long Đĩnh mất. Con trai Lê Long Đĩnh còn bé nên Triều đình đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm Vua, sáng lập ra Triều Lý. Tháng 10 năm 1010, ông ra chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La, và sau đó đổi tên thành Đại La thành Kinh đô Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Ông đã cùng Triều Lý làm rạng danh nước Đại Việt. Mẹ ông - bà Phạm Thị Ngà được suy tôn làm Minh Đức Hoàng Thái Hậu.

54.

Nghìn Việc Tốt

Tên phong trào Nghìn Việc Tốt, thuộc phường Tam Sơn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Anh hùng Lao động, nhà giáo nhân dân Nguyễn Đức Thìn là người đã khởi xướng hoạt động “Thắp sáng ngọn đèn Ngô Gia Tự” năm 1961, sáng kiến phát động phong trào “Nghìn việc tốt” năm 1963 và gắn bó với tuổi trẻ nhiều miền đất nước “Theo Đảng chúng ta đi”. Phong trào “Nghìn việc tốt” là những cách làm hay, sáng tạo, hoạt động thiết thực trong học tập, lao động và đời sống hàng ngày mà các thiếu nhi tại các trường học có thể phát huy nhân rộng, thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”, để phong trào” Nghìn việc tốt” trở thành nét đẹp hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi./.

 

B. DANH MỤC

TT

Danh mục tên

Tên gọi

Ghi chú

Nhân vật lịch sử

Địa danh

Sự kiện lịch sử

I

Thành phố Bắc Ninh

 

 

 

 

1

Ngô Trọng Tố

X

 

 

Trong tỉnh

2

Ngô Thế Loan

X

 

 

Trong tỉnh

3

Ngô Thế Phúc

X

 

 

Trong tỉnh

II

Thành phố Từ Sơn

 

 

 

Trong tỉnh

4

Lý Huệ Tông

X

 

 

Trong tỉnh

5

Văn chỉ

 

X

 

Trong tỉnh

6

Tây Nội

 

X

 

Trong tỉnh

7

Đông Miếu

 

X

 

Trong tỉnh

8

Nam Miếu

 

X

 

Trong tỉnh

19

Giang Long

 

X

 

Trong tỉnh

10

Đồng Cả

 

X

 

Trong tỉnh

11

Sóc Cả

 

X

 

Trong tỉnh

12

Sóc Tá

 

X

 

Trong tỉnh

13

Gạo Trên

 

X

 

Trong tỉnh

14

Rích Gạo

 

X

 

Trong tỉnh

15

Chúc

 

X

 

Trong tỉnh

16

Chi

 

X

 

Trong tỉnh

17

Tự

 

X

 

Trong tỉnh

18

Ngô Sách Thí

X

 

 

Trong tỉnh

19

Núi

 

X

 

Trong tỉnh

20

Trước

 

X

 

Trong tỉnh

21

Ô

 

X

 

Trong tỉnh

22

Xanh

 

X

 

Trong tỉnh

23

Tây

 

X

 

Trong tỉnh

24

Đông

 

X

 

Trong tỉnh

25

Dinh

 

X

 

Trong tỉnh

26

Dọc Xanh

 

X

 

Trong tỉnh

27

Cầu Cháy

 

X

 

Trong tỉnh

28

Giếng

 

X

 

Trong tỉnh

29

Chùa Đông

 

X

 

Trong tỉnh

30

Đình

 

X

 

Trong tỉnh

31

Cửa Chùa

 

X

 

Trong tỉnh

32

Đông Tiến

 

X

 

Trong tỉnh

33

Nguyễn Chu Hòa

X

 

 

Trong tỉnh

34

Nguyễn Doãn Văn

X

 

 

Trong tỉnh

35

Đàm Công Hiệu

X

 

 

Trong tỉnh

36

Chùa Lào

 

X

 

Trong tỉnh

37

Cửa Đình

 

X

 

Trong tỉnh

38

Đồng Khoai

 

X

 

Trong tỉnh

39

Nguyễn Cảnh Thọ

X

 

 

Trong tỉnh

40

Nguyễn Trừ

X

 

 

Trong tỉnh

41

Lý Súy

X

 

 

Trong tỉnh

42

Ngõ Chùa

 

X

 

Trong tỉnh

43

Nghiêm Xá

 

X

 

Trong tỉnh

44

Cổng Trước

 

X

 

Trong tỉnh

45

Cổng Trùng

 

X

 

Trong tỉnh

46

Cổng Sau

 

X

 

Trong tỉnh

47

Cổng Xóm

 

X

 

Trong tỉnh

48

Hồi Lan

 

X

 

Trong tỉnh

49

Đình Đôi

 

X

 

Trong tỉnh

50

Phù Đàm

 

X

 

Trong tỉnh

51

Đồng Bèo

 

X

 

Trong tỉnh

52

Nguyễn Gia Mưu

X

 

 

Trong tỉnh

53

Quy chế

 

X

 

Trong tỉnh

54

Hoàng Thụy Chi

X

 

 

Trong tỉnh

55

Ao Đình

 

X

 

Trong tỉnh

56

Lý Quốc Mẫu

X

 

 

Trong tỉnh

57

Nghìn việc tốt

 

 

X

Trong tỉnh

 

Tổng (I + II): 57 dữ liệu

 

14

42

01

 

 

PHỤ LỤC

TÊN DỮ LIỆU BỔ SUNG “NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN ĐƯỜNG, TÊN PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH” NĂM 2022 THEO ĐỊA BÀN HUYỆN, THÀNH PHỐ

Đơn vị

Nhân vật  lịch sử

Sự kiện  lịch sử

Địa danh

Di sản văn hóa

Ghi chú

Tổng cộng: 57

14

01

42

0

 

Ngân hàng dữ liệu thuộc tỉnh Bắc Ninh: 57

14

01

42

0

 

1. TP. Bắc Ninh

03

0

0

0

 

2. TP. Từ Sơn

11

01

42

0

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 196/QĐ-UBND ngày 15/04/2022 phê duyệt bổ sung dữ liệu Đề án “Ngân hàng dữ liệu tên đường, tên phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” năm 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.726

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.174.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!